Bảng Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm (Tháng 06/2020)‌


(i) Đối với chi phí nhiên liệu, năng lượng: phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa trên cơ sở khối lượng hoàn thành quy đổi của từng loại sản phẩm (sản phẩm gạch quy đổi theo hệ số 1, sản phẩm tấm panel quy đổi theo hệ số 2).

(ii) Đối với các chi phí SXC khác (ngoài chi phí nhiên liệu, năng lượng): phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa vào tiêu thức chi phí sản xuất trực tiếp, theo đó loại sản phẩm nào dùng nhiều chi phí sản xuất trực tiếp hơn thì sẽ phân bổ nhiều chi phí SXC hơn.

Bảng phân bổ chi phí SXC của Công ty CP Bê tông khí Viglacera trong tháng 06/2020 được thực hiện như sau:

Bảng 3.5: Bảng phân bổ chi phí SXC (Tháng 06/2020)


STT

Nội dung

Tổng

Gạch

Panel


A

PHẦN TỔNG HỢP CHI PHÍ

SẢN XUẤT (đ)




I

Chi phí sản xuất trực tiếp

4,951,946,595

1,766,258,129

3,185,688,466

1

Chi phí NVL trực tiếp

4,397,695,875

1,485,827,249

2,911,868,626

2

Chi phí NC trực tiếp

554,250,720

280,430,880

273,819,840

II

Chi phí SXC

4,095,936,384



1

Chi phí nhiên liệu, năng lượng

1,404,971,447



2

Chi phí SXC khác

2,690,964,937




- Chi phí khấu hao

1,398,482,998




- Chi phí quản lý phân xưởng

225,194,610




- NVL phụ và vật tư tiêu hao

389,975,648




- Công cụ dụng cụ

182,097,113




- Chi phí bằng tiền khác

495,214,568



B

PHẦN PHÂN BỔ CHI PHÍ SXC





I

Phân bổ chi phí nhiên liệu,

năng lượng





1

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

(m3)


8,390


4,704


3,686

2

Hệ số quy đổi


1

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 16


STT

Nội dung

Tổng

Gạch

Panel


3

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

quy đổi (m3)


12,076


4,704


7,372


4

Chi phí nhiên liệu, năng lượng

phân bổ (đ)


1,404,971,447


547,282,684


857,688,763

II

Phân bổ chi phí SXC khác (đ)

2,690,964,937

959,812,188

1,731,152,749

III

Tổng chi phí SXC phân bổ (đ)

4,095,936,384

1,507,094,872

2,588,841,512

Nguồn: Số liệu kế toán tháng 06/2020 tại Công ty CP Bê tông khí Viglacera

Về tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm

Hiện nay một số DNSX thuộc TCT Viglacera đều đang áp dụng mô hình xác định chi phí và tính giá thành theo chi phí thực tế. Theo mô hình này, hàng ngày kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo thực tế phát sinh, cuối kỳ tổng hợp, phân bổ và tính giá thành sản xuất sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh và kết quả sản xuất thực tế trong kỳ.

Các DN trong mẫu nghiên cứu hiện đang áp dụng mô hình xác định chi phí và tính giá thành theo thực tế. Với đặc thù của các DN là sản xuất theo mẻ sản phẩm, thời gian cho mỗi mẻ sản phẩm ngắn, sản phẩm hoàn thành bước trước đòi hỏi phải tiến hành ngay bước sau, sản phẩm làm dở thường không được để qua ngày, hoặc chỉ có công đoạn cuối cùng (sấy, chưng áp…) là công đoạn là có thể để sang ngày hôm sau. Cuối kỳ nếu phát sinh sản phẩm làm dở chưa hoàn thành ở công đoạn cuối cùng, để đơn giản cho công tác tính giá thành sản phẩm và xét trên khía cạnh trọng yếu, các DN không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở mà vẫn xem là sản phẩm đã hoàn thành vì đến bước này sản phẩm đã hoàn thành được trên 90% và số lượng sản phẩm chưa hoàn thành rất ít (thường là mẻ sản phẩm cuối cùng của ngày). Do vậy, công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các DN khá đơn giản. Theo đó, trên cơ sở các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh sau khi được tập hợp, phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành, đồng thời căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm, kế toán tiến hành xác định chi phí đơn vị khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng khoản mục chi phí. Tổng chi phí đơn vị khối lượng sản phẩm hoàn thành của các khoản mục chi phí sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp và chi phí SXC) sẽ xác lập nên giá thành sản xuất của đơn vị khối lượng sản phẩm hoàn thành.


Như vậy, cuối kỳ, các chi phí sản xuất sau khi được tập hợp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp) và phân bổ (chi phí SXC) cho từng đối tượng chi phí, kế toán tiến hành tổng hợp vào tài khoản chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK154) mở chi tiết cho từng đối tượng chi phí và lên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tháng 06/2020 tại Công ty CP Bê tông khí Viglacera chi tiết như sau:

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Tháng 06/2020)‌


STT


Nội dung


Chi phí phát sinh (đ)

Khối lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ (m3)


Chi phí đơn vị sản phẩm (đ/m3)

Gạch

Panel

Gạch

Panel

Gạch

panel


1

Chi phí NVLTT


1,485,827,249


2,911,868,626


4,704


3,686


315,865


789,981

2

Chi phí NCTT

273,819,840

280,430,880

4,704

3,686

58,210

76,080

3

Chi phí SXC

1,507,094,871

2,588,841,513

4,704

3,686

320,385

702,344


Tổng





694,460

1,568,405

Nguồn: Số liệu kế toán tháng 06/2020 tại Công ty CP Bê tông khí Viglacera


Về báo cáo chi phí sản xuất

Sản phẩm cuối cùng của việc vận dụng các phương pháp xác định chi phí trong DN là các báo cáo chi phí sản xuất trong đó cung cấp các thông tin hữu ích về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm phục vụ công tác quản trị chi phí và định giá bán. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các DN được khảo sát đã có hoạt động kiểm soát chi phí sản xuất thông qua việc xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn, định kỳ lập dự toán chi phí và thực hiện so sánh chi phí phát sinh thực tế so với kế hoạch. Tuy nhiên, hầu hết các DN chưa thực sự triển khai phân tích thông tin đa chiều về chi phí. Bên cạnh đó, hệ thống dự toán, thu thập thông tin chi phí phát sinh và phân tích biến động chi phí tại hầu hết các DN mới chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở phân loại chi phí theo khoản mục. Điều này xuất phát từ thực trạng phân loại chi phí tại nhóm các DN này khi chi phí mới chỉ được nhìn nhận ở một vài khía cạnh: theo chức năng, theo nội dung kinh tế, và một số ít DN đã phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Do vậy, báo cáo


chi phí còn rất đơn giản, chủ yếu là đánh giá sự biến động chi phí giữa thực hiện và kế hoạch đối với các khoản mục chi phí sản xuất (Phụ lục 22). Do các báo cáo mới dừng lại ở việc so sánh số chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện nên nhà quản trị chưa có cơ sở để đánh giá nguyên nhân gây biến động làm cơ sở ra quyết định điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, khi khảo sát ý kiến của các nhà quản trị và các nhân sự kế toán của các DN tham gia khảo sát, hầu hết đều cho rằng các báo cáo chi phí của DN chưa được cung cấp kịp thời. Sự chậm trễ trong việc cung cấp số liệu về chi phí và giá thành dẫn đến hạn chế lớn về tính hữu ích của thông tin chi phí mà các báo cáo cung cấp.

Về phương pháp xác định chi phí ngoài sản xuất và tính giá thành toàn bộ

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm hai khoản mục chi phí điển hình đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera chủ yếu bao gồm các khoản chi phí sau: chi phí lưu kho, chi phí xuất mẫu, hoa hồng đại lý, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển hàng bán, vật liệu bao bì phục vụ hàng bán (palet, bìa cacton…), chi phí nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo… Chi phí quản lý doanh nghiệp tại các DN này bao gồm: chi phí hành chính cho khối văn phòng (chi phí khấu hao, chi phí điện nước, điện thoại, chi phí nhân viên… Đặc biệt, hầu hết các DN đều có bộ phận Nghiên cứu - Phát triển (R&D), chi phí phát sinh của bộ phận này thay vì hạch toán vào chi phí sản xuất thì lại đang được các DN hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Để theo dõi chi tiết các khoản chi phí ngoài sản xuất, bên cạnh các tài khoản kế toán tổng hợp, kế toán tiến hành mở các tài khoản chi tiết cấp 2 để theo dõi chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng yếu tố trên phạm vi toàn DN (Phụ lục 17, Phụ lục 18).

Về việc nhận diện chi phí ngoài sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, hiện nay một số DN đã triển khai phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thành chi phí biến đổi và cố định nhằm mục đích lập dự toán chi phí và kiểm soát chi phí định kỳ (Bao gồm Công ty CP Viglacera Thăng Long, Công ty CP Viglacera Tiên Sơn, Công ty CP Bê tông khí Viglacera, Công ty CP Sứ Viglacera Thanh Trì và Công ty CP Kính Viglacera Đáp Cầu). Tuy nhiên, việc nhận diện các khoản chi phí biến đổi hay cố định cũng mới dừng lại ở mức độ tương đối. Đặc biệt đối với các chi phí mang tính chất hỗn hợp thì chưa có DN nào tiến hành phân tích bóc tách phần định phí và biến phí, khi lập dự toán thì hầu hết kế toán dựa trên kinh nghiệm và số liệu lịch sử của các kỳ trước để ước tính chi phí cho những khoản mục chi phí này.


Về việc tính giá thành toàn bộ, 100% các DN khảo sát đều chưa triển khai tính giá thành toàn bộ một cách thường xuyên. Do vậy các DN không lập các báo cáo chi phí giá thành toàn bộ định kỳ. Việc tính giá thành toàn bộ chỉ được thực hiện khi DN triển khai định giá bán đối với những sản phẩm mới. Tuy nhiên, cách tính giá thành toàn bộ của các DN cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ rất đơn giản, giá thành toàn bộ của sản phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm và định mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm dựa trên tiêu thức số lượng sản phẩm quy đổi. Ví dụ: tại Công ty CP Bê tông khí Viglacera, giá thành toàn bộ sản phẩm được tính khi DN cần căn cứ để xác định giá bán sản phẩm panel và sản phẩm gạch bê tông khí. Khi đó, giá thành toàn bộ được xác định trên cơ sở cộng giá thành sản xuất sản phẩm với định mức chi phí ngoài sản xuất phân bổ cho sản phẩm, trong đó định mức chi phí ngoài sản xuất được tính bằng tổng chi phí ngoài sản xuất dự toán trong năm chia cho tổng sản lượng tiêu thụ (số mét khối sản phẩm bê tông khí) dự tính bán ra trong năm.

Về việc sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí trong quản trị

Tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, thông tin về chi phí và giá thành chủ yếu phục vụ công tác lập BCTC (lập các chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm trên Bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu về giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả kinh doanh). Ngoài việc cung cấp thông tin phục vụ lập BCTC, phương pháp xác định chi phí còn cung cấp thông tin nền tảng phục vụ: (1) định giá bán và (2) quản trị chi phí trong DN. Tình hình sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí phục vụ công tác quản trị hiện nay như sau:

Về việc định giá bán sản phẩm: Hiện nay theo số liệu khảo sát, thông tin về giá thành toàn bộ sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng khi định giá bán sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên việc xác định giá thành toàn bộ sản phẩm chưa được xác định một cách khoa học chi tiết mà chủ yếu dựa trên cơ sở giá thành sản xuất đã xác định theo phương pháp tính giá truyền thống và định mức chi phí ngoài sản xuất xác định cho sản phẩm như đã trình bày ở trên.

Về việc quản trị chi phí: Một trong những nền tảng phục vụ quản trị chi phí đối với các doanh nghiệp, đặc biệt đối với DNSX là thông qua hệ thống chi phí định mức. Các DNSX thuộc TCT Viglacera hiện nay cũng đều đang triển khai áp dụng kiểm soát chi phí thông qua hệ thống định mức chi phí và dự toán chi phí. Tuy nhiên, hầu hết các DN mới đang áp dụng hệ thống định mức chi phí trong phạm vi chi phí sản xuất. Theo


đó, đối với các chi phí sản xuất chính như chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp, các DN xây dựng định mức tiêu hao chi tiết về cả số lượng và giá trị, hệ thống định mức này vừa là cơ sở để bộ phận sản xuất triển khai tác nghiệp (trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao về lượng) vừa là cơ sở để DN đối sánh nhằm kiểm soát chi phí phát sinh định kỳ. Đối với chi phí SXC, do hầu hết là các khoản chi phí gián tiếp nên định mức chi phí SXC được xác định theo từng thời kỳ (tháng, quý, năm) chứ ko xây dựng cho từng đơn vị sản phẩm. Tương tự, các chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được các DN dự toán định kỳ. Trên cơ sở dự toán đã lập, DN tiến hành so sánh số liệu thực tế so với dự toán, làm căn cứ để đánh giá và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, do các DN đều đang áp dụng phương pháp xác định chi phí truyền thống trong tính giá nên thông tin về chi phí và giá thành mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đo lường chi phí chứ chưa cung cấp được nguyên nhân gốc rễ cũng như cách thức các khoản chi phí phát sinh, do vậy công tác quản trị chi phí của các DN cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ quản tri là kiểm soát chi phí chứ chưa tập trung vào việc cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trên đây là bức tranh thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera. Thực tế áp dụng phương pháp xác định chi phí tại nhóm các DN này cho thấy: (i) Các DN đều đang áp dụng phương pháp xác định chi phí truyền thống trong tính giá (ii) Mặc dù các DN chưa chính thức áp dụng phương pháp ABC nhưng đã có dấu hiệu của việc áp dụng phương pháp ABC thông qua việc theo dõi chi tiết chi phí SXC theo từng yếu tố và sử dụng nhiều hơn một tiêu thức phân bổ chi phí SXC.

Để làm rõ thêm về bức tranh thực trạng nhằm nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp ABC tại nhóm DN này tác giả đã đi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera.

3.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera

Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phương trình hồi quy đa biến, công cụ thu thập dữ liệu là thông qua bảng hỏi khảo sát với các câu hỏi và thang đo được xác định rõ ràng (Phụ lục 1). Danh sách các DN được khảo sát là toàn bộ các công ty con và là DNSX vật liệu xây dựng thuộc TCT Viglacera (Phụ lục 2).


Luận án sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất có 32 biến quan sát (tiêu chí con), kích thước mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 32 x 5 = 160. Để đạt được kích thước này, tác giả gửi đi 200 phiếu bằng cách phát trực tiếp với tỷ lệ phản hồi mong muốn đạt được dao động từ 70% đến 80%. Cụ thể, với tổng số 14 DNSX được khảo sát, tác giả gửi cho mỗi DN 12-15 phiếu. Danh sách các DN xem ở Phụ lục 2. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2020 thu về được 175 phiếu trả lời từ 14 DN trong đó chỉ có 172 phiếu đầy đủ thông tin hợp lệ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thước mẫu càng lớn càng tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát biến đo lường 5:1 nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát. Ngoài ra theo Tabachnick và Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt được theo kết quả tốt nhất thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức tính kích thước mẫu: n >= 5p, trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu và p là số lượng biến quan sát trong mô hình. Như vậy kích thước mẫu nghiên cứu của luận án đáp ứng yêu cầu kích thước mẫu tối thiểu.

3.3.1 Thống kê mô tả

Kết quả thu thập từ 172 phiếu sau khi làm sạch và phân tích, mô tả thống kê cho mẫu nghiên cứu như sau:

Đối tượng được khảo sát: Trong tổng số 172 người trả lời có 18 nhà quản lý cấp cao (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, hoặc trong Ban Giám đốc) chiếm tỷ lệ khoảng 10,5%, 58 nhà quản lý bậc trung (các trưởng phòng, Phó trưởng phòng) chiểm tỷ lệ 33,7%; 28 nhà quản lý phụ trách chuyên môn kế toán (kế toán trưởng, phụ trách kế toán) chiếm 16,3% và 68 người kế toán viên (39,5%) phụ trách phần kế toán chi phí, kế toán tổng hợp. Như vậy, các đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát đều có chuyên môn hoặc trình độ quản lý.

Kinh nghiệm ở vị trí hiện tại của đối tượng trả lời khảo sát: phần lớn các đối tượng tham gia khảo sát đều có kinh nghiệm ở vị trí hiện tại từ 5 -10 năm, chiếm tỷ lệ 50,5%, 25,25% người có kinh nghiệm trong khoảng 11-20 năm, 21,7% người chưa có kinh nghiệm ở vị trí hiện tại và chỉ có 2,5% người có kinh nghiệm lâu năm (trên 20 năm). Kết quả cho thấy, đa số các đối tượng khảo sát đều có kinh nghiệm công tác lâu


năm và thời gian đảm nhiệm vị trí hiện tại đủ để hiểu sâu về quá trình sản xuất kinh doanh và môi trường làm việc của đơn vị.

3.3.2. Kiểm định sự phù hợp của thang đo

Để đánh giá sự phù hợp của thang đo và đánh giá tính đơn hướng của thang đo được sử dụng, nghiên cứu sử dụng tiêu chí Cronbach Alpha. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.7 trở lên thì thang đo được xem là đảm bảo độ tin cậy. Kết quả kiểm định cho sự phù hợp của các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Giá trị Cronbach Alpha kiểm định sự phù hợp của thang đo


Item-Total Statistics


Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại bỏ biến

Phương sai của thang đo nếu

loại bỏ biến


Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Alpha nếu loại bỏ

biến

Cronbach's Alpha = 0,835 cho thang đo nhân tố lãnh đạo

LD1

11,89

7,186

0,676

0,790

LD2

11,85

7,040

0,691

0,785

LD3

11,83

7,426

0,577

0,818

LD4

12,07

7,148

0,647

0,798

LD5

11,96

7,533

0,585

0,815

Cronbach's Alpha = 0,753 cho thang đo nhân tố truyền thông

TT1

7,41

2,397

0,567

0,685

TT2

7,31

2,266

0,574

0,678

TT3

7,37

2,234

0,602

0,645

Cronbach's Alpha = 0,845 cho thang đo nhân tố tài chính

TC1

10,16

4,592

0,699

0,796

TC2

10,16

4,434

0,72

0,768

TC3

10,14

4,634

0,704

0,794

Cronbach's Alpha = 0,820 cho thang đo nhân tố trình độ đội ngũ kế toán

KT1

19,089

7,44

0,572

0,795

KT2

19,114

7,121

0,601

0,789

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí