Đặc Điểm Cấu Tạo Các Thành Tố Cấu Trúc


- TTSS đứng sau gồm hai đối tượng so sánh: N`u đah si gra`m, eâla`m si eâmoâng (Hắn gầm lên như sấm, chồm lên như cọp) (đk 15, tr. 52).

- TTSS đứng sau gồm ba đối tượng so sánh: N~u eâmoâng soh pah, đruah soh wieât, mdro`ng sah alieâk kđi (Hắn (như) con cọp vồ trượt mồi, (như) con hoẵng hất mõm vào chỗ trống không, (như) người nhà giàu bị thua kiện) (đk 17, tr. 54).

Sơ đồ cấu trúc so sánh mở rộng có TTSS đứng sau gồm nhiều đối tượng như sau:

TTĐ/BSS

(1)

TTPDSS

(2)

TTQHSS

(3)

TTSS

(4)




ĐT1+ĐT2+ĐT3+...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 5


ii)Trường hợp TTSS đứng trước TTĐ/BSS

- TTSS đứng trước gồm có một đối tượng so sánh: Mnieâ keâc` maâo djieâ, n`u mnuih amaâo maâo ama ami~ (con muỗi không đàng (giống như) hắn là người không có cha mẹ) (đk 9, tr.109).

- TTSS đứng trước gồm có hai đối tượng so sánh: Awa`k n`u mda`p, asa`p n`u hga`m, n`u bi knga`m mnuih (Cái thìa ông ta dấu, cái miệng ông ta đã ngậm, (giống như) ông ta đã ỉm đi một số người) (đk 57, tr. 85).

- TTSS đứng trước gồm có ba đối tượng so sánh: C~ih braih hroh, boh eâpang, yang hrueâ, eâkei mnieâ c`ih (Trắng (như) hạt gạo mới giã, sáng (như) hoa êpang, sáng (như) ánh sáng mặt trời (giống như là) những chàng trai cô gái trong trắng) (đk 17, tr. 54).

- TTSS đứng trước gồm có bốn đối tượng so sánh: Eâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh, eâa troh bi kdaâo, asaâo amaâo mu`t gung ara`ng klö`, grö` ak amaâo zô`ng, ara`ng wa`t mta kju đaâo; maâo klei soh araêng tioâ nao, n`u nao he` môh (Nước vũng người ta có thể tát cạn, nước suối người ta có thể nắn dòng, con chó không muốn vào bẫy người ta có thể đẩy


nó vào, con quạ con diều hâu không chịu ăn (thịt mà người ta cúng cho) người ta phóng cho những mũi lao, nhát gươm (giống như) người ta sai hắn đi làm một việc xấu xa, hắn đi ngay) (đk 165, tr. 175).

So sánh trong luật tục có TTSS đứng trước, gồm nhiều đối tượng có sơ đồ cấu trúc so sánh mở rộng như sau:

TTSS

(4)

TTPDSS

(2)

TTQHSS

(3)

TTĐ/BSS

(1)

ĐT1+ĐT2+ĐT3+ĐT4+...





Trong luật tục, những so sánh mở rộng thường đạt hiệu quả biểu đạt cao, đối tượng miêu tả trong câu hiện lên càng rõ ràng, người ta có thể hiểu nó từ nhiều phía khác nhau và cảm xúc đối với câu văn cũng vì thế mà càng thêm sâu sắc.

Ba đặc điểm trên đây thể hiện sự năng động, sáng tạo của người Êđê trong quá trình diễn đạt bằng phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê. Cách thức tổ chức sắp xếp, hoán vị hoặc lược bớt đi một vài thành tố trong cấu trúc so sánh cũng như tăng các đối tượng nêu ra ở các thành tố của cấu trúc so sánh trong luật tục cũng được coi như một thủ pháp nghệ thuật của người Êđê mà họ đã chú ý trong quá trình sử dụng phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê. Kết quả của những so sánh có kết cấu đặc biệt khác lạ này thường làm cho chức năng biểu đạt câu văn đạt hiệu quả cao và người nghe đã cảm nhận nó theo con đường cảm nhận ngôn ngữ tác phẩm văn chương.

1.2.2. Đặc điểm cấu tạo các thành tố cấu trúc

a) Thành tố được, bị so sánh (TTĐ/BSS)

Đây là thành tố biểu thị người, vật, hành động, tính chất được hay bị đưa ra so sánh. Nếu so sánh mà yếu tố đưa ra so sánh biểu thị quan hệ với TTSS mang ý nghĩa tích cực có giá trị biểu cảm dương tính hay trung tính thì gọi là TTĐSS. Ngược lại, nếu so sánh đưa lại giá trị biểu cảm âm tính thì gọi


là TTBSS. So sánh trong luật tục có cả ba trường hợp biểu cảm ấy. Vì nội dung chủ yếu của luật tục Êđê là trình bày các hành vi vi phạm luật tục và thường kèm theo thái độ lên án đối với người vi phạm luật tục. Vì thế những biểu hiện so sánh trong luật tục cũng thường mang giá trị biểu cảm âm tính, chiếm tỉ lệ nhiều hơn những so sánh mang giá trị biểu cảm dương tính hoặc trung tính.

- Những trường hợp so sánh như: Cih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ cih (Trắng như hạt gạo mới giã, sáng như đoá hoa êpang, như ánh sáng mặt trời (giống như) những chàng trai cô gái trong trắng ) (đk 17, tr.54) thì chàng trai, cô gái được so sánh với hạt gạo mới giã, đoá hoa êpang, như ánh sáng mặt trời là so sánh có mục đích ca ngợi, tạo nên giá trị biểu cảm dương tính.

- Những trường hợp so sánh có mục đích làm rõ đặc tính xấu của con người và kèm theo thái độ lên án là so sánh mang giá trị biểu cảm âm tính. Chẳng hạn: N`u eâmoâng soh pah, đruah soh wieâk, mdro`ng soh alieâk kđi (Hắn (như) con cọp vồ trượt mồi, như con hoẵng hất mõm vào chỗ trống không, như người nhà giàu thua kiện) (đk 17, tr.54).

- Những trường hợp so sánh mà không mang lại biểu cảm dương tính hay âm tính là so sánh có giá trị biểu cảm trung tính. Chẳng hạn: so sánh vợ chồng hợp đôi như sau: Bi lih miaêl he` knieât kpung (Hai người (như) cánh nỏ gắn với thân nỏ) (đk 128, tr. 144).

Đối tượng trong TTĐ/BSS thường là con người, nhưng cũng có thể là sự vật, sự việc dùng để so sánh với những đối tượng khác:

- So sánh người với vật: Anak mnieâ mse` si mdieâ mjah (Con gái giống như hạt giống cây lúa) (đk 229, tr.221).

- So sánh người với con vật: N`u dah si gaêm, eâlaêm si eâmoâng (Hắn gầm lên như sấm, chồm lên như cọp) (đk 15, tr.52).


- So sánh người với người: Röng si Y Tria`, ara` si Y Ru`n (Hắn) lang thang như thằng Y Tria, hắn háu ăn như thằng Y Run) (đk 112, tr. 128).

- So sánh sự việc này với sự việc khác : Tloh aseh kbao ara`ng, ktueâ ti kru; ung đue` hiu, moâ~ tui duah (Ngựa trâu xổng thì người ta lần theo vết (giống như) chồng bỏ thì ắt vợ theo tìm) (đk 130, tr. 146).

- So sánh sự vật, sự việc với con người : Kmu`n poâ pla, ktôr poâ pla, ami` ama poâ mjing (Có dưa có bắp là có người trồng (như) có con có cái là do cha mẹ sinh ra) (đk 143, tr. 157).

Các đối tượng nêu ra trong TTĐ/BSS có thể là một hoặc nhiều sự vật, thuộc tính hay hành động, miễn sao chúng có chung một phương diện nào đó có quan hệ so sánh với sự vật, thuộc tính hay hành động mà TTSS biểu thị. TTĐ/BSS có ba đối tượng có quan hệ gần giống nhau: Cih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ cih (Trắng (như) hạt gạo mới giã, sáng (như) hoa êpang, sáng (như) ánh sáng mặt trời (giống như) những chàng trai cô gái trong trắng) (đk 17, tr. 154). Thông thường trong một cấu trúc so sánh thì TTĐ/BSS đứng trước. Tuy nhiên, so sánh trong luật tục Êđê thì có nhiều trường hợp TTĐ/BSS lại chuyển ra vị trí sau. Chẳng hạn: Tloh aseh kbao ara`ng, ktueâ ti kru, ung đue` hiu moâ~ tui duah (Ngựa trâu xổng chuồng thì người ta lần theo vết, (giống như) chồng bỏ đi thì vợ theo tìm) (đk 130, tr. 146).

Cách so sánh hoán vị TTĐ/BSS ra phía sau, đưa TTSS ra phía trước của cấu trúc so sánh là đặc thù của phương thức so sánh trong ngôn ngữ luật tục Êđê. Những so sánh kiểu này thường tạo sự bất ngờ, hấp dẫn đối với người nghe và có tác dụng dễ hiểu, dễ nhớ nội dung luật tục. Ngoài ra, so sánh trong luật tục còn có nhiều trường hợp vắng TTĐ/BSS. Chẳng hạn: Röng si Y Tria`, ara` si Y Ru`n (Lang thang như (thằng) Y Tria, háu ăn như (thằng) Y Run) (đk 112, tr. 128).

TTĐ/BSS thường được biểu thị bằng đại từ n``u (nó/hắn) hoặc

phu`ng (bọn), phu`ng n`u (bọn họ), di n`u (chúng nó) để chỉ đối tượng cụ


thể trong câu. Ví dụ: N~u dla`ng si öc, möc` si asaâo (Hắn coi khinh (ông ta) như rác, khinh (ông ta) như chó) (đk 5, tr.6 84).

Tuy nhiên trong luật tục còn có nhiều trường hợp TTĐ/BSS được mở rộng lớn hơn từ, trở thành cụm từ, cấu trúc chủ - vị. Chẳng hạn: EÂjai n`uhdi`p mse` si kbao dlieâ, djieâ mse` si kbao yang (Chừng nào hắn cònsống hắn giống như con trâu rừng, đến khi chết hắn giống như con trâu ma) (đk 68, tr. 94).

Điều còn phổ biến của TTĐ/BSS trong so sánh luật tục là chúng có thể là một cấu trúc so sánh. Chẳng hạn: N`u ngaê si eâmoâng, kgoâng si hloâ, n`u duah doâ, duah ngaê si u`n asaâo, n`u amaâo raêk mlaâo mlan` (Hắn làm như con cọp, tha như con thú, hắn đã hiếp người ta như lợn,như chó phủ nhau mà hắn chẳng biết xấu hổ) (đk 169, tr.178). TTĐ/BSS của so sánh trên đây (đã hoán vị) là một cấu trúc so sánh: hắn đã hiếp người ta như con lợn, con chó phủ nhau.

b) Thành tố phương diện so sánh (TTPDSS)

TTPDSS biểu thị thuộc tính, hành động của sự vật, sự việc được nêu lên trong TTĐ/BSS để làm cơ sở so sánh với TTSS. Ví dụ: N~u tluh kô gô` mse` si tluh kô boh msa`m (Hắn thèm người ta như thèm quả chua, rau ngọt) (đk 131, tr. 147). Cảm giác “thèm” của đối tượng “hắn” là phương diện nêu ra để so sánh với cảm giác “thèm quả chua, rau ngọt”. Cũng như TTĐ/BSS có nhiều đối tượng khác nhau, TTPDSS cũng có một hoặc nhiều phương diện so sánh khác nhau, miễn sao chúng có chung một đặc điểm nào đó để làm cơ sở so sánh với sự vật, thuộc tính hay hành động mà TTSS biểu thị. Ví dụ: C~ieâm đieât, c`hi` za`ng kmo`ng; c`ieâm pro`ng, c`hi` hla`m eâ’i kđi đieât, mka` brei đieât, kđi pro`ng, mka` brei pro`ng(Thịt miếng nhỏ thì đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn thì đựng bằng rổ, rá (như) chuyện nhỏ thỉ xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng) (đk 1, tr. 43). Phương diện so sánh gồm hai đối tượng: Chuyện nhỏ thỉ xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng


quan hệ đối lập với nhau được nêu ra để so sánh với nội dung của TTSS: Thịt miếng nhỏ thì đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn thì đựng bằng rổ, rá.

So sánh trong luật tục hầu hết là hoán vị vế cần so sánh ra phía sau và vế chuẩn so sánh ra phía trước, do đó TTPDSS trong vế cần so sánh cũng được hoán đổi theo. Khi hoán đổi như vậy, TTPDSS được thể hiện bằng sự việc, hành động tương đồng với nội dung ý nghĩa của TTSS. Sự sáng tạo trong ngôn ngữ luật tục là việc tìm thấy các sự việc, hành động diễn ra trong cuộc sống đơn giản, dễ hiểu để so sánh tương đồng với nội dung ý nghĩa khái quát của luật tục. Người nghe hiểu được dễ dàng sự việc hành động của TTPDSS thì cũng dễ dàng hiểu được nội dung ý nghĩa luật tục. Điều này có tác dụng làm cho bất cứ nội dung ý nghĩa nào của luật tục cho dù có trừu tượng khái quát đến đâu cũng đều được trình bày, giải thích rõ ràng, người nghe đều có thể hiểu được, không cần phải dùng lý lẽ để giải thích. Trong hầu hết các so sánh của luật tục, TTPDSS đều hiện diện. Tuy nhiên đôi khi cũng không có thành tố này. Đó là những trường hợp mà nội dung ý nghĩa của TTSS đã rõ ràng cụ thể và dựa vào đó người ta dễ dàng liên tưởng để suy ra nội dung của TTPDSS và quan hệ so sánh, từ đó mà hiểu được nội dung ý nghĩa câu văn. Ví dụ: N~u mnieâ keâc` amaâo djueâ, rueâ amaâo ana (Hắn (như) con muỗi không đàng, con ruồi không mẹ) (đk, 89, tr.109). Từ nội dung cụ thể của TTSS “con muỗi không có đàn, con ruồi không có mẹ ”có thể liên tưởng đến nội dung “ người không có cha mẹ, đi lang thang” của TTPDSS mà nó đã vắng trong cấu trúc so sánh.

Ngoài ra, đối với những trường hợp vắng TTPDSS, người ta nhờ vào ngữ cảnh để liên tưởng nhận biết nội dung của TTPDSS. Ví dụ: Anak mnieâ mdieâ mjieh, poâ gueâc ao, poâ jao abaên, poâ roâng lip kđoâng, knguoâr kđo`ng, ro`ng aeâ aduoân (Con gái (như) hạt giống cây lúa, chính con gái là người khoác áo choàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên, ông bà (đk 229, tr. 221). Câu văn có cấu


trúc so sánh: Anak mnieâ mdieâ mjieh (con gái (như) hạt giống cây lúa). Ở đây nhờ ngữ cảnh nội dung cả câu mà người ta dễ dàng hiểu được nội dung ý nghĩa của TTPDSS đã vắng mặt; đó là vai trò của người con gái trong việc nối nòi (cueâ nueâ) của chế độ mẫu hệ. Trong cấu trúc so sánh, TTPDSS dù vắng mặt nhưng nội dung ý nghĩa của nó vẫn tồn tại ngầm trong mối quan hệ với TTSS. TTPDSS được thể hiện có thể là một từ, một cụm từ. Ví dụ:

- N``u nga` si u`n knhaâo, si asaâo kne` (Hắn làm như con lợn phàm ăn, con chó ăn vụng) (đk 3, tr. 44). TTPDSS biểu hiện là một từ: nga` (làm).

- N~u maâo moâ~ anaêk, awak plei leh maâo (Hắn có vợ con (như) đũa đã có đôi) (đk 136, tr. 151). TTPDSS biểu hiện là một cụm từ: maâo moâ~ anak (có vợ con).

Trong luật tục, TTPDSS ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc so sánh và TTSS. Nếu TTPDSS hiện diện thì người nghe sẽ nhận biết rõ ràng so sánh cái gì trong cấu trúc so sánh. Nếu trong cấu trúc không có TTPDSS thì nghĩa của cấu trúc so sánh sẽ dồn vào TTSS. Ví dụ: N~u mnieâ keâc` amaâo djueâ, rueâ amaâo ana (Hắn (như) con muỗi không có đàn, con ruồi không có mẹ) (đk 89, tr.109). Trong trường hợp này, ý của câu văn dồn toàn bộ vào ý nghĩa của thành phần: con muỗi không có đàn, con ruồi không có mẹ. Từ đó người ta liên tưởng đến người cô đơn không còn ai nương tựa.

Tóm lại, TTPDSS trong cấu trúc so sánh luật tục, nếu xét về mặt cấu trúc thì nó có thể là một từ, một ngữ; nếu xét về mặt ngữ nghĩa nó có thể là một hay nhiều phương diện nghĩa gần giống nhau làm cơ sở so sánh với TTSS. Đồng thời TTPDSS có thể vắng, nhưng dựa vào sự liên tưởng và ngữ cảnh có sẵn có thể phục hồi và hiểu được nội dung ý nghĩa câu văn. TTPDSS càng được nêu ra cụ thể về nghĩa thì sự liên tưởng càng phong phú và người ta càng hiểu sâu sắc nhiều chiều, nhiều phía nội dung ý nghĩa của luật tục. Sự khác biệt làm nên tính hấp dẫn của so sánh trong luật tục chính là nhờ


TTPDSS thường thể hiện chi tiết cụ thể và có liên hệ mật thiết với TTSS, mà liên hệ đó là không có thật, chỉ tưởng tượng giống nhau mà thôi.

c) Thành tố quan hệ so sánh (TTQHSS)

TTQHSS là thành tố biểu hiện mối quan hệ giữa TTPDSS và TTSS trong cấu trúc của phương thức so sánh, nó được thể hiện bằng sự liên tưởng về ý nghĩa giữa TTPDSS và TTSS, các quan hệ liên tưởng đó là:

i) Quan hệ liên tưởng ngang bằng

Đa phần so sánh trong luật tục có quan hệ liên tưởng ngang bằng, giống nhau hoặc gần giống nhau giữa TTĐ/BSS và TTSS, đây thường là mối quan hệ không có thật, trừu tượng. Nó được thể hiện bằng các từ so sánh: si (như), mse` si (giống như)… Ví dụ: Zruk si đrao mc`ah, huah si drang hda`ng (Miệng) đồm độp như cây nứa nổ, quang quác như con chim phượng hoàng đất kêu) (đk 6, tr. 47).

Hầu hết những quan hệ liên tưởng ngang bằng trong so sánh của văn bản luật tục là không hiện diện TTQHSS. Ví dụ: Tieâng titaêp, n`u lo` bi brei, eâsei eâ’aêt n`u lo` mđao, tieâ boh araêng blao, n`u ngaê bi jho`ng (Cái nhọt đã tiêu hắn làm cho mưng lại, cơm đã nguội hắn đem hâm cho nóng lên (giống như) người ta nhát gan thì hắn kích cho hăng máu lên) (đk 39, tr.69).

Tuy không dùng từ so sánh trong câu, tức là không có TTQHSS trong cấu trúc so sánh, nhưng nhờ vào sự liên tưởng về một đặc điểm nào đó giống nhau giữa TTĐ/BSS và TTSS, cho dù quan hệ liên tưởng đó là trừu tượng hay không có thật thì người ta vẫn xác định được mối quan hệ liên tưởng ngang bằng giữa chúng với nhau và từ đó người ta cũng hiểu được nội dung so sánh của câu văn.

ii) Quan hệ liên tưởng hơn, kém

Đây là quan hệ liên tưởng về sự hơn hay kém giữa TTĐ/SS và TTSS. Nó luôn luôn được thể hiện rõ ràng. Ví dụ: Dho`ng pro`ng hi`n ti kseh,

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí