Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

- Đánh giá tối đa tác động của yếu tố pháp lý thay đổi để có những dự phòng tài chính cần thiết bù đắp cho tổn thất nếu xảy ra.

- Cập nhật có hệ thống các chính sách, pháp luật có liên quan để tránh những khiếu kiện dẫn đến thiệt hại vì thiếu hiểu biết pháp luật... Biện pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng là thuê chuyên gia tư vấn pháp lý hoặc thành lập bộ phận pháp chế trong công ty.

CHƯƠNG 2: CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP

2.1. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị vật tư tiêu dùng, giá trị hao mòn của tài sản cố định, tiền lương hay tiền công và các khoản chi tiêu bằng tiền khác mà doanh nghiệp phải trả để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Chi phí cho việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ: là chi phí về các loại vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu,…; chi phí về hao mòn máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác; tiền lương hay tiền công cho những người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.

- Chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm (chi phí bán hàng): là chi phí về tiền công hay tiền lương cho nhân viên bán hàng, tiêu dùng các loại vật liệu dùng cho việc bảo quản sản phẩm trong quá trình tiêu thụ, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo và bảo hành sản phẩm…

- Chi phí cho việc quản lý doanh nghiệp: là chi phí về tiền lương hay tiền công cho các nhân viên quản lý, tiêu dùng các loại vật liệu dùng cho công tác quản lý, chi phí về hao mòn tài sản cố định dùng cho quản lý…

- Chi phí khác: là những chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp như tiền thuế môn bài, tiền bảo hiểm tài sản…

2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a. Phân loại theo nội dung kinh tế

Phân loại theo nội dung kinh tế là dựa vào hình thái của chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh mà không phân biệt chi phí đó dùng ở đâu và dùng cho sản phẩm nào. Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại và mỗi loại được gọi là một yếu tố chi phí.

Tùy theo yêu cầu quản lý sẽ có các số lượng khác nhau về các yếu tố chi phí. Thông thường người ta chia chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành các yếu tố chi phí sau:

- Chi phí vật tư: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu… mua từ bên ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định trong kỳ.

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là toàn bộ tiền lương hay tiền công, các khoản có tính chất tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải trả, phải nộp trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở ngoài cung cấp như: điện, nước, điện thoại, tiền bốc xếp và vận chuyển hàng hóa, hoa hồng đại lý, bảo hiểm tài sản, thuê kiểm toán, tư vấn, quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác.

- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên như: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, chi phí tiếp khách, giao dịch đối ngoại, chi phí tuyển dụng, các khoản dự phòng giảm giá...

Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế cho thấy mức chi phí về vật tư và lao động trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm. Việc phân loại này giúp doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, kiểm tra sự cân đối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

b. Phân loại theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh

Theo phương pháp phân loại này, có thể sắp xếp những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh vào một loại và mỗi loại như vậy được gọi là một khoản mục chi phí. Có những khoản mục chi phí sau:

- Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng hoặc ở các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng.

- Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản… khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như chi phí về công cụ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp và các chi phí phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp khác như tiền lương và phụ cấp trả cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng…

Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí giúp doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, có thể quản lý chi phí tại các địa điểm phát sinh chi phí, quản lý tốt chi phí, khai thác các khả năng nhằm hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

c. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và khối lượng hoạt động (sản lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc doanh thu), có thể chia chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi (định phí, biến phí).

- Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí cố định có thể bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hiểm, tiền lương cho cán bộ, công nhân viên quản lý, thuế môn bài…

- Chi phí biến đổi: là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí biến đổi có thể bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, tiền lương lao động trực tiếp sản xuất, hoa hồng bán hàng…

Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hòa vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu.

2.1.1.3. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Yêu cầu quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí vì chi phí có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và lợi nhuận. Nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng nội dung của nó thì sẽ phản ánh sai kết quả hoạt động kinh doanh và làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

Một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý chi phí kinh doanh là phải lập được kế hoạch chi phí hàng năm của doanh nghiệp, tức là lập được bảng dự toán chi phí theo yếu tố.

Việc lập bảng dự toán chi phí theo yếu tố hàng năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thế áp dụng theo một trong hai phương pháp sau:

- Phương pháp gián tiếp: lập bảng dự toán chi phí của doanh nghiệp căn cứ vào tài liệu kế hoạch của các bộ phận trong doanh nghiệp. Kế hoạch của các bộ phận trong doanh nghiệp thường dự tính chi phí mua các loại vật tư (nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế…) và chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phương pháp trực tiếp: lập bảng dự toán chi phí trực tiếp trên cơ sở các định mức tiêu hao (nguyên nhiên vật liệu, giờ công và các khoản trích nộp tính trên tiền lương, tiền công của người lao động trực tiếp…) trong giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm sản xuất. Các định mức này kết hợp với các bảng dự toán khác về chi phí phát sinh (chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý), số kết dư sản phẩm dở dang, chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) phát sinh, chi phí phải trả (chi phí trích trước) để tính được tổng chi phí sản xuất trong kỳ (theo yếu tố chi phí).

Lập bảng dự toán theo phương pháp trực tiếp thường được áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật tương đối chính xác, hợp lý, công tác quản lý định mức đã đi vào nề nếp. Theo phương pháp này, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất cần cộng thêm các yếu tố trong sản phẩm đang chế tạo cuối kỳ và trừ đi các yếu tố trong sản phẩm đang chế tạo dự tính kết dư đầu kỳ để chuyển thành chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và xây dựng có sự khác biệt so với dự toán chi phí của doanh nghiệp thương mại do sự khác biệt từ nhiệm vụ kinh doanh.

a. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sản xuất, xây dựng

Dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và xây dựng được lập dựa trên các định mức, chi phí, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh kỳ kế hoạch, chi phí sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm làm dở) đầu kỳ và chi phí sản phẩm đang chế tạo cuối kỳ.


Chi phí sản xuất, kinh doanh

kỳ kế hoạch


Chi phí phát

= +

sinh trong kỳ

Chi phí sản phẩm dở dang -

cuối kỳ

Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ


(2.1)


Sau đây là ví dụ lập dự toán chi phí sản xuất, kinh doanh của một công ty theo phương pháp trực tiếp tính từ các yếu tố của chi phí.

Ví dụ:

Căn cứ vào tài liệu sau của doanh nghiệp X, hãy lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch:

- Năm kế hoạch: sản xuất 300 sản phẩm A và 400 sản phẩm B.

- Định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm.

Đơn vị: 1.000đ


Khoản mục

Đơn

giá

Định mức cho 1 sản phẩm

Sản phẩm A

Sản phẩm B

1. Nguyên vật liệu chính (kg)

40

15

20

2. Vật liệu phụ (kg)

10

4

6

3. Tiền lương (giờ)

5

200

160

4. Các khoản trích theo lương (%)


24

24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 4


- Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đơn vị: 1.000đ


Khoản mục

Chi phí sản xuất

chung

Chi phí quản lý

doanh nghiệp

1. Vật liệu phụ

40.000

30.000

2. Nhiên liệu

12.000

16.000

3. Tiền lương

80.000

40.000

4. Các khoản trích theo lương (24%)

19.200

9.600

5. Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

50.000

35.000

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài

30.000

20.000

7. Chi phí bằng tiền khác

80.000

10.000

Cộng

307.200

158.600


- Số dư về sản phẩm đang chế tạo

Đơn vị: 1.000đ


Khoản mục

Số dư đầu năm

Số dư cuối năm

1. Đánh giá sản phẩm đang chế tạo

267.000

336.000

2. Trong đó:



- Nguyên vật liệu chính

75.000

100.000

- Vật liệu phụ

50.000

70.000

- Tiền lương

120.000

140.000

- Các khoản trích theo lương

28.800

33.600


- Dự toán chi phí trả trước năm kế hoạch là 132.200.000 đồng, bao gồm:

+ Vật liệu phụ 23.000.000đ

+ Nhiên liệu 5.000.000đ

+ Tiền lương 80.000.000đ

+ Các khoản trích theo lương 19.200.000đ

+ Chi phí bằng tiền khác 9.000.000đ

- Dự toán trích trước tiền lương nghỉ phép năm kế hoạch là 70.000.000đ

- Dự toán chi phí bán hàng:

+ Vật liệu, bao bì, dụng cụ 50.000.000đ

+ Tiền lương 30.000.000đ

+ Khấu hao TSCĐ 10.000.000đ

+ Các khoản trích theo lương 7.200.000đ

+ Chi phí bằng tiền khác 20.000.000đ

Từ các dữ liệu trên đây, có thể lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh năm kế hoạch bằng cách tập hợp theo từng yếu tố chi phí sản xuất như sau:

- Chi phí vật tư là nguyên vật liệu chính:

(40.000 x 15 x 300) + (40.000 x 20 x 400) + (100 triệu - 75 triệu)

= 525 triệu đồng

- Chi phí vật tư là vật liệu phụ:

(10.000 x 4 x 300) + (10.000 x 6 x 400) + (40 triệu + 30 triệu) + (70 triệu - 50 triệu) + 23 triệu + 50 triệu = 199 triệu đồng

- Chi phí vật tư là nhiên liệu:

12 triệu + 16 triệu + 5 triệu = 33 triệu đồng

- Tổng chi phí vật tư: 525 + 199 + 33 = 757 triệu đồng

- Tiền lương ( chi phí nhân công):

(5.000 x 200 x 300) + (5.000 x 160 x 400) + (80 triệu + 40 triệu) + (140 triệu -

120 triệu) + 80 triệu + 70 triệu + 30 triệu = 940 triệu đồng

- Các khoản trích theo lương: 940 x 24% = 225,6 triệu đồng

- Chi phí khấu hao TSCĐ:

50 triệu + 35 triệu + 10 triệu = 95 triệu đồng

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

30 triệu + 20 triệu = 50 triệu đồng

- Chi phí bằng tiền khác:

80 triệu + 10 triệu + 9 triệu + 20 triệu = 119 triệu đồng

Bảng 2.1: Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Đơn vị tính:1.000đ


STT

Các yếu tố

Thành tiền


Chi phí vật tư

757.000

1

- Nguyên vật liệu chính

- Vật liệu phụ

525.000

199.000


- Nhiên liệu

33.000

2

Chi phí khấu hao tài sản cố định

95.000


Chi phí nhân công

1.165.600

3

- Tiền lương

940.000


- Các khoản trích theo lương

225.600

4

Chi phí dịch vụ mua ngoài

50.000

5

Chi phí bằng tiền khác

119.000


Tổng chi phí sản xuất theo yếu tố

2.186.600

b. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá

* Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông - cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng trong nước và kinh doanh hàng hoá với nước ngoài. Do đặc thù kinh doanh nên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại cũng có khác, thường bao gồm 2 bộ phận:

- Trị giá hàng hóa tiêu thụ tính theo giá mua vào (còn gọi là giá vốn của hàng hoá bán ra). Giá vốn của hàng hoá bán ra được thu hồi bởi doanh thu bán hàng.

- Chi phí lưu thông hàng hóa. Đây là những chi phí phát sinh ở các khâu: mua, dự trữ, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Quản lý tài chính cần quan tâm tới chi phí lưu thông hàng hoá thông qua việc lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá, vì đây là những chi phí phát sinh ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh.

* Lập kế hoạch chi phí lưu thông hàng hoá (CPLTHH)

Chi phí lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp thương mại thường bao gồm các bộ phận: chi phí ở khâu mua và khâu dự trữ hàng hoá, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí ở khâu mua và khâu dự trữ hàng hoá bao gồm:

+ Chi phí vận chuyển hàng hoá: là những chi phí vận chuyển, bốc xếp, tạp phí vận chuyển hàng hóa do doanh nghiệp tự làm hay thuê ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022