quyền trước bên thứ ba, nghĩa là loại bỏ sự cạnh tranh của bên thứ ba đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Về vấn đề này, hợp đồng nhượng quyền kinh doanh mẫu trong lĩnh vực nhà hàng ăn nhanh ở Hoa Kỳ có các điều khoản qui định như sau:
Bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền, trong thời hạn hợp đồng, quyền sử dụng, tại các địa điểm bán hàng và trong các hoạt động của nhà hàng này, các tên thương mại, cùng với các dấu hiệu khác, các biểu tượng và nhãn hiệu gắn liền với các nhà hàng nhượng quyền, mà có thể đôi khi chúng được bên nhượng quyền cho phép, và uy tín đối với khách hàng có được từ việc sử dụng trước của bên nhượng quyền.
Bên nhận quyền thừa nhận quyền độc nhất (sole right) và độc quyền (exclusive right) của bên nhượng quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại và bí mật thương mại được nêu trong hợp đồng này; bên nhận quyền đồng ý và đảm bảo rằng bên nhận quyền sẽ không trực tiếp hoặc gián tiếp phản đối, hoặc hỗ trợ việc phản đối, giá trị hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu, hoặc không thực hiện bất cứ hành động nào để bác bỏ quyền khiếu nại của bên nhượng quyền, cả trong thời hạn hợp đồng, lẫn sau khi hết hạn hợp đồng.19
Để duy trì được chất lượng của hệ thống, bên nhượng quyền thường có những điều khoản trong đó ràng buộc bên nhận quyền phải sử dụng nguồn cung cấp là bên nhượng quyền hoặc do bên nhượng quyền chỉ định. Điều khoản này sẽ rất dễ dẫn tới tranh chấp về việc vi phạm luật chống độc quyền.
Trong vụ kiện giữa bên nhận quyền Siegel và bên nhượng quyền Chicken Delight năm 1971, công ty Chicken Delight đã đề nghị với phía Siegel rằng nếu muốn trở thành đối tác nhận quyền của công ty Chicken
19 G. Glickman, “Hợp đồng franchise mẫu trong lĩnh vực nhà hàng ăn nhanh”, Folsom, Gordon, Spanogle, International Business Transaction, 6th Edition, Thomson West Publisher, 2003. Pages 772 - 805
Delight thì phải mua gia vị đặc biệt, thiết bị nấu ăn đặc biệt và bao bì của công ty Chicken Delight. Siegel đã thắng kiện trước công ty Chicken Delight vì theo phán quyết của Toà án vùng 9 Hoa Kỳ, các điều kiện trong hợp đồng nhượng quyền kinh doanh giữa hai bên đã cấu thành một thoả thuận mang tính ràng buộc, do đó vi phạm pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Theo án lệ này, những điều khoản về thực hiện bí quyết của hệ thống nhượng quyền bị coi là vi phạm pháp luật chống độc quyền, do đó hợp đồng nhượng quyền kinh doanh trở thành vô hiệu.20
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Thương Hiệu
- Vai Trò Của Hoạt Động Nhượng Quyền Kinh Doanh Trong Quá Trình Thâm Nhập Quốc Tế
- Ý Nghĩa Của Nhượng Quyền Kinh Doanh Trong Quá Trình Thâm Nhập Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Hoạt Động Nhượng Quyền Kinh Doanh Ở Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Kinh Nghiệm Phát Triển Nhượng Quyền Kinh Doanh Trên Thế Giới Và Bài Học Cho Việt Nam
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Đào Tạo Trong Hệ Thống Nhượng Quyền Kinh Doanh
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, nếu bên nhượng quyền bắt buộc bên nhận quyền phải mua sản phẩm của bên nhượng quyền thì lại không phải là hành vi độc quyền bán và không vi phạm luật chống độc quyền. Trong vụ Krehl kiện Baskin- Robbins năm 1982, hiệu kem Baskin-Robbins đòi hỏi bên nhận quyền phải mua kem mang nhãn hiệu Baskin-Robbins. Tòa án Vùng 9 Hoa Kỳ đã ra phán quyết: bất cứ khách hàng nào vào một cửa hiệu của Baskin-Robbins đều có quyền được biết rằng họ đang mua kem của Baskin-Robbins. Do đó, Baskin-
Robbins có quyền đòi hỏi bên nhận quyền phải mua kem mang nhãn hiệu Baskin-Robbins.21
Như vậy, theo một số án lệ của pháp luật Hoa Kỳ, việc các bên ký kết điều khoản về thực hiện bí quyết của hệ thống nhượng quyền kinh doanh có là độc quyền hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Thông thường, theo qui định của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, mỗi bên nhận quyền đều phải tuân thủ sự phân chia thị trường theo quyết định của bên nhượng quyền. Điều khoản về phân chia thị trường thường có hai dạng:
20 Theo “Supreme Court Abandons Market Power Presumption of Patents”,
http://www.wiggin.com/db30/cgi-bin/pubs/IndependentInkLJNJuly2006.pdf
21 Theo “Special to the national law journal”, http://www.franatty.cnc.net/ART6.HTM
(a) Điều khoản về phân chia khu vực kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cấm bên nhận quyền bán hàng hóa ngoài phạm vi của mình, cấm bên nhận quyền mở cửa hiệu thứ hai trong thời hạn hợp đồng và/hoặc sau khi hết hạn hợp đồng dưới bất kỳ hình thức nào, cấm bên nhận quyền mở cửa hiệu có đặc điểm giống hệt hoặc tương tự…
Hợp đồng mẫu về nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng ăn nhanh của Hoa Kỳ có qui định: “Bên nhận quyền đồng ý rằng trong thời hạn hợp đồng, bên nhận quyền sẽ không kinh doanh bất cứ nhà hàng nào hoặc loại thức ăn đã chế biến nào, giống hệt hoặc tương tự kiểu kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền đồng ý rằng trong thời hạn 18 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng, bên nhận quyền sẽ không thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào giống hệt hoặc tương tự như kiểu kinh doanh của bên nhượng quyền, trong một khu vựa có bán kính 5 dặm Anh tính từ các địa điểm bán hàng, nếu không có sự đồng ý từ trước bằng văn bản của bên nhượng quyền”.22
(b) Điều khoản về phân chia khách hàng. Điều khoản này được thể hiện ở một số dạng:
Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh có những qui định về nghĩa vụ cơ bản của bên nhượng quyền, theo đó đảm bảo việc không tranh giành khách với bên nhận quyền;
Cấm bên nhận quyền quảng cáo ngoài phạm vi của mình;
Bên nhận quyền có nghĩa vụ chỉ bán hàng cho người sử dụng cuối cùng hoặc các bên nhận quyền khác.
1.2. Pháp luật châu Âu về nhượng quyền kinh doanh
Theo án lệ cơ bản của Tòa án châu Âu về nhượng quyền kinh doanh, việc hợp đồng nhượng quyền kinh doanh có qui định bên nhận quyền có nghĩa vụ
22 G. Glickman, “Hợp đồng franchise mẫu trong lĩnh vực nhà hàng ăn nhanh”, Folsom, Gordon, Spanogle, International Business Transaction, 6th Edition, Thomson West Publisher, 2003. Pages 772 - 805
chỉ được bán hàng hóa được qui định theo hợp đồng, ở các địa điểm bán hàng được bố trí và trang trí theo hướng dẫn của bên nhượng quyền là chấp nhận được. Những qui định này nhằm thiết lập sự kiểm soát cực kỳ cần thiết để duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới nhượng quyền kinh doanh.
Về điều khoản phân chia thị trường, hợp đồng nhượng quyền kinh doanh của Vụ Pronuptia năm 1985 (Tòa án châu Âu) qui định:
Cấm bên nhận quyền mở cửa hiệu kinh doanh có đặc điểm giống hệt hoặc tương tự, trong một khu vực mà anh ta có thể cạnh tranh với một thành viên của mạng lưới nhượng quyền kinh doanh, trong thời hạn hợp đồng còn giá trị và trong một thời hạn hợp lý sau khi hết hạn hợp đồng. Theo phán quyết của Tòa án châu Âu thì qui định này có thể được coi là hợp lý với mục đích bảo vệ bí quyết của hệ thống nhượng quyền nhưng vẫn có thể bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các thành viên của mạng lưới nhượng quyền kinh doanh;
Bên nhận quyền có nghĩa vụ không chuyển giao cửa hiệu của mình cho bên khác, nếu không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Qui định này nhằm ngăn cản các đối thủ cạnh tranh hưởng lợi một cách gián tiếp từ việc cung cấp bí quyết và sự hỗ trợ của bên nhượng quyền.
2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam
Mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng hơn chục năm qua nhưng nhượng quyền kinh doanh chỉ thực sự được qui định trong pháp luật Việt Nam từ Luật Thương mại (sửa đổi) năm 2005 và cũng mới chỉ được đề cập đến trong phạm vi hợp đồng nhượng quyền kinh doanh mà thôi. Hiện nay Bộ Công thương là cơ quan Nhà nước quản lý về nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam.
2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam
Thực chất, hoạt động nhượng quyền kinh doanh đã phần nào được đề cập đến trong các văn bản pháp quy ở Việt Nam trước đây nhưng nằm trong những mục qui định về “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Nhưng những qui định đầu tiên về nhượng quyền kinh doanh ở nước ta lại không bắt nguồn từ các hoạt động thuộc sự điều chỉnh của Bộ Công thương như hiện nay.
Văn bản đầu tiên ghi nhận về nhượng quyền kinh doanh là Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành ngày 12/07/1999 nhằm hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động chuyển giao công nghệ.
Trong thời gian đầu, khái niệm nhượng quyền kinh doanh vẫn chưa được dùng một cách thống nhất trong các văn bản pháp lý nước ta. Theo đó, việc hiểu và có những qui định nhằm điều chỉnh hoạt động đặc biệt này cũng có không ít điều chồng chéo.
Sau Thông tư 1254 nói trên, nhượng quyền kinh doanh lại được ghi nhận dưới một tên khác là “cấp phép đặc quyền kinh doanh” ở một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn là Nghị định 11/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2005 qui định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Nghị định này ra đời thay thế cho Nghị định 45 đã ban hành trước đó. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh tính đến thời điểm này vẫn được xem như là một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và chịu sự chi phối của pháp luật về chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền quản lý và quyết định của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường. Tuy nhiên, nhượng quyền kinh doanh với những đặc điểm riêng biệt không thể xếp cùng nhóm những hoạt động chuyển giao công nghệ. Chẳng hạn, theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 11 có qui định
“bên nhận có quyền cải tiến, phát triển công nghệ được chuyển giao mà không phải thông báo cho bên giao biết trừ trường hợp trong hợp đồng chuyển giao công nghệ các bên có thỏa thuận khác”. Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ thì qui định này là rất hợp lý và tiến bộ, nhưng nếu đem áp dụng cho hoạt động nhượng quyền kinh doanh thì lại mâu thuẫn với bản chất và đặc điểm của hoạt động này. Mặt khác, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là quyền thương mại, không thuộc phạm vi điều chỉnh và lĩnh vực của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường. Việc điều chỉnh lại Bộ ngành quản lý cũng như văn bản pháp luật qui định cho nhượng quyền kinh doanh là cần thiết.
Luật Thương mại được sửa đổi năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đã dành riêng Mục 8 để qui định về nhượng quyền kinh doanh, về những vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, thủ tục đăng ký nhượng quyền. Bằng việc qui định như vậy đã cho thấy rằng nhượng quyền kinh doanh thực sự là một hoạt động thương mại độc lập và có những đặc thù riêng, không thể gán ghép dưới bất kỳ hình thức nào khác. Tuy nhiên, qui định mới về nhượng quyền kinh doanh cũng chỉ mới dừng lại ở văn bản Luật mà chưa có những Nghị định để chi tiết hóa Luật, do vậy vẫn còn khá nhiều vướng mắc trong cách hiểu và cách làm nhượng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như vấn đề đăng ký hợp đồng nhượng quyền cần được làm rõ trình tự, thủ tục… nếu đó là hợp đồng được ký kết giữa một bên Việt Nam và một đối tác nước ngoài nhằm tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thông qua kênh nhượng quyền kinh doanh.
Như đã phân tích ở trên, nhượng quyền kinh doanh được chia thành hai loại: nhượng quyền kinh doanh thương hiệu và nhượng quyền kinh doanh hệ thống. Vấn đề chuyển nhượng thương hiệu mà thực chất là chuyển nhượng
quyền sử dụng công nghiệp đối với thương hiệu là một trong những vấn đề đang được quan tâm rộng rãi xuất phát từ thực tiễn hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam hiện nay phần nhiều đang thực hiện theo mô hình này. Về mặt pháp lý, chuyển nhượng quyền sử dụng đối với thương hiệu cũng được qui định ở nhiều văn bản khác nhau.
2.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu
Theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới (TRIPS), chủ sở hữu thương hiệu có quyền chuyển nhượng và cấp quyền sử dụng thương hiệu của mình cho người khác theo qui định sau “Các thành viên có thể qui định các điều kiện cấp quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu, trong đó không được qui định việc cấp quyền sử dụng không tự nguyện đối với thương hiệu, và chủ sở hữu thương hiệu đã đăng ký có quyền chuyển nhượng thương hiệu có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có thương hiệu đó”.23
Tại Việt Nam, việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu cũng được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể, theo qui định tại Điều 751, chủ sở hữu thương hiệu có quyền cho phép người khác sử dụng thương hiệu của mình, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng thương hiệu của mình cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác.
Việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bên nhận chuyển nhượng có quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền kể từ ngày hợp đồng được
23 Điều 21, Hiệp định TRIPS
đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ trong phạm vi, thời hạn, và với điều kiện ghi trong hợp đồng.
Như vậy, việc chủ sở hữu một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được phép nhượng quyền sử dụng thương hiệu của mình cho một hay nhiều đối tác khác là hoàn toàn hợp pháp theo luật quốc tế cũng như luật Việt Nam
II. tình hình nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam trong thời gian qua
1. Tình hình nhượng quyền kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua
1.1. Hiểu biết của các doanh nghiệp về nhượng quyền kinh doanh và ý nghĩa của nó trong quá trình hội nhập quốc tế
Nếu như trước đây nhượng quyền kinh doanh vẫn còn là một điều xa lạ với giới kinh doanh Việt Nam thì ngày nay có thể nói hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã khá quen thuộc với tên gọi này. Tuy nhiên, ngoại trừ những doanh nghiệp đã áp dụng kỹ thuật nhượng quyền kinh doanh thì phần lớn các doanh nghiệp còn lại trên thị trường còn có những cách hiểu rất hạn chế về mô hình này.
Một cuộc điều tra hiểu biết của các doanh nghiệp về nhượng quyền kinh doanh đã có những kết quả đáng ngạc nhiên được trình bày trong bảng 3 dưới đây24.
Bảng 3: Hiểu biết của các doanh nghiệp về khái niệm nhượng quyền kinh doanh
24 Theo kết quả điều tra của nhúm tỏc giả thực hiện Sinh viờn nghiờn cứu khoa học, đề tài “Kỹ thuật Franchising và hướng ỏp dụng ở cỏc doanh nghiệp Việt Nam”, năm 2005