Mục Đích Sử Dụng So Sánh Trong Luật Tục Êđê


hợp sự đối lập diễn ra khá trừu tượng, thể hiện cách tư duy và bản sắc văn hoá của dân tộc. Ví dụ:

- N`u mnu`t ko` eâa, hra ko` buoân, n`u poâ dlaêng adei amuoân buoân sang;

Maâo kđi mta djueâ anei, klei djueâ anaên, n`u amaâo phat eânoh, amaâo n`u kjoh gieâ, amaâo n`u bi mdjieâ brei kđi.

(Ông ta là cây đa đầu suối, cây sung đầu làng là người trông nom anh em, con cháu trong làng;

(Thế mà) trong làng có vụ này việc nọ, ông ta không chịu xét xử, không chịu bẻ que tính giá cho xong khoản phạt, giải quyết cho xong vụ việc) (đk 66, tr. 91).

Hoặc :

- Mô`ng knueâ n`u lac amaâo lo` maâo doâk sa coâ eâkei, sa drei mnieâ;

Araê anei hi`n le`, lo` maâo doâk he` mnuih doâk hlaêm kmông, dô`ng hlaêm hjieâ, doâk sa mnieâ sa eâkei.

(Trước đây ông ta nói đã khai hết, không sót một ai dù là đàn ông, con trai hay là đàn bà, con gái;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Giờ đây người ta còn thấy trong rừng, trong chòi rẫy nào đàn ông, đàn bà) (đk 58, tr. 86).

So sánh đối lập trong luật tục được thể hiện bằng từ hoặc các cặp từ chỉ quan hệ đối lập, như: anei (thế mà, đằng nầy...), mô`ng knueâ ... araê anei (trước đây ... bây giờ). Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không sử dụng từ chỉ quan hệ đối lập và người ta vẫn hiểu được ý nghĩa so sánh câu văn. Ví dụ:

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 8

- Araêng mli`ng mn`eâ bhang, mlang mn`eâ tlam, klei eâdam eâra bi mnun`;

Nu` lac hmö` leh waêng araêng mkaê, kgaê araêng mkra, amra anaêp araêng bi blu`.


(Người ta chỉ là con chim mling hát vào mùa khô, con chim mlang kêu buổi chiều là những chàng trai, cô gái hát đối đáp nhau;

(Thế mà) ông ta nói rằng, ông ta nghe gió thổi ngoài bìa rừng, nghe sấm gầm ở bờ rào) (đk 67, tr. 92).

So sánh đối lập trong ngôn ngữ luật tục được thể hiện khá phong phú, trong đó so sánh đối lập mang tính chất trừu tượng đã góp phần làm cho ngôn ngữ luật tục hàm chứa nhiều hình ảnh, hình tượng có quan hệ đối lập với nhau và cũng vì thế mà ngôn ngữ luật tục càng thêm sinh động, tác động mạnh mẽ cùng lúc đến tư duy và tình cảm người nghe.

đ) So sánh hỗ trợ

Trong ngôn ngữ luật tục còn có một kiểu so sánh khác không nhằm so sánh ngang, so sánh hơn, so sánh kém hay so sánh đối lập mà là so sánh hỗ trợ. Đây là loại so sánh thể hiện quan hệ hỗ trợ giữa TTĐ/BSS, TTPDSS với TTSS, cốt làm nổi bật thuộc tính nổi trội của một sự vật khác. Các biểu hiện so sánh hỗ trợ trong luật tục có TTĐ/BSS thường là một đối tượng duy nhất, còn TTSS thường có nhiều yếu tố gần giống nhau, chúng có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để làm rõ TTĐ/BSS trong câu văn. Ví dụ: N~u hui` eâmoâng ara`ng zuh ai, pai zuh bu`t, hloâ mu`t rang hui` ara`ng zuh anih (Hắn (thấy sợ như) con cọp sợ người ta biết rõ hang hốc của nó ở đâu, (như) con hươu con heo rừng sợ người ta biết đâu là ổ của chúng) (đk 136, tr. 152). Trong câu, TTĐ/BSS là đối tượng N~u (nó) và TTPDSS là hui` (s), trong khi đó TTSS có hai đối tượng làm chuẩn so sánh có nội dung gần giống nhau, có quan hệ hỗ trợ với nhau cùng làm sáng tỏ đối tượng nêu ra trong TTPDSS và đối tượng của TTĐ/BSS. Hai đối tượng làm chuẩn so sánh đó là: con cọp sợ người ta biết rõ hang hốc của nó ở đâu con hươu con heo rừng sợ người ta biết đâu là ổ của chúng. Hai đối tượng này cùng làm chuẩn so sánh để so sánh cùng một đối tượng là N~u hui (nó sợ) và chúng đã hỗ trợ lẫn nhau để cùng làm sáng tỏ đối tượng cần so sánh trong câu. Trong luật tục


có nhiều so sánh hỗ trợ mà TTSS có đến nhiều đối tượng đưa ra để làm chuẩn so sánh. Chẳng hạn:

- Eâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh, eâa troh bi kdaâo; asaâoamaâo mu`t gung ara`ng klö`; grö` ak amaâo zô`ng, ara`ng wa`t mtakju đaâo; maâo klei soh ara`ng tio` nao, n`u nao he` môh (Nước vũng người ta có thể tát cạn, nước suối người ta có thể nắn dòng, con chó không muốn vào bẫy người ta có thể đẩy nó vào, con quạ con diều hâu không chịu ăn (thịt mà người ta cúng cho) người ta phóng cho những mũi lao, nhát gươm (giống như) người ta sai hắn đi làm một việc xấu xa, hắn đi ngay) (đk 165, tr. 175).

So sánh ngang bằng, so sánh hơn, so sánh đối lập và so sánh hỗ trợ trong ngôn ngữ luật tục đều có những đặc điểm. Những đặc điểm ấy không phải là không có trong các loại văn bản ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu những đặc điểm ấy chỉ thể hiện một cách ít ỏi trong các loại văn bản khác thì ngược lại những đặc điểm ấy lại được thể hiện một cách khá phổ biến trong ngôn ngữ luật tục. Và như ta đã biết so sánh diễn ra khá nhiều trong ngôn ngữ luật tục thì chính những đặc điểm phổ biến đó đã làm cho ngôn ngữ luật tục mang vẻ đẹp riêng về phương thức so sánh.

1.4. Mục đích sử dụng so sánh trong luật tục Êđê

Theo sự thống kê của chúng tôi trong “Luật tục Êđê“ (Nxb Chính trị Quốc gia, 1996) có 262 trường hợp so sánh khác nhau (xin xem Phần phụ lục). Dựa vào mục đích và kết quả biểu đạt nội dung ý nghĩa của so sánh, chúng tôi xác định rằng so sánh trong luật tục Êđê có 5 mục đích sau đây: so sánh nhằm giải thích; so sánh nhằm miêu tả; so sánh để đánh giá; so sánh nhằm bộc lộ cảm xúc và so sánh nhằm nhiều mục đích. Chúng tôi trình bày nội dung của từng mục đích so sánh sau đây là nhằm tìm hiểu về từng mục đích sử dụng phương thức so sánh gắn với các phương tiện thể hiện cụ thể và giá trị biểu hiện của chúng.

1.4. 1. So sánh nhằm giải thích


Nội dung luật tục đề cập đến nhiều mặt trong đời sống, có vấn đề cụ thể, nhưng cũng có những vấn đề trừu tượng khái quát. Tuy nhiên, người Êđê đã vận dụng phương thức so sánh theo cách riêng của mình để giải thích, giúp người nghe nhận thức được nội dung luật tục của dân tộc mình một cách dễ dàng mà không cần giải thích bằng lý lẽ, lý luận. Trong luật tục, phương thức so sánh trở thành phương tiện quan trọng để giải thích nội dung của luật tục. Nhờ thế mà trong quá trình xử phạt, người xử phạt chỉ cần lựa chọn nội dung thích hợp, rồi đọc lên để mọi người nghe và thực hiện, không cần phải giải thích bằng lý lẽ. Ví dụ để giải thích hành động của người phù thủy lợi dụng phép thuật chữa bệnh đã tìm cách bòn rút của cải của người bệnh và cả những người không có bệnh, luật tục dùng so sánh để giải thích những việc làm đó như sau: Anei le`, n`u nga` si plum ke` dua nah, ktah ke` dua bi`t; eâlan bhi`t n`u eâbat môh; eâlan zun` n`u eâbat môh (Thế mà bây giờ hắn như con vắt hút cả hai miệng, con đĩa cắn cả hai đầu, đường mòn trong rừng hắn đi, đường thênh thang ngoài bãi tranh hắn cũng đi) (đk 192, tr. 196). Trong câu này có đến bốn lượt so sánh để nói về một hành vi chuyên tìm cách bòn rút tài sản của người khác; điều này làm cho hành vi vi phạm luật tục của phù thủy hiện lên cụ thể, rõ ràng. Ở đây hành vi tìm cách bòn rút tài sản của những người bệnh và người không có bệnh được hiểu dễ dàng, nhờ đã so sánh hành động của phù thuỷ gần giống với hình ảnh và hành động của “con vắt hút cả hai miệng, con đĩa bám cả hai đầu”. Đồng thời, mụ phù thủy ấy còn coi thường, bất chấp luật tục nên được giải thích tiếp bằng so sánh với sự việc: “đường mòn trong rừng hắn đi đường thênh thang ngoài bãi tranh hắn cũng đi ”. So sánh như thế là rõ ràng, cụ thể, sinh động đạt hiệu quả cao. Các hành vi của phù thuỷ đã được giải thích rõ ràng, người nghe có thể nhận thức được đầy đủ, trọn vẹn.

Hầu hết nội dung luật tục đều được giải thích một cách cặn kẽ, tỉ mỉ bằng phương tiện hình ảnh, sự vật, sự việc dùng làm so sánh.


Tuy nhiên, nội dung ý nghĩa luật tục còn có những vấn đề trừu tượng khái quát và trong trường hợp đó cũng được người ta dùng so sánh để giải thích cho rõ ràng. Chẳng hạn, để cho con cháu trong gia đình, buôn làng nhận thức được con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ công lao của mẹ cha, ông bà, tổ tiên, luật tục đã dùng các so sánh để giải thích những điều khái quát trừu tượng đó trở thành cụ thể như sau: Kmu`n poâ pla, ktô poâ pla, ami` ama poâ mjing (Có dưa có bắp là có người trồng (như) việc có con có cái là do cha mẹ sinh ra) (đk 143, tr. 157). Vì thế, luật tục khuyên con cháu phải nghe lời mẹ cha, cãi lại mẹ cha, ông bà là có tội. Luật tục đã giải thích: “cãi lời mẹ cha là bẻ cán cào”. Ai mà hỗn láo với ông bà, to tiếng với mẹ cha là phạm luật tục. Điều ấy sánh như hành động bẻ cán cào, ắt phải có tội với ông bà cha mẹ và thần linh. Người Êđê quan niệm cán cào, cán cuốc, cán rìu v.v... là những dụng cụ lao động đều có hồn, rất thiêng nên không thể bẻ hoặc đem đốt phá. So sánh sự giống nhau như thế là nhằm giải thích cho con cháu không được coi thường ông bà, mẹ cha của mình mà phải quý trọng họ. Tất cả những kẻ nào không nghe lời cha mẹ là vi phạm luật tục và luật tục đã giải thích về con người đó như sau: N~u mnieâ keâc` amaâo djueâ, rueâ amaâo ama, ami` (Hắn (như) con muỗi không có đàn con ruồi không có mẹ, hắn (giống như) người không mẹ không cha) (đk 89, tr. 109).

Để giải thích nội dung luật tục được rõ ràng, dễ hiểu, người ta không chỉ so sánh một lần mà so sánh nhiều lần liên tiếp gần giống nhau về một đối tượng so sánh trong câu. Như vậy người nghe hiểu được rõ ràng tường tận nội dung luật tục. Chẳng hạn giải thích kẻ dễ sai khiến, chỉ đâu đánh đó mà dẫn tới hành vi vi phạm luật tục, cách so sánh được sử dụng như sau: Ara`ng bi đöt n`u ho`ng jô`ng wa`k wai, kpit eâđai saâo (Hắn để người ta vặn vẹo hắn (như) vặn vẹo một cái chân nhện, người ta nắn bóp hắn như nắn bóp một con chó con) (đk 165, tr. 175). Cả hai lần so sánh trên đều so sánh về cùng một đối tượng là con người dễ bị kẻ khác sai khiến để dẫn tới hành vi gây tội đối với người khác.


Biện pháp cơ bản tiếp theo mà người ta dùng trong so sánh để giải thích nội dung luật tục là dùng những hình ảnh đưa ra so sánh thường cụ thể, sinh động gắn bó trong đời sống hằng ngày. Càng cụ thể, sinh động thì càng có hiệu quả biểu hiện. Chẳng hạn luật tục quy định người xử phạt phải xử đúng người đúng tội, sao cho thấu tình đạt lý. Điều đó được giải thích bằng hình ảnh cụ thể qua nhiều so sánh liên tiếp như sau: C~ieâm đieât, c`hi` za`ng kmo`ng; c`ieâm pro`ng, c`hi` hla`m eâ’i. Kđi đieât, mka` brei đieât; kđi pro`ng, mka` brei pro`ng (Thịt miếng nhỏ thì đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn thì đựng bằng rổ, rá; (như) chuyện nhỏ thỉ xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng) (đk 1, tr. 43).

Trong luật tục, người ta đã dùng nhiều so sánh có mục đích giải thích làm sáng tỏ nội dung luật tục. Họ giải thích bằng liên tiếp nhiều so sánh gần giống nhau về một đối tượng đưa ra so sánh và những hình ảnh so sánh thường bao giờ cũng cụ thể, gắn liền trong đời sống hằng này. Nhờ thế nội dung luật tục dù đã cụ thể hay còn trừu tượng khái quát cũng đều được giải thích tường tận, dễ hiểu, dễ nhớ đối với người nghe.

1.4.2. So sánh nhằm miêu tả

Nếu như so sánh nhằm giải thích, giúp người nghe hiểu nội dung luật tục thì những so sánh nhằm miêu tả, giúp cho người nghe hình dung rõ nội dung ý nghĩa của luật tục. Chẳng hạn luật tục dùng so sánh để miêu tả vợ chồng đã gắn bó, yêu thương với nhau bằng các hình ảnh, sự việc như sau: N~u eâa eâlaâo leh bo` hang, hlang leh c`a`p, leh di n`u bi khaêp öleh klei eâkei mnieâ di n`u eâlaâo leh. (Hắn ta (như) con sông đã đầy nước từ trước, (như) cỏ tranh từ trước đã buộc lại thành bó (giống như) hắn và người vợ của hắn đã thương yêu gắn bó với nhau từ lâu) (đk 136, tr. 153). Người ta đã miêu tả hai hình ảnh cụ thể: con sông đã đầy nước từ trước tranh từ trước đã buộc lại thành bó là nhằm để miêu tả nội dung: hắn và người vợ của hắn đã thương yêu gắn bó với nhau từ lâu. Luật tục có nhiều trường hợp so sánh miêu tả để làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa luật tục và người nghe có thể


hình dung dễ dàng. Nội dung luật tục cũng có những vấn đề đã rõ ràng, cụ thể nhưng cũng nhiều vấn đề còn ở dạng khái quát, trừu tượng và người ta cũng đã dùng so sánh miêu tả để làm rõ được các nội dung khái quát trừu tượng ấy. Chẳng hạn để miêu tả hành động kẻ phạm tội đang bối rối, lúng túng, luật tục miêu tả bằng các chi tiết hình ảnh so sánh sau đây : Zlo`ng kto`ng zaêng hdrah, ki dua nah, kta`m jô`ng hja`n (Hắn làm như con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, một mình đứng giậm chân tại chỗ) (đk 26, tr. 60). Ở đây miêu tả hình ảnh “con cà tong lúng túng” là còn khái quát. Nhưng khi miêu tả con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng và một mình đứng giậm chân tại chỗ thì rõ ràng là miêu tả chi tiết, cụ thể. Hình ảnh ở đây trở nên sinh động hẳn lên và tính cách của kẻ vi phạm luật tục cũng vì vậy mà hiện lên rõ ràng, người nghe như nhìn thấy được những hành động lúng túng, bối rối của con người.

Những so sánh miêu tả như trên đạt hiệu quả cụ thể, chi tiết và sinh động. Để đạt hiệu quả miêu tả, TTSS thường được mở rộng thành cụm từ hay có thể là một cụm chủ vị để miêu tả rõ thêm đối tượng đưa ra miêu tả trong câu. Chẳng hạn, luật tục miêu tả về việc nghe lời người khác mà phạm tội như sau: EÂâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh, eâa troh bi kdaâo; asaâo amaâo mu`t gung ara`ng klö`; grö` ak amaâo zô`ng, ara`ng wa`t mta kju đaâo (Nước vũng người ta có thể tát cạn, nước suối người ta có thể nắn dòng, con chó không muốn vào bẫy người ta có thể đẩy nó vào, con quạ con diều hâu không chịu ăn (thịt mà người ta cúng cho) người ta phóng cho những mũi lao, nhát gươm (giống như) người ta sai hắn đi làm một việc xấu xa, hắn đi ngay) (đk 165, tr. 175). Ở đây các từ ngữ EÂa zlu`ng (nước vũng), eâa troh (nước suối), asaâo (con chó), grö (con quạ), ak (con diều hâu) là những từ ngữ có ý nghĩa khái quát được dùng kết hợp với một số từ ngữ khác có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa để tạo ra những câu nói có hình ảnh, hình tượng sinh động, người nghe có thể tiếp nhận được bằng cảm giác. Những kết hợp đó là: Eâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh (nước vũng người ta


có thể tát cạn), eâa troh bi kdaâo (nước suối người ta có thể nắn dòng); asaâo amaâo mu`t gung (con chó không muốn vào bẫy); grö` ak amaâo zô`ng (con quạ con diều hâu không chịu ăn). Phần nhiều các so sánh trong ngôn ngữ luật tục đều được kết hợp như vậy, điều đó làm cho nội dung ý nghĩa của so sánh trở nên tường minh, sinh động. Chính nhờ sự kết hợp này đã làm cho ngôn ngữ luật tục có tính hình tượng, mà đạt mức độ diễn đạt cụ thể, chi tiết.

Ngoài ra để thực hiện mục đích so sánh miêu tả có hiệu quả, ngôn ngữ luật tục Êđê thường xây dựng thành một chuỗi liên tiếp gồm những câu có nhiều so sánh khác nhau về cùng một đối tượng đưa ra so sánh. Điều đó có khả năng giúp cho người nghe có thể thấy được nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan với nhau về một đối tượng miêu tả trong câu. Chẳng hạn luật tục miêu tả kẻ có hành vi cưỡng bức người vô tội với nhiều so sánh nối tiếp như sau:


mja.

- N`u truaê ho`ng knaêm, n`u diaêm si wah, n`u pah si tlang


N`u bi hlueâ ho`ng gô` kueân` djieâ ana, kra djieâ knoâ, n`u bi

hlueâ ho`ng gô` amaâo maâo poâ kaêk.

N`u juaê si juaê plin, n`u lin si lin adraêng, si n`u ciaêng, si n`u ngaê. Soh amaâo kral, gaêl amaâo thaâo; maâo kđi, amaâo bi hmö` brei.

(Hắn đã chộp người ta như chụp cá bằng nơm, bắt người ta như bắt cá bằng câu, vồ người ta như diều hâu, chồn, cáo vồ mồi.

Hắn bắt người ta theo hắn, coi người ta (như) con vượn đã mất cái, như con khỉ đã mất đực, coi người ta như cô đơn không còn ai khác nữa.

Hắn giẫm lên người ta như giẫm cỏ, đạp lên người ta như đạp rơm, đạp rạ, hắn muốn làm gì hắn làm. Sai hắn không cần biết, đúng hắn không cần hay. Có chuyện gì sai đúng hắn không cho ai hay ai biết) (đk 167, tr. 176).

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí