“so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém“. Bản chất của phương thức so sánh là sự liên tưởng và mối quan hệ giữa cái dùng làm so sánh (cái này) và cái đưa ra để so sánh (cái kia).
Hoạt động so sánh được thực hiện trên nhiều lĩnh vực và cấp độ khác nhau. Xét trong phạm vi lĩnh vực ngôn ngữ học thì từ so sánh các hiện tượng của các ngôn ngữ khác nhau đã hình thành các bộ môn chuyên ngành: ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ học loại hình và ngôn ngữ học lịch sử. Mỗi chuyên ngành có nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Và đối với mỗi chuyên ngành có thể có các tầng bậc so sánh khác nhau, như so sánh các đặc tính hệ thống của từ vựng, của ngữ pháp trong phạm vi cấu trúc nội bộ của một ngôn ngữ. So sánh tu từ là so sánh ở cấp bậc nghĩa của từ vựng ở một hình thức ngôn bản nhất định.
So sánh tu từ là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến đối với tất cả các dân tộc và mỗi dân tộc do có đặc điểm riêng về ngôn ngữ, tâm lý, văn hóa và thường cư trú ở một địa bàn nhất định, mà so sánh tu từ trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc cũng có một số đặc điểm riêng. Với tác phẩm ngôn từ cụ thể do đặc điểm yêu cầu thể hiện nội dung chủ đề mà cũng có thể có những nét đặc thù của so sánh ở tác phẩm này hay tác phẩm khác.
Đi vào từng loại phong cách ngôn ngữ khác nhau cũng như trong lời nói của mỗi cá nhân hay của ngôn ngữ trong tác phẩm cụ thể, người nghiên cứu có thể phát hiện ra những đặc điểm khác nhau về phương thức hoạt động của so sánh. Phương thức hoạt động so sánh trong ngôn ngữ được thực hiện thông qua cấu trúc so sánh và quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố của cấu trúc. Cấu trúc so sánh gồm có bốn thành tố có quan hệ với nhau, thường được sắp xếp theo trật tự sau đây:
- Thành tố được hay bị so sánh, (viết tắt TTĐ/BSS) là đối tượng đưa ra so sánh.
- Thành tố phương diện so sánh (viết tắt TTPDSS): Phương diện của so sánh là con người, sự vật, sự việc với những đặc điểm tính chất, hành động của nó.
- Thành tố quan hệ so sánh (viết tắt TTQHSS): Thành tố này thể hiện bằng những từ chỉ ý nghĩa quan hệ so sánh.
- Thành tố so sánh (viết tắt TTSS) là đối tượng đưa ra dùng để làm chuẩn cho sự so sánh.
Sơ đồ về cấu trúc so sánh gồm đủ bốn thành tố như sau(*):
TTPDSS (2) | TTQHSS (3) | TTSS (4) | |
N`u (Hắn) | dah (gầm lên) | si (như) | gaêm (sấm) (đk 15, tr.52) |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 1
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 2
- Klei Laên Ho`ng Poâ Laên (Những Vi Phạm Đối Với Đất Đai Và Người Chủ Đất): Gồm 8 Điều Khoản.
- Đặc Điểm Cấu Tạo Các Thành Tố Cấu Trúc
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 6
- Phân Loại Theo Tiêu Chí Hình Thức Cấu Trúc
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
(*)Theo giáo trình Phong cách học tiếng Việt của tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên) và Nguyễn Thái Hoà thì hình thức của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố như sau:
2. Cơ sở so sánh | 3. Từ so sánh | 4. Cái được so sánh | |
Gái Các chóp mái Lòng ta | có chồng đều lượn rập rờ vẫn vững | như n như như | gông đeo cổ. các nếp sóng bạc đầu (Nguyễn Tuân) kiềng ba chân (Tố Hữu) |
Nếu nhìn khái quát hơn thì cấu trúc so sánh trong ngôn ngữ gồm hai vế có quan hệ với nhau: vế cần so sánh và vế chuẩn so sánh. Vế cần so sánh gồm có: TTĐ/BSS và TTPDSS; vế chuẩn so sánh là TTSS, hai vế này có quan hệ với nhau nhờ vào thành tố quan hệ so sánh (TTQHSS). Sơ đồ cấu trúc như sau:
(TTQHSS) | Vế chuẩn so sánh (II) (TTSS) | |
N`u dah (Hắn gầm lên) | si (như) | gaêm (sấm) (đk 15, tr.52) |
Quan hệ so sánh giữa hai vế có thể là đồng nhất hoặc không đồng nhất, trực tiếp hay gián tiếp, cụ thể hay trừu tượng, có thật hay không có thật v.v... Tuy nhiên khi vận dụng vào ngôn ngữ nghệ thuật thì cấu trúc cũng như quan hệ giữa các thành tố, quan hệ giữa các vế của cấu trúc có sự thay đổi linh hoạt: người ta có thể thay đổi vị trí giữa các thành tố, giữa các vế hoặc lược bỏ một vài thành tố hoặc một vế. Riêng TTSS không thể lược bỏ, nhất
Bản chất quan hệ giữa các yếu tố của hai sơ đồ trên đây là giống nhau, chỉ khác nhau về tên gọi của 4 yếu tố cấu thành. Tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà gọi yếu tố thứ 1 là cái so sánh và yếu tố thứ 2 là Cái được so sánh là nhằm nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai yếu tố này, theo tác giả thì sự khác nhau đó là Cái được so sánh là cái chuẩn để so sánh, còn cái so sánh là cái đưa ra để so sánh với cái chuẩn.
Theo cách gọi của chúng tôi thì yếu tố thứ 1 là thành tố so sánh (TTĐ/BSS) và yếu tố thứ 2 là thành tố so sánh (TTSS) là nhằm nhấn mạnh tính chất quan hệ giữa cái đưa ra so sánh và cái chuẩn để so sánh. Bởi so sánh trong ngôn ngữ thì cái đưa ra so sánh thường bao giờ cũng được hay bị so sánh. Nếu so sánh mang lại giá trị biểu cảm dương tính thì gọi là được so sánh (VD: đẹp như tiên), nếu so sánh mang lại giá trị biểu cảm âm tính thì gọi là bị so sánh (VD: xấu như ma).
Vì vậy, với cái đưa ra so sánh thì hai tác giả trên gọi là cái so sánh, còn chúng tôi gọi là TTĐ/BSS; cái chuẩn để so sánh hai tác giả gọi là cái được so sánh, còn chúng tôi gọi là TTSS. Bản chất vấn đề là giống nhau, hình thức tên gọi thì khác nhau.
thiết phải có mặt. Đó là điều kiện bắt buộc. Không có một so sánh nào được thiếu vắng TTSS, vì đó là thành tố chuẩn của sự so sánh, cần có để so sánh. Cũng không có kiểu cấu trúc so sánh nào chỉ có riêng một mình TTSS, vì như thế sẽ không còn là so sánh nữa mà là ẩn dụ. Các thành tố khác còn lại có thể vắng mặt và người ta có thể phục hồi dựa vào ngữ cảnh. Chẳng hạn:
- Ami` si ami` mja (Mẹ như mẹ chồn) (đk 62, tr. 88). Trường hợp này vắng TTPDSS. Phục hồi đầy đủ thành: Ami` ngaê si ami` mja (Mẹ hung hăng như như mẹ chồn)
Trong so sánh bao giờ cũng có quá trình liên tưởng diễn ra từ cụ thể đến khái quát. Ví dụ:
- Joh adrung lo` hrua, ti` tria lo` hroâ, djieâ poâ anei lo` c`ueâ ho`ng poâ ana`n (Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, (giống như) chết người này thì phải nối người khác) (đk 97, tr. 115).
So sánh và ẩn dụ là hai biện pháp tu từ đều dựa trên cơ sở liên tưởng giữa đối tượng so sánh và đối tượng đưa ra so sánh. Tuy nhiên giữa chúng có điểm khác nhau cơ bản “so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh” [83,134].
1.1.2. Tiêu chí phân loại so sánh
Căn cứ những tiêu chí khác nhau các nhà lý luận ngôn ngữ đã có nhiều cách phân loại so sánh như sau:
a) Tiêu chí tương quan giữa hai vế
Dựa vào sự tương quan giữa vế cần so sánh và vế chuẩn so sánh, tác giả Hữu Đạt [26, 294], Nguyễn Thế Lịch [51, 63], Hoàng Kim Ngọc [62, 62] chia so sánh thành các loại: so sánh ngang bằng, so sánh hơn, so sánh kém, so sánh bậc cao nhất và so sánh hỗ trợ.
b) Tiêu chí hiện diện các thành tố của cấu trúc so sánh
Dựa vào sự có mặt đầy đủ hay thiếu vắng thành tố của cấu trúc so sánh, tác giả Nguyễn Thế Lịch [51, 67] đã phân chia thành 10 loại cấu trúc so sánh (viết tắt CTSS): CTSS 1-2-3-4 (1-2-3-4 là các thành tố của CTSS), CTSS 2-3-4, CTSS 1-3-4, CTSS 3-4, CTSS 1-2-4, CTSS 2-4, CTSS 1-4,
CTSS 1-2, CTSS 4-1, CTSS 4.
Đáng lưu ý là theo cách phân chia này, tác giả cho rằng kiểu CTSS 1- 2, mặc dù không có TTSS, vẫn được coi là so sánh, ví dụ: “Tâm hồn giá lạnh”. Đồng thời theo tác giả thì kiểu CTSS 4, tức là chỉ có một vế so sánh được công khai nêu ra còn vế cần so sánh thì ẩn không công khai nêu ra, ví du: “Nặng lòng xót liễu vì hoa”. Tác giả lý giải: “với so sánh chưa có hiện tượng chuyển nghĩa, từ vẫn mang nghĩa gốc: hoa vẫn là hoa. Với ẩn dụ, từ đã được dùng với chuyển nghĩa: nếu hoa được ví với người”.
c) Tiêu chí dùng hay không dùng từ biểu hiện TTQHSS
Căn cứ vào việc dùng hay không dùng từ biểu hiện TTQHSS, tác giả Hữu Đạt [26, 298] chia so sánh thành các loại: loại không có dùng từ so sánh, loại có dùng từ so sánh, so sánh ngang bằng, so sánh hơn kém và so sánh bậc cao nhất.
d) Căn cứ vào sự hiện diện hay không của TTPDSS
Căn cứ vào sự hiện diện hay không hiện diện của TTPDSS, người ta chia thành so sánh nổi và so sánh chìm. So sánh nổi là so sánh có TTPDSS, so sánh chìm là so sánh vắng TTPDSS.
Ví dụ: So sánh nổi:
N~u maâo moâ~ anak, awak plei leh maâo. (Hắn đã có vợ con (như) đũa đã có đôi) (đk 136, tr. 151)
Ví dụ so sánh chìm:
N~u eâa eâlaâo leh bo` hang (Hắn (như) con sông đã đầy nước từ trước) (đk 136, tr. 153)
đ) Tiêu chí giá trị so sánh
Dựa vào tiêu chí giá trị biểu hiện của so sánh, các nhà nghiên cứu phân chia thành so sánh thành hai loại: so sánh lôgic và so sánh tu từ. So sánh lôgic thường là sự đối chiếu hai sự vật (về tính chất, trạng thái, sự việc) A và B cùng có một dấu hiệu chung nào đấy giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ so sánh qua B mà người đọc biết A hoặc hiểu thêm về A. So sánh tu từ là sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung, miễn là có một nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lý. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng so sánh cùng phạm trù là so sánh lôgic hay còn gọi so sánh lý luận, nó không thuộc phạm vi so sánh nghệ thuật. So sánh tu từ và so sánh lôgic đều là thao tác đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau, nhưng hai loại so sánh này lại có sự khác nhau về chất. Nếu so sánh tu từ là sự đối chiếu giữa các đối tượng khác loại thì so sánh lôgic là sự đối chiếu giữa các đối tượng cùng loại; và nếu so sánh tu từ nhằm mục đích gợi lên một cách hình ảnh đặc điểm giữa các đối tượng, từ đó tạo nên xúc cảm thẩm mĩ trong nhận
thức của người tiếp nhận thì so sánh lôgic đơn thuần chỉ cho ta thấy sự ngang bằng hay hơn, kém giữa các đối tượng nào đó mà thôi. Ví dụ:
- So sánh tu từ: N`u nga` si plum ke` dua nah, ktah ke` dua bi`t (Hắn làm như con vắt hút cả hai miệng, con đĩa cắn cả hai đầu) (đk 192 tr. 196).
- So sánh lôgic: nga` si kho` mgu (Hắn hành động như người điên dại) (đk 24, tr. 59).
Nhà nghiên cứu Cù Đình Tú nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản của so sánh tu từ với so sánh lý luận là ở chỗ: “So sánh tu từ là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật. Tuy nhiên chức năng nhận thức không phải là riêng cho so sánh tu từ là còn là của so sánh lý luận. Sự khác nhau là ở chỗ, so sánh tu từ còn là phương tiện biểu cảm” [108, 278]. Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ thêm về so sánh tu từ : “Qua so sánh tu từ người ta có thể nhận ra những nét riêng thuộc về người sử dụng” [108, 278].
Nói chung so sánh tu từ khác với so sánh lý luận ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại của sự vật. So sánh tu từ là loại so sánh phát triển hoàn thiện, cao hơn và cũng phức tạp hơn về tổ chức và cơ chế hoạt động.
Trên đây là những nội dung cơ bản liên quan đến phương thức so sánh trong ngôn ngữ, được xem ở góc độ như một hiện tượng chung của ngôn ngữ. So sánh trong luật tục Êđê nằm trong quá trình phát triển chung của ngôn ngữ, ban đầu là sáng tạo của cá nhân và sau đó trở thành quen thuộc với nhiều người và cuối cùng là so sánh trong ngôn ngữ luật tục Êđê trở thành hiện tượng của ngôn ngữ toàn dân, hoàn toàn không còn là hiện tượng ngôn ngữ của lời nói một cá nhân nào. Tuy nhiên quá trình phát triển của ngôn ngữ là một quá trình chi phối bởi các yếu tố khác mà như Ferdinand De Saussure đã nói: “Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ và mặt khác,
trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [78, 62]. So sánh trong ngôn ngữ luật tục Êđê vừa mang tính chất chung của so sánh trong ngôn ngữ, vừa thể hiện đặc điểm riêng của luật tục Êđê mà không thể nhầm lẫn với so sánh trong các sản phẩm ngôn từ khác. Tất nhiên đặc điểm riêng của so sánh trong luật tục Êđê có ảnh hưởng đặc điểm của ngôn ngữ Êđê, bởi vì luật tục Êđê là sản phẩm dân gian. Luận án sẽ trình bày đặc điểm phương thức so sánh của ngôn ngữ luật tục Êđê và một số vấn đề có liên quan giữa so sánh trong luật tục Êđê với văn hóa dân tộc. Đồng thời có đối chiếu với cách so sánh của luật tục Jrai (Êđê và Jrai là hai dân tộc cùng nhóm người Chamic), với cách so sánh của người Kinh, nhằm làm rõ thêm những giá trị về phương diện ngôn ngữ của luật tục Êđê.
Chức năng chủ yếu của luật tục là chức năng giao tiếp thông tin về những nội dung quy định của luật tục, một thứ luật pháp sơ khai do cộng đồng sáng tạo mà ngôn ngữ của nó không hoàn toàn thuộc phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ mà cũng không hoàn toàn thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương; đồng thời ngôn ngữ luật tục cũng không thuộc phong cách ngôn ngữ cá nhân nào mà là phong cách ngôn ngữ của toàn dân.
1.2. Cấu trúc phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê
1.2.1. Đặc điểm của cấu trúc so sánh
So sánh trong luật tục cũng có cấu trúc gồm 4 thành tố và có mối quan hệ giống như giữa các thành tố của một cấu trúc so sánh trong ngôn ngữ nói chung, tuy nhiên cấu trúc so sánh trong luật tục có những đặc điểm phổ biến sau đây:
a) Đặc điểm thứ nhất
So sánh trong luật tục thường hoán vị giữa TTĐ/BSS và TTSS, tức là hoán vị giữa các vế trong cấu trúc và khi đó thì TTQHSS thường vắng mặt. Ví dụ:
Vế cần so sánh (I) (TTĐ/BSS + TTPDSS) | |
Aseh knoâ n`u hlo`ng lui tha, | anak n`u jing knhoâng, n`u hlo`ng lui hi`, |
kbao ana lui ing, | hbi` lui tha. |
Ngựa đực nó thả rông, trâu cái | (giống như) con cái nó sinh hư thân mất nết, |
thả rông, | nó bỏ đi lang thang (đk 173, tr. 181). |
b) Đặc điểm thứ hai
Cấu trúc so sánh trong luật tục thường không hiện diện đầy đủ các thành tố, trong đó TTQHSS ít xuất hiện, tuy nhiên người ta vẫn hiểu được quan hệ so sánh và nội dung ý nghĩa câu văn là nhờ vào ngữ cảnh và văn hoá, tâm lý của dân tộc.
- Trường hợp vắng TTQHSS:
Djueâ amaâo kna`t, ha`t amaâo kmar (Họ hàng không sinh sôi, (giống như) cây thuốc lá không đâm chồi) (đk 73, tr. 98).
- Trường hợp vắng TTPDSS và TTQHSS:
N~u eâmoâng soh pah (Hắn (hành động) (như) con cọp vồ trượt mồi) (đk 17, tr. 54).
c) Đặc điểm thứ ba
TTSS dù hoán vị hay không hoán vị với TTĐ/BSS trong cấu trúc so sánh thì ít khi nêu ra một đối tượng mà thường là nêu ra nhiều đối tượng có quan hệ giống hoặc gần giống nhau, hỗ trợ với nhau cùng làm chuẩn so sánh và có chức năng làm cho cấu trúc so sánh tăng hiệu quả biểu đạt. Sau đây là những trường hợp tiêu biểu
i) Trường hợp TTSS đứng sau TTĐ/BSS
- TTSS đứng sau gồm một đối tượng so sánh: N~u hui` eâmoâng ara`ng zuh ai (Hắn thấy sợ (như) con cọp sợ người ta biết rõ hang hốc của nó ở đâu).