Ba là, do hầu hết các DN mới chỉ áp dụng phương pháp xác định chi phí truyền thống trong tính giá, chưa có DN nào triển khai phương pháp xác định chi phí hiện đại nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp truyền thống, dẫn đến thông tin về chi phí còn nhiều sai lệch. Tuy nhiên, thực tế cũng đã có một số DN có “dấu hiệu” áp dụng phương pháp ABC nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ và phạm vi rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin nhằm kiểm soát chi phí và quản trị hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, tỷ trọng chi phí SXC của các DN nhóm này đều khá cao, hơn nữa kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết nhà quản trị đều chưa hài lòng với thông tin về chi phí và giá thành mà hệ thống kế toán quản trị chi phí nói chung và phương pháp xác định chi phí truyền thống nói riêng cung cấp. Do vậy, nhu cầu về một phương pháp xác định chi phí ưu việt hơn như phương pháp ABC nhằm cung cấp thông tin về chi phí và giá thành một cách khoa học hơn, chính xác hơn, tin cậy và kịp thời hơn là vô cùng cấp thiết.
Bốn là, hiện nay đang rất thiếu những hướng dẫn cụ thể cũng như những nghiên cứu có tính khả thi về các phương pháp xác định chi phí hiện đại để DN có thể tham khảo áp dụng vào DN mình. Đơn cử như phương pháp ABC hiện nay được coi là phương pháp hiện đại, ưu việt, nhưng thực tế triển khai lại rất phức tạp. Do vậy, điều mà DN cần lúc này là một mô hình ABC điều chỉnh sao cho vừa phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của DN, vừa tận dụng được những lợi ích to lớn của phương pháp ABC, vừa khả thi, dễ triển khai và ít tốn kém khi áp dụng.
Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, tác giả đã đề xuất giải pháp áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera trên cả hai khía cạnh: mô hình đề xuất và các bước kỹ thuật khi triển khai. Các giải pháp sẽ được trình bày cụ thể trong chương 4. Tuy nhiên, để tăng tính khả thi, trước khi đưa ra các đề xuất, tác giả cũng đã đi nghiên cứu khả năng áp dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC tại các DN này (mục 3.3), kết quả cho thấy khả năng áp dụng thành công phương pháp ABC tại nhóm DN này là tương đối khả quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung Chương 3 của luận án đã làm rõ bức tranh thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, bắt đầu bằng việc tìm hiểu chi tiết thực trạng hệ thống thông tin kế toán chi phí nói chung và phương pháp xác định chi phí nói riêng, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các DN này. Trên cơ sở đó, đúc rút những kết quả đạt được cũng như tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về hệ thống xác định chi phí hiện tại mà các DN đang áp dụng, đồng thời đánh giá khả năng vận dụng phương pháp ABC tại nhóm các DN này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều điểm thuận lợi và khả thi cho việc triển khai áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera trong khi phương pháp xác định chi phí truyền thống mà các DN đang áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định cũng đã khẳng định các nhân tố: mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo, khả năng truyền thông, trình độ công nghệ sản xuất, mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí và nhân tố áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera. Các kết quả nghiên cứu trong chương 3 là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phương pháp ABC tại nhóm các DN này.
CHƯƠNG 4
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm (Tháng 06/2020)
- Thống Kê Mô Tả Và Tương Quan Giữa Các Biến Sử Dụng Trong Mô Hình
- Kết Quả Đánh Giá Nhân Tố Sự Ủng Hộ Của Ban Lãnh Đạo
- Ma Trận Chi Phí – Hoạt Động (Ma Trận Ead) (Tháng...)
- Báo Cáo Chi Tiết Chi Phí Hoạt Động Theo Tổ Hợp Chi Phí
- Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 22
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
GIẢI PHÁP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA-CTCP
4.1. Định hướng phát triển của TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT Viglacera
Định hướng phát triển của TCT Viglacera trong thời gian tới là phát triển TCT trở thành DN đa quốc gia, hoạt động sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực cốt lõi là lĩnh vực vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản, trong đó nhóm các DNSX của TCT sẽ tập trung phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng, cụ thể:
Đối với TCT Viglacera
- Xây dựng Viglacera từng bước trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở cả hai lĩnh vực: Vật liệu xây dựng và Bất động sản, trong đó ưu tiên chính là phát huy tối đa năng lực của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đã và sẽ đưa vào vận hành. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đầu tư phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, thông minh, chất lượng cao và thân thiện với môi trường, đầu tư khu công nghiệp đạt đẳng cấp quốc tế gắn với việc đầu tư sản xuất công nghệ cao, tiếp cận với cách mạng công nghệ 4.0 và phát triển nhà ở xã hội theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn đảm bảo phù họp với lợi ích và nhu cầu của đông đảo người sử dụng.
- Hoàn thành công tác sắp xếp lại các DN thuộc TCT theo hướng nâng cao năng lực của các DN có sử dụng công nghệ cao trong sản xuất, các DN sản xuất sản phẩm vật liệu mới: gạch không nung, pin năng lượng mặt hời, kính tiết kiệm năng lượng, gạch granite, sứ vệ sinh cao cấp... đồng thời thoái hết vốn đối với các DN có công nghệ sản xuất lạc hậu, DN hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
- Đưa thương hiệu Viglacera trở thành thương hiệu mạnh quốc gia và là thương hiệu quốc tế trên các dòng sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp.
- Tiếp tục thành lập mới, góp vốn vào các công ty với tỷ lệ vốn hợp lý, sử dụng các nguồn vốn hợp pháp, theo đó: Triển khai đầu tư khai thác hiệu quả các dự án đầu tư mới, phát triển các sản phẩm mới theo kế hoạch đầu tư phát triển của TCT; Nghiên cứu, xem xét việc mua lại các nhà máy sản xuất trong lĩnh vực vật liệu có tiềm năng, lợi thế
về thiết bị, công nghệ, thị trường để đầu tư nâng cấp, năng cao sản lượng sản xuất và năng lực cạnh tranh.
Đối với một số DNSX thuộc TCT Viglacera
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng đồng bộ, cao cấp với chất lượng hàng đầu Việt Nam, thân thiện môi trường.
- Giữ vững vị thế là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Phát triển ổn định bền vững để trở thành thương hiệu hàng đầu không chỉ ở khu cực mà còn vươn tầm ra thế giới;
- Chú trọng đa dạng hóa sản xuất sản phẩm nhằm cung cấp trọn gói và đồng bộ các loại vất liệu xây dựng cho các dự án lớn tại thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm;
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững;
- Thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển mảng vật liệu công nghệ xanh, giá trị cao, cho hiệu quả kinh tế lớn (kính tiết kiệm năng lượng, kính nổi siêu trắng và kính cán siêu trắng phục vụ cho sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, Pin năng lượng mặt trời; Sứ vệ sinh cao cấp, đồng bộ đạt tiêu chuẩn châu Âu; Gạch ốp lát granite kích thước lớn và gạch ốp lát Ceramic cao cấp, Gạch cotto, tấm ốp tường cao cấp, ngói chất lượng cao từ đất sét nung, Panel và gạch bê tông khí chưng áp; Các sản phẩm/vật liệu mới như gạch block thủy tinh, VLXD siêu nhẹ, gạch không nung, tấm trần thạch cao, vật liệu đá nhân tạo, v.v…)
Đối với từng lĩnh vực cụ thể
Kính xây dựng: Tập trung phát triển các sản phẩm kính cao cấp, kính sử dụng làm phôi cho sản xuất pin năng lượng mặt trời và các sản phẩm kính gia công chất lượng cao: Kính siêu trắng và kính tiết kiệm năng lượng: Nhà máy kính siêu trắng giai đoạn 2, công suất 900 tấn/ngày tài Bà Rịa – Vũng tàu; Nhà máy kính cán siêu trắng, công suất 650 tấn/ngày tại Bắc Ninh; Nhà máy kính tiết kiệm năng lượng công suất 2.7 triệu m2/năm tại khu vực phía Bắc; Nhà máy gia công kính tiết kiệm năng lượng và kính gia công tại khu vực phía Nam.
Sứ vệ sinh – sen vòi: Tập trung phát triển các sản phẩm mẫu mới, giá trị cao, nhiều tính năng tiện ích đáp ứng nhu cầu thị trường, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Gạch ốp lát ceramic – granite: Tập trung phát triển các sản phẩm gạch kích thước lớn, công nghệ mới (cán) đáp ứng cho phân khúc thị trường cao cấp trong nước và xuất khẩu.
Gạch ngói đất sét nung: Khảo sát, nghiên cứu đầu tư theo công nghệ mới, chuyển đổi sản phẩm mới (sản phẩm mỏng, ngói lợp…) tại Công ty CP Viglacera Hạ Long. Đồng thời, nghiên cứu triển khai chuyển đổi lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh để tận dụng lợi thế các khu đất tại các nhà máy hiện có của các đơn vị sản xuất gạch ngói.
4.2. Các yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera
Thứ nhất, phương pháp ABC là một phần không tách rời của hệ thống kế toán. Về mặt lý luận và thực tiễn cần phải thống nhất được rằng kế toán quản trị chi phí là một phần của hệ thống kế toán, phương pháp ABC lại là một phần cốt yếu của hệ thống quản trị chi phí. Chỉ khi nhận thức được điều này thì việc áp dụng phương pháp ABC mới đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị và được áp dụng hiệu quả trong DN. Phương pháp ABC có thể được xây dựng độc lập về nội dụng, phương pháp kỹ thuật, vai trò,… nhưng vẫn phải nằm trong mối tương quan với kế toán tài chính, đảm bảo kế toán quản trị chi phí là một phần của hệ thống kế toán DN. Việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí nói chung và phương pháp ABC nói riêng phải vừa mang tính độc lập tương đối với kế toán tài chính vừa kết hợp hài hòa với kế toán tài chính.
Thứ hai, việc áp dụng phương pháp ABC phải hướng đến đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản trị DN: ngoài mục đích cung cấp thông tin đúng, đủ về giá thành sản phẩm thì phương pháp ABC còn là nền tảng, là cơ sở để DN quản trị chi phí theo hoạt động. Tại các DN áp dụng ABC thành công trên thế giới, phương pháp ABC là kênh thông tin quan trọng hàng đầu cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản trị. Do vậy, có thể nói nhu cầu quản trị chi phí theo hoạt động là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy DN nghiên cứu xây dựng và triển khai phương pháp ABC tại DN.
Thứ ba, vận dụng phương pháp ABC phải dựa trên nguyên tắc cân đối giữa lợi ích và chi phí. Một số DNSX thuộc TCT Viglacera phần lớn là các DN có quy mô nhỏ và vừa, hiện đang được các chuyên gia đánh giá về vốn, khả năng về vốn và khả năng huy động vốn cũng như công nghệ và năng lực còn chưa đồng đều. Lợi ích mang lại từ phương pháp ABC đã được thực tế chứng minh, song chi phí phát sinh cho việc thiết kế và vận dụng cũng là một trong những nhân tố làm cản trở quyết định triển khai của nhiều DN. Do vậy, khi quyết định đưa phương pháp ABC vào vận dụng phải xem xét tác động của phương án mới này trên nhiều khía cạnh trong mối quan hệ cân đối tổng thể giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra và tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược của mỗi DN dài hạn hay ngắn hạn để phân tích và đánh giá hiệu quả mà phương pháp ABC mang lại.
Thứ tư, việc áp dụng phương pháp ABC phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DNSX thuộc TCT Viglacera, đồng thời phải có sự tương xứng và đáp ứng yêu cầu về kiến thức, trình độ và năng lực làm việc của cán bộ quản lý, đội ngũ kế toán và những nhân sự có liên quan. Phương pháp ABC là một phương pháp kế toán quản trị hiện đại, được đánh giá là công cụ quản lý hiệu quả của các DN, song song với đó cũng là sự phức tạp trong thiết kế và vận dụng. Để triển khai thành công trong một số DNSX thuộc TCT Viglacera đòi hỏi cần có sự đổi mới trong nhận thức và trình độ quản lý, năng lực làm việc của cả cán bộ và thành viên trong đội ngũ triển khai, đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu về phương pháp ABC.
Thứ năm, phương pháp ABC áp dụng phải đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của các nhà quản trị nhằm mục tiêu quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Một số DNSX thuộc TCT Viglacera đang đứng trước nhiều thời cơ cũng như thách thức trước bối cảnh hội nhập nền kinh tế, việc xây dựng mục tiêu của mỗi DN trong quá trình phát triển đều dựa trên vị thế hiện tại trên thị trường, năng lực thực tế của DN cũng như khả năng nhận định, phán đoán và quản lý của các nhà lãnh đạo. Do vậy, quá trình thiết kế và triển khai vận dụng phương pháp ABC cần phù hợp với mục tiêu đặt ra, từ việc lựa chọn các kỹ thuật thiết kế cho đến việc tổ chức tạo lập, sử dụng thông tin và đánh giá hiệu quả hoạt động.
4.3. Giải pháp áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera
4.3.1. Giải pháp về mô hình áp dụng phương pháp ABC
Mô hình đề xuất
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên tắc và yêu cầu áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera thì việc lựa chọn áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD là phù hợp và khả thi với một số DNSX thuộc TCT Viglacera hiện nay vì những lý do chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủng loại sản phẩm và số lượng hoạt động trong các DN này không quá nhiều. Do đặc thù sản phẩm vật liệu xây dựng là cấu tạo đơn giản, đồng nhất, không có chi tiết linh kiện phức tạp dẫn đến quy trình sản xuất các sản phẩm này cũng thường đơn giản, dễ nhận diện các hoạt động, số lượng các hoạt động không nhiều. Đặc điểm này đặc biệt phù hợp với mô hình ABC sử dụng ma trận EAD bởi vì đặc thù của mô hình này là sử dụng ma trận chi phí – hoạt động (EAD) và ma trận hoạt động – sản phẩm (APD) để phân bổ chi phí nên nếu số lượng hoạt động cũng như danh mục sản phẩm quá nhiều thì việc xây dựng các ma trận sẽ rất phức tạp, khó triển khai.
Thứ hai, các nhà quản trị tại các nhóm các DN này có đủ trình độ và kinh nghiệm để đưa ra được những ước đoán chính xác. Do đặc thù của mô hình ABC sử dụng ma trận EAD là phân bổ chi phí chủ yếu dựa trên cơ sở ước đoán tỷ lệ phân bổ, do vậy nhà quản trị cần có kinh nghiệm và am hiểu hệ thống để đưa ra những ước đoán chính xác nhất. Trong khi đó, đặc điểm về trình độ công nghệ sản xuất của một số DNSX thuộc TCT Viglacera là sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, sản phẩm sản xuất đặc thù nên nhà quản trị tại các DN này thường có kinh nghiệm, am hiểu hệ thống và trình độ chuyên môn tốt.
Thứ ba, các DNSX thuộc TCT Viglacera hầu hết là DN có quy mô vừa, nguồn lực đầu tư về tài chính và nhân lực còn hạn chế. Do vậy, việc áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD tạo ra một sự chuyển đổi nhẹ nhàng từ phương pháp truyền thống sang phương pháp ABC, bởi vì việc vận dụng mô hình này không đòi hỏi một sự đầu tư lớn nào trong hệ thống thu thập dữ liệu phức tạp và cũng không yêu cầu phải thay đổi
lại cấu trúc quản lý DN, và đặc biệt là rất đơn giản trong triển khai áp dụng nên không yêu cầu nhân lực có trình độ cao.
Vì những lý do cơ bản nêu trên, tác giả đề xuất áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera như một bước trung gian cho việc thực hiện từng bước mô hình ABC tiêu chuẩn khi mà những dữ liệu ước đoán được thay thế hoàn toàn bằng những dữ liệu thực tế, và khi DN có đủ nguồn lực về công nghệ, tài chính và nhân lực để triển khai.
Điểm khác biệt của mô hình đề xuất so với mô hình lý thuyết
Để phù hợp với đặc điểm quản lý, tổ chức sản xuất và điều kiện thực tế tại nhóm các DNSX thuộc TCT Viglacera, trên tinh thần từng bước thay thế những dữ liệu ước đoán bằng dữ liệu thực tế, mô hình ABC sử dụng ma trận EAD tác giả đề xuất dưới đây sẽ có một số điều chỉnh so với mô hình lý thuyết mà Valentina Gecevska và Zoran Anisic (2006) đưa ra khi thay thế phần lớn việc sử dụng tỷ lệ phân bổ trên cơ sở ước đoán bằng những dữ liệu thực tế trên cơ sở nghiệp vụ, phân tích hệ thống nhằm tận dụng lợi thế của các DN này về công nghệ sản xuất và cơ sở dữ liệu quản lý thực tế.
Việc điều chỉnh này sẽ giúp thông tin và chi phí và giá thành mà phương pháp ABC cung cấp tin cậy và chính xác hơn. Điểm khác biệt này sẽ được thể hiện chi tiết ở bước 4 và bước 6 trong các bước thực hiện mô hình đề xuất dưới đây
Các bước thực hiện mô hình đề xuất
Phương pháp ABC là phương pháp xác định chi phí tập trung vào việc phân bổ chi phí chung cho các đối tượng tính giá. Do đó các bước trong mô hình sẽ tập trung trình bày quá trình tập hợp và phân bổ chi phí chung, các khoản chi phí trực tiếp sẽ được tập hợp và xác định như phương pháp truyền thống. Mô hình ABC sử dụng ma trận EAD áp dụng tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera được thực hiện qua các bước sau::
Bước 1: Thu thập danh mục chi phí
Các khoản mục chi phí phát sinh tại DN được kế toán thu nhận, ghi chép và tổng hợp đầy đủ vào các tài khoản chi phí của DN. Điểm nổi bật của phương pháp ABC là việc chia tách chi phí chung chi tiết hơn đồng thời áp dụng nhiều tiêu thức phân bổ hơn tương ứng và phù hợp với từng yếu tố chi phí trong rổ chi phí chung của DN. Do vậy,