Kết Quả Đánh Giá Nhân Tố Sự Ủng Hộ Của Ban Lãnh Đạo


bình quân của các chỉ tiêu này là lớn hơn 4. Tuy nhiên, mức độ nhận biết về lợi ích và hiểu biết của nhà quản trị về phương pháp ABC vẫn còn là một hạn chế (Xem Bảng 3.13).

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá nhân tố sự ủng hộ của ban lãnh đạo



Nội dung

Giá trị

bình quân

Ban lãnh đạo thể hiện cam kết dài hạn áp dụng phương pháp ABC

4,91

Ban lãnh đạo nhận biết được lợi ích của phương pháp ABC

3,82

Ban lãnh đạo có hiểu biết về phương pháp ABC

3,94

Ban lãnh đạo cung cấp đầy đủ nguồn lực

4,32

Đào tạo đội ngũ thiết kế và vận dụng phương pháp ABC

4,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 18

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS

Khả năng truyền thông

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN trong mẫu khảo sát đều thể hiện sự tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các phòng ban qua các kênh thông tin khác nhau, đồng thời đội ngũ lãnh đạo cũng trực tiếp tham gia hướng dẫn việc thực hiện. Điểm bình quân đánh giá của các chỉ tiêu này đều trên mức trung bình (Bảng 3.14).

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá khả năng truyền thông



Nội dung

Giá trị

bình quân

Các phòng ban trong DN cùng phối hợp để xây dựng các tiêu thức phân bổ

3,67

Đội ngũ lãnh đạo trực tiếp tham gia và hướng dẫn áp dụng

3,63

DN thường xuyên tổ chức các buổi họp đánh giá hiệu quả

3,54

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS

Trình độ công nghệ sản xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số DNSX thuộc TCT Viglacera thể hiện sự nhất trí cao đối với việc áp dụng, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất tại DN mình. Điểm bình quân đánh giá của các tiêu chí thuộc nhân tố này đều cao hơn 4 (Xem Bảng 3.15).


Bảng 3.15: Kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất



Nội dung

Giá trị

bình quân

Quy trình sản xuất trong DN được chuẩn hóa

4,37

DN tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất

4,61

DN xây dựng được hệ thống tài liệu hướng dẫn vận hành

4,14

DN sử dụng thiết bị tự động hóa vào trong quá trình sản xuất

4.56

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS


Mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí

Khi xem xét mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí trong quản trị DN, kết quả khảo sát cho thấy các DN đều có nhu cầu cao về việc sử dụng thông tin chi phí và giá thành. Phương pháp xác định chi phí chủ yếu được sử dụng để cung cấp thông tin về giá thành nhằm xác định giá bán sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như quản lý chi phí. Ngoài ra, thông tin thu thập được từ phương pháp xác định chi phí cũng là cơ sở để nhà quản trị đánh giá hiệu quả, thực hiện phân bổ các nguồn lực và điều chỉnh chiến lược kinh doanh...

Nội dung

Giá trị bình quân

Phương pháp xác định chi phí thành được sử dụng nhằm xác định giá bán sản phẩm

4,23

Phương pháp xác định chi phí thành được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí

4,22

Phương pháp xác định chi phí được sử dụng phục vụ việc ra quyết định của nhà quản trị

3,94

Bảng 3.16: Kết quả đánh giá mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí‌


Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS


Áp lực cạnh tranh của DN

Bảng 3.17: Kết quả đánh giá Áp lực cạnh tranh của DN


Nội dung

Giá trị bình quân

Sự khác biệt lớn về doanh thu tiêu thụ giữa các sản phẩm khác nhau trong DOANH NGHIỆP

4,12

DN phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường toàn cầu

4,23

Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trong DN tăng đáng kể

4,18

Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm chính của DN trên thị trường rất cao

4,09

Cạnh tranh về giá gữa các DN trong ngành rất lớn

4,32

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Áp lực cạnh tranh cũng được các DN đánh giá cao (điểm trung bình trên 4, xem Bảng 3.17). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và bối cảnh, khi các DN không chỉ cạnh tranh với DN trong nước mà còn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài.

3.4. Đánh giá tình hình áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera

3.4.1. Những kết quả đạt được

Thông qua tìm hiểu tình hình áp dụng phương pháp xác định chi phí và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, tác giả nhận thấy công tác xác định chi phí tại nhóm các DN này đã đạt được một số kết quả như sau:

Về phân loại chi phí: Hầu hết các DN đều đang tiến hành phân loại khá chi tiết chi phí theo khoản mục chi phí và tổ chức theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí giúp cho công tác quản lý chi phí được thuận lợi hơn, đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin về chi phí trên BCTC và đáp ứng một phần yêu cầu thông tin phục vụ công tác kiểm soát chi phí trong DN.


Về phương pháp xác định chi phí: Hiện nay, các DN đều đang áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quy trình và kỳ tính giá thành thực hiện là hàng tháng. Điều này phù hợp với thực tế sản xuất của các DN với đặc thù là sản phẩm sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục theo dây chuyền sản xuất. Phương pháp xác định chi phí theo quy trình mà các DN đang áp dụng được cho là đơn giản, dễ thực hiện và đáp ứng tốt yêu cầu thông tin phục vụ công tác kế toán tài chính, đồng thời giúp cho kế toán phát huy chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại đơn vị.

Về tiêu thức phân bổ chi phí SXC: Khi phân bổ chi phí SXC một số DN đã nghiên cứu sử dụng nhiều hơn một tiêu thức phân bổ nhằm mục đích phân bổ chính xác hơn, hợp lý hơn chi phí SXC cho các loại sản phẩm. Điều này cho thấy các DN đã nhận diện được bất cập của việc sử dụng một tiêu thức phân bổ chi phí SXC và tầm quan trọng của việc phân bổ hợp lý chi phí SXC trong bối cảnh khoản mục chi phí này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của DN. Điều này là có thể được xem là dấu hiệu của việc áp dụng phương pháp ABC trong tính giá.

Về kiểm soát chi phí: 100% các DNSX thuộc TCT đã xây dựng định mức tiêu hao và kế hoạch giá thành ban đầu, đồng thời thực hiện phân tích biến động chi phí sản xuất định kỳ. Đây là cơ sở quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quản lý theo dõi tình hình thực hiện chi phí tại DN mặc dù công tác xây dựng định mức cũng như công tác phân tích thực hiện kế hoạch còn nhiều hạn chế: việc xây dựng định mức tiêu hao mới ở trong phạm vi chi phí sản xuất, công tác xây dựng định mức chưa khoa học dẫn đến các con số kế hoạch chưa sát với thực tế, đồng thời việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chưa được kịp thời, tin cậy. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng việc triển khai xây dựng các định mức tiêu hao chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm chứng tỏ DN đã quan tâm đến công tác kiểm soát chi phí. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà quản trị tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của thông tin về chi phí và giá thành trong quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Điều này chứng tỏ công tác quản trị chi phí đang ngày càng được coi trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị trong quá trình quản lý điều hành DN.

Về ứng dụng công nghệ thông tin: Toàn bộ các DN được khảo sát đều đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói


riêng (sử dụng phần mềm kế toán, theo dõi dữ liệu sản xuất…). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu thập và cung cấp thông tin nhằm áp dụng những phương pháp quản trị hiện đại trong quản lý.

Về dấu hiệu áp dụng phương pháp ABC: Mặc dù về cơ bản các DNSX thuộc TCT Viglacera đều đang áp dụng phương pháp truyền thống trong tính giá. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí tại nhóm các DN đã cho thấy các DN đã và đang có dấu hiệu của việc vận dụng một số khía cạnh của phương pháp ABC, cụ thể:

Một là các DN đã tiến hành chia tách, tập hợp và theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí chung theo từng yếu tố chi phí. Đặc điểm căn bản của phương pháp ABC đó là việc chia nhỏ chi phí SXC, xác định tiêu thức phân bổ cho từng yếu tố chi phí đồng thời xác định chi phí cho từng hoạt động trước khi xác định chi phí cho từng sản phẩm. Do vậy, việc theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí chung là cơ sở quan trọng để xác định tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp cho từng yếu tố chi phí theo phương pháp ABC.

Hai là đã có phần lớn các DN được khảo sát áp dụng nhiều hơn một tiêu thức phân bổ khi phân bổ chi phí chung cho các đối tượng chi phí. Điều này cũng chứng tỏ các DN đã nhận diện được hạn chế của phương pháp xác định chi phí truyển thống khi chi phí chung được phân bổ theo một tiêu thức duy nhất.

Về khả năng áp dụng phương pháp ABC: Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera cho thấy, mặc dù các DN trong phạm vi nghiên cứu chưa áp dụng phương pháp ABC nhưng khả năng áp dụng phương pháp ABC tại các DN này khá cao. Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại nhóm các DN này đều thể hiện điều kiện thuận lợi cho việc triển khai phương pháp ABC. Cụ thể, các nhân tố: mức độ ủng hộ của ban lãnh đạo, khả năng truyền thông, trình độ công nghệ sản xuất, áp lực cạnh tranh và mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC trong một số nhóm các DN này. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đều thể hiện xu hướng ảnh hưởng tích cực cho việc triển khai phương pháp ABC.

Ngoài ra, đặc thù hoạt động sản xuất của một số DNSX thuộc TCT Viglacera cho thấy các hoạt động trong quy trình sản xuất diễn ra tương đối độc lập, thuận tiện cho


việc đo lường. Đây là cơ sở thuận lợi để có thể phân chia, nhận diện và đo lường các hoạt động theo phương pháp ABC.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân


3.4.2.1 Những hạn chế


Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera đã bộc lộ nhiều hạn chế. Thông tin về chi phí và giá thành tại các DN hiện nay chưa được cung cấp một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ phục vụ công tác kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động trong DN. Nhìn chung, thông tin chi phí có được từ hệ thống xác định chi phí hiện tại mới chỉ đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ lập BCTC và một phần yêu cầu kiểm soát chi phí trong DN. Cụ thể:

Về việc lựa chọn vận dụng phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm: Các DN hiện nay đều đang áp dụng phương pháp truyền thống trong tính giá, chưa kết hợp áp dụng phương pháp xác định chi phí hiện đại, dẫn đến thông tin về chi phí và giá thành chưa được cung cấp một cách tin cậy, đầy đủ và kịp thời phục vụ công tác quản trị. Một số DN tuy đã có dấu hiệu của việc áp dụng phương pháp xác định chi phí hiện đại nhưng còn ở phạm vi và mức độ rất hạn chế. Thực tế, phương pháp truyền thống đã và đang bộc lộ những hạn chế lớn, điển hình là việc cung cấp thông tin sai lệch về chi phí và giá thành. Hơn nữa, phương pháp truyền thống không cung cấp được thông tin về nguồn gốc và cơ chế phát sinh sinh chi phí trong DN do vậy thông tin mà hệ thống cung cấp không có nhiều giá trị trong việc cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Về việc phân loại chi phí trong DN: Việc phân loại chi phí là cơ sở để DN theo dõi và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí càng đa chiều, theo nhiều góc nhìn sẽ là nền tảng để DN theo dõi và phân tích chi tiết chi phí theo nhiều góc độ. Tuy nhiên, thực trạng phân loại chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera cho thấy việc phân loại chi phí hầu như mới chỉ đang dừng lại ở ba tiêu thức phân loại phổ biến đó là phân loại chi phí theo khoản mục, theo yếu tố và theo khả năng quy nạp vào các đối tượng chi phí. Trong khi đó, một số tiêu thức phân loại chi phí quan trọng khác phục quản trị chi phí lại chưa được áp dụng hoặc được sử dụng rất hạn chế ở một vài DN như phân loại chi phí theo mối quan hệ với kết quả hoạt động, phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát của nhà quản trị... Điều này sẽ dẫn đến thông tin về chi phí và giá thành không được


theo dõi chi tiết và đa chiều phục vụ kiểm soát chi phí. Do vậy, các DN cần mở rộng các tiêu thức phân loại chi phí hơn nữa thì mới đáp ứng được yêu cầu quản trị nội bộ nói chung và quản trị chi phí nói riêng.

Về tiêu thức phân bổ chi phí SXC: Hiện nay, vẫn còn một số DNSX thuộc TCT Viglacera đang sử dụng một tiêu thức duy nhất trong phân bổ chi phí SXC. Việc sử dụng một tiêu thức duy nhất để phân bổ một tập hợp các khoản chi phí SXC có tính chất khác nhau sẽ dẫn đến những sai lệch về thông tin chi phí và giá thành. Những sai lệch đó có thể dẫn đến việc ra quyết định sai lầm của nhà quản trị trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp là vô cùng quan trọng khi chi phí SXC ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của DN. Các tiêu thức được lựa chọn phải trên cơ sở mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thức phân bổ và chi phí SXC phát sinh. Số liệu khảo sát cho thấy một vài DN đã sử dụng nhiều hơn một tiêu thức phân bổ chi phí SXC, tuy nhiên số lượng tiêu thức phân bổ vẫn còn hạn chế và cần được lựa chọn một cách khoa học, hợp lý hơn.

Về hệ thống báo cáo chi phí và phân tích chi phí phục vụ quản trị chi phí: Hệ thống báo cáo chi phí của các DN khảo sát hiện nay còn rất đơn điệu, các DN tuy đã tiến hành xây dựng định mức chi phí nhưng chủ yếu là xây dựng định mức cho những khoản mục chi phí trực tiếp và là chi phí chính như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp. Ngoài ra, các báo cáo chi tiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn rất sơ sài. Các DN cũng đã tiến hành phân tích biến động chi phí thông qua việc so sánh chi phí thực tế với chi phí kế hoạch, tuy nhiên việc kiểm soát chỉ đơn giản ở mức cung cấp thông tin so sánh các số liệu thực tế với dự toán để đưa ra các thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch của DN. Các đơn vị hầu như không triển khai việc phân tích các thông tin chênh lệch và cũng không phân tích nguyên nhân của những biến động chi phí để có biện pháp tác động kịp thời. Và do vậy, về cơ bản công cụ kế toán quản trị chi phí chưa phát huy được tác dụng là công cụ đắc lực cho nhà quản trị trong quá trình kiểm soát chi phí và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong DN.

3.4.2.1 Nguyên nhân của những hạn chế


Những hạn chế về phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera đến từ một số nguyên nhân sau:


Một là, do nhận thức và quan điểm của DN nói chung và của nhà quản trị, nhân sự kế toán nói riêng về vai trò của công tác kế toán trong DN. Nhà quản trị chưa thực sự coi kế toán là một công cụ quản lý hữu hiệu, thậm chí có DN hệ thống kế toán chủ yếu phục vụ mục đích thuế và phục vụ công tác kế toán tài chính. Điều này dẫn đến những hạn chế về công tác kế toán quản trị nói chung và phương pháp xác định chi phí nói riêng tại DN. Các DN chưa tổ chức và khai thác được những lợi ích to lớn và chức năng quan trọng của công cụ kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin tài chính kinh tế phục vụ quá trình ra quyết định. Do vậy, DN cần được nâng cao nhận thức cả về tầm quan trọng cũng như kiến thức về kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng để kế toán thực sự phát huy vai trò là công cụ quản lý hiệu quả trong DN.

Hai là, do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản trị chi phí nói chung và thông tin về chi phí và giá thành nói riêng của nhà quản trị các cấp trong một số DN, điều đó thể hiện thông qua mức độ quan tâm của lãnh đạo DN đến hệ thống thông tin kế toán quản trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% DN được khảo sát chưa có bộ phận kế toán quản trị được tổ chức chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Các nhân sự về kế toán hiện nay vừa phải thực hiện các phần hành công việc của kế toán tài chính vừa thực hiện các phần hành của kế toán quản trị, dẫn đến trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm về kế toán quản trị của nhân sự kế toán còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc kiểm soát chi phí nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, một số nhà quản trị vẫn có xu hướng tập trung tác động các yếu tố thúc đẩy doanh thu hơn là quan tâm đến công tác quản trị chi phí. Trong khi đó, yếu tố doanh thu chịu tác động bởi rất nhiều các yếu tố khách quan bên ngoài như thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh… do vậy việc tác động vào doanh thu là không dễ và không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của DN. Trong khi đó, yếu tố chi phí lại hoàn toàn nằm trong tầm tay kiểm soát của DN, bằng cách quản trị tốt chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tránh thất thoát lãng phí sẽ giúp DN sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt với chi phí tối ưu, và đó là cách thức hiệu quả để DN chiến thắng trong cạnh tranh. Hiện nay, về cơ bản tại các DN Việt Nam nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị chi phí đang dần được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với vai trò to lớn của công tác quản trị chi phí nói chung và việc áp dụng phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023