hđeh pro`ng hi`n ti khua (Lưỡi dao mà muốn dày hơn sống dao trẻ nít mà muốn khôn hơn người lớn) (đk 27, tr. 61).
Vì tính chất hơn hay kém giữa TTĐ/SS và TTSS mà trong cấu trúc so sánh không thể vắng TTQHSS, tức là luôn luôn có mặt từ biểu hiện quan hệ so sánh.
iii) Quan hệ liên tưởng đối lập
Trong luật tục Êđê còn có nhiều so sánh được thể hiện bằng quan hệ liên tưởng ý nghĩa đối lập giữa TTĐ/BSS và TTSS. Mối quan hệ liên tưởng đối lập về ý nghĩa giữa TTĐ/BSS và TTSS cũng là quan hệ không có thật, có khi được thể hiện cụ thể rõ ràng, nhưng có khi khái quát hoặc trừu tượng.
Ví dụ 1: so sánh có quan hệ liên tưởng đối lập thể hiện ở hai sự việc diễn ra cụ thể mang ý nghĩa đối lập một bên là trước đây và không sót một ai và một bên là giờ đây và có người qua so sánh sau đây:
- Mô`ng knueâ n`u lac amaâo lo` maâo doâk sa coâ eâkei, sa drei mnieâ;
Araê anei hi`n le`, lo` maâo doâk he` mnuih doâk hlaêm kmông, dô`ng hlaêm hjieâ, doâk sa mnieâ sa eâkei.
(Trước đây ông ta nói đã khai hết, không sót một ai dù là đàn ông, con trai hay là đàn bà, con gái;
Thế mà giờ đây người ta còn thấy có người trong rừng, trong chòi rẫy nào đàn ông, đàn bà) (đk 58, tr. 86).
Có thể bạn quan tâm!
- Klei Laên Ho`ng Poâ Laên (Những Vi Phạm Đối Với Đất Đai Và Người Chủ Đất): Gồm 8 Điều Khoản.
- Cấu Trúc Phương Thức So Sánh Trong Văn Bản Luật Tục Êđê
- Đặc Điểm Cấu Tạo Các Thành Tố Cấu Trúc
- Phân Loại Theo Tiêu Chí Hình Thức Cấu Trúc
- Mục Đích Sử Dụng So Sánh Trong Luật Tục Êđê
- Phương Tiện Hình Ảnh Của Phương Thức So Sánh Trong Luật Tục
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
Ví dụ 2: So sánh có quan hệ liên tưởng đối lập mang ý nghĩa khái quát trừu tượng như câu văn sau:
- C~ih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ c`ih; N~u eâmoâng soh pah, đruah soh wieât, mdro`ng sah alieâk
kđi.
(Người ta là những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng (như) hạt
gạo mới giã, sáng (như) đoá hoa êpang, sáng (như) ánh sáng mặt trời;
(Còn hắn thì) (như) con cọp vồ trượt mồi, như con hoẵng hất mõm vào chỗ trống không, (như) nhà giàu bị thua kiện) (đk 17, tr. 54).
Trên đây người ta đã so sánh phẩm chất đối lập với nhau giữa hai con người. Đó là cách so sánh trừu tượng mang tính chất đối lập.
iiii) Phương tiện ngôn ngữ của TTQHSS
TTQHSS trong cấu trúc so sánh thường được thể hiện bằng các yếu tố ngôn ngữ dưới đây:
- TTQHSS là vị từ: Trong luật tục quan hệ giữa TTĐ/BSS với TTSS thường được thể hiện bằng các vị từ so sánh như: mse` (giống), si (như), mse` si (giống như), mdeâ (khác nào), jing (là), mdôr (bằng), hin, eâgao, eâbeh hi`n, (hơn), mda (kém) ...
Ví dụ: n`u mnuih jho`ng khoâng jing duah tle` piu ho`ng hlu`n araêng (hắn là kẻ hư thân mất nết, ngủ với cả nô lệ gái người ta) (đk 151, tr. 163).
- TTQHSS là phụ từ: Các phụ từ: s’ai (như nhau), s’naên (giống như vậy), maâo (không), ka (chưa), adoâk (cũng, vẫn, lại), anei (đằng này)... có thể dùng độc lập hoặc dùng kết hợp với vị từ so sánh để thể hiện quan hệ so sánh. Ví dụ: Hlang kroâ lo` mtah, Kpieâ djah lo mmih, kđi jih lo` adoâk(Tranh đã khô mà đòi tươi trở lại, rượu đã nhạt mà đòi ngọt trở lại giống như câu chuyện đã kết thúc lại đòi đặt lại) (đk 5, tr. 46).
- TTQHSS là cặp đại từ so sánh: Đó là các cặp đại từ như: du`m... du`m (bao nhiêu... bấy nhiêu), mdeâ... mdeâ (nào... ấy). Ví dụ: Tôđah mnuih djiu ruam, duam suaih, tlaih ti anueâ abaên, du`m lieâ mnông araêng, n`u lo` bi hnoâ brei du`m anaên (Nếu người bệnh rốt cuộc lành được bệnh, thoát khỏi chăn chiếu đã chi dùng để chạy chữa bao nhiêu thì hắn phải trả đầy đủ cho người ta bấy nhiêu) (đk 71, tr. 96). Hoặc: Mdeâ c`ö mdeâ bi co`ng, mdeâ mdro`ng mdeâ bi buoân (Hắn không chịu thừa nhận núi nào thì ngọn ấy, làng nào thì tù trưởng ấy) (đk 29, tr. 62).
d) Thành tố so sánh (TTSS)
Đây là thành tố làm chuẩn để so sánh, nó là điều kiện cần, bắt buộc phải có không thể không có trong một cấu trúc so sánh. Vì nếu không có thành tố này thì không thể có quan hệ so sánh diễn ra.
i) Cấu tạo của TTSS
Cấu tạo TTSS trong luật tục có thể một từ, nhưng thường là một cụm từ hay một kết cấu chủ vị... Nếu là một từ thì thường là một danh từ, nếu là cụm từ thì có thể là cụm danh từ, cụm động từ và nếu là kết cấu chủ vị thì có thể một hay hai cụm chủ vị.
- TTSS là một danh từ : N~u dla`ng si öc, möc` si asaâo(Hắn coi khinh ông ta như rác, khinh ông ta như chó) (đk 5, tr. 46).
- TTSS là một cụm danh từ : Mnuih wa`ng liö`, kga` liö`, n`u mnuih amaâo döi khö` gang (Kẻ (như) cái cuốc bén, con rựa sắc, hắn không còn ai điều khiển được nữa) (đk 35, tr. 66).
- TTSS là một cụm động từ : Rah si asa`r ha`t(Gieo như gieo hạtthuốc lá) (đk 138, tr. 153).
- TTSS có một kết cấu chủ vị: EÂkei eâmeh hui` kô kđoâng
(Thằng đàn ông (khác nào) những con tê giác sợ bẫy sập) (đk 67, tr. 92).
- TTSS có hai kết cấu chủ vị: Brö` gra`n wa`ng amaâo thaâo đa`, brö` gra`n knga`n amaâo thaâo goâ, mtoâ lac` klei amaâo thaâo göt (Cái cán niết mà không chịu để nắn thẳng, cái cán chà gạc mà không chịu đểuốn cong, (giống như) lời mẹ cha dạy bảo, hắn không chịu nghe) (đk 1, tr. 43).
- TTSS có ba kết cấu chủ vị: C~ieât gao ti trang, hlang gao timboâ, hloâ mnô`ng ti pum eâjung (Hắn như) ngọn cỏ mà muốn vươn caohơn cây lau, cọng tranh mà muốn cao hơn cây sậy, con thú rừng mà muốnvượt qua cả lùm cây êjung) (đk 6, tr. 47).
- TTSS có bốn kết cấu chủ vị: Eâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh, eâa troh bi kdaâo, asaâo amaâo mu`t gung ara`ng klö`, grö` ak
amaâo zô`ng, ara`ng wa`t mta kju đaâo(Hắn như) nước vũng có thể tátcạn, một con suối có thể nắn dòng, con chó không muốn vào bẫy người ta cóthể ẩy nó vào, một con quạ con diều hâu không chịu ăn (thịt mà người ta cúng cho) thì người ta phóng cho những mũi lao, nhát gươm) (đk 165, tr. 175).
TTSS trong cấu trúc so sánh của ngôn ngữ luật tục Êđê ít khi là một từ hay cụm từ mà thường là nhiều kết cấu chủ vị nêu lên nhiều sự việc gần giống nhau. Với cách so sánh mà TTSS nêu lên nhiều đối tượng, sự việc gần giống nhau đã làm cho việc so sánh tăng cấp về ý nghĩa, nội dung luật tục cũng được diễn đạt rõ ràng, người nghe thấy được sự so sánh diễn ra nhiều chiều, nhiều góc độ gần giống nhau, giúp người nghe hiểu sâu sắc ý nghĩa của sự so sánh và nội dung biểu đạt của ngôn ngữ luật tục.
ii) Nghĩa của TTSS
TTSS thường biểu thị nghĩa về sự vật, hành động hay thuộc tính của sự vật dùng làm chuẩn so sánh.
TTSS biểu thị thuộc tính của sự vật như: Mnuih hlang dreân`knueân` heâc(Kẻ (như) bó tranh khô, sợi lạt giòn) (đk 35, tr. 66). TTSS của so sánh trong luật tục Êđê thường biểu thị không phải bằng một mà bằng nhiều sự vật, thuộc tính, hành động khác nhau. Đối với người Êđê phải so sánh một đối tượng cùng lúc với nhiều đối tượng khác nhau thì diễn đạt mới rõ ràng, mới gây ấn tượng và hấp dẫn người nghe. TTSS càng có nhiều đối tượng, tức là so sánh càng nhiều lần thì nội dung miêu tả, giải thích trong câu càng rõ ràng, tính biểu cảm câu văn vì thế mà cũng đạt hiệu quả sâu sắc.
Trong luật tục có các trường hợp mà so sánh diễn ra nhiều lần, làm cho câu văn tăng cấp về nội dung ý nghĩa và tạo sự bất ngờ. Nếu TTSS chỉ có một đối tượng xuất hiện thì ít bất ngờ, nếu có hai hoặc hơn hai đối tượng so sánh nối tiếp với nhau, tức là cách so sánh trùng điệp sẽ làm tăng thêm sự bất ngờ khi nắm bắt nội dung ý nghĩa của toàn câu văn. Sự tăng thêm tính bất
ngờ cho câu văn cũng đồng thời có nghĩa làm tăng mức độ nhận thức ý nghĩa câu văn. Trong câu có một thành tố đưa ra so sánh có thể là đủ, nhưng lại đưa ra đến bốn lần so sánh với bốn thành tố làm chuẩn so sánh khác nhau. Thủ pháp so sánh có nhiều lần so sánh như vậy không phải là thừa, chính là muốn càng làm sáng tỏ thêm nội dung câu nói, làm cho ý nghĩa của sự phán xét càng thêm rõ ràng, người nghe mới có ấn tượng sâu sắc về câu nói. Hơn nữa, trong một cấu trúc so sánh thông thường thì TTSS đứng sau cùng và TTĐ/BSS đứng ở vị trí đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều so sánh trong luật tục Êđê thường làm ngược lại. Việc hoán vị hai thành tố này làm cho người ta thêm chú ý đến nội dung ý nghĩa của TTSS. Ví dụ: Ktraâo c`oh boh, kroh c`oheâa, mlaâo mtih pha tlo` asei, klei boh n`u duah ma` dô`ng yang hrueâ (Chim ngói tự mổ trứng của mình, chim bói cá tự nhào xuống nước,lông đùi lông chân lại đâm vào người, (như) chính anh ta đã tự gây chuyệncho mình giữa ban ngày) (đk 134, tr. 149). Ở đây người ta chú ý trước tiên đến các hành động làm chuẩn so sánh (chim ngói tự mổ trứng của mình, chim bói cá tự nhào xuống nước, lông đùi lông chân lại đâm vào người), từ đó người ta liên tưởng đến hành động tương đồng với con người (anh đã tự gây chuyện cho mình giữa ban ngày).
đ) Quan hệ và liên tưởng trong cấu trúc so sánh
i) Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc so sánh
Qua khảo sát toàn bộ các biểu hiện so sánh trong luật tục Êđê, chúng tôi nhận thấy có một số so sánh có cấu trúc đầy đủ bốn thành tố, nhưng phần nhiều là những so sánh có cấu trúc thiếu một hoặc vài thành tố. Dựa vào ngữ cảnh là điều khoản cụ thể của luật tục ta có thể khôi phục được thành tố vắng mặt ấy một cách dễ dàng cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đồng thời, vị trí của các thành tố trong cấu trúc có thể thay đổi. Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa các thành tố vẫn không thay đổi, nó được thể hiện như quan hệ so sánh trong ngôn ngữ nói chung mà nội dung phần 1.1.1. Những nội dung
liên quan đến so sánh đã trình bày chi tiết qua các trang 22,23 và 24, mà quan hệ cơ bản là: TTSS là đối tượng làm cơ sở cho sự so sánh; TTQHSS biểu thị mối quan hệ tương đồng hay khác biệt giữa TTSS và TTPDSS; TTPDSS là thuộc tính của TTĐ/BSS.
Kiểu so sánh có đủ 4 thành tố và các thành tố sắp xếp theo thứ tự thông thường từ vị trí (1) đến vị trí (4) và quan hệ giữa chúng qua ví dụ sau:
N~ujua` sijua` plin, n`ulinsilin adra`ng. (1) (2) (3) (4) (1) (2)(3) (4)
(Hắngiẫmnhưgiẫmcỏ, hắnđạpnhưđạp rơm) (đk 167, tr. 177).
(1) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4)
Hành động giẫm cỏ, đạp rơm dùng làm cơ sở để so sánh tương đồng thông qua quan hệ từ như (si) với các hành động giẫm, đạp lên người khác của chủ thể hắn, kẻ gây ra hành động.
Nếu như cấu trúc so sánh có thay đổi hoặc hoán vị giữa các thành tố thì quan hệ giữa các thành tố vẫn không đổi. Ví dụ: Joh adrung lo` hrua, ti~ tria lo` hroâ, djieâ poâ anei lo` c`ueâ ho`ng poâ ana`n (Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế (giống như) chết người này (người chị) thì phải nối người khác) (đk 97, tr. 115). Ở đây tuy có hoán vị: TTSS chuyển đến vị trí của TTĐ/BSS nhưng quan hệ vẫn diễn ra giống như quan hệ của cấu trúc so sánh thông thường : Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế là những đối tượng của TTSS làm cơ sở so sánh với sự việc chết người này (chị) thì phải nối người khác là TTĐ/BSS.
ii) Liên tưởng ý nghĩa trong cấu trúc so sánh
Liên tưởng ý nghĩa giữa các thành tố của cấu trúc so sánh trong luật tục là liên tưởng từ ý nghĩa cụ thể đến ý nghĩa khái quát, trừu tượng. Ví dụ: U~n bi eâđai amaâo n`u suai brei hruh, mnu` kc`eh amaâo n`u ktuh, maâo klei ju` jhat zuoân sang, amaâo n`u lac` brei klei (Lợn đẻ ông ta không lo lót ổ sẵn, gà nhảy ổ ông ta không lo lót ổ sẵn (giống như) có chuyện
xấu xảy ra trong làng, ông ta không lên tiếng lấy một lời) (đk 66, tr. 92). Từ những sự việc cụ thể lợn đẻ ông ta không lo lót ổ sẵn cho lợn, gà nhảy ổ ông ta không lo lót ổ sẵn cho gà làm cơ sở so sánh với sự việc mang ý nghĩa khái quát trừu tượng chuyện xấu xảy ra trong làng, ông ta không lên tiếng lấy một lời.
Để quá trình liên tưởng từ ý nghĩa cụ thể đến ý nghĩa khái quát diễn ra thuận lợi đối với người nghe, cũng như làm cho so sánh đạt hiệu quả biểu đạt, so sánh trong luật tục thường hoán vị giữa TTSS và TTĐ/BSS. Ví dụ: Du`t dui plö arieâng, mnieâ toh m’ieâng plö eâkei (Con cú vọ tìm cách lừa con cua (tựa như) mụ ta cởi tuột váy ra để cám dỗ người đàn ông) (đk 153, tr. 165).
iii) Thủ pháp tạo nghĩa trong cấu trúc so sánh
Quá trình liên tưởng trong so sánh để tìm ra những nét tương đồng hay khác biệt trong so sánh là quá trình tạo nghĩa của so sánh. Ngoài thủ pháp chung ấy, so sánh trong luật tục thường kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật khác như: ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng... để tạo nghĩa.
* Tạo nghĩa theo thủ pháp so sánh kết hợp với ẩn dụ
Trong luật tục có khá nhiều biểu hiện so sánh được kết hợp với ẩn dụ, làm cho so sánh trong luật tục tăng sức gợi tả và gợi cảm. Ví dụ: Ana`n mse` si n`u gieâ mnu`ng tle` bieâng, gieâ mnieâng n`u tle` brei, mse` si klei n`u mdjieâ hla`m bhit` pum (Như vậy giống như nó bị cái gậymnung đánh lén, gậy mniêng đánh trộm, giống như việc hắn đã giết lén người ta trong bờ bụi) (đk 77, tr. 100). So sánh trên có hai ẩn dụ đi liền nhau : nó bị cái gậy mnung đánh lén, và gậy mniêng đánh trộmchỉ người có hành động lén lút vụng trộm gây tội cho người khác. Các hành động này được so sánh giống nhau với việc hắn đã giết lén người ta trong bờ bụi.
như :
Trong luật tục còn có nhiểu trường hợp so sánh kết hợp với ẩn dụ khác
- N~u söh kô mnga toâng moâng, n`u dloâng kô mya`p, n`u
hung kha`p hung c`ia`ng kô poâ mka`n (Hắn vẫn thích chùm hoa tôngmông, hắn vẫn ưa cái diều có đuôi dài (giống như) hắn vẫn tha thiết với người ta) (đk 118, tr. 134).
* Tạo nghĩa theo thủ pháp so sánh kết hợp với hoán dụ
Tương tự so sánh trong luật tục cũng thường được kết hợp với biện pháp hoán dụ cũng làm cho câu văn có sức gợi tả, gợi cảm mạnh mẽ. Ví dụ: C~ia`ng bi maâo poâ kia` brei jô`ng, krô`ng brei kngan, ciaêng bi mse` si anak kbiaê mô`ng tian proâc poâ (Muốn rằng có được một người conđể giữ cho cái chân, để nắm cho cái tay giống như đứa con bà ấy sinh ra) (đk 107, tr. 122). Cách nói “có được một người con để giữ cho cái chân, để nắm cho cái tay” là cách nói hoán dụ. Cách nói này thể hiện sự cần thiết có người giúp việc khi đau ốm, và điều đó được so sánh với sự cần thiết phải có người giúp đỡ mẹ khi đau ốm. Ngoài ra, so sánh trong luật tục còn có nhiều trường hợp so sánh kết hợp với hoán dụ. Chẳng hạn:
- Zu`k amaâo ja`k rang, kang amaâo ja`k kpung, n`u amaâo ja`k ka`m kô u`ng kjar n`u bru` mdieâ djieâ asei (Tóc không bỏ xoả, tay không bưng cầm (tương tự như) việc mụ ta không thực hiện đầy đủ các kiêng cử vì người chồng mới qua đời, như thóc vừa bắt đầu mục) (đk 116, tr. 131).
* Tạo nghĩa theo thủ pháp so sánh kết hợp với thậm xưng
Diễn ra phổ biến hơn hai sự kết hợp trên đây là so sánh trong luật tục thường kết hợp với cách nói thậm xưng. Với cách so sánh kết hợp này gây chú ý người nghe, tạo ấn tượng sâu sắc nội dung câu văn. Ví dụ: Zaêng eâgei zai si krang (Miệng rộng như miệng cái nong) (đk 68, tr. 94). Đây là sự so sánh có kết hợp biện pháp thậm xưng.