Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 12

31. Nguyễn Hữu Thân. Quản trị nhân sự, NXB Giáo dục, 1995

32. Lý Minh Tiên (chủ biên), Đoàn Văn Điều, Trần Thị Thu Mai, Võ Văn Nam, Đỗ Hạnh Nga. Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, NXB Giáo dục, 2004.

33. Trần Như Tiến. Giáo dục giá trị nghề nghiệp kỹ thuật quần sự cho học viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Vin - Hem Pich: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

34. Văn Tùng. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn, NXB Thanh niên, 2002.

35. Văn Tùng. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, NXB Thanh niên, 1999.

36. Nguyễn Văn Tuyên. Công tác xã hội - Sức mạnh tổng hợp của những tấm lòng nhân ái, Công trình dự thi giải thưởng Sinh viên NCKH, năm học 2000-2001.

37. Nguyễn Thế Truật. Sổ tay công tác Đoàn, Đội - Chương trình hoạt động đến năm 2007, NXB Trẻ, 2003.

38. Ban Khoa giáo Trung ương. Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới: chủ trương, thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, 2002.

39. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, 2003.

40. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường Đại học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

41. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban phong trào. Đổi mới công tác Đoàn và Thanh niên trong phong trào Tuổi trẻ giữ nước, NXB Thanh niên, 1997.

42. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Cẩm nang rèn luyện Đoàn viên, NXB Trẻ 2002.

Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 12

43. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 6, 1996.

44. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 7, 2001.

45. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên đề, Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 7, 2001.

46. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo, Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 7, 2001.

47. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu Tọa đàm Công tác xã hội thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, 2003.

48. Đoàn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào sinh viên, các năm học : 1999-2000, 2000-2001, 2001- 2002, 2002-2003.

49. Đoàn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo thành tích đề nghị Bằng khen của thủ tướng Chính phủ về phong trào thanh niên tĩnh nguyện thời kỳ đối mới, 2004.

50. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Thanh niên Trường học.

Sổ tay cán bộ Đoàn trong Trường học, NXB Thanh niên, 2000.

51. Hội Sinh viên Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc Lần thứ VI, NXB Thanh niên, 1999.

52. Quốc hội. Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc Gia, 1998.

53. Tạp chí Xã hội học. Số chuyên đề Công tác xã Hội, số 1.1993.

54. Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Ban Đại học Chuyên Nghiệp. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào sinh viên, các năm học: 1999-2000, 2000-2001, 2001- 2002, 2002-2003.

55. Thông tin Khoa học Giáo dục. Số đặc biệt giới thiệu về Phát triển công đồng, số 36/1993.

56. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, NXB Thanh niên, 1997.

57. Trung tâm Xã hội học - Tin học, Trung tâm Thông tin Tư liệu. Một số vấn đề trong phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Tài liệu tham khảo, Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội 1993.

58. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đề án xây dựng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm, 2002.

59. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Tình hình giáo dục chung giai đoạn 1998-2004, 2004.

60. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin sinh viên, Bản tin Mùa Hè Xanh, 2004.

PHỤ LỤC‌


Dưới đây là những bài viết trên Thông tin Sinh viên Mùa Hè Xanh 2004 về nhận định của các đồng chí cán bộ quản lý có trách nhiệm trong công tác thanh niên của Trường và của người dân về mục đích, ý nghĩa, công tác tể chức cũng như kết quả thực tế về một trong những hoạt động công tác xã hội của sinh viên:

1. Trao đổi với đồng chí Bạch Văn Hợp (Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh):

"Đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm cao, an toàn, kỉ luật, thiết thực, sáng tạo". Đó là phương châm hành động của chiến sĩ tình nguyện Mùa Hè Xanh năm 2004 của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trao đổi với Thông tin Sinh viên (TTSV) xung quanh vấn đề này, thầy Bạch Văn Hợp - Bí thư Đảng ủy cho biết:

- Tôi rất quý mến và tin tưởng ở lớp trẻ. Trên cương vị công tác của mình, dù trực tiếp hay gián tiếp, tôi luôn ủng hộ những việc làm tốt có tác dụng giáo dục giúp đoàn viên, sinh viên tự rèn luyện, hoàn thiện nhân cách và trưởng thành. Phong trào "Mùa Hè Xanh" là một trong những việc làm có ý nghĩa như thế. Tôi nhớ không lầm năm nay là năm thứ ba, tôi "đi chiến dịch" cùng các bạn với tư cách là Trưởng ban chỉ đạo.

TTSV: Như vậy, Thầy đã có "thâm niên" với phong trào tình nguyện Mùa hè xanh của chúng em khá lâu, điều gì đã làm cho Thầy gắn bó với phong trào MHX như thế ạ?

Thầy Bạch Văn Hợp: Tham gia chiến dịch Mùa hè xanh cùng các bạn, tôi như thấy mình trẻ lại. Mệt nhưng mà vui, vì thấy các bạn trẻ trung, năng động và sáng tạo trong thực tiễn, làm được nhiều việc thiết thực góp phần làm đẹp cuộc đời và làm đẹp lòng người hôm nay.

TTSV: Xin Thầy cho biết nhận định của thầy về tình hình chuẩn bị chiến dịch Mùa hè xanh năm nay ở trường ta?

Thầy Bạch Văn Hợp: Chiến dịch Mùa hè xanh năm nay có những thuận lợi căn bản. Ban giám hiệu, Đảng ủy ủng hộ và tạo điều kiện tốt cả về vật chất lẫn tinh thần đề các bạn tham gia chiến dịch. Cán bộ chỉ huy chiến dịch phần lớn là những đồng chí từng trải, dày dặn kinh nghiệm "chiến trường" qua nhiều năm. Tinh thần chiến sĩ sẵn sàng ra quân với khí thế tình nguyện. Tuy nhiên, theo dõi quá trình chuẩn bị chiến dịch, tôi thấy có những khó khăn sau:

công tác chuẩn bị có phần cập rập; việc huy động chiến sĩ tham gia có khó khăn do vướng kế hoạch đào tạo chung của Trường, về kinh phí phục vụ chiến dịch, trường sẽ cố gắng đảm bảo bằng hoặc hơn năm ngoái. Các đồng chí phải làm dự trù để Ban giám hiệu duyệt. Ngoài ra, đề nghị Ban chỉ huy có kế hoạch xin tài trợ các đơn vị ở trong và ngoài trường, vấn đề quan trọng và cũng là yêu cầu của Ban chỉ đạo: phải sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, rõ ràng, minh bạch.

TTSV: Các bạn sinh viên đang rất náo nức chờ ngày xuất quân, Thầy có "nhắn gửi" gì với các bạn không ạ?

Thầy Bạch Văn Hợp: Từ nay đến ngày ra quân không còn xa. Ban chỉ huy chiến dịch cần phải xúc tiến khẩn trương hơn công tác điều tra địa hình, phối hợp với địa phương, bố trí lực lượng, chuẩn bị hậu cần... để phục vụ chiến dịch và báo cáo Ban chỉ đạo trước ngày xuất quân. Ban chỉ đạo yêu cầu chiến dịch Mùa hè xanh năm nay của các bạn phải giành được thắng lợi bằng hoặc hơn năm ngoái. Phương chấm hành động của chiến dịch năm nay là "đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm cao, an toàn, kỷ luật, thiết thực, sáng tạo". Các chiến sĩ Mùa hè xanh phải thực hiện đúng khẩu hiệu "ở dân thương - làm dân tin -đi dân nhớ"

XUÂN HƯƠNG (thực hiện)


2. Ý kiến đồng chí Phương Diễm Hương (Bí thư Đoàn trường)


Chiến dịch Mùa hè xanh là một môi trường tốt để đoàn viên - sinh viên rèn luyện phấn đấu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Đồng thời, Mùa hè xanh cũng giúp sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm ý thức về nghề nghiệp và thể hiện lòng yêu nghề của các giảo viên tương lai. Như vậy, về mặt ý nghĩa rèn luyện đoàn viên, chúng ta đã đạt được cả 2 mặt là rèn luyện về cả nhận thức và hành động. Nhiều năm tham gia chiến dịch tĩnh nguyện, ở những cương vị khác nhau, tói cho rằng tinh thần đoàn kết, "đồng tâm hiệp lực" là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự thành công.

T.T(ghi)

3. Chiến sĩ trong mắt người dân: "lòng tốt, việc tốt"


Sự nỗ lực và tinh thần tình nguyện của các chiến sĩ Mua Hè Xanh đã "ghi điểm" trong lòng người dân ở khắp các mặt trận mà họ đóng quân. Điều đó đã được thể hiện qua sự chăm sóc, động viên, giúp đỡ rất nhiệt tình và những nhận xét chân thành, mộc mạc của bà con. Thông tin Sinh viên đã ghi nhận một số ý kiến của người dân xã Phước Lộc - Nhà Bè, nơi đóng quân của sinh viên tình nguyện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chiến dịch Mùa Hè Xanh năm 2003. Bà Ngô Thị Năm, 71 tuổi, nhà ở ấp 1, người mà các chiến sĩ vẫn trìu mến gọi là Ngoại, cho biết: "Ngoại hài lòng vì các con đứa nào cũng ngoan ngoãn, chịu khó và làm được nhiều việc tốt". Còn bà Lê Thị Chung, ở ấp 4 thì thể hiện tình cảm thương yêu chiến sĩ bằng việc thăm hỏi, động viên thường xuyên, lo lắng cho chiến sĩ từ việc ăn uống, sinh hoạt đến công việc. Khi hay tin chiến sĩ về ở nhà mình, bà đã giặt mùng mền, chiếu gối, mua thêm gạo, gaz, nước mắm, bột ngọt... "phục vụ" chiến sĩ tốt hơn. Vì một lý do đặc biệt, các chiến sĩ đóng quân tại nhà bà phải chuyển đến điểm khác nhưng tình cảm bà dành cho các chiến sĩ vẫn không thay đổi. Cứ cách mấy ngày, sáng sớm tinh mơ, bà lại đến thăm các chiến sĩ. Cảm động biết bao! Má Năm - Nguyễn Thị Thương (ấp 2) bịn rịn, quyến luyến tiễn chiến sĩ về thành phố với lời nhắn: "Các con nhớ trở lại thăm má !". Nhà má tương đối khó khăn, các con má đều có vợ có chồng ra ở riêng, người thứ sáu ở cùng má thì bị dị tật, ngồi một chỗ. Má năm nay đã 69 tuổi. Lý do mà má cho các chiến sĩ ăn ở tại nhà mình là "các con đều lòng tốt, việc tốt". Anh Bùi Hòa An, Bí thư chi bộ xã cũng đánh giá cao khả năng và sự nỗ lực của chiến sĩ. Anh nói: "các chiến sĩ tình nguyện đã làm được nhiều việc tốt, góp phần cùng xã giải quyết được một số khó khăn, đặc biệt là đã tác động đến ý thức, tinh thần tình nguyện của thanh niên địa phương". Cùng làm việc, sinh hoạt chung với chiến sĩ, thanh niên địa phương đều nhận thấy sự "trưởng thành" rất nhiều của mình, cả trong suy nghĩ và hành động. Bạn Trần Minh Tuấn (84/2, ấp 2) phát biểu: "Mùa Hè Xanh năm nay có thể nói là kỷ niệm rất đẹp đối với em.. Trước khi chiến dịch diễn ra, em rất lo "không biết các anh chị có dễ thương và vui tính không?. Nhưng chỉ ngay ngày đầu tiên tiếp xúc với các anh chị, em đã cảm thấy rất mến các anh chị. Trước kia, em là một chàng trai hơi bị nhút nhát. Nhưng khi tham gia Mùa Hè Xanh, em đã học hỏi được rất nhiều kỹ năng sinh hoạt tập thể từ các anh chị. Từ ấy, em mạnh dạn hơn trong những lần sinh hoạt tập thể. Cảm ơn anh chị sinh viên Sư phạm, cảm em Chiến dịch Mùa hè xanh đã làm thay đổi một chàng trai nhút nhát ngày nào". Bạn Nguyễn Thị Thúy Trang, ấp 3

cũng có phát biểu tương tự: "Tham gia chiến dịch năm nay với anh chị Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi biết thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Qua cấc anh chị, ước mơ từ thuở ấu thơ lại trỗi dậy trong tôi. Đó là ước mơ làm giáo viên. Và tôi hy vọng rằng cánh cửa Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở rộng chào đón tôi ở tương lai. Vì bây giờ tôi rất yêu trẻ. Tôi tự tin để làm điều đó".

TRẦN THANH TRUYỀN


4. Những con số Mùa Hè Xanh:


3 : Chiến sĩ được kết nạp vào Đảng chiến sĩ VN.

6 : Chi hội thành niên công nhân các khu nhà trọ được thành lập tại địa bàn huyện Củ Chi, mặt trận TPHCM.

12 : Tủ sách thiếu nhi với hơn 12000 đầu sách tặng thiếu nhi các xã thuộc địa bàn đóng quân.

13 : Đội hình thiếu nhi được thành lập.

15 : Chiến sĩ hiến máu nhân đạo.

26 : Công trình thanh niên được thực hiện trị giá hàng chục triệu đồng.

34 : Số buổi sinh hoạt chuyên đề cho thanh niên, học viên cai nghiện được tổ chức.

35 : Thanh niên và chiến sĩ được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

75 : Suất học bổng trị giá 13.100.000 đồng tặng học sinh nghèo, vượt khó, học giỏi.

86 : Số buổi sinh hoạt thiếu nhi được tổ chức thu hút 42.000.000 lượt em tham gia.

306 : Số buổi phát thanh do các chiến sĩ thực hiện.

350 : Học viên Trường Giáo dục Đào tạo và Giải quyết Việc làm số 1 và số 6 tham gia các lớp xóa mù chữ do chiến sĩ Mùa Hè Xanh đứng lớp giảng dạy.

460 : Cây xanh được trồng.

600 : Lượt đoàn viên, thanh niên được triển khai 6 bài Lí luận chính trị.

2600 : Chiến sĩ các mặt ừận đã tham gia đắp 2600 mét đường giao thông nông thôn, sửa chữa và phát quang gần 10.000 m đường.

3500 : Số học sinh của các lớp phổ cập do các chiến sĩ Mùa Hè Xanh đứng lớp.

18.000 : Số bao cao su phòng chống HIV/AIDS, kế hoạch hóa gia đình được phát.

31.000 : Tờ bướm có nội dung tuyên truyền sức khỏe, sinh sản, phòng chống HTV/AIDS, phòng chống bệnh sốt xuất huyết phát cho người dân.

9.000.000 đồng : Trị giá quà tặng thăm các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27 -7.

225.000.000 đồng : Tổng kinh phí được huy động thực hiện chiến dịch Mùa Hè Xanh 2004.

T.T.TRUYỀN (tổng hợp)

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí