động khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những giải pháp tổng thể, căn bản nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động khởi nghiệp.
- Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, tháng 6-2019. Số chuyên đề này phân tích về sự cần thiết xây dựng Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối tượng thụ hưởng, tổ chức thực hiện, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP đã đưa ra những định nghĩa về văn bản QPPL nói chung cũng như văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh nói riêng một cách tổng quát nhất. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu cũng đưa ra các dấu hiệu, đặc trưng, đặc điểm của văn bản QPPL. Đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế của hoạt động ban hành văn bản QPPL, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh. Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã phân tích một số chính sách liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp…Nhưng có thể khẳng định rằng, có rất ít công trình nghiên cứu về hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP tỉnh Tây Ninh. Đồng thời, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về tình hình thi hành pháp luật về ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh. Những công trình nghiên cứu trên là những tư liệu có giá trị tham khảo, giúp tác giả tiến hành nghiên cứu trực tiếp hoạt động ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tập trung làm rò cơ sở lý luận của việc ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP cấp tỉnh; trên cơ sở đánh
Có thể bạn quan tâm!
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương - Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 1
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương - Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 2
- Vai Trò Của Việc Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Với Việc Thực Hiện Chức Năng Quản Lý Nhà Nước Của Chính Quyền Địa Phương Cấp Tỉnh
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Hỗ Trợ Doanh Nghiệp
- Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Với Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tây Ninh
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
giá thực tiễn ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của CQĐP tỉnh Tây Ninh để đưa ra các giải pháp kiến nghị.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là:
- Các nguồn nghiên cứu của Luận văn là: các quan điểm, tư tưởng về ban hành văn bản QPPL, quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
- Khuôn khổ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hoạt động ban hành pháp luật của CQĐP cấp tỉnh và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh.
- Thi hành pháp luật của CQĐP cấp tỉnh và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Luận văn nghiên cứu hoạt động ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Về thời gian : Từ 01/7/2016 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực) đến ngày 30/12/2019.
- Các văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh được đề cập trong Luận văn này là văn bản quy phạm pháp luật.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt và xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rò các luận điểm khoa học được đề cập ở Chương 1.
- Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng để phân tích ở Chương 2 và kiến nghị khoa học ở Chương 3.
6. Giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Tây Ninh.
7. Kết cấu dự kiến của Luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Chương 2: Thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh Tây Ninh
Chương 3: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
1.1.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về khái niệm văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh. Mặc dù, Luật năm 2004 có quy định về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhưng sau khi Luật năm 2015 được ban hành thì khái niệm này không còn được sử dụng nữa. Do đó, để hiểu nội hàm của văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh theo quy định của Luật năm 2015 ta tìm hiểu một số nội dung sau:
Một là, về khái niệm “văn bản QPPL”. Văn bản QPPL là công cụ quan trọng để CQĐP cấp tỉnh quản lý nhà nước. Giúp CQĐP cấp tỉnh truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Đồng thời, văn bản QPPL cũng giữa vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện các quy định đó tại địa phương; điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh ở địa phương. Do đó, việc nắm rò khái niệm văn bản QPPL có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền, nội dung ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh khi xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của khái niệm văn bản QPPL và để khắc phục những hạn chế từ thực tiễn triển khai, Luật năm 2015 đã tách khái niệm “Văn bản
quy phạm pháp luật” và khái niệm “Quy phạm pháp luật”, theo đó văn bản QPPL là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật năm 2015. Văn bản QPPL là tập hợp nhiều QPPL. Trong đó, “quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện”. Theo quy định, một văn bản có chứa QPPL nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật năm 2015 thì không phải là văn bản QPPL.
Hai là, về “Chính quyền địa phương”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013, Điều 4 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 thì cấp CQĐP gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính. Có ba cấp đơn vị hành chính phổ biến là cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và một cấp không phổ biến là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nhiệm vụ của cấp CQĐP là (i) tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương và (ii) quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 tăng tính tự quản cho CQĐP nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế.
Theo quy định trên, để thực hiện nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp thì CQĐP cấp tỉnh sẽ phải ban hành các văn bản QPPL nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa những quy định của Trung ương cho phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo pháp luật được thực thi một cách đúng đắn, hiệu quả. Bởi ban hành văn bản QPPL là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước của CQĐP cấp tỉnh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình5. Đây cũng là cơ sở để CQĐP
5Trần Minh Hương, 2008. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam. Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 109
cấp tỉnh ban hành các chính sách đặc thù để thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm về văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh như sau: Văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là văn bản có chứa QPPL dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương do HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục pháp luật quy định và có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được nhà nước bảo đảm thi hành bằng biện pháp theo quy định pháp luật.
1.1.1.2. Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Từ khái niệm về văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh có thể nhận thấy văn bản QPPL có những dấu hiệu đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước ở địa phương.
Đặc điểm này xuất phát từ vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao của CQĐP cấp tỉnh. Theo đó, Điều 113, 114 Hiến pháp năm 2013 và Điều 6, 8 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 xác định HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương vừa là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. Và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính cấp trên. UBND có trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND.
Trong phạm vi thẩm quyền được giao, CQĐP cấp tỉnh ban hành văn bản QPPL để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Theo đó, HĐND cấp tỉnh ban hành văn bản QPPL để quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... UBND cấp tỉnh ban hành văn bản QPPL để quy định biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát
triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương… Tất cả những cá nhân, tổ chức ở địa phương thuộc đối tượng điều chỉnh của những văn bản trên đều bắt buộc phải thực hiện. Chính vì vậy, có thể khẳng định hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là hoạt động gắn liền với nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương.
Thứ hai, văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh là sự cụ thể hóa các quy định pháp luật và văn bản QPPL của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương
Đây là đặc điểm phản ánh bản chất của văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh. Trên thực tế cho thấy, các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương không thể ban hành một văn bản QPPL phù hợp với tất cả những đặc điểm, điều kiện đặc thù từng địa phương trong cả nước. Do đó, cần có sự cụ thể hóa văn bản của Trung ương, cấp trên cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên, đất đai, văn hóa... mà mỗi địa phương có sự khác biệt, có những vấn đề chỉ có ở địa phương này mà không có ở địa phương khác. Cho nên văn bản do Trung ương ban hành khó có thể được phù hợp với tất cả các địa phương trong cả nước. Trong trường hợp này cũng cần ban hành văn bản QPPL của địa phương trực tiếp điều chỉnh các vấn đề đó. Ví dụ, tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá giao thẩm quyền cho UBND tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở quy định này, mỗi địa phương sẽ ban hành mức giá tối đa phù hợp tình hình thu nhập của người dân địa phương.
Thứ ba, văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi do mình quản lý
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, CQĐP cấp tỉnh có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong mọi lĩnh vực tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật. Như vậy, hoạt động ban hành văn bản QPPL quy định cụ thể việc thi hành pháp
luật là một trong những công cụ để CQĐP cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý xã hội. Ngoài ra, nhằm điều chỉnh một số quan hệ xã hội phát sinh mang tính đặc thù tại địa phương kịp thời thì trong phạm vi thẩm quyền của mình, CQĐP cấp tỉnh có thể ban hành văn bản QPPL để điều chỉnh những quan hệ xã hội nói trên.
Ví dụ: để quản lý hệ thống các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đối với nội dung này, không có văn bản nào trực tiếp giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương UBND tỉnh có thể ban hành văn bản QPPL. Đây là quyết định của UBND tỉnh điều chỉnh hoạt động quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Thứ tư, văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh chỉ có hiệu lực trên phạm vi địa giới hành chính của địa phương
Đây là đặc điểm thể hiện tính hiệu lực về không gian của văn bản QPPL của CQĐP. Theo đó, văn bản QPPL của HĐND, UBND ở đơn vị hành chính cấp nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính cấp đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản. Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật năm 2015.
1.1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét, kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các