Bảng Tổng Hợp Phân Loại Chi Phí Theo Chức Năng Có Chi Tiết Theo Từng Yếu Tố Chi Phí Tại Một Số Dnsx Thuộc Tct Viglacera


- Yếu tố chi phí nhiên liệu: Ngoài các hao phí về yếu tố nguyên liệu, vật liệu quá trình sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng còn bao gồm các hao phí về các loại nhiên liệu (than, xăng, dầu, gas…) phục vụ cho việc vận hành các dây chuyền sản xuất sản phẩm và phương tiện vận tải trong doanh nghiệp. Do đặc thù các sản phẩm vật liệu xây dựng thường trải qua các công đoạn nung, sấy, chưng áp… dẫn đến chi phí nhiên liệu thường phát sinh nhiều và một trong những yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí tại các DNSX thuộc TCT Viglacera.

- Yếu tố chi phí công cụ dụng cụ: là các chi phí về công cụ, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí nhân công: là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng lao động trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất dược phẩm cũng như bộ phận nhân viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp.

- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, nhà xưởng, thiết bị văn phòng, nhà văn phòng, phương tiện vận tải, thiết bị nghiên cứu… của doanh nghiệp. Các tài sản cố định của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng rất phong phú với các thiết bị sản xuất đặc thù (máy trộn bột, máy nghiền, máy xay, xilo, lò nung,…) và ngày càng có giá trị lớn với thời gian trích khấu hao khác nhau.

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí mua các loại dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (điện, nước, điện thoại, bảo hiểm….)

- Các chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí chưa tính vào các yếu tố kể trên.

Phân loại theo chức năng hoạt động, chi phí trong các DN này được chia thành các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên liệu chính và vật liệu phụ sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp trong các phân xưởng.

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các khoản chi phí nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất; khấu hao nhà xưởng và máy móc thiết bị sản xuất; lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng; các chi phí điện, nước sử dụng trong quá trình sản xuất, các chi phí dịch vụ mua ngoài… Chi phí SXC đặc thù của nhóm các DN này bao gồm chi phí nhiên liệu (dầu diezel, than đá...), các


chất phụ gia, dầu mỡ…Ngoài ra, các chi phí khác bằng tiền cũng phát sinh rất nhiều, như: chi phí xử lý chất thải, chi phí quan trắc môi trường, chi phí kiểm định, chi phí phòng cháy chữa cháy…

- Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển hàng bán, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí cho các đại lý,…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các chi phí hành chính cho khối văn phòng (khấu hao nhà văn phòng và thiết bị quản lý, lương nhân viên văn phòng, chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm tại văn phòng…). Đặc biệt, trong các DNSX thuộc TCT Viglacera đều có bộ phận Nghiên cứu – Phát triển (R&D), bộ phận đảm bảo chất lượng. Chi phí cho các bộ phận này hiện nay cũng được các DN hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát, hiện nay việc phân loại chi phí theo chức năng và chi tiết theo từng yếu tố chi phí là cách phân loại chi phí phổ biến được thực hiện tại 100% các DNSX thuộc TCT Viglacera. Cách phân loại này cũng là cơ sở để các DN mở tài khoản kế toán tương ứng nhằm hạch toán, theo dõi và cung cấp thông tin về chi phí của DN. Ngoài ra, do các DN đều đang vận dụng thông tư 200/2014/TT-BTC trong hạch toán kế toán nên các yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí cũng được chia tách khá tương đồng, chi tiết theo bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp phân loại chi phí theo chức năng có chi tiết theo từng yếu tố chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera

Khoản mục chi phí

Yếu tố chi phí

Chi phí NVL trực tiếp



Cát


Thạch cao


Xi măng


….

Chi phí NC trực tiếp



Chi phí nhân công phân xưởng


Chi phí nhân công bốc dỡ thuê ngoài


Chi phí SXC



Chi phí quản lý phân xưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 14


Khoản mục chi phí

Yếu tố chi phí


Nguyên vật liệu phụ và vật tư tiêu hao


Công cụ dụng cụ


Chi phí khấu hao


Nhiên liệu, năng lượng


Chi phí dịch vụ mua ngoài


Chi phí bằng tiền khác

Chi phí bán hàng



Chi phí nguyên liệu vật liệu


Chi phí nhân công


Chi phí công cụ, dụng cụ đồ dùng


Chi phí khấu hao tài sản cố định


Chi phí hoa hồng đại lý


Chi phí dịch vụ mua ngoài


Chi phí bằng tiền khác

Chi phí quản lý doanh nghiệp



Chi phí nguyên liệu vật liệu


Chi phí nhân công


Chi phí công cụ, dụng cụ đồ dùng


Chi phí khấu hao tài sản cố định


Thuế, phí và lệ phí


Chi phí dự phòng phải thu khó đòi


Chi phí dịch vụ mua ngoài


Chi phí bằng tiền khác

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát

Ngoài ra, tiêu thức phân loại chi phí theo khả năng quy nạp vào đối tượng chi phí cũng được tất cả các DN áp dụng. Bên cạnh đó, một số DN cũng đã tiến hành phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động phục vụ công tác ra quyết định của nhà quản trị. Tuy nhiên cách phân loại này chưa được thực hiện phổ biến trong các DN, mới chỉ có 05/14 DN được khảo sát thực hiện việc phân loại chi phí theo tiêu thức này (33,33%) (Bao gồm Công ty CP Viglacera Thăng Long, Công ty CP Viglacera Tiên


Sơn, Công ty CP Bê tông khí Viglacera, Công ty CP Sứ Viglacera Thanh Trì và Công ty CP Kính Viglacera Đáp Cầu).

Như vậy, có thể nhận thấy việc phân loại chi phí trong một số DNSX thuộc TCT Viglacera không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích lập BCTC mà đã có DN hướng đến việc phân chia chi phí với phạm vi nhỏ hơn, đa chiều hơn phục vụ mục đích kiểm soát chi phí và quản trị hiệu quả hoạt động.


0%

Phân loại chi phí

theo chức năng hoạt động

Phân loại chi phí

Phân loại chi phí

theo nội dung kinh theo mối quan hệ

tế

với mức độ hoạt

động

Phân loại chi phí Phân loại chi phí theo khả năng theo các tiêu thức quy nạp vào đối khác

tượng chi phí

100%

100%

100%

33.33%

Hình 3.2: Tiêu thức phân loại chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera

Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát năm 2020

Về đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm

Trong công tác xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng. Theo kết quả điều tra, 100% các DN được điều tra đều xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm sản xuất và theo toàn bộ quá trình sản xuất. Điều này phù hợp với đặc thù qui trình công nghệ sản xuất hàng loạt, liên tục của ngành vật liệu xây dựng nói chung và một số DNSX thuộc TCT Viglacera nói riêng. Sở dĩ phạm vi tập hợp chi phí của các DN này là toàn bộ quá trình sản xuất chứ không theo từng phân xưởng là do đặc thù dây chuyền công nghệ sản xuất liên tục và khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, việc tổ chức sản xuất được bố trí trên cùng một mặt bằng phân xưởng. Hơn nữa, mặc dù DN sản xuất nhiều loại sản phẩm tuy nhiên tại mỗi thời điểm chỉ có một loại sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất


là theo từng loại sản phẩm. Cũng vì đặc điểm này mà đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành, có thể chi tiết cho từng mã hàng và kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng. Cá biệt có một vài DN việc sản xuất được bố trí tại nhiều phân xưởng khác nhau (Công ty CP Viglacera Hạ Long, Công ty CP Viglacera Từ Liêm), tuy nhiên tại mỗi phân xưởng lại đảm nhiệm việc sản xuất khép kín một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí vẫn được tiến hành theo từng loại sản phẩm và đối tượng tính giá thành cũng là từng loại sản phẩm hoàn thành.

Đặc điểm sản xuất tại các DNSX thuộc TCT Viglacera cho thấy, mỗi DN có thể sản xuất một số loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm có thể lại bao gồm một số mã sản phẩm và trong một kỳ có thể đưa vào sản xuất nhiều mã sản phẩm. Các mã sản phẩm thường giống nhau ở phẩm chất nhưng khác nhau ở kích cỡ, họa tiết, màu sắc... Để thuận tiện và đơn giản cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, các DN đều xác định đối tượng tập hợp chi phí là theo từng loại sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành hoặc từng đơn vị khối lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi. Đối với trường hợp loại sản phẩm có nhiều mã thì các mã sản phẩm của mỗi loại sẽ được quy đổi theo hệ số về một loại sản phẩm thống nhất khi tính giá thành.

Đối tượng tập hợp chi phí ngoài sản xuất và tính giá thành toàn bộ


Theo kết quả nghiên cứu, đối tượng tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của các DN khảo sát không được tập hợp theo từng loại sản phẩm mà tập hợp theo phạm vi toàn DN. Sở dĩ các DN tập hợp chi phí ngoài sản xuất cho toàn DN là do bản chất các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm rất nhiều khoản chi phí dùng chung cho việc quản lý và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, việc bóc tách hạch toán riêng cho từng sản phẩm sẽ khó khăn và không hiệu quả trên nguyên tắc cân đối lợi ích – chi phí. Hơn nữa, hiện nay các DN cũng không triển khai thường xuyên việc tính giá thành toàn bộ, việc tính giá thành toàn bộ thường chỉ được thực hiện khi nhà quản trị có nhu cầu định giá bán sản phẩm, khi đó đối tượng tính giá thành toàn bộ là các loại sản phẩm hoàn thành của DN.

Về việc thiết kế hệ thống tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành


Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành đã được xác định, cộng với đặc điểm phân loại chi phí theo khoản mục và theo yếu tố chi phí tại các DNSX thuộc TCT Viglacera, hệ thống tài khoản kế toán (tài khoản tổng hợp và tài khoản


chi tiết) được thiết lập nhằm tập hợp và theo dõi chi tiết các khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera như sau:

- Đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí SXKDD: Các DN đang sử dụng TK621 để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, TK622 để tập hợp chi phí NC trực tiếp và TK154 để tập hợp chi phí SXKDD. Do đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm nên TK621, TK622, TK154 được các DN mở tài khoản cấp 2 để hạch toán và theo dõi riêng chi phí phát sinh của từng loại sản phẩm trong DN (Phụ lục 17,18). Trường hợp một số ít DN có nhiều hơn một phân xưởng sản xuất nhưng do đặc thủ các sản phẩm có quy trình sản xuất ngắn và liên tục, khép kín nên mỗi phân xưởng đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định, do vậy các tài khoản tập hợp chi phí này vẫn được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm chứ không mở cho từng phân xưởng.

- Đối với chi phí SXC: Các DN đều sử dụng TK627 để tập hợp và theo dõi chi phí SXC. TK627 không mở chi tiết theo từng sản phẩm mà được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí (Phụ lục 17, 18). Sở dĩ DN không mở tài khoản chi tiết chi phí SXC theo từng loại sản phẩm là do đối tượng tập hợp chi phí SXC là theo toàn bộ quá trình sản xuất. Cuối kỳ chi phí SXC toàn phân xưởng sẽ được phân bổ cho từng loại sản phẩm và kết chuyển vào TK154 chi tiết của từng loại sản phẩm. Trường hợp một số ít DNSX tại TCT Viglacera hiện nay có nhiều phân xưởng sản xuất tại các địa điểm khác nhau thì tài khoản chi phí SXC trước hết được mở chi tiết theo từng phân xưởng sau đó được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí. (Phụ lục 18).

- Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi tương ứng trên TK641 và TK642. Tại tất cả các DN được khảo sát, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN đều không theo dõi riêng theo từng loại sản phẩm mà theo dõi chung cho toàn doanh nghiệp, tuy nhiên có chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Do vậy tài khoản chi tiết của TK641 và TK642 được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí phát sinh (Phụ lục 17, 18).

Minh họa hệ thống tài khoản tập hợp chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera chi tiết tại Phụ lục số17 và Phụ lục số 18.


Về mô hình xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm

Kết quả khảo sát về mô hình xác định chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera cho thấy các DN đều đang áp dụng mô hình xác định chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế. Theo đó, tất cả các khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí SXC) được tập hợp và phản ánh theo chi phí thực tế phát sinh. Cuối kỳ, tiến hành tổng hợp, phân bổ và tính giá thành thực tế cho từng đối tượng tính giá trên cơ sở chi phí đã tập hợp và kết quả sản xuất trong kỳ. Mô hình xác định chi phí này có ưu điểm là xác định chính xác chi phí thực tế phát sinh trong kỳ và giá thành thực tế trong kỳ, tuy nhiên thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm không được cung cấp kịp thời cho nhà quản lý.

Ngoài ra, kết quả khảo sát về phương pháp đánh giá SPDD tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera cho thấy, hầu hết các DN không tiến hành đánh giá SPDD. Nguyên nhân của lựa chọn này là do đặc thù sản xuất ở các DN là tiến hành sản xuất theo mẻ sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn nên DN hầu như không phát sinh sản phẩm làm dở hoặc nếu có phát sinh sản phẩm làm dở thì mức độ hoàn thành của sản phẩm cũng đạt trên 90%, hơn nữa kỳ tính giá thành sản phẩm của DN thường theo tháng nên việc đánh giá SPDD là không trọng yếu, các sản phẩm làm dở cuối kỳ được coi như đã hoàn thành nhằm đơn giản hóa công tác tính giá thành sản phẩm.

3.2.2. Phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera

Trong DNSX, công tác kế toán chi phí được xác định là nội dung quan trọng hàng đầu. Trong công tác kế toán chi phí, phương pháp xác định chi phí đóng vai trò là nền tảng, là cốt lõi nhằm định hướng nguyên tắc và phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin về chi phí và giá thành phục vụ quá trình quản trị chi phí, xác định giá bán và lập BCTC định kỳ. Thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera được tác giả nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn sâu các cá nhân, đơn vị phòng ban liên quan và nghiên cứu trường hợp điển hình tại Công ty CP Bê tông khí Viglacera. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Một số DNSX thuộc TCT Viglacera sản xuất vật liệu xây dựng ở nhiều lĩnh vực sản phẩm đặc thù khác nhau (kính xây dựng; sứ vệ sinh, sen vòi; gạch ốp lát ceramic và granit; gạch ngói đất sét nung; gạch không nung; nguyên liệu), tuy nhiên đặc điểm sản xuất các loại sản phẩm này đều có đặc trưng là sản phẩm có tính chất đồng nhất cao,


đơn giản, không có các chi tiết bộ phận mang tính lắp ráp, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ liên tục, sản xuất đồng bộ, chu kỳ sản xuất ngắn, ít phát sinh sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Do vậy, phương pháp xác định chi phí tại các DN này áp dụng mang tính chất tương đồng cao, từ khâu tập hợp, phân bổ chi phí đến khâu tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Kết quả khảo sát về phương pháp xác định chi phí mà DN đang áp dụng cho thấy, toàn bộ 14/14 DN hiện đang sử dụng phương pháp xác định chi phí truyền thống trong tính giá, cụ thể là phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, chưa có đơn vị nào đang áp dụng phương pháp hiện đại. Việc sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất là hoàn toàn phù hợp với đặc thù sản xuất của các DN. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp xác định chi phí hiện đại nhằm hạn chế những tồn tại của phương pháp xác định chi phí truyền thống tại nhóm các DN này chưa được thực hiện.

Để làm rõ hơn về thực trạng áp dụng phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhóm các DN này, tác giả đã thu thập thông tin về 4 nội dung căn bản sau: (1) về tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất, (2) về tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm, (3) về báo cáo chi phí sản xuất, (4) về phương pháp tập hợp chi phí ngoài sản xuất và tính giá thành toàn bộ, và (5) về việc sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí trong quản trị.

Về tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất

Trên cơ sở chi phí phát sinh, đối tượng xác định chi phí đã được xác lập, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng đối tượng chi phí có liên quan. Theo đó, thông thường, những khoản chi phí phát sinh liên quan trực tiếp tới từng đối tượng sẽ tập hợp riêng cho từng đối tượng đó (chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp), những khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng (chi phí SXC) sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Để tập hợp chi phí, kế toán sử dụng các tài khoản kế toán được mở chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất của DN. Nguyên tắc chung của việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán trong DN là tài khoản được chi tiết theo cấp, thông thường tài khoản chi tiết đến cấp 2 chủ yếu phục vụ mục đích kế toán tài chính. Để phục vụ yêu cầu của kế toán quản trị, tài khoản kế toán sẽ được mở chi tiết hơn nữa (cấp 3, cấp 4, cấp 5…) để theo dõi chi tiết đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý và phục vụ mục đích kế toán quản trị của từng DN. Cụ thể:

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí