- Đề xuất khen thưởng, tuyên dương xứng đáng, đúng người, đúng việc để động viên khuyến khích người tham gia. Cán bộ Đoàn - Hội nên hết sức quan tâm đến những đặc thù của đối tượng sinh viên tham gia công tác xã hội để tham mưu những chế độ đãi ngộ cũng như khen thưởng làm cho họ gắn bó với công tác hướng đến mục tiêu tổng quát của tổ chức.
Tóm lại, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên có môi trường sinh hoạt lành mạnh, ứng dụng kỹ năng sư phạm được học, tự giáo dục và thực hành công tác giáo dục cho các đối tượng cụ thể. Trong đó các hoạt động thực hành công tác xã hội như: Ánh sáng Văn hóa hè, Mùa Hè Xanh, Ngày Thứ bảy tình nguyện, Chủ nhật Xanh, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội....đã chứng minh tính thực tiễn và hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn - Hội, cùng nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo. Sinh viên có cơ hội giao lưu học hỏi, rèn luyện phấn đấu nâng cao nhận thức của bản thân về chính trị xã hội, vun đắp lòng yêu nghề, xây dựng ý thức công dân, góp phần hoàn thiện nhân cách của những nhà giáo tương lai vừa hồng vừa chuyên.
Qua đó chúng ta thấy rằng cần phải có những giải pháp mới, những phương pháp cụ thể trang bị cho những nhà thực hành công tác xã hội "nghiệp dư" xuất thân và trưởng thành từ phong trào để nâng cao chất lượng hoạt động công tác xã hội nói riêng, công tác Đoàn và phong trào sinh viên của Trường Đại học Sư phạm nói chung.
Vấn đề chung nhất để đề xuất nội dung của các phương pháp cho hoạt động này là: công tác xã hội về cơ bản vẫn phải được thực hiện lồng ghép trong quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường như những hoạt động ngoại khóa bổ trợ. Nghĩa là các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục những nhà sư phạm tương lai.
Những phương pháp tác giả trình bày ở phần trên là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tham gia tổ chức hoạt động xã hội cho sinh viên, kết quả khảo sát trên sinh viên và nghiên cứu về lý luận, phương pháp trong khoa học giáo dục, quản lý, công tác thanh niên và công tác xã hội với tâm nguyện giúp cho đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội có thêm tài liệu hỗ trợ cho việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu, ta có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Công tác thanh niên được xem là nhiêm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phải tập hợp ngày càng đông đảo thanh niên vào các loại hình tổ chức của Đoàn - Hội. Song trong công tác tập hợp thanh niên vẫn còn có "khuyết điểm lớn là thiếu nhận thức sâu sắc để ra sức đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên. Mặt khác là do những yếu kém về công tác tổ chức, chậm đổi mới tư duy, chậm đổi mới tình hình, phương pháp đoàn kết tập hợp thanh niên một cách thích hợp"[35-80].
Có thể bạn quan tâm!
- B. Kết Quả Phân Tích Yếu Tố Phần Đánh Giá Theo Năm Học
- Để Quản Lý, Tổ Chức Tôi Những Hoạt Động Xã Hội Của Đoàn - Hội Cần Phải Chỉ Đạo Thực Hiện
- Đảm Bảo Tính Linh Hoạt, Mềm Dẻo Và Sáng Tạo Của Kế Hoạch
- Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 12
- Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
2. Sinh viên vẫn giữ vững được niềm tin và sự ưu ái của Đảng và Nhà nước khi tập hợp họ, chứng tỏ tài năng và khẳng định vai trò của mình bằng những thành tích trí tuệ tầm cỡ quốc tế và nhiều hoạt động xã hội dấn thân vì cộng đồng. Trong dó, sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có niềm tự hào là cái nôi của phong trào thanh niên tình nguyện trong cả nước.
3. Công tác xã hội không phải là một vấn đề mới, song ở nước ta chưa được đào tạo bài bản cũng như việc nghiên cứu về bộ môn khoa học này còn có những hạn chế. Cho dù có những đặc trưng riêng và có những kết quả cụ thể, công tác xã hội do Đoàn - Hội tổ chức cho sinh viên vẫn mang nặng tính phong trào, không thoát ra khỏi những hạn chế của tình hình công tác xã hội nói chung. Những đánh giá về công tác tổ chức, triển khai thực hiện qua phiếu khảo sát sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cũng chứng minh nhận định về sự chưa thật hoàn chỉnh trong công tác tổ chức từ khâu kế hoạch, thời gian, thông tin, tuyên truyền cho đến vấn đề tập huấn, bồi dưỡng.
4. Công tác xã hội của sinh viên Đại học Sư phạm gắn liền với đặc thù nghề nghiệp, được sinh viên nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia. Nội dung này chưa được đặt ra một cách trọn vẹn trong quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường. Thực tế là Đoàn
- Hội tổ chức phần lớn hoạt động một cách độc lập, chưa phối hợp thực sự tốt với các đơn vị khác trong nhà trường. Có những nguyên nhân chủ quan từ phía đội ngũ cán bộ
Đoàn - Hội, nhưng cũng có nguyên nhân khách quan do nhận thức của nhiều người chưa đúng về công tác thanh niên trong trường học cũng như thiếu sự nhìn nhận xác đáng về vai trò của tổ chức Đoàn - Hội trong nhà trường.
5. Trong nhiệm vụ đào tạo người thầy, ngoài kiến thức chuyên môn trên giảng đường, sinh viên cần "được học" nhiều nội dung khác để có thể là một nhà giáo dục khi ra trường. Do vậy bên cạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội về cơ bản phải được thực hiện lồng ghép trong quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường như những hoạt động ngoại khóa bổ trợ. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên cũng sẽ là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường.
KIẾN NGHỊ
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề, ngoài việc đúc kết kinh nghiệm đề xuất những phương pháp công tác để cán. bộ Đoàn - Hội có thể vận dụng cho hoạt động sinh viên ở phần trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Với Đảng và Nhà nước:
o Có cơ chế cho Đoàn - Hội thực hiện những chương trình dự án Quốc gia trong công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
o Xây dựng chế độ ưu đãi thực sự cho đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa.
o Quan tâm đến chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội chuyên trách ở các cấp, đặc biệt tại cơ sở.
2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
o Sớm ban hành những chế độ mới phù hợp hơn đối với đội ngũ cán bộ làm kiêm nhiệm công tác thanh niên.
o Có cơ chế tài chính từ ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho hoạt động của sinh viên trong mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường.
o Tiếp tục những giải pháp ký kết liên tịch, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc tăng cường công tác giáo dục thanh niên mà trong thời gian vừa qua đã có những dấu hiệu tích cực.
3. Với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp trên:
o Quan tâm triệt để đến công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên.
o Đổi mới chương trình, nội dung tập huấn, bổ sung thêm những kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành về công tác xã hội cho cán bộ Đoàn -Hội.
o Công tác thông tin tuyên truyền cần đẩy mạnh hơn nữa, nên triển khai kế hoạch sớm và kịp thời.
4. Với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh:
o Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã có sự quan tâm sâu sát đến công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào sinh viên của trường, song sự quan tâm ấy cần được quán triện sâu hơn nữa đến các đơn vị và các thầy cô giáo.
o Xem xét, nghiên cứu việc đưa công tác xã hội trong hè của viên như một nội dung quy định theo quy chế thực tế, thực tập sư phạm của sinh viên.
o Tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, kinh phí cho các hoạt động của sinh viên.
o Có chế độ quan tâm đến cán bộ đoàn chuyên trách cũng như kiêm nhiệm và cán bộ Đoàn, Hội là sinh viên.
5. Với Đoàn -Hội cấp trường:
o Cần có phương pháp làm việc khoa học hơn, biết tận dụng mọi nguồn lực, thời gian và phối hợp tốt với các đoàn thể, ban ngành.
o Đúc kết từ thực tiễn tham gia công tác đoàn thể nhiều năm qua, tác giả nhận thấy hầu hết lực lượng cán bộ Đoàn - Hội trong trường học đều xuất thân từ phong trào, ít được đào tạo trường lớp bài bản về nghiệp vụ công tác thanh niên cũng như phương pháp công tác xã hội. Không thể chờ đến khi bồi dưỡng đội ngũ được đầu tư đúng tầm mới hoạt động mà Đoàn - Hội phải có biện pháp tác động để cán bộ của mình có ý thức tự rèn luyện trau dồi kiến thức và kỹ năng công tác, tránh cách làm mò mẫm, đại khái, hình thức.
o Xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Đội nhóm làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ, chức năng của từng cấp và vai trò của mỗi cá nhân.
o Luôn luôn chú ý đến tính đặc thù của đơn vị trong mọi hoạt động.
6. Hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo:
Trong điều kiện còn nhiều hạn chế, vấn đề nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp là tìm hiểu về công tác xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ chí Minh và đề ra phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Do vậy đề tài hoàn toàn có thể mở rộng theo các hướng sau:
- Về phạm vi nghiên cứu:
Đề tài có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu về những hoạt động công tác xã hội và phong trào thanh niên tình nguyện của sinh viên thành phố.
- Về nội dung:
Vấn đề nghiên cứu có thể hướng sâu hơn về tác động, ảnh hưởng của công tác xã hội và các hoạt động xã hội khác đến việc định hướng giá trị nghề nghiệp giáo viên cho sinh viên các trường sư phạm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển. Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục, 1998.
2. Bùi Thế Cường. Chính sách Xã hội và Công tác Xã hội ở Việt Nam thập niên 90, NXB Khoa học Xã hội, 2002.
3. Nguyễn Thị Liên Diệp (biên soạn). Quản trị học, NXB Thống kê 1995.
4. Nguyễn Thị Doãn, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn. Học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
5. Dương Tự Đàm. Định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên trong thời kỳ Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, NXB thanh niên, 2002.
6. G.V.Oxipop (chủ biên) và nhiều tác giả. Những cơ sở nghiên cứu xã hội học, Viện Nghiên cứu Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô, NXB Tiến Bộ, Matxcơva,1988.
7. Grace Mathew. Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, Tài liệu tham khảo của Đại học Mở - Bán công, 1999. (Lê Chí An dịch).
8. Trần Hiệp (chủ biên). Tâm lý học xã hội những vấn đề lý luận, NXB Khoa học xã hội, 1996!
9. Ngô Công Hoàn. Tâm lý học xã hội trong quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
10. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Tháng. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Sinh Huy (chủ biên), Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Văn Lê. Giáo dục học đại cương, tập 1-2, Hà nội, 1995.
12. Trần Đình Huỳnh, Trịnh Quang Cảnh, Trần Minh Đoàn. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chi Minh, NXB Lao đọng, 2003
13. Kathryn Geldard, David Geldard. Công tác tham vấn trẻ em - giới thiệu thực hành, tập 1-2, Tài liệu tham khảo (lưu hành nội bộ), Đại học Mở - Bán công, 2000. (Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Lộc dịch).
14. Nguyễn Thị Bích Lại. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cá hại hình thanh niên tình nguyện trong giai đoạn hiện nay. NXB thanh niên, 2002.
15. Maria Toan 0'Neil. The General method of Social work practice, Prentice-Hall INC., Englewood Cliffs, New Jersey 07632, 1984.
16. Hồ Chí Minh. Về giáo dục và tổ chức thanh niên, NXB thanh niên, 2002.
17. Tạ Minh. Xã hội học Quản lý, NXB Thống kê, 2002.
18. Nhiều tác giả. Chung sức trẻ, NXB Trẻ, 2001.
19. Phạm Đình Nghiệp. Nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước, NXB thanh niên, 1996.
20. Phạm Đình Nghiệp, Nguyễn Thế Hùng, Lê Văn Cầu, Đinh Đức Lập, Kỹ năng nghiệp vụ công tác xây dựng Đoàn, NXB thanh niên,1996.
21. Phạm Đình Nghiệp. Tìm hiểu một số thuật ngữ về công tác thanh niên, NXB thanh niên, 1997.
22. Phạm Đình Nghiệp. Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt nam trong tình hình mới, NXB thanh niên, 2000.
23. Phạm Đình Nghiệp, Lê Văn cầu. Sổ tay Bí thư Chi đoàn, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam, Trường Cao cấp Thanh niên, NXB thanh niên, 2001.
24. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt. Giáo dục học , tập 2, NXB Giáo dục, 1998.
25. Nguyễn Thị Oanh (chủ biên). An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Giáo trình của Đại học Mở - Bán công, 1997.
26. Nguyễn Thị Oanh. Công tác Xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1998.
27. Nguyên Thị Oanh. Phát triển Cộng đồng, Giáo trình của Đại học Mở — Bán công, 2000.
28. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, bản in lần thứ năm, NXB Đà nang, 1997.
29. Lê Hồng Quản. Một số giải pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Tp. HCM, 2003.
30. Rex A. Skidmore. Quản trị ngành Công tác xã hội - Quản lý năng động và các mối tương quan năng động, Tài liệu tham khảo của Đại học Mở - Bán công, 1998. (Lê Chí An dịch)
88