Mục Tiêu Của Chương Trình Tín Dụng Học Sinh Sinh Viên Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Đến Năm 2020

quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước.

Thứ năm, về môi trường tự nhiên: Trong những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng diễn biến khó lường, tình trạng ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố, lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất làm giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp. Nhiều gia đình bị mất toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn, rơi vào cảnh khó khăn không còn khả năng trả nợ dẫn đến nguy cơ thất thoát nguồn vốn của ngân hàng.

Tóm tắt chương II

Trong chương II, luận văn giới thiệu cụ thể về CSTD đối với HSSV ở nước ta, về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và nội dung cụ thể của chính sách như phạm vi áp dụng, đối tượng, phương thức, đơn vị thực hiện … Theo đó, NHCSXH được giao nhiệm vụ thực hiện cho vay đối với HSSV.

Để hiểu rõ thêm về quá trình triển khai thực hiện chính sách, Luận văn đã giới thiệu tổng quan NHCSXH như quá trình thành lập và phát triển, cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, tình hình hoạt động của NHCSXH giai đoạn 2013– 2016 và tiếp tục trình bày chi tiết về thực trạng triển khai CSTD đối với HSSV tại NHCSXH.

Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam như: quá trình triển khai thực hiện cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn; chính sách và thủ tục qui trình cho vay; qui mô tín dụng; số lượng khách hàng; nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV.

Đồng thời luận văn đã đánh giá hiệu quả triển khai CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam về những kết quả đạt được, những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Đây chính là cơ sở để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này cần có nỗ lực cả từ phía NHCSXH và sự phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIVIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


3.1. Định hướng chung

Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - 11

3.1.1. Định hướng phát triển

Cùng với mục tiêu phát triển của đất nước, mục tiêu của CSTD đối với HSSV là không để một học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì thiếu tiền đi học. Đó cũng là quá trình tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài tương lai để xây dựng tương lai đất nước.

Để thực hiện được mục tiêu trên, yếu tố cơ bản đặt lên hàng đầu đối với chính sách nói chung và NHCSXH nói riêng là phải có nguồn vốn đủ lớn và ổn định, mạng lưới giao dịch rộng khắp cùng với đó là một hệ thống công nghệ thông tin phát triển và một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn.

Một số nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH khi thực hiện CSTD đối với HSSV năm 2015 đến năm 2020 như sau:

- Tập trung huy động, khai thác các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc trả lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư cho vay HSSV nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tư quay vòng vốn.

- Bảo đảm 100% vốn CSTD của Chính phủ đến được với HSSV nói riêng và các đối tượng chính sách xã hội nói chung;

- Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính;

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, củng cố và hoàn thiện phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV, Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại các xã;

- Có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho NHCSXH, nhất là hệ thống tin học, thay thế quy trình công nghệ thủ công, năng suất lao động thấp để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và

điều hành tác nghiệp của NHCSXH. Tiếp tục cải cách thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham ô, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.

Để thực hiện theo định hướng trên, trong quá trình triển khai thực hiện NHCSXH sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

a) Thuận lợi

- Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo là không thay đổi và được đầu tư ngày một mạnh hơn.

- Đảng bộ và chính quyền các cấp, cộng đồng dân tộc tin tưởng, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho NHCSXH hoạt động.

- Sau hơn 10 năm hoạt động, hệ thống NHCSXH đã trưởng thành cơ bản về cơ sở vật chất, mạng lưới, năng lực điều hành và đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống.

b) Khó khăn

- Việc thực hiện tiêu chí mới về phân loại hộ nghèo, dôi dư lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn và chủ trương triển khai kênh tín dụng ưu đãi tại các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn là cơ hội cho NHCSXH mở rộng khối tín dụng nhưng lại nảy sinh thách thức lớn về tập trung và huy động nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của các đối tượng thụ hưởng, cung và cầu về vốn luôn mất cân đối.

- Những tồn tại yếu kém về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ và những việc chưa triển khai được theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong hơn 10 năm qua cũng là những thách thức to lớn trên bước đường đi tiếp.

3.1.2. Mục tiêu của Chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020

- Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình CSTD mà Chính phủ giao, NHCSXH sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, phối hợp tốt với các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng HSSV.

- Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về việc tạo lập nguồn vốn của Chương trình tín dụng HSSV đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho vay giai đoạn năm 2015 – 2020 dự kiến tổng nguồn vốn chương trình khoảng 46.000 -

50.000 tỷ đồng.

- Tập trung huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV, phấn đấu “ đảm bảo cho các sinh viên không phải bỏ học vì lý do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu”.

- Thu hồi và xử lý tốt nợ đến hạn bổ sung nguồn vốn cho vay quay vòng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn hàng năm của HSSV.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa chương trình, tổ chức giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách theo quy định.

- Thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách

3.2.1.1.Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay đối với Học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội

Đối với nguồn vốn NSNN

Chính phủ cần có giải pháp tăng vốn điều lệ cho hệ thống NHCSXH, đặc biệt là tăng thêm vốn cho việc thực hiện chương trình tín dụng HSSV, đưa nguồn vốn NSNN trung ương, địa phương chiếm tỷ trọng ít nhất là 60% trong tổng nguồn vốn của NHCSXH. Từ đó tạo nền tảng tài chính bền vững cho hoạt động tín dụng đối với chương trình tín dụng HSSV.

Trên cơ sở định hướng hoạt động của NHCSXH từ nay đến năm 2020, NHCSXH cần dự kiến năm 2017 và các năm sau dư nợ sẽ duy trì ở mức khoảng 39.000 – 40.000 tỷ đồng trở lên, nguồn vốn thu hồi nợ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn phát sinh trong năm.

Để đạt được mức tăng trưởng nguồn vốn chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn như đã nêu, Chính phủ ưu tiên cho NHCSXH nhận vốn từ NSNN (vốn nhận từ chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo

- PRSC 10) là 1.035 tỷ đồng. Nhà nước cần bổ sung vốn điều lệ hàng năm cho NHCSXH tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 1.000 tỷ đồng. Tận dụng sự ủng hộ, quan tâm của Chính phủ, NHCSXH tiếp tục huy động vốn từ kênh phát hành Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khoảng từ 1.000 –

2.000 tỷ đồng.

Đối với các nguồn vốn huy động

Nguồn vốn dùng để cho vay HSSV còn rất thấp. Để đáp ứng đủ số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đủ điều kiện vay vốn thì nguồn vốn đó còn thiếu rất nhiều. Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững, NHCSXH cần xây dựng chiến lược huy động vốn trung và dài hạn theo định hướng dưới đây:

- Chủ động, độc lập tạo lập nguồn vốn để thay thế dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn 2% đi vay và nhận tiền gửi từ các NHTM. Theo lịch trình của Chính phủ từ năm 2008 một số NHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa do đó nguồn vốn này sẽ thay đổi.

- NHCSXH cần tập trung vào các nguồn vốn không lãi như: tiền gửi tự nguyện không lấy lãi, vốn cho, tặng, hoặc nguồn có lãi suất thấp như: tiền tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm của cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán của khách hàng, nguồn ODA theo chương trình, dự án. NHCSXH cần tập trung vào một số giải pháp sau:

+ Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, Đoàn thể, các Bộ ngành tại Trung ương và các cấp ủy chính quyền tại địa phương, hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội trong đó có đối tượng là HSSV, phải được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể mặt trận, các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

+ Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu này, NHCSXH cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, cùng các cấp ủy, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương phát động, vận động tạo phong trào sâu rộng, thường xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp nhằm thực hiện cho vay tới các đối tượng là HSSV tại địa phương.

+ Đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn thông qua các hình thức: tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ. Đây là tiền tiết kiệm thuộc sở hữu của người tiết kiệm, được gửi vào NHCSXH, được trả lãi suất không kỳ hạn và được rút ra khi người gửi có nhu cầu.

+ NHCSXH cần mở rộng và đa dạng hóa mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước. Để có thể tiếp cận và xúc tiến việc vận động, tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngoài thì một trong các điều kiện quan trọng là phải làm tốt công tác quảng bá hình ảnh NHCSXH, mở rộng đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Các biện pháp có thể áp dụng với mục tiêu trên gồm: giới thiệu hình ảnh của NHCSXH thông qua các hình thức và phương tiện như bản tin về hoạt động của NHCSXH định kỳ, tham gia các hội thảo, hội nghị về hoạt động ngân hàng khóa tập ngắn ngày trong và ngoài nước. Tham gia và hoạt động tích cực trong các hiệp hội về ngân hàng trong và ngoài nước như: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương…

- Xây dựng một cơ chế huy động vốn trong toàn hệ thống để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí huy động, mức độ biến động và khả năng đáp ứng kịp thời của mỗi nguồn vốn.

- Huy động vốn theo lãi suất thị trường phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù lãi suất. NHCSXH cần chuyển hướng huy động vốn sang hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, huy động nguồn vốn ODA, nhận tiền gửi kiều hối và mở rộng các dịch vụ như: tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán bảo hiểm...

- Nhưng năm tới, cần tăng cường chỉ đạo mở rộng dịch vụ tiền gửi thanh toán đến hộ gia đình, dịch vụ bảo hiểm, tiết kiệm … củng cố huy động tiền gửi các Tổ TK&VV, huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

3.2.1.2. Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động để đáp ứng tốt nhất cho các đối tượng chính sách xã hội trong đó có Học sinh sinh viên

Mặc dù Chính phủ đã rất quan tâm tạo lập nguồn vốn để đáp ứng mức tăng trưởng bình quân hàng năm, nhưng nhu cầu vay vốn của HSSV hàng năm vẫn rất lớn trong đó có cả hộ gia đình không thuộc đối tượng thụ hưởng theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg (hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn đột xuất) và những hộ này rất khó khăn nếu không được tiếp cận nguồn vốn CSTD này, đặc biệt là những hộ gia đình có từ 02 con đi học. Theo số liệu thống kê đến thời điểm hiện nay toàn quốc có 218.780 hộ gia đình có từ 02 con đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề với tổng số 473.707 HSSV.

Qua nghiên cứu về thu nhập và chi phí thực tế hiện nay tại nước ta có khoảng 70% dân số có mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/ năm, tương đương 800 ngàn đồng/người/tháng. Trong khi đó, tổng mức chi phí bình quân cho 1 HSSV học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hiện nay ít nhất là 2,5 triệu đồng/tháng.

- Cần áp dụng lãi suất tiệm cận với lãi suất thị trường, mức lãi suất mà đối tượng thụ hưởng các chương trình CSTD tại NHCSXH, không thuộc hộ nghèo nhằm giảm thiểu cấp bù lãi suất từ NSNN. Đối tượng hộ gia đình không thuộc đối tượng được thụ hưởng theo quy định tại Quyết định số

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 12/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí