Để Quản Lý, Tổ Chức Tôi Những Hoạt Động Xã Hội Của Đoàn - Hội Cần Phải Chỉ Đạo Thực Hiện

một người chỉ huy năng động (thứ bậc 4), Người lãnh đạo phải thân thiện, gần gũi, công bằng và không chạy theo thành tích (thứ bậc 5),

- Những ý kiến nhận định về khả năng tổ chức, quản lý và điều hành công việc của những người lãnh đạo được đánh giá ở thứ bậc thấp hơn: Đặt đúng người đúng việc (thứ bậc 6), sắp xếp theo đội hình chuyên môn từng nhóm (thứ bậc 7), Cán bộ Đoàn phải năng động, nhiệt tình và biết lắng nghe (thứ bậc 8), Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng (thứ bậc 9).

- Những đánh giá liên quan đến ý thức, tinh thần tự nguyện của sinh viên khi tham gia công tác xã hội đực đánh giá ở thứ bậc thấp: Tinh thần tự nguyện của SV (thứ bậc 10), Làm sao để sinh viên ý thức được nhiệm vụ và tự chuẩn bị (thứ bậc 11), Phát huy khả năng, tinh thần sáng tạo của người tham gia (thứ bậc 12), Tránh lãng phí việc cho những người không biết làm (thứ bậc 13), Tránh lãng phí người cho những việc không cần làm (thứ bậc 14), Đúng phong cách cinh viên sư phạm (thứ bậc 15).

Với những thông tin như đã phân tích ở trên, ta có thế thấy rõ ràng rằng vị trí, vai trò của người tổ chức lãnh đạo hay cán bộ Đoàn-Hội trong công tác tổ chức, quản lý và tập hợp lực lượng là rất quan trọng. Sinh viên tham gia công tác xã hội cần những "người chỉ huy năng động", "có kinh nghiệm" và quan trọng là "thân thiện, gần gũi, công bằng và không chạy theo thành tích" để họ có đủ tự tin cũng như nhiệt huyết, lòng nhiệt thành tham gia, cống hiến cho xã hội.

Việc tổ chức lực lượng cần phải tính toán sao cho thật hợp lý và khoa học nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất. Công việc cần phải "đặt đúng người", phải đi vào chiều sâu hơn "theo đội hình chuyên môn từng nhóm" và phải có "phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng" thì công việc mới đạt hiệu quả như ý.

Tuy là những đánh giá ở thứ bậc thấp nhưng phải nhìn nhận rằng chúng đã đặt ra cho chúng ta những vấn đề lớn cần phải suy nghĩ. Đó là cần phải làm sao để tố chức, quản lực lượng "đúng phong cách sinh viên Sư phạm" mà không lẫn với những đội hình khác. Chính nội dung này đặt cho những người thiết kế hoạt động phải suy nghĩ về giáo dục ý thức ngành nghề như một mục tiêu cần quan tâm.Và quan trọng hơn nữa là phải phát huy được tối đa tinh thần "tình nguyện" của sinh viên khi họ tham gia công tác.

Bảng 12. Để quản lý, tổ chức tôi những hoạt động xã hội của Đoàn - Hội cần phải chỉ đạo thực hiện


STT

Nội dung

Tẩn số

Thứ bậc

1

Chỉ đạo chặt chẽ, hợp lý, kịp thời, sâu sát

196

1

2

Giải thích cho đối tượng ở điạ phương hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của công tác

89

8

3

Hiểu, thông suốt kế hoạch hoạt động

90

7

4

Không để ảnh hưởng đến việc học

92

5

5

Không lãng phí tiền của và thời gian

83

11

6

Nhất quán trong tổ chức và thực hiện

80

12

7

Tổ chức thường xuyên và rải đều cả năm

63

14


8

sv cần được nắm rõ nội dung, yêu cầu trước khi vào việc


73


13

9

Phổ biến các mô hình hoạt động sâu rộng trong sinh viên

85

9

10

Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng tham gia với lực lượng chỉ huy

85

10

11

Tập huấn,tuyên truyền thật kỹ để sinh viên nắm rõ trước khi tham gia hoạt động

91

6

12

Cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương

105

4

13

Liên kết chặt chẽ với địa phương

114

3

14

Phối hợp chặt chẽ giữa sinh viên với thanh

133

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bảng 12 cung cấp những thông tin về tầm quan trọng của công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tổ chức công tác xã hội của Đoàn - Hội như sau:

- Có nhiều ý kiến đồng ý nhất là những đánh giá về mức độ, tính chất của công tác chỉ đạo và sự phối hợp của cấp quản lý với các địa phương nơi đang triển khai công tác: Chỉ đạo chặt chẽ, hợp lý, kịp thời, sâu sát (thứ bậc 1), Phối hợp chặt chẽ giữa sv với thanh niên địa phương (thứ bậc 2), Liên kết chặt chẽ với địa phương (thứ bậc 3), cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương (thứ bậc 4).

- Với số ý kiến đồng tình không kém ở thứ bậc thấp hơn là những ý kiến cho rằng tham gia hoạt động Đoàn - Hội không được để ảnh hưởng tới việc học và phải hiểu rõ mình sẽ, đang làm gì, cho ai; Không để ảnh hưởng đến việc học (thứ bậc 5), Tập huấn,tuyên

truyền thật kỹ để sv nắm rõ trước khi tham gia hoạt động (thứ bậc 6), Hiểu, thông suốt kế hoạch hoạt động (thứ bậc 7), Giải thích cho đối tượng ở điạ phương hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của công tác (thứ bậc 8), Phổ biến các mô hình hoạt động sâu rộng trong sinh viên (thứ bậc 9).

- Ở thứ bậc thấp là những ý kiến đồng tình về việc phân bổ hoạt động, sử dụng kinh phí cho cho hợp lý, khoa học và tiết kiệm: Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng tham gia với lực lượng chỉ huy (thứ bậc 10), Không lãng phi tiền của và thời gian (thứ bậc 11), Nhất quán ương tổ chức và thực hiện (thứ bậc 12), sv cần được nắm rõ nội dung , yêu cầu trước khi vào việc (thứ bậc 13), Tổ chức thường xuyên và rải đều cả năm (thứ bậc 14).

Như vậy hoạt động Đoàn - Hội muốn triển khai thực hiện được thành công tốt đẹp cần có những nhân tố chỉ đạo "chặt chẽ, hợp lý, kịp thời, sâu sát" để định hướng cho hoạt động theo đúng mục đích mang tính giáo dục cao là xây dựng lý tưởng chính trị cao đẹp cho thanh niên. Công tác chỉ đạo thực hiện tốt sẽ trở thành chiếc cầu nối giữa cơ quan quản lý và địa phương để hỗ trợ thật tốt cho công tác.

Nhiệm vụ chính trị chính của sinh viên là học tập thật tốt vì vậy không nằm ngoài dự kiến nhận định "không để ảnh hưởng đến việc học" vẫn nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình với tần số khá cao. Điều này cho thấy ý thức của sinh viên đối với nhiệm vụ học tập của bản thân mình là rất tốt. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải hiểu rõ được rằng họ tham gia công tác vì mục tiêu gì, hình thức hoạt động là như thế nào "Hiểu, thông suốt kế hoạch hoạt động", "Phổ biến các mô hình hoạt động sâu rộng trong sinh viên" để họ chuẩn bị về tâm thế cũng như về kỹ năng cho bản thân trước khi tham gia hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc tổ chức hoạt động Đoàn-Hội được sinh viên đánh giá cần phải làm sao để thực hiện "không lãng phí tiền của và thời gian" cho thấy ý thức xây dựng của sinh viên đối với xã hội đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Họ quan tâm đến vấn đề lãng phí, dù là trong công tác xã hội vì họ biết và không muốn ngân sách nhà nước hay tiền bạc và công sức của họ dùng cho những hoạt động không thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, xã hội. Việc tổ chức chỉ đạo triển khai các hoạt động cần phải thực hiện rõ ràng hơn nữa về công tác tuyên truyền cũng như điều tiết mật độ trong quỹ thời gian sao cho hợp lý.

Bảng 13. Để quản lý, tổ chức tốt những hoạt động xã hội của Đoàn - Hội cần phải kiểm tra đánh giá


STT

Nội dung

Tần số

Thứ bậc

1

Đảm bảo đúng kế hoạch và có kiểm tra

174

1

2

Cán bộ Đoàn - Hội phải đi sâu sát với phong trào

131

4

3

Nghiêm khắc, có yêu cầu cao đối với cá nhân, tập thể

132

3

4

Không đề cao thành tích

105

6

5

Có biện pháp đánh giá khách quan

115

5

6

Khen thưởng kỷ luật phân minh

166

2

Công tác kiểm tra, đánh giá có nhiều ảnh hưởng đến việc quản lý, tổ chức tốt các hoạt động xã hội của Đoàn-Hội, kết quả tổng hợp ở Bảng 13 cung cấp cho ta một cái nhìn khái quát như sau:

- Có nhiều ý kiến đồng tình với nhận định về việc thực hiện đúng kế hoạch và có kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật phân minh: Đảm bảo đúng kế hoạch và có kiểm tra (thứ bậc 1), Khen thưởng kỷ luật phân minh (thứ bậc 2), Nghiêm khắc, có yêu cầu cao đối với cá nhân, tập thể (thứ bậc 3)

- Ở thứ bậc thấp hơn là những ý kiến cho rằng cán bộ Đoàn - Hội cần sâu sát với phong trào để có cái nhìn, biện pháp đánh giá khách quan, không chạy theo thành tích: cán bộ Đoàn - Hội phải đi sâu sát với phong trào (thứ bậc 4), Có biện pháp đánh giá khách quan (thứ bậc 5), Không đề cao thành tích (thứ bậc 6).

Phân tích như trên cho thấy công tác kiểm tra đánh giá trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động xã hội của Đoàn-Hội là rất quan trọng, cần phải được thực hiên thường xuyên và làm thật hiệu quả, "Khen thưởng kỷ luật phân minh", có như vậy mới động viên kịp thời các nhân tố tích cực cho phong trào cũng như ngăn chặn các hành vi tiêu cực không để chúng ảnh hưởng đến mục đích tốt đẹp của phong trào Đoàn-Hội.

Một yêu cầu nữa cũng không thể thiếu được khi thực hiện kiểm tra đánh giá đó là tính khách quan của biện pháp thực hiện kiểm tra đánh giá "Có biện pháp đánh giá khách quan" làm sao cho kết quả đánh giá thật sự là phản ánh đúng hiệu quả công việc mà sinh viên thực hiện được và nhất là "không đề cao thành tích".

Tóm lại, qua các phân tích ở phần này ta có thể kết luận như sau:


- Đại đa số sinh viên nhận thức đúng về mục đích cũng như sự cần thiết tổ chức công tác xã hội cho sinh viên, đồng thời thừa nhận vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội trong công tác này. Hầu hết các ý kiến đồng ý với các yếu tố khảo sát, không có sự khác biệt trong nhận thức về mục tiêu công tác xã hội. Trong đánh giá chung, có thể hiện mức độ đánh giá khác nhau ở yếu tố về tổ chức triển khai hoạt động giữa sinh viên về mặt giới tính, ngành học cũng như ở các khối lớp. Mức độ ảnh hưởng của công tác xã hội đến sinh viên có khác nhau đối với sinh viên có thời gian học tập tại trường khác nhau.

- Sinh viên có nhu cầu rất đa dạng, họ tham gia công tác xã hội vì nhiều lý do, nhìn chung là tích cực. Động lực chính rất đặc trưng thanh niên là muốn được hòa nhập trong tập thể để khám phá và thể hiện mình, được thử sức, cống hiến bằng những việc làm thiết thực để rèn luyện và trưởng thành. Nhu cầu ấy thực sự chính đáng mà sinh viên đã tự khẳng định.

- Sinh viên sư phạm vẫn gắn bó với những hoạt động công tác xã hội mang tính đặc thù ngành nghề có tính chất chiều sâu hơn là các phong trào bề nổi. Đây là một đặc điểm mang tính định hướng cho công tác tổ chức về mặt mục tiêu cũng như phương pháp.

- Những đóng góp của sinh viên cho công tác quản lý, tổ chức công tác xã hội của trường qua phiếu khảo sát là hết sức thiết thực. Yêu cầu phù hợp được đặt lên hàng đầu trong nhiệm vụ hoạch định công tác. Bên cạnh đó là đáp ứng nhu cầu theo đặc điểm tâm lý, lứa tuổi thanh niên của sinh viên là thích cái mới, tự khẳng định trong môi trường khó khăn, xa xôi. Song họ cũng xác định rõ nhiệm vụ chính trị của mình là phải học tập tốt. Do vậy nếu tổ chức Đoàn - Hội biết kết hợp hài hòa các hoạt động vừa khuyến khích sinh viên tham gia công tác xã hội cũng như các phong trào khác, vừa hỗ trợ cho nhiệm vụ học tập của sinh viên thì sẽ góp phần hiệu quả cho quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường.

Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả xin trình bày một vài phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tổ chức công tác xã hội cho sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌


Từ góc độ khoa học quản lý, có thể nói Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Sinh viên Việt Nam là các hệ thống có tính tổ chức do vậy chúng có chức năng quản lý nhằm bảo vệ và duy trì cơ cấu xác định của tổ chức, chế độ thực hiện các chương trình và mục đích đã được xây dựng trên ý chí của tập thể bởi tập thể Ban Chấp hành đoàn thể ở các cấp với tư cách là chủ thể của hoạt động quản lý. Mô hình hoạt động quản lý hiện nay như sau [17-15]:


Ban Chấp hành Đoàn Hội có chức năng điều hành tức thiết lập duy trì nâng 1


Ban Chấp hành Đoàn - Hội có chức năng điều hành, tức thiết lập, duy trì nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động của tập thể với nhiệm vụ cụ thể là dự báo lập kế hoạch, ra và nhận quyết định, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, đội nhóm.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội được nghiên cứu ở các chương trước, tác giả tổng hợp và đề xuất một số phương pháp để đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có thể vận dụng nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả việc tổ chức công tác xã hội cho sinh viên.

3.1. Xây dựng kế hoạch:‌


Việc xây dựng kế hoạch chính xác, phù hợp là nội dung được đánh giá ở thứ bậc cao qua khảo sát. Đây là tiến trình tiên liệu những mục tiêu và vạch ra kế hoạch để đạt được những mục tiêu ấy. Muốn thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, cần phải qua các bước sau:

3.1.1. Xác định mục tiêu‌


Mục tiêu chính là nơi đếru là mục đích nhắm tới trong việc tổ chức công tác xã hội cho sinh viên. Cán bộ Đoàn - Hội cần phân biệt mục tiêu tổng quát, dài hạn với mục tiêu cụ thể, ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn được thể hiện trong phương hướng hoạt động của một nhiệm kỳ công tác, một giai đoạn gắn với nhiệm vụ của tổ chức, yêu cầu xã hội của cấp thành phố hay trung ương như: "Xây dựng 1000 phòng học", "thực hiện xóa mù chữ theo kế hoạch năm năm", "phổ cập trung học cơ sở cho thanh niên công nhân" ....Đối với cấp trường, cấp khoa, hầu hết mục tiêu là ngắn hạn, giải quyết những việc trước mất trong thời điểm cụ thể hoặc thực hiện một phần nhỏ trong mục tiêu công tác của cấp trên.

Đề ra mục tiêu và quản lý theo mục tiêu là một cách tiếp cận hệ thống để cải tiến hoạt động nhằm đạt hiệu quả và kết quả cao hơn.


Do vậy khi xác định mục tiêu công tác cán bộ Đoàn Hội không nên nêu mục 2


Do vậy khi xác định mục tiêu công tác, cán bộ Đoàn - Hội không nên nêu mục tiêu chung chung, mơ hồ mà cần phải cụ thể gắn với hành vi để có thể quan sát, đo lường được, nghĩa là nó cần phải hiện thực hoặc có giá trị hoặc ý nghĩa đích thực. Ví dụ qua khảo sát địa bàn , xác định mục tiêu phải xóa mù chứ xong cho bao nhiêu người, cần huy động mấy suất học bổng...

Trong phần này việc xác định đối tượng mà công tác xã hội hướng đến cần đặt ra cụ thể. Nên quan tâm ngay đến những đối tượng gần gũi như sinh viên nghèo, sinh viên gặp khó khăn, hoạn nạn trong lớp, trong trường thì tính thuyết phục của hoạt động càng hiệu quả hơn.

3.1.2. Xem xét nhu cầu, khả năng thực hiện‌


Sau khi xác định mục tiêu, cần xem xét khả năng của đơn vị về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như lực lượng tham gia.

- Đối với từng loại hình công tác xã hội cần.đánh giá sức thu hút sinh viên đến với hoạt động, thời điểm tổ chức có phù hợp với lịch học tập, sinh hoạt của sinh viên hay không; năng lực, thái độ và cảm nghĩ của sinh viên như thế nào.

- Nguồn kinh phí cho hoạt động có thể từ kinh phí hỗ trợ của nhà trường, vận động tài trợ từ các tổ chức cá nhân bên ngoài hay do sinh viên đóng góp. Phải biết phân tích phán đoán khả năng tài chính để lên kế hoạch vận động các nguồn lực hỗ trợ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, khả năng phát hiện và vận dụng các nguồn lực xã hội khác về tổ chức, thiết chế; chế độ, chủ trương, chính sách; các chương trình phát triển; phong tục tập quán; quan hệ xã hội...sẽ giúp rất nhiều cho việc lập kế hoạch.

- Các cơ sở vật chất và phương tiện để phục vụ cho hoạt động do ai cung cấp, nên tận dụng phát huy tối đa nguồn lực từ địa bàn công tác để tiện lợi và tránh lãng phí.

- Ngoài lực lượng sinh viên, khả năng phối hợp của các lực lượng khác và đối tượng của công tác xã hội cũng cần xem xét đến.

Sự chuẩn bị này hết sức cần thiết, nếu các vấn đề đặt ra được trả lời một cách căn bản thì có thể tiến hành lập các phương án thực hiện.

3.1.3. Lập các phương án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu:‌


Khi mục tiêu và khả năng thực hiện được nghiên cứu và xác lập, đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội cần xem xét các phương thức thực hiện khác nhau, cần có sự thảo luận để phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân đóng góp cho tập thể để xây dựng những phương án.

Trên cơ sở đó, phải phân tích kỹ lưỡng tính ưu việt của từng phương án mà cân nhắc chọn lựa phương án tốt nhất. Trong khâu này tính sáng tạo và tinh thần tập thể trong Ban Chấp hành là rất quan trọng, đồng thời cũng cần tham khảo ý kiến rộng rãi trong sinh viên nếu có điều kiện.

Chẳng hạn với việc xác định mục tiêu đưa phong trào thanh niên tình nguyện "Mùa Hè Xanh" mở rộng về vùng xa thì việc xem xét khả năng thực hiện là rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều vấn đề như kinh phí, phương tiện, con người, thời gian... mới có thể hình thành phương án tổ chức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023