Về Văn Bản Pháp Luật Hỗ Trợ Việc Làm Tại Tp. Hồ Chí Minh

b) Nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật:

Sự kết hợp giữa nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện một số nhóm ngành như: Kỹ thuật thương mại, Quản trị viên của các ngành kỹ thuật.

c) Nhóm ngành Quản trị kinh doanh - Tài chính – Ngân hàng:

Xu hướng kết hợp giữa các chuyên ngành hình thành ra những nhóm ngành nghề mới như: Quản trị rủi ro, Quản lý chất lượng chuyên ngành công nghiệp – công nghệ kỹ thuật và y tế, Quản lý hệ thống thông tin, Kế hoạch và Dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội – kinh doanh, Tư vấn tài chính cá nhân, Quản lý dự án khoa học môi trường – hàng không, Logistic, Quản lý văn phòng cao cấp…

d) Nhóm ngành Khoa học xã hội:

Sự kết hợp giữa ngành tâm lý học, khoa học xã hội với các nhóm ngành khác như pháp luật, giáo dục như: Tư vấn học đường, Tâm lý xã hội, Tâm lý điều trị bệnh lý…

e) Nhóm ngành Y tế:

Xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế hình thành các nhóm ngành mới như: Quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, Kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, Công nghệ y sinh, Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về gen…

Các nhóm ngành mới xuất hiện trong giai đoạn 2017 – 2020 đến 2025 đều chú trọng đến tính chuyên sâu, đó là sự kết hợp giữa hai hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề. Các nhóm ngành này chú trọng đến khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Nguồn nhân lực làm việc trong các nhóm ngành này đa số là nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức và được rèn luyện kỹ năng tốt, có trình độ ngoại ngữ. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho nhân lực của TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hội nhập.

4.2 Về văn bản pháp luật hỗ trợ việc làm tại Tp. Hồ Chí Minh

Năm 2018 là năm thứ 3 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của cả nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X. Tập trung thực hiện có hiệu quả 07 Chương trình đột phá, thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển bền vững,

tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của cả nước nói chung và của Thành phố nói riêng.

Một số chính sách tạo việc làm của chính phủ có thể kể đến như: Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020; Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020;...

Tháng 10/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ phê duyệt quyết định đề án hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh – sinh viên với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên; đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng khởi nghiệp; tạo môi trường thúc đẩy ý tưởng các dự án khởi nghiệp. Mục tiêu đề án đặt ra đến năm 2020, 100% các trường cao đẳng, đại học, trung cấp phải có kế hoạch hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; 90% các trường sẽ có kế hoạch cụ thể đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng khởi nghiệp; 70% các trường đại học và 50% các trường trung cấp phát triển và hiện thực hóa 2 dự án khởi nghiệp.

Thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên hạn chế về phát triển thị trường lao động thành phố vẫn chưa đồng bộ, còn thể hiện sự chênh lệch cung – cầu lao động về số lượng; đặc biệt chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Nghịch lý ở đây, TP. Hồ Chí Minh đang rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển.

Và để tạo việc làm cho thanh niên nói chung và sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có việc làm sau khi ra trường, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã ban hành

các văn bản, nghị quyết, quy định trên tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của cả nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, cụ thể như:

- Quyết định số 6028/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình phát triển thanh niên thành phố giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 4140/QĐ-UBND của Ủy ban nhân Thành phố Hồ Chí Minh về Đề án “Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên” năm 2012 -2014;

- Công văn số 3328/UBND-VX ngày 2 tháng 7 năm 2013 về triển khai xây dựng đề án việc làm;

- Công văn số 1723/UBND-VX ngày 23 tháng 4 năm 2014 về đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án Vị trí việc làm;

- Quyết định số 4141/QĐ-UBND, ngày 14/08/2012 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành Đề án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 2010 - 2015 của thành phố Hồ Chí Minh.

Những văn bản pháp luật trên phần nào giúp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bao gồm cả sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thành phố chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng hoạt động để nâng tỷ trọng các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao trong ngành dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực; phát huy lợi thế của Thành phố, phát triển nhanh, hiệu quả một số ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ khác hỗ trợ kinh doanh.

4.3 Đề xuất một số chính sách và giải pháp

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”. Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động

cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.

4.3.1 Chính sách đào tạo bậc đại học

4.3.1.1 Chính sách điều tiết của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực

a) Thực hiện có kết quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp: cần tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

- TP. Hồ Chí Minh đã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Từ đầu năm 2018, Thành phố đã tiếp nhận 29 hồ sơ đăng ký mới, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thực hiện thẩm định, cấp 13 giấy chứng nhận đăng ký mới và 07 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề (CSDN) tiếp tục thực hiện tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Trong 02 năm (2016

- 2017), đã hỗ trợ tín dụng cho 47.637 học sinh, sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp và đại học của 42.596 hộ gia đình.

- Đề xuất kinh phí Trung ương về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2016-2017; được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề chấp thuận, đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai (trong đó, bổ sung thiết bị cho 11 đơn vị cơ sở gồm 5 cơ sở dạy nghề ở 5 huyện: 2,8 tỷ đồng; 02 TT GDLĐXH, GDDN: 01 tỷ đồng.)

- Trong năm (2016 - 2017), 5 huyện của TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo được 6.773 người, trong đó có 612 thanh niên được đào tạo. Các huyện đã có chú

trọng trong việc liên kết đào tạo và định hướng việc làm sau khi đào tạo, đồng thời người lao động đã ý thức được ngành nghề đào tạo và xuất phát từ nhu cầu học nghề của người lao động. Thực hiện tốt nội dung này như huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Điều này đã giúp người lao động làm đúng ngành nghề đào tạo, giải quyết việc làm tại địa phương.

- Đối với giáo dục đại học, cao đẳng: cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Thành phố đã chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng định hướng phát triển, xây dựng chương trình đào tạo gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; tập trung vào các ngành đào tạo mũi nhọn gắn với 09 ngành dịch vụ và 04 ngành công nghiệp trọng điểm. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm tạo nguồn đầu vào cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cười mối quan hệ hợp tác theo nhu cầu, trên tinh thần hợp tác phát triển thông qua nhiều hoạt động kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp; tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết việc làm sau tốt nghiệp.

- Đối với giáo dục thường xuyên: bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động như Công ty TNHH Một thành viên Xuất khẩu Lao động Thương mại và Dịch vụ SOVILACO, Công ty Công ty TNHH Một thành viên Xuất khẩu Lao động SULECO tuyển dụng lao động xuất khẩu tại các nước: Singapore, Nhật Bản, Dubai, Malaysia, Arab Saudi và giới thiệu việc làm cho sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh.

b) Làm tốt dự báo quy mô và cơ cấu nhu cầu nhân lực trình độ đại học

Căn cứ để dự báo quy mô và cơ cấu nhu cầu lao động bậc đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của Thành phố. Trên cơ sở kế hoạch, quy hoạch phát triển các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; kế hoạch phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh; kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp; kế hoạch tổ chức sắp xếp lại tổ chức bộ máy khu vực công; Thành phố dự báo và công khai quy mô cơ cấu nhu cầu sử dụng nhân lực bậc đại học hàng năm và 5 năm.

Để dự báo sát, đúng nhu cầu nhân lực bậc đại học, cần phát huy tối đa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân. Vì vậy, Thành phố cần có những quy định về việc lập kế hoạch sử dụng nhân lực bậc đại học của các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

c) Thực hiện việc phân bổ nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy mô và cơ cấu nhu cầu đào tạo

Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu đào tạo của toàn quốc, Chính phủ điều tiết ngân sách theo hướng phân bổ nhiều hơn cho các cơ sở đào tạo các ngành, nghề đang thiếu hụt nhân lực, cắt giảm hoặc không cấp ngân sách đối với những ngành nghề mà thị trường lao động chưa cần hoặc cung về nhân lực đại học đã vượt cầu.

d) Thực hiện thí điểm Thành phố đặt hàng đào tạo đối với một số trường đại học

Trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực bậc đại học, TP. Hồ Chí Minh nên thí điểm đặt hàng đào tạo nhân lực bậc đại học bao gồm cả số lượng và cơ cấu ngành nghề đối với những ngành nghề mà Thành phố đang thiếu hụt. Đặc biệt trong Quý II năm 2018, đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến

năm 2030 theo kế hoạch 171-KH/TU ngày 28/12/2017 của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm đến giải pháp trên, cụ thể xây dựng đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 – 2020.

Tại cuộc họp giữa Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng các ban, sở, ngành, chính quyền địa phương với ĐHQG-HCM năm 2015, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu Sở Tài chính nghiên cứu cơ chế tài chính để phối hợp. “Phải theo xu hướng đặt hàng, đầu tư và trường sẽ thực hiện, không đi theo hướng lấy tiền ngân sách hoặc cho vay kích cầu. Đồng thời nghiên cứu thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư tư nhân trong đó có sự tham gia của Nhà nước”.

Ngày 7/6/2016, Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp bàn về phát triển giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp Sở Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép ngành giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới.

Ngày 24.7.2018, ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận hợp tác với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong 03 nội dung phối hợp có quan tâm đến nội dung về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

4.3.1.2 Xây dựng và ban hành chính sách để doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực

- Doanh nghiệp là nơi hiểu rõ nhất mình cần bao nhiêu và các ngành nghề nhân lực bậc đại học cần sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.

- Theo phân tích tại chương 3, các doanh nghiệp đề xuất cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp với các hình thức, cụ thể:

Bảng 4.8 Ý kiến doanh nghiệp về hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp

Hình thức tăng cường

Số

lượng

%

Cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động

50

100,0

Hợp đồng đào tạo bồi dưỡng

40

80,0

Góp ý kiến cho chương trình đào tạo của trường

38

78,0

Nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp

29

58,0

Tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo

19

38,0

Chia sẻ kỹ thuật và công nghệ với nhà trường

19

38,0

Hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường

17

34,0

Tham gia giảng dạy một số chuyên đề chuyên môn

14

28,0

Tham dự hội nghị khách hàng của nhà trường

13

26,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đại học - Nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp) Bảng trên trình bày rất chi tiết ý kiến của người sử dụng lao động về các hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp. Trong đó, 100% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp nên cung cấp, trao đổi thông tin về nhu cầu sử dụng lao động cho trường đại học; 80,0% doanh nghiệp cho rằng trường đại học và doanh nghiệp nên ký hợp đồng đào tạo bồi dưỡng, 78,0% doanh nghiệp cho rằng họ cần phải được góp ý kiến cho chương trình đào tạo của trường. Đó là những hình

thức được nhiều doanh nghiệp đề xuất và ủng hộ hơn cả.

- Ngoài ra, để hạn chế việc đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp chưa cần hoặc không cần, Nhà nước cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tham gia vào việc lập kế hoạch đào tạo. Mặt khác, để sinh viên ra trường, có thể sẵn sàng làm việc được ngay thì giai đoạn đào tạo thực tế khi sinh viên đi thực tập là hết sức quan trọng. Vì vậy, cần quy định trong các luật liên quan đến doanh nghiệp, như luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần có các quy định về trách nhiệm và chi phí đào tạo nhân lực bậc đại học. Chẳng hạn cho phép doanh

nghiệp được hạch toán chi phí hỗ trợ đào tạo khi sinh viên thực tập tại doanh nghiệp vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nhà nước nên ban hành và thực thi chính sách doanh nghiệp đặt hàng đào tạo bậc đại học đối với các cơ sở đào tạo. Giáo dục ở Việt Nam hiện nay không gắn liền giữa đào tạo và nhu cầu. Chỉ tiêu tuyển sinh được mỗi trường tự đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy mà chưa tiếp cận với nhu cầu việc làm thực tế theo từng ngành. Chính vì thế, số lượng sinh viên ra trường hàng năm đều cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế, số lượng sinh viên dư ra sẽ thất nghiệp. Chi phí đào tạo một sinh viên để hoàn thành cả khóa học là không hề nhỏ, vì thế, đặt trong hoàn cảnh sinh viên ra trường thất nghiệp một vài năm khi kiến thức dần bị mai một, thì công sức, tiền bạc đầu tư cho việc học xem như đổ sông, đổ biển.

4.3.1.3 Giải pháp đối với các trường đại học

- Thực hiện việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo; đặc biệt là quyền tự chủ về xác định chỉ tiêu, cơ cấu tuyển sinh hàng năm và quyền tự chủ về tài chính. Thực hiện theo Nghị quyết 77 của Chính Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động yêu cầu 03 trường: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ quản về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy, nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí; đầu tư, mua sắm; cơ chế giám sát. Để đẩy mạnh tự chủ Đại học và giúp các trường phát huy tối đa quyền tự chủ để phát triển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm ban hành Nghị định về tự chủ Đại học thay thế cho Nghị quyết số 77.

- Thực thi quy chế đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học dựa trên sự đánh giá của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động theo văn bản hợp nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014 nhằm làm công cụ để trường đại học tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá

và công nhận trường đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để người học có cơ sở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

- Các Khoa/Viện đào tạo cần quan tâm, định hướng giá trị nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các tuần lễ sinh hoạt công dân, các buổi hội thảo nhằm giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực và hành động phù hợp về giá trị nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Tư vấn cho sinh viên thấy được chọn nghề phải dựa trên những phẩm chất đặc trưng và những giá trị của bản thân vì chọn nghề theo sở thích và đam mê là điều nên làm nhưng chưa đủ.

- Thành lập Hội Cựu Sinh viên Alumni tại các trường học. Cộng đồng cựu sinh viên sẽ là nơi kết nối giữa nhà trường và các cựu sinh viên nhà trường, nhằm mục đích tạo các kết nối giữa cựu sinh viên với nhà trường, giữa cựu sinh viên và sinh viên đáp ứng các nhu cầu về nhân lực và quan hệ kinh doanh; cựu sinh viên tham gia dìu dắt, mentor cho các sinh viên hàng năm. Từ đó, tăng cường sự hợp tác, ký kết thỏa thuận toàn diện giữa nhà trường và các doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội thực tập, tuyển dụng cho sinh viên.

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên tại các trường học. Trung tâm là cầu nối kết nối với các doanh nghiệp để giúp sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng chương trình đưa sinh viên (tập trung vào năm 3) đến thực tế tại doanh nghiệp nhiều hơn trong quá trình học tập tại trường. Từ những chương trình trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, nhu cầu tuyển dụng, thực tập… như thế sẽ giúp cho sinh viên định hướng được nhu cầu tham gia ứng tuyển thực tập cũng như cơ hội việc làm của sinh viên khi ra trường. Quan trọng hơn, Trung tâm hỗ trợ sinh viên phải thực sự là cầu nối giữa trường đại học và doanh nghiệp, giúp nhà trường dự báo sát đúng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn.

- Nhanh chóng tổ chức thực hiện Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn một cách hiệu quả, thiết thực. Đặc biệt phát huy và quản lý tốt các Trung tâm dịch vụ

việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm để sinh viên dễ dàng tìm việc làm phù hợp với nhu cầu.

4.3.1.4 Giải pháp đối với các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nhân lực

Các tổ chức xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp; phản biện nội dung, chương trình đào tạo. Vì vậy, Thành phố nên thành lập Hội đồng tư vấn về đào tạo và phát triển nhân lực; trong đó, có tư vấn đào tạo bậc đại học. Hội đồng tư vấn đào tạo bậc đại học có nhiệm vụ tư vấn cho chính quyền Thành phố về quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề cần đào tạo, nội dung chương trình đào tạo cả trong ngắn hạn. Đối với gia đình và người học, Hội đồng tư vấn sẽ tuyên truyền, giải thích, vận động và định hướng cho họ trong việc lựa chọn trường, ngành nghề để học tập.

4.3.1.5 Giải pháp đối với gia đình và cá nhân người học trong phát triển nhân lực

Đẩy mạnh việc tuyên truyền để gia đình và người học cần phải thay đổi nhận thức, từ bỏ tư tưởng “học để làm quan”, thấm nhuần lời dạy của cha ông “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” để lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường cá nhân người học và nhu cầu của thị trường lao động.

Có chính sách mở rộng đối tượng và tăng mức cho vay đối với sinh viên của tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo đủ tiền cho người học trang trải chi phí đào tạo. Thực hiện nguyên tắc, giá dịch vụ đào tạo phải tương xứng với giá trị dịch vụ đào tạo; sinh viên được đào tạo ở trường có chất lượng tốt, có việc làm và thu nhập tốt sau khi ra trường thì phải nộp học phí cao hơn.

4.3.2 Giải pháp về chính sách việc làm đối với sinh viên

4.3.2.1 Thành phố có chính sách để thu hút đầu tư đối với các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn

Với vị thế trung tâm kinh tế lớn nhất của nước, TP. Hồ Chí Minh sẽ là đô thị hạt nhân của vùng, có vai trò liên kết và hỗ trợ các đô thị trong vùng cùng phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia, trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ, công nghiệp sáng tạo cao tầm khu vực. TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ là trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế. Tỷ lệ đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh năm 2030 dự kiến đạt 80 - 90%.

Vùng TP. Hồ Chí Minh tập trung phát triển các đô thị tỉnh lỵ và đô thị chuyên ngành có vai trò tạo động lực trong vùng trên cơ sở tăng cường liên kết và khai thác hiệu quả hệ thống đường vành đai (3 và 4); các trục, hành lang kinh tế TP. HCM - Vũng Tàu, TP. HCM - Bình Phước - Bình Dương, TP. HCM - Đồng Nai - Đà Lạt, TP. HCM - Tây Ninh - Mộc Bài, TP. HCM - Long An - Tiền Giang - Bến Tre.

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, ra sức phát huy truyền thống vẻ vang “Xây dựng Đảng bộ thành phố thật trong sạch, vững mạnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Xây dựng TP. Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á”.

Về cơ cấu kinh tế, Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ 2011- 2015 đã xác định 6 chương trình đột phá để kinh tế Thành phố tăng trưởng theo chiều sâu và Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và thống nhất: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Đến năm 2020: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 39,19 - 41,07% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,74% - 0,78%. Đến năm 2025: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,29%

- 61,10%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 38,29% - 41,05% và khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,61% - 0,66%...

Để hiện thức hóa chủ trương và các chỉ tiêu do Đại hội đề ra, Thành phố đã xây dựng chương trình, kế hoạch và chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, đề án cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học về công tác tại sở, ban ngành, các khu công nghệ cao trong Kế hoạch triển khai các nội dung, nghị quyết số 54/2017/QH14 của UBND Thành phố. Việc đề án này ra đời sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm mới, việc làm đầy đủ cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.

4.3.2.2 Phát triển hệ thống Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trung tâm dịch vụ việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm là một giải pháp hữu hiệu mà TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện và giải quyết việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường trên địa bàn TP. HCM. Theo báo cáo “Tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội, thu chi ngân sách thành phố quý 1 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý 2 năm 2018” của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh: Thành phố đã tổ chức hiệu quả các phiên dao dịch việc làm, ngày hội việc làm để kết nối cung cầu lao động. Giải quyết việc làm ước đạt 72.900 lượt người (chiếm 24,03% kế hoạch đề ra từ trước); tạo 30.036 chỗ việc làm mới cho người lao động (chiếm 23,1% kế hoạch).

Theo đó, một số trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức ngày hội việc làm nhằm góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sắp ra trường và sinh viên đã ra trường. Điển hình như:

+ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Ngày 03/6/2018, tại Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Ngày hội Nghề nghiệp sinh viên (SV) TP. Hồ Chí Minh 2018 - HO CHI MINH CITY CAREER FAIR 2018 đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo sinh viên, người lao động có nhu cầu tìm việc và các doanh nghiệp.

Ngày hội nghề nghiệp năm nay đã nhận được 2.963 hồ sơ ứng tuyển, chào đón 8.800 lượt sinh viên đến các gian hàng. Bên cạnh đó, Ngày hội còn thu hút 45 gian hàng tham gia với 563 vị trí tuyển dụng, tổng số lượng cần tuyển hơn 5.000 nhân sự ở 6 lĩnh vực: Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng (10 đơn vị); Lĩnh vực Tiêu dùng nhanh (FMCG) (08 đơn vị); Lĩnh vực Giáo dục, Dược, Hóa mỹ phẩm (07 đơn vị); Lĩnh vực Đa ngành, Xây dựng, Bất động sản (07 đơn vị); Lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tư vấn (06 đơn vị); Lĩnh vực Công nghệ thông tin, Du lịch, Giao nhận, Sản xuất (06 đơn vị). Trong đó, lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng thu hút nhiều vị trí và số lượng nhất, tiếp đó là lĩnh vực Đa ngành, Xây dựng và Bất động sản. Trong sự kiện này, UEH đã giới thiệu “Cổng thông tin việc làm”, đây là cầu nối giữa Nhà trường

- Doanh nghiệp - Sinh viên đối với hoạt động tuyển dụng.

Có thể nói, Ngày hội đã có những đóng góp tích cực cho quá trình định hướng nghề nghiệp của sinh viên, là cầu nối hiệu quả giữa nguồn nhân lực trẻ với các doanh nghiệp.

Ngày hội nghề nghiệp sinh viên TP. Hồ Chí Minh là một hoạt động thường niên của UEH. Đây là mô hình hoạt động ngày hội nghề nghiệp dành cho sinh viên được tổ chức đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1998 và UEH cũng là trường Đại học đầu tiên trong cả nước tổ chức hoạt động này và có lịch sử phát triển hơn 20 năm. Đến nay, đây chính là một hoạt động không chỉ hỗ trợ sinh viên thiết thực trong việc kết nối giữa Nhà trường - Sinh viên - Doanh nghiệp mà còn hỗ trọ người lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh về tuyển dụng và việc làm.

+ Trường Đại học Hutech: Ngày 14/4/2018, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2018” nhằm mục đích tạo cơ hội tiếp xúc giữa sinh viên và doanh nghiệp, Sự kiện này là dịp để các doanh nghiệp lựa chọn những nhân sự trẻ trung, năng động, giỏi chuyên môn từ hơn 8.000 lượt sinh viên đang học tập tại HUTECH cũng như sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thông qua ngày hội, HUTECH đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, nhằm nâng cao tính ứng dụng của các chương trình đào tạo, đáp ứng kịp thời và tốt

nhất nhu cầu thực tế của hai bên bằng cách tiếp nhận những ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác hướng nghiệp và thực tập. Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2018 tại HUTECH theo đó chính là chiếc cầu nối hiệu quả giữa nhà tuyển dụng và nguồn lao động tiềm năng đến từ các trường Đại học danh tiếng.

+ Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh: Ngày hội việc làm tại Đại học Bách khoa (BKHCM Career Fair 2017) tổ chức ngày 7/10/2017 tại Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (268 Lý Thường Kiệt, Quận 10). Ngày hội thu hút gần 10.000 lượt sinh viên trong và ngoài trường tham gia. Đây là cơ hội cho sinh viên năm cuối và mới tốt nghiệp của các trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và sinh viên trường Đại học Bách Khoa nói riêng tự tin thể hiện năng lực bản lực, “tiếp thị” mình trước các nhà tuyển dụng. Ngày hội thu hút 80 doanh nghiệp với hơn 80 gian hàng của các công ty: P&G, Hyosung Việt Nam, Unilever Việt Nam, Mondelez Kinh Đô, Worldquant, Cargill, SCG Việt Nam, Sonkim Land, Hawee Việt Nam, Obayashi Việt Nam, Avery Dennison Việt Nam, AB Inbev, Datalogic Việt Nam… với nhu cầu tuyển hơn 3.000 vị trí dành cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế. Đây là cơ hội để các sinh viên có thể ứng tuyển và các doanh nghiệp danh tiếng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, một số trường như trường Đại học Quốc tế, trường Đại học Sài Gòn, Đại học Tài chính - Marketing…và nhiều trường đại học, cao đẳng khác tổ chức ngày hội việc làm để giúp sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp để tăng cơ hội tìm việc sau khi ra trường.

4.3.2.3 Xây dựng “quỹ khởi tạo doanh nghiệp” để hỗ trợ sinh viên sau khi ra trường tự tạo việc làm bằng cách lập doanh nghiệp để sản xuất và kinh doanh

Nhiều sinh viên trong quá trình học đại học đã bộc lộ khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh và khát khao làm giàu bằng tri thức đã tiếp nhận, họ muốn trở thành doanh nhân thành đạt. Nhưng tiềm năng và khát khao trở thành doanh nhân của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học chỉ có thể trở thành hiện thực nếu họ được hỗ trợ vốn và tư vấn để thành lập “doanh nghiệp khởi nghiệp”.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí