Phương Tiện Hình Ảnh Của Phương Thức So Sánh Trong Luật Tục


Ở đây nối tiếp nhau bằng nhiều câu so sánh và mỗi câu bao gồm nhiều so sánh miêu tả bằng hình ảnh có quan hệ với nhau. Mỗi hình ảnh có hình dáng và chuyển động cụ thể. Mỗi câu có nhiều hoạt động gần giống nhau. Và các câu trên tập hợp lại tạo thành một chuỗi những hoạt động của nhiều sự vật, sự việc đã phô bày ra trước mắt người nghe và người nghe nhờ đó có thể liên tưởng rõ ràng về hình ảnh kẻ có hành vi cưỡng bức người vô tội.

So sánh miêu tả trong ngôn ngữ luật tục bằng yếu tố hình ảnh có thực là phổ biến, tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta cũng so sánh bằng hình ảnh tưởng tượng hoặc cường điệu hoá . Điều đó càng có giá trị đối với việc miêu tả nội dung luật tục. Chẳng hạn: N~u nga` ho`ng adieâ, n`u hlueâ ho`ng yang; kyaâo leh joh, n`u lo` đru kreâ; aleâ leh joh, n`u lo` đru jua`; n`u lo` hlueâ nga` ho`ng yang (Hắn hành động (như) thần, (như) trời đang nổi giận, cây gỗ đã thẳng chúng mưu toan làm cong lại, cây le đã gãy chúng còn mưu toan đạp cho dập thêm. Hắn là kẻ đi theo các thần (làm hại người ta) (đk 204, tr. 204).

Trong khi đó ở văn học dân gian Êđê với thể loại sử thi nghệ nhân dân gian cũng so sánh miêu tả có sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, trong đó yếu tố tưởng tượng thường được đẩy lên vị trí ưu thế. Chẳng hạn, trong sử thi Đam San, người ta so sánh miêu tả nhiều vẻ đẹp khác nhau của cô Hơ Nhi và Hơ Bhi bằng các so sánh hình ảnh được cường điệu và tưởng tượng như sau: “Nàng đi đủng đỉnh thân mình uyển chuyển như cành cây blô sai quả, mềm dẻo như những cành trên ngọn cây, gío đưa đi đưa lại... Nàng đi như chim phượng hoàng bay, như chim diều lượn trên không, như nước chảy dưới suối... Người trong trẻo như nước trong ống, sáng ánh như nước trong bầu... Nàng đẹp như ánh sáng mặt trời, như bầu trời nhấp nháy đầy sao. Ngón tay nàng thuôn thuôn như lông nhím... Tóc nàng dài đến nỗi nếu thả ra thì buông xuống tận đất như một thác nước và che bóng râm như cả một cây kơnia...” [56, 40]. Đây là vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của con


người vừa có nét đẹp của con người thế tục đi lại dưới mặt đất vừa có nét đẹp của nàng tiên tưởng tượng đang bay lượn trên không.

Tóm lại, so sánh nhằm mục đích miêu tả để làm rõ đối tượng được đề cập trong câu là mục đích chung của nghệ thuật ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ luật tục, người Êđê đã dùng khá nhiều so sánh miêu tả theo cách suy nghĩ của mình để làm rõ nội dung ý nghĩa luật tục của dân tộc mình.

1.4.3. So sánh để đánh giá

Trong luật tục, ngoài hai mục đích so sánh để giải thích và so sánh để miêu tả, việc so sánh còn hướng tới thể hiện việc đánh giá người vi phạm luật tục. Trong luật tục, thông qua phương thức so sánh việc đánh giá khen chê thường được thể hiện rõ ràng. Chẳng hạn khi đánh giá kẻ không am hiểu việc gì để dẫn đến vi phạm lời cam kết với cộng đồng, người ta so sánh với hình ảnh, đặc điểm của con vật như sau: Aseh amaâo pral amaâo, mnuih amaâo thaâo lu klei (Hắn là một con ngựa khỏe nhưng không nhanh (giống như) một con người mà không am hiểu gì nhiều) (đk 6, tr. 47). Trong luật tục, người ta dùng hình ảnh, hình tượng để so sánh và khen chê đối với con người. Nếu tốt thì người ta khen hết lời và nếu xấu thì người ta cũng chê gay gắt. Chẳng hạn, khi khen người thủ lĩnh tốt, biết chăm lo chu đáo dân làng, người ta dùng hình ảnh so sánh một cách thân tình như sau: N~u za` djo` si za` adei, n`u bi mnei djo` si mnei anak (Ông ta chăm chút họ như chăm chút em mình, tắm cho họ như tắm rửa cho con mình) (đk 62, tr. 88). Ngược lại, nếu là người thủ lĩnh thường đánh đập tàn nhẫn dân làng thì người ta lên án bằng cách nêu hình ảnh vừa có tính chất so sánh vừa thể hiện ẩn dụ: Ami` si ami` mja, ama si ama eâmoâng (Mẹ như là mẹ chồn, cha như là cha cọp) (đk 62, tr. 88).

Đối với những người con trong gia đình mà đi rừng lấy củi không hỏi cha, đi suối lấy nước chẳng hỏi mẹ; hoặc những ai mua bán mà không hỏi ý kiến người già trong buôn làng thì luật tục bày tỏ thái độ không đồng tình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


bằng cách so sánh: Dho`ng pro`ng hi`n ti kseh hđeh pro`ng hi`n ti khua, maâo ama ami`, amaâo n`u eâmuh (Người (như) lưỡi dao lại muốn dày hơn sống dao, trẻ nít mà muốn khôn hơn người lớn, có mẹ cha mà không không hỏi ý kiến mẹ cha) (đk 27, tr. 61).

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 9

Hoặc người ta thông cảm, bênh vực những người vô tội bằng những so sánh có mục đích đánh giá tốt như sau: C~ih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâ kei mnieâ c`ih (Những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng (như) hạt gạo mới giã, sáng (như) đóa hoa êpang, sáng (như) ánh sáng mặt trời) (đk 17, tr. 54).

Để thực hiện mục đích đánh giá, ngôn ngữ luật tục cũng chủ yếu sử dụng thủ pháp so sánh. Trong nhiều trường hợp đánh giá đạt hiệu quả cao, người ta đã dùng so sánh kết hợp cách diễn đạt đối lập hoặc kết hợp với biện pháp tu từ. Chẳng hạn, khi đánh giá kẻ không chịu ở lại trong làng mình mà lang thang lêu lổng, người ta dùng so sánh kết hợp với lối diễn đạt đối lập như sau: EÂjai n`u hdi`p mse` si kbao dlieâ, djieâ mse` si kbao yang (Chừng nào còn sống hắn giống như con trâu rừng, đến khi chết hắn giống như con trâu ma) (đk 68, tr. 94). Ở đây có sự so sánh kết hợp với diễn đạt đối lập về nghĩa (sống - chết ; trâu rừng- trâu ma). Sự kết hợp này không chỉ làm rõ hành vi lang thang lêu lổng mà còn thể hiện sự không đồng tình đối với người có hành vi trên.

Trường hợp so sánh kết hợp với biện pháp tu từ khác: Ktraâo c`oh boh, kroh c`oh eâa, mlaâo mtih pha tlo` asei, klei boh n`u duah ma` dô`ng yang hrueâ (Anh ta làm như chim ngói tự mổ trứng của mình, như con chim bói cá tự nhào xuống nước, như lông đùi lông chân lại đâm vào người (như ) chính là anh đã tự gây chuyện cho mình giữa ban ngày ban mặt. (đk 134, tr. 149). Ở đây có sự kết hợp giữa lối nói so sánh và ẩn dụ, nhằm mục đích đánh giá chê bai hành động ngu xuẩn người đã tự gây chuyện cho mình.

1.4.4. So sánh để biểu lộ cảm xúc


Ngoài ba mục đích đã trình bày, nhiều biểu hiện so sánh trong luật tục còn có mục đích thể hiện cảm xúc của con người và cộng đồng đối với kẻ có hành vi vi phạm luật tục, làm cản trở sự phát triển của buôn làng. Nó thể hiện thành những trạng thái cảm xúc khác nhau như mỉa mai, giận hờn, căm ghét, thương yêu, thông cảm, v.v... Trong luật tục có những so sánh mà biểu lộ sự căm ghét đạt đến cực độ, chẳng hạn: N~u zaêng eâgei zai si krang, c`hang si lip, amaâo poâ lo` döi hrip kc`ing (Hắn là kẻ miệng rộng như miệng cái nong, ngoác ra như cái nong, không còn ai bảo ban được) (đk 68, tr. 94). Một số nội dung so sánh còn bày tỏ thái độ thông cảm, yêu thương người cô đơn, không nơi nương tựa như: Gô` adoâk kru` sa drei, hbei sa kđeh, neh pro`ng amaâo lo` maâo (Người ta (như) con bò rừng chỉ có một thân một mình, (như) củ khoai rỗng ruột chỉ còn lại cái vỏ, người ta chẳng còn ai ) (đk 167, tr. 176).

Để đạt hiệu quả biểu cảm sâu sắc, so sánh trong ngôn ngữ luật tục hay sử dụng những hình ảnh gắn với đặc điểm tính chất của nó, hoặc dùng hình ảnh những loài thú vật gắn với những hành động tiêu biểu của nó để so sánh với hành vi con người. Sau đây là những trường hợp so sánh có giá trị biểu cảm sâu sắc thường xuất hiện trong luật tục :

a) So sánh con người với các sự vật, sự việc


- Anak mnieâ mse` si mdieâ mjah (Con gái giống như hạt giống cây lúa) (đk 229, tr. 221).

b) So sánh con người với những hành động của loài thú vật

- Zlo`ng kto`ng zaêng hdrah, ki dua nah, kta`m jô`ng hja`n (Hắn làm như) con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, một mình đứng giậm chân tại chỗ) (đk 26, tr. 60).

Để so sánh biểu lộ cảm xúc đạt hiệu quả cao, người ta thường bổ sung thêm chi tiết hành động cho đối tượng làm chuẩn so sánh trong cấu trúc so sánh. Ví dụ: N`u duah nga` si u`n knhaâo, si asaâo kne`, n`u tle` ma`


mnô`ng hnua` ara`ng amaâo maâo kđi (Hắn làm như con lợn phàm ăn, con chó ăn vụng, hắn vô cớ đánh cắp của của người ta) (đk 3, tr. 44). Trong trường hợp này người ta không dừng lại ở so sánh hắn như con lợn, con chó mà so sánh hắn như con lợn phàm ăn, như con chó ăn vụng. Những so sánh như thế thường có giá trị gợi tả và biểu cảm cao.

Ngoài ra để so sánh đạt hiệu quả biểu cảm cao, người ta còn thường dùng kiểu so sánh trực tiếp, không cần có TTPD trong cấu trúc so sánh. Chẳng hạn: N~u phung mieâu phung gi doâk tô ko` a c`ô`ng, tru`n kô la`n n`u zô`ng he` mnô`ng u`n asaâo (Họ (như) con mèo mướp, mèo đen đang ngồi trên nắp gùi quý lại nhảy xuống đất ăn đồ ăn của lợn, của chó) (đk 120, tr. 135). Hoặc người ta đưa TTSS ra đứng trước TTĐ/BSS, chẳng hạn: Mnu` ana kma roâ, mnu` knoâ kma poâng, n`u mnuih jho`ng khoâng jing duah tle` piu ho`ng hlu`n araêng (Như con gà mái vào chuồng, con gà trống cào bu, hắn là kẻ hư thân mất nết, ngủ với cả nữ nô lệ của người ta) (đk 151, tr. 163). Các kiểu so sánh có cấu trúc hoán vị đã góp phần rất lớn vào mục đích thể hiện tính biểu cảm của câu văn.

Nhìn chung, trong ngôn ngữ luật tục, so sánh nhằm biểu lộ cảm xúc thường chiếm ưu thế nổi trội. Biện pháp thực hiện để đạt hiệu quả cao của so sánh biểu cảm chính là biện pháp so sánh hình ảnh và so sánh kết hợp với một số các biện pháp tu từ khác.

1.4.5. So sánh nhằm thể hiện cùng lúc nhiều mục đích

Trong ngôn ngữ luật tục, các biểu hiện so sánh thông thường không chỉ có một mục đích duy nhất mà có hai hoặc hơn hai mục đích kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả chung giữa các mục đích. Trong những trường hợp như vậy nội dung biểu đạt câu văn càng rõ ràng và sự đánh giá cũng như ý nghĩa biểu cảm của nó cũng được thể hiện sâu sắc. Chẳng hạn: các so sánh trong điều khoản 17, tr. 54, 55 nói về sự việc bịa đặt, vu cáo như sau:

- Blang eâlu`ng, eâsu`ng hluh, n`u bi buh gô` h’ai.


(Hắn nói họ như một cây gạo đã rỗng ruột, như một cái cối đã thủng đáy trong khi chẳng có tí gì như vậy cả)

- Ñoâk đuah, mbah ala, ha plaê plieâ.

(Họng hắn như họng con hoẵng, miệng hắn như miệng con rắn. Mồm hắn hễ há ra là nói tầm bậy, tầm bạ)

- Cih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ cih.

(Người ta là những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng như hạt gạo mới giã, sáng như đoá hoa êpang, như ánh sáng mặt trời)

- N`u eâmoâng soh pah, đuarh soh wieât, mdro`ng soh wieât, mdro`ng soh alieâk kđi.

(Còn hắn thì như con cọp vồ trượt mồi, như con hoẵng hất mõm vào chỗ trống không, như nhà giàu bị thua kiện)

Các so sánh trong các câu của điều khoản trên đây không chỉ miêu tả, giải thích để làm rõ nội dung ý nghĩa câu văn mà còn để đánh giá, bộc lộ cảm xúc đối với đối tượng nêu ra trong câu. Trong luật tục Êđê có khá nhiều so sánh có sự kết hợp cùng lúc biểu hiện nhiều mục đích khác nhau, tạo thành giá trị biểu đạt chung của ngôn ngữ luật tục.

1.5. Tiểu kết

Chương I khảo sát các vấn đề: khái quát về lý thuyết phương thức so sánh, cấu trúc và các yếu tố của cấu trúc phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, các kiểu loại cấu trúc so sánh, các mục đích sử dụng so sánh và khả năng biểu đạt của so sánh trong luật tục. Ở mỗi vấn đề, tác giả luận án phân chia thành những khía cạnh; mỗi khía cạnh có nêu dẫn chứng tiêu biểu, phân tích dẫn chứng và từ đó rút ra đặc điểm khái quát của nó.

Lý thuyết cơ bản về so sánh và phương thức so sánh đã được các nhà nghiên cứu thống nhất. Khi vận dụng những kiến thức này để khảo sát phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, chúng tôi đã phát hiện ra một số đặc điểm tiêu biểu của phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê. Đó là những kiểu cấu trúc thoát hẳn kiểu cấu trúc so sánh thông thường


gồm hiện diện đầy đủ bốn thành tố (TTĐ/BSS, TTPDSS, TTQHSS, TTSS) mà chỉ thường có các kiểu cấu trúc còn lại một số thành tố nhất định và các thành tố này thường hoán vị cho nhau. Ở kiểu cấu trúc nào thì người ta cũng chú ý hướng tới xây dựng TTSS có nhiều đối tượng. Việc so sánh theo cấu trúc như vậy càng làm sáng rõ nội dung miêu tả trong câu và tạo nên giá trị biểu cảm sâu sắc. Đối tượng nêu ra trong TTĐ/BSS thường là những người có hành vi vi phạm luật tục, được thể hiện bằng đại từ “n`u” (nó) hoặc kết hợp “n`u” với một từ khác, tạo ra biểu cảm âm tính cho ý nghĩa của cấu trúc so sánh. Nếu đối tượng nêu trong TTĐ/BSS là một sự vật, sự việc thì thường thể hiện thành một cụm từ hay kết cấu chủ vị. TTPDSS càng nêu nhiều đối tượng thì nội dung cần so sánh càng phong phú, đối tượng trong câu càng mở rộng phạm vi miêu tả. TTQHSS thường vắng nếu đó là so sánh ngang bằng, còn đối với các loại so sánh hơn, so sánh kém, so sánh đối lập, so sánh hỗ trợ thì TTQHSS thường không thể vắng. Các thành tố của cấu trúc so sánh có thể vắng, riêng TTSS là thành tố quan trọng, không thể vắng. Thông thường so sánh trong luật tục, TTSS có nhiều đối tượng giống hoặc gần giống nhau có quan hệ với nhau, đều làm chuẩn của sự so sánh. Thành tố này càng có nhiều đối tượng nêu ra thì TTĐ/BSS và TTPDSS sẽ được so sánh nhiều lần và đối tượng miêu tả trong cấu trúc so sánh, tức là đối tượng miêu tả trong câu càng rõ ràng, đầy đủ và giá trị biểu cảm của câu văn càng sâu sắc. Bốn thành tố trong cấu trúc so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện qua sự liên tưởng cơ bản giữa TTPDSS và TTSS. Căn cứ vào quan hệ nghĩa giữa hai thành tố này thì so sánh trong luật tục diễn ra theo hướng: liên tưởng từ cụ thể đến trừu tượng. Nhờ vào quan hệ liên tưởng ý nghĩa này mà phương thức so sánh đã biểu hiện nội dung luật tục một cách cụ thể hoá và sinh động. Phương thức so sánh trong luật tục sử dụng hình ảnh như là một phương tiện quan trọng. Nhờ đó mà toát lên những mục đích so sánh khác nhau, đó là: so sánh nhằm giải thích, so sánh nhằm miêu tả, so sánh để đánh giá, so sánh để biểu lộ cảm xúc, so sánh nhằm thể hiện nhiều mục đích. Để đạt hiệu quả của


từng mục đích so sánh, người Êđê đã dùng nhiều cách thức khác nhau: có thể thực hiện so sánh trùng điệp; dùng hình ảnh với những đặc điểm, tính chất tiêu biểu của nó để thực hiện so sánh; dùng hình ảnh, sự vật, sự việc có nội dung ý nghĩa đối lập hoặc không đối lập với tự nhiên và cuộc sống để so sánh; kết hợp so sánh với thủ pháp nghệ thuật khác để biểu đạt nội dung.


Chương II

PHƯƠNG TIỆN HÌNH ẢNH VÀ KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG VĂN BẢN LUẬT TỤC ÊĐÊ


Việc tìm hiểu phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê còn có thể xem xét ở phương tiện thực hiện so sánh và những khả năng biểu đạt của so sánh. Hình ảnh và những tính chất, hoạt động của nó là một phương tiện quan trọng của phương thức so sánh trong luật tục Êđê và nhờ vào phương tiện này mà phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê đạt được các mức độ tương thích về khả năng biểu đạt nội dung ý nghĩa luật tục.

2.1. Phương tiện hình ảnh của phương thức so sánh trong luật tục

Phương tiện chủ yếu của phương thức so sánh trong luật tục Êđê là hình ảnh và các tính chất hoạt động của nó. So sánh trong luật tục, nếu không dùng đến hình ảnh thì khó có thể diễn đạt hết được nội dung ý nghĩa của luật tục và cũng không thể có được những so sánh hay. Các hình ảnh được dùng trong luật tục là để thực hiện phương thức so sánh; hình ảnh được trình bày theo trật tự và có quan hệ với nhau và theo cách cảm, cách nghĩ của người Êđê để làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa luật tục. Những hình ảnh ấy thường cụ thể, quen thuộc trong đời sống hằng ngày của con người.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí