Hoàn Thiện Các Văn Bản Pháp Luật, Các Quy Định Có Liên Quan Đến Thương Hiệu, Và Vấn Đề Xây Dựng Và Bảo Hộ Thương Hiệu


sữa dừa có bao gói tương tự. Sở dĩ, có sự tái diễn như vậy là do Nghị Định 12/1999/CP của Chính Phủ về xử lý hành chính trong vi phạm sở hữu công nghiệp đã quá lạc hậu so với mức lợi nhuận khổng lồ của hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay làm hàng giả, hàng nhái. Phần khác do những hành vi kiểu này cơ quan quản lý khó phát hiện. Đơn cử trong trường hợp này với 519 thùng kẹo (50 gói/thùng) và 15.600 chiếc bao gói chưa sử dụng của công ty Thủ Đô, công ty chỉ phải tiêu hủy toàn bộ số lượng bao gói trên và chỉ bị nộp phạt vi phạm hành chính với số tiền là 12 triệu đồng. Mức phạt quá nhẹ chưa đủ sức răn đe.Vậy thì lấy gì

đảm bảo họ lại không tái phạm lần nữa (15) .

Để xây dựng được thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp không chỉ tốn kém tiền bạc, nhân lực mà còn cả thời gian, có khi hàng năm, có khi hàng mấy chục năm, mấy trăm năm. Vì thế bảo vệ thương hiệu trước những sự xâm phạm từ bên ngoài là điều thiết yếu. Tuy nhiên, ngoài việc thường xuyên tự mình cảnh giác đề phòng trước những hành vi bắt trước hoặc “ăn cướp” nhãn hiệu của các doanh


(15) http://www.haihaco.com.vn/5/1/2005


nghiệp, thì cần có một hệ thống pháp luật đầy đủ và một cơ chế xử phạt triệt để nghiêm khắc hơn của nhà nước đối với các trường hợp sai phạm. Có như thế mới mong giảm được những vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến vấn đề thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu thương hiệu như hiện nay.


CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ nào đó, thậm chí nó còn tác động đến sự thành-bại của hoạt động kinh doanh. Nhưng để có một thương hiệu nổi tiếng không phải một doanh nghiệp nào, công ty nào cũng làm được. Và việc xây dựng và phát triển thương hiệu “Bánh Kẹo Hải Hà” trở thành một thương hiệu nổi tiếng không phải là công việc một sớm một chiều và cũng không thể đi theo một lối mòn giản đơn áp dụng giống nhau cho tất cả các cơ sở sản xuất bánh kẹo mà nó đòi hỏi cả một quá trình đầu tư, lựa chọn và thực hiện các chiến lược. Bên cạnh đó, vấn đề bảo hộ thương hiệu cũng luôn cần được quan tâm thích đáng. Sự bảo hộ không đơn thuần là việc đăng ký bảo hộ với cơ quan Nhà nước mà còn là quá trình tự thân vận động sáng tạo để duy trì hình ảnh của mình cũng như luôn đề cao cảnh giác với mọi hành vi xâm phạm “thương hiệu” bên ngoài. Trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn tốt nghiệp, xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong giai đoạn tới.‌


1.NHÓM GIẢI PHÁP VĨ MÔ

1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật, các quy định có liên quan đến thương hiệu, và vấn đề xây dựng và bảo hộ thương hiệu

1.1.1 Nhà nước cần có quy định cụ thể, rõ ràng về thương hiệu

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin, kiến thức về thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu được sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thương hiệu, nhưng lại ít doanh nghiệp hiểu và trả lời được rằng xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ đâu và thực chất nội hàm của thương hiệu là gì?! Từ đây có thể rút ra một kết luận chung là các doanh nghiệp hiện vẫn đang rất lúng


túng khi hiểu về thương hiệu và đặc biệt không biết cần phải làm những gì cụ thể để xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng hoá của mình, nhất là tại thị trường nước ngoài. Một trong những lí do chính của tình trạng trên là do các văn bản pháp lý về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng mặc dù đã được ban hành từ khá lâu tuy nhiên nội dung các văn bản này còn nhiều chỗ chưa cụ thể và rõ ràng, sự thống nhất nội dung giữa các văn bản khác nhau còn chưa cao. Điều này đã dẫn đến việc thực thi các văn bản có những hạn chế. Hiện tại trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá, do đó, doanh nghiệp thường cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu hàng hoá. Bởi vậy, công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu thường được doanh nghiệp đánh đồng với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Một tồn tại khác về pháp lý tại Việt Nam là hiện tại chúng ta chưa có quy định cụ thể về việc định giá cho tài sản vô hình (trong đó có giá trị của thương hiệu). Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá và sang nhượng thương hiệu. Khi định giá tài sản của doanh nghiệp, các quy định chỉ mới tập trung vào các định giá cho tài sản hữu hình, còn phần tài sản vô hình chưa được chú ý, hoặc nếu có thì theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính được tính không quá 30% so với giá trị góp vốn (giá trị hữu hình). Sự mâu thuẫn giữa quy định và thực tiễn đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp khi tiến hành định giá cũng như chuyển nhượng thương hiệu của mình.

1.1.2 Đơn giản hoá các thủ tục và giảm thời gian đăng ký thương hiệu.

Một vấn đề bức xúc hiện nay là việc cải tiến thủ tục cấp chứng nhận đăng ký hàng hoá. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang phàn nàn rất nhiều về quy trình, thủ tục cấp chứng nhận đăng ký thương hiệu. Việc tra cứu trước khi đăng ký có khi kéo dài tới 15-16 ngày. Thủ tục đăng ký lại phức tạp và chậm chạp: theo điều 6 Nghị định 06/2001 NĐ-CP (ngày 01/02/2001) sửa đổi một số điều của Nghị định 63/1996 NĐ-CP (ngày 24/10/1996) quy định thủ tục giấy tờ và thời gian xét nghiệm hình thức và nội dung với nhãn hiệu là 15 mẫu nhãn, với kiểu dáng công nghiệp cần 3 tháng xét nghiệm hình thức và 9 tháng xét nghiệm nội dung. Như vậy, thời gian chờ xét nghiệm và cấp văn bằng quá lâu(1 năm) vì thế nó không phù hợp với thực tế


kinh doanh hiện nay. Trong thời gian này, khi sản phẩm đã được tung ra thị trường thì nguy cơ bị nhái rất lớn và không thể ngăn chặn được. Nên chăng khuyến nghị Nhà nước cho phép giảm từ 15 mẫu nhãn xuống còn 10 mẫu nhãn và thời gian xét nghiệm hình thức là 45 ngày và xét nghiệm nội dung là 6 tháng. Việc đơn giản hoá các thủ tục và giảm thời gian đăng ký thương hiệu là việc làm cần thiết để doanh nghiệp có cơ hội tuyên truyền quảng bá thương hiệu sớm và nhanh chóng nhận được hiệu quả từ thương hiệu của mình.

1.1.3 Nhà nước cần quy định rõ ràng việc xử phạt, chế tài xử phạt trong vấn đề hàng nhái, hàng giả

Mặc dù đã có các quy định về bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, nhưng những văn bản hướng dẫn thực thi và việc thực thi các quy định đó còn không ít hạn chế. Với các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), khung hình phạt của chúng ta còn quá nhẹ, chưa đủ để răn đe, dẫn tới việc vi phạm tràn lan, khó kiểm soát. Hiện nay có một thực tế là đa phần các vụ tranh chấp, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) chỉ được giải quyết bằng biện pháp hành chính, chỉ khoảng trên trăm vụ vi phạm được xử lý tại toà hình sự, và rất ít vụ tranh chấp, vi phạm được giải quyết tại Toà dân sự. Lý do của thực tế đó chủ yếu là do chưa có một quy định cụ thể trong thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến SHTT, việc thu thập chứng cứ thường khó khăn và nhất là còn thiếu các thẩm phán hiểu biết về SHTT. Bộ luật Hình sự cũng còn thiếu các quy định cụ thể liên quan đến các vi phạm về SHCN và làm hàng giả, vấn đề các vi phạm nào có mức độ đủ cấu thành tội hình sự cũng là câu hỏi chưa được trả lời rõ ràng hiện nay, bởi lẽ khung pháp lý ở nước ta hiện nay chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với cá nhân còn không áp đặt cho pháp nhân. Trong khi thực tế, bảo hộ quyền SHTT cho thấy chủ thể xâm phạm quyền SHTT chủ yếu lại là các pháp nhân. Dẫn đến tình trạng không thể bảo hộ được quyền SHTT bằng biện pháp hình sự trong trường hợp chủ thể có hành vi xâm phạm là pháp nhân, bất luận hành vi xâm phạm đó của pháp nhân có hậu quả nghiêm trọng đến đâu và tái phạm bao nhiêu lần…Vì thế, các biện pháp xử lý hành chính thường được áp dụng bởi sự nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém của nó về mặt thủ tục, tuy nhiên tính răn đe và hiệu quả của biện pháp này chưa cao. Nhiều doanh nghiệp cho


rằng mức xử phạt hành chính đối với vi phạm thương hiệu hiện nay từ 2 triệu đến 100 triệu đồng theo Nghị định 12/CP/1999/ND-CP là còn quá thấp và không có tác dụng nhiều đến việc ngăn ngừa làm hàng nhái hoặc hành vi đánh cắp thương hiệu. Bên cạnh đó, một bất cập về quy định hiện nay là vi phạm đến đâu thì xử lý đến đó. Việc xử lý như vậy là chưa triệt để. Ví dụ như một cơ sở làm nhái nước suối La Vie khi bị phát hiện thì chỉ phải huỷ bỏ loại bao bì đó và vẫn có quyền giữ lại phần nước và có thể đóng chai bằng bao bì khác…Trong khi đó, việc làm hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại về mặt vật chất mà thậm chí còn có thể giết chết một thương hiệu mà doanh nghiệp dầy công tạo dựng.

Như vậy Nhà nước cần phải có các hình phạt cao hơn, nghiêm khắc hơn trong vấn đề này như phải có hình phạt chính là phạt tù kèm theo tiền phạt vi phạm quyền SHTT bên cạnh đó có hình phạt phụ bổ sung cho hình phạt chính đó là đóng cửa doanh nghiệp, tịch thu sản phẩm và công cụ thiết bị làm hàng giả và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tình tiết nặng tội hơn khi tái phạm. Ngoài ra, người đồng phạm và người chứa chấp cũng áp dụng các hình thức như phạm tội hàng giả.

Một vấn đề bất cập nữa trong vấn đề bảo hộ thương hiệu đó là sự thiếu phối hợp trong các cơ quan thực thi bảo hộ thương hiệu. Hiện nay ở Việt Nam, có nhiều cơ quan cùng tham gia việc thực thi bảo hộ thương hiệu, cả hệ thống toà án và hệ thống thực thi hành chính đều tham gia vào công tác bảo vệ quyền SHTT, riêng hệ thống thực thi hành chính bao gồm các cơ quan: Cục SHTT, Cục Quản lý thị trường (QLTT), Thanh tra khoa học công nghệ. Công an kinh tế, Bộ đội biên phòng và Hải quan. Tuy nhiên, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ban, ngành chưa cao, cơ sở dữ liệu chung cho hệ thống này chưa có, khiến các cơ quan chức năng mất rất nhiều thời gian trong việc triển khai các biện pháp xử lý. Do vậy, ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam trở thành nạn nhân của tình trạng đánh cắp và nhái thương hiệu. Vì lẽ đó, Nhà nước cũng nên quy định thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý các khiếu nại về SHTT theo hướng một cửa, làm thông thoáng hành lang pháp lý cho vấn đề xử lý vi


phạm thương hiệu, góp phần tăng hiệu quả giải quyết các vụ vi phạm và giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp.


1.2 Cơ chế hỗ trợ về tài chính

Điều khó khăn nhất đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay trong vấn đề xây dựng và bảo hộ thương hiệu là sự hạn chế về vốn, tài chính đã khiến cho doanh nghiệp không thể thực hiện được các chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu có quy mô lớn, lâu dài.

Do xu thế của thị trường, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng cũng như những đòi hỏi ngày càng khó tính của giới tiêu dùng, sản phẩm phải luôn đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, dịch vụ phải luôn được cải thiện, nâng cao và biến đổi liên tục cho nên nhiều lúc vì chi phí đăng ký cho nhiều sản phẩm mới, nhiều ý tưởng độc đáo…là quá lớn mà nhiều doanh nghiệp đã chùn bước và nhiều khi còn cho qua việc đăng ký bảo hộ.

Do đó, Nhà nước nên có chính sách cho vay ưu đãi về dài hạn cho các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng thương hiệu. Những chính sách đó nên có những điều kiện kèm theo để tránh vốn vay bị sử dụng lãng phí và dùng sai mục đích như: đơn xin cấp bằng bảo hộ cho mẫu mã hàng hoá, sản phẩm đang được xét duyệt và có khả năng chắc chắn sẽ chấp nhận; có khả năng duy trì được hình ảnh về thương hiệu của mình như đánh giá qua việc đầu tư vào sản xuất và chất lượng sản phẩm hiện tại; giải trình về nguồn vốn vay sau này trong quá trình sử dụng nguồn vốn đã vay có xác nhận của các cơ quan liên quan chứng thực rằng đã có sử dụng vốn vay vào các hoạt động cho việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu đăng ký…

Nói tóm lại, trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay thì vấn đề thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì thế, Nhà nước nên coi thương hiệu của doanh nghiệp là “tài sản quóc gia”, là quyền lợi vĩ mô của đất nước và nên sớm ban hành các chính sách mới về thương hiệu thích hợp với xu thế hội nhập kinh tế ngày nay.


2. NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ‌

2.1 Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà giai đoạn 2006-2010

2.1.1Xu hướng phát triển của thị trường bánh kẹo

Với dân số trên 80 triệu người và tốc độ tăng dân số bình quân là 1.4%/năm, Việt Nam được dự báo là một thị trường tiêu dùng mặt hàng thực phẩm và đồ uống nói chung và nhóm hàng bánh kẹo nói riêng đầy tiềm năng. Hiện nay, mức tiêu dùng bình quân của một người/năm của nước ta tương đối thấp chỉ khoảng 1,6 kg/người so với mức trung bình của thế giới là 8kg/người.


Bảng 15: Dự báo nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo tại Việt Nam giai đoạn

2006- 2010


ST

T

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

2010

1

Dân số

trung bình

triệu người

84,447

85,672

86,879

88,078

89,29

4

2

Tổng sản lượng

tiêu thụ

Nghìn tấn

145

158

175

190

206

3

Mức tiêu dùng

bình quân

Kg/người

1,717

1,844

2,014

2,157

2,307

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà với vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu - 11

Nguồn: Phòng Kinh doanh-Công ty cổ phần BKHH



Møc tiªu dïng b×nh qu©n (kg/ng•êi)


§å thÞ 4: Dù b¸o møc tiªu dïng b×nh qu©n b¸nh kÑo t¹i ViÖt Nam 2006-2010


2,500

2,000

1,500

1,000

500

0

2006 2007 2008 2009 2010

Cùng với sự gia tăng của nhu cầu, thị trường tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo cũng thay đổi theo các hướng:

Bên cạnh việc coi trọng chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới mẫu mã bao bì và coi đó là một yếu tố không thể thiếu được khi lựa chọn sản phẩm. Điều này bắt nguồn từ thực tế: khi công nghệ sản xuất bánh kẹo ngày càng cao thì chất lượng giữa các nhãn hiệu ngày càng được thu hẹp, cùng với đó là xu hướng sử dụng bánh kẹo làm quà tặng nên bánh kẹo được chú trọng tới mẫu mã nhiều hơn.

Thay vì việc sử dụng các hương vị hoá học trong sản phẩm bánh kẹo như trước đây, các nhà sản xuất có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các hương vị gần gũi với tự nhiên trong sản phẩm bánh kẹo như : cam, chanh, nho, dâu, táo…Đây cũng là một phương thức để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế của bánh kẹo đó là các loại hoa quả.

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm bánh kẹo dành cho người ăn kiêng với độ ngọt thấp và lượng chất béo giảm. Vì đặc trưng của sản phẩm bánh kẹo truyền thống là có độ ngọt cao và giàu chất béo, tuy nhiên trong xã hội phát triển khi nhu cầu dinh dưỡng đã được đáp ứng đủ thì việc tiêu dùng thêm các sản phẩm bánh kẹo này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và thể hình của họ.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí