Klei Laên Ho`ng Poâ Laên (Những Vi Phạm Đối Với Đất Đai Và Người Chủ Đất): Gồm 8 Điều Khoản.


Chương 11. Klei laên ho`ng poâ laên (Những vi phạm đối với đất đai và người chủ đất): gồm 8 điều khoản.

Như vậy, vấn đề hôn nhân được chú trọng hàng đầu (48 điều khoản). Thứ đến là vấn đề sở hữu tài sản (36 điều khoản); nội dung thứ ba là việc bảo vệ người đầu làng (33 điều khoản). Số lượng các đk vào hàng thứ tư (27 điều khoản) đề cập việc vi phạm lợi ích cộng đồng. Những vấn đề còn lại dao động trong phạm vi từ khoảng trên 20 đến dưới 10 điều khoản. Về mặt hình thức, toàn bộ văn bản luật tục là một văn bản hoàn chỉnh. Mỗi chương, như cách sắp xếp gọi tên của người nghiên cứu, là một văn bản bậc dưới của luật tục. Đến lượt nó, mỗi chương do nhiều điều khoản hợp thành. Và mỗi điều khoản cũng là một văn bản bậc dưới của chương. Ta có thể hình dung điều khoản ở đây tương tự như một điều khoản (article) trong bộ luật, có thể gồm nhiều câu (sentenses) cụ thể, được liên kết với nhau về nội dung và về cơ cấu của một văn bản nhỏ, có mối quan hệ tương tác trong văn bản ấy. Ta có thể quan sát điều này qua điều khoản 29: Klei mnuih duah blu` kđi araêng (Việc kẻ giải quyết những vụ việc không phải thẩm quyền của mình):

- N`u mjöt bô`ng mmao, n`u mhao bô`ng boh, baêng kboâng n`u ktaêl si aroh eâbua.

Mdeâ cö` mdeâ bi co`ng, mdeâ mdro`ng mdeâ bi buoân. N`u duah bi tu` asaêp gieâ, n`u duah hlueâ asaêp mjaâo.

Yang n`u duah hrô`k, ksô`k n`u duah tu`, n`u duah blu` kđi klei poâ mkaên.

Anaên kthu`l n`u, maâo kđi kô n`u.

(Hắn thèm ăn nấm, hắn thèm ăn quả, miệng của hắn ngứa ngáy như ăn phải củ môn.

Không chịu thừa nhận núi nào thì ngọn ấy, làng nào thì tù trưởng ấy.

Hắn mưu toan lấy lời của người phù thuỷ, hắn mưu toan lấy lời của người bói sãi cây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


Thần hắn mượn tiếng, quỷ hắn mượn oai, hắn đã giải quyết những vụ việc không phải thẩm quyền của mình.

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 3

Vậy hắn có tội, có việc đưa ra xét xử hắn)

Xuất phát từ thực tế đó mà trong khi khảo sát và phân tích một câu cụ thể bất kỳ có thể thiếu thành tố này hay thành tố khác ta có thể dựa vào văn bản là một điều khoản để khôi phục và để hiểu toàn câu. Ví dụ điều khoản 233, tr. 224: Klei hrieâ tir, hrieâ cuaê laên (Nhiệm vụ đi thăm đất đai của người chủ đất) như sau:

- Hrieâ kô lip kđông, knguoâr kđo`ng, kô ro`ng aeâ aduoâm. (1)

Chön eângueâ ciaêng laên bi mda, eâa bi mraâo, mtei kbaâo bi jaêk caêk jing.(2)

Nga` aseh amaâo maâo poâ, nga` eâmoâ amaâo maâo poâ mga`t deh. (3)

Bhiaên mô`ng muk mô`ng kei, mô`ng aeâ aduoân, mô`ng đöm bhiaên sônaên. (4)

Kjuh thu`n hmei hrieâ chön kô di ih sa bliö`. (5)

(Nhiệm vụ của người chủ đất là) phải đi thăm cái nong, cái nia, cái lưng của ông bà.(1)

Đi thăm là để đất đai mãi mãi tốt tươi, để nước không ngừng chảy, để chuối mía mọc xum xuê. (2)

(Đất) nào phải đâu như con ngựa không chủ, như con bò không người chăn. (3)

Đó là tập quán từ xưa, từ đời bà, đời ông từ các tổ tiên xưa cũ. (4)

Cứ bảy năm, chúng tôi (người chủ đất) lại đến thăm bà con một lần.

(5)

Nghĩa của 5 câu trong điều khoản trên đây có quan hệ với nhau. Nếu

câu (1), (2), (3) đem xét độc lập thì không thể nắm được nghĩa chính của câu văn, bởi đó là những câu mà người ta nói theo cách ẩn dụ và cách nói so sánh thiếu thành tố trong cấu trúc: câu (3) vắng thành tố TTĐ/BSS và TTQHSS.


Tuy vắng, nhưng người ta vẫn hiểu nội dung câu văn và hiểu toàn bộ nội dung điều khoản, bởi vì người ta đã đặt ý nghĩa từng câu trong ngữ cảnh chung của nội dung điều khoản - tư cách của mỗi điều khoản ở đây được xem như một văn bản con.

Đáng chú ý văn bản dịch sang tiếng Việt tương ứng về cơ bản là một bản dịch thoát, có tính chất như một bản dịch văn học. Vì vậy có những chỗ thêm bớt cần thiết để ý nghĩa của câu rõ hơn, có khi “hay hơn“ câu khẩu ngữ mộc mạc. Trong khi trích ngữ liệu để phân tích, chúng tôi cố gắng chọn các câu dịch sát nguyên bản và khi cần có thể khôi phục hoặc chỉnh sửa câu dịch tương đương. Ví như một câu văn (đk 24, tr. 59) như sau:

- Lac` amaâo tu`, blu` amaâo djo`, nga` si kho` mgu.

Sách đã dịch: Kẻ không nghe những lời người ta dạy, không vâng những lời người ta khuyên, cứ hành động như một người điên, người dại.

Theo chúng tôi có thể dịch sát nghĩa với câu trên như sau: dạy không vâng lời, nói không nghe lời, làm như điên dại.

Tuy nhiên, do người nghiên cứu không phải là người bản ngữ nên dù đã cẩn thận tối đa, cũng có thể còn một vài sơ suất.

Ngoài tư liệu chủ yếu nêu trên, trong quá trình khảo sát chúng tôi còn tham khảo thêm 37 điều khoản trong tài liệu “ Luật tục Êđê với Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá“ của Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Đăk Lăk ấn hành (2002) và đối chiếu với “ Luật tục Jrai“ tài liệu [66].

Tổng số tư liệu mà chúng tôi thống kê và khảo sát trực tiếp khi thực hiện đề tài này là 362 câu so sánh trong cuốn “Luật tục Êđê“ (Tập quán pháp) của NXB Chính trị Quốc gia (1996). Số tư liệu này không lớn nhưng cũng đủ để khảo sát và rút ra những đặc điểm về phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, những vấn đề có liên quan mật thiết giữa nó với văn hóa dân tộc Êđê và đối chiếu với luật tục Jrai, với cách nói quen thuộc của người Kinh.

0.4. Phương pháp nghiên cứu


a) Phương pháp cấu trúc

Phương pháp chủ yếu được vận dụng để thực hiện đề tài này là phương pháp cấu trúc. Trong khi khảo sát chúng tôi xem toàn bộ luật tục là một cấu trúc lớn, bao gồm nhiều cấu trúc nhỏ. Trong mỗi cấu trúc nhỏ gồm có nhiều cấu trúc nhỏ hơn. Mỗi so sánh cũng là một cấu trúc gồm có một số thành tố hợp thành cấu trúc đó. Giá trị của mỗi cấu trúc do các thành tố và quan hệ giữa các thành tố quy định. Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc ở đây cũng chỉ là tương đối, bởi sự hiện diện hay không hiện diện các thành tố trong cấu trúc cũng là tương đối. Chẳng hạn:

- N`u duah nga` si u`n knhaâo (Hắn làm như con lợn phàm ăn) (đk 3, tr. 44).

- Mnuih knah hlo`ng (Kẻ (như cái) cồng klông) (đk 1, tr. 43).

Xem xét ở hai so sánh trên, chúng tôi nhận thấy trường hợp thứ nhất diễn ra bình thường, có đủ các thành tố của các cấu trúc; còn trường hớp thứ hai là không bình thường vì thiếu một vài thành tố. Tuy nhiên trong ngữ cảnh lớn của đk, người ta dễ dàng xác định được mối quan hệ giữa các thành tố của cấu trúc, ý nghĩa của cấu trúc sẽ được lĩnh hội. Vì vậy quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc so sánh luật tục có khi thể hiện trực tiếp, cụ thể rõ ràng, nhưng có khi thể hiện liên tưởng gián tiếp.

b) Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng

Phương pháp này được coi là cơ sở, một mặt để xem xét sự liên tưởng về ý nghĩa và mối quan hệ lôgic giữa các thành tố trong cấu trúc phương thức so sánh, mặt khác dựa vào nó để chỉ ra cơ chế hoạt động của phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê và liên tưởng với cách nói tương đồng giữa người Êđê với người Jrai, người Kinh, cũng như để rút ra những nhân tố văn hóa, tâm lý dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê.

c) Phương pháp thống kê


Từ hiện tượng các so sánh lặp đi, lặp lại nhiều lần cũng như một số hình ảnh sự vật, sự việc được dùng trong so sánh của văn bản luật tục Êđê, luận án đã sử dụng phương pháp thống kê đưa ra các số liệu định lượng, góp phần lý giải, thuyết minh về tính đúng đắn và chính xác của những nhận xét của luận án.

d) Phương pháp phân tích - tổng hợp

Trong quá trình khảo sát phương thức so sánh trong luật tục Êđê, luận án phân tích cấu tạo, ngữ nghĩa của các thành tố cấu thành cấu trúc so sánh và phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá của những so sánh trong văn bản luật tục Êđê. Quá trình này sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để rút ra những đặc điểm chung và bản chất của những vấn đề có liên quan đến phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê.

đ) Phương pháp so sánh, đối chiếu

Luận án dùng thủ pháp so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra mối quan hệ giống nhau, gần giống nhau và khác nhau của cùng một hiện tượng so sánh trong ngôn ngữ giữa người Êđê với người Jrai, người Kinh). Luận án thực hiện phương pháp so sánh đối chiếu theo từng loại ngữ liệu so sánh.

0.5. Đóng góp chính của luận án

Nội dung luận án thuộc đề tài nghiên cứu chuyên ngành, mang tính liên ngành. Dựa trên cơ sở lý thuyết về phương thức so sánh trong ngôn ngữ và những kết quả nghiên cứu về so sánh trong các tác phẩm văn học, nội dung của luận án sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất và cơ chế hoạt động của phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, đồng thời mở rộng tìm hiểu từ phương thức so sánh liên quan đến các yếu tố văn hoá và tâm lý của dân tộc Êđê. Luận án hướng tới những đóng góp chính và mới sau đây:

- Nêu những đặc điểm và giá trị của phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, góp phần làm cụ thể thêm về lý thuyết phương thức so sánh trong nghệ thuật ngôn từ với các nội dung, như cấu trúc và các thành tố của


cấu trúc phương thức so sánh; phân loại so sánh và các giá trị của phương thức so sánh.

- Từ phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê, luận án đã tìm ra một số biểu trưng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Êđê cũng như những yếu tố văn hoá có liên quan, góp phần khẳng định cho những nghiên cứu về dân tộc Êđê trước đó.

- Luận án nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa so sánh trong luật tục Êđê với luật tục Jrai cũng như với cách so sánh và cách diễn đạt quen thuộc trong tiếng Việt (Kinh), thấy được sự phong phú đa dạng về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Về mặt ứng dụng, những nội dung nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho bạn đọc nâng cao năng lực cảm thụ văn chương dựa vào các đặc điểm ngôn ngữ, nhất là những đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc Tây Nguyên.

0.6. Bố cục luận án

Luận án gồm 185 trang chính văn, bao gồm phần Mở đầu, phần Kết luận và 04 chương:

Chương I Cấu trúc của phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê (50 trang) trình bày khái quát về so sánh trong ngôn ngữ nói chung với các đặc điểm của cấu trúc và tiêu chí phân loại so sánh. Trên cơ sở đó, luận án phân tích những đặc điểm về cấu trúc so sánh, các thành tố của cấu trúc so sánh, phân loại so sánh và những mục đích so sánh trong văn bản luật tục Êđê.

Chương II Phương tiện hình ảnh và khả năng biểu đạt của phương thức so sánh trong văn bản luật tục Êđê (38 trang) trình bày và liệt kê các loại hình ảnh tiêu biểu dùng làm phương tiện so sánh; sự chi tiết hoá hình ảnh đã tạo ra sự liên tưởng phong phú đa dạng giữa đối tượng đưa ra so sánh và vật chuẩn so sánh; so sánh trong luật tục tạo ra những mức độ khả năng biểu đạt nội dung và hiệu quả tác động đến con người và sự phát triển buôn làng.


Chương III Từ phương thức so sánh trong luật tục đến các biểu trưng văn hoá tinh thần của người Êđê (31 trang). Xuất phát từ phương thức so sánh trong luật tục, Chương 3 giới thiệu, phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá của một số biểu trưng có liên quan mật thiết với đời sống tinh thần của người Êđê. Đó là biểu trưng văn hoá về buôn làng, về cộng đồng, về người thủ lĩnh buôn làng và biểu trưng về người phạm tội. Những nội dung này góp phần bổ sung cho những kết luận về quan niệm con người và thế giới trong các tài liệu khác nghiên cứu về dân tộc Êđê.

Chương IV Phương thức so sánh trong luật tục thể hiện các nhân tố văn hoá xã hội (46 trang) đề cập đến một số nhân tố văn hoá và tâm lý của người Êđê được toát lên từ phương thức so sánh trong luật tục Êđê. Đó là văn hoá sản xuất, văn hoá trong quan hệ xã hội, các tri thức văn hoá dân gian, một số yếu tố tâm lý dân tộc, sử dụng kết cấu so sánh quen thuộc, vận dụng chất liệu văn hoạ dân gian... Ngoài ra, chương này còn trình bày những nét tương đồng và khác biệt về văn hoá giữa so sánh trong luật tục của người Êđê và so sánh trong luật tục của người Jrai, cách so sánh, cách nói của người Kinh. Từ đó, ta thấy được cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt gắn liền với môi trường, điều kiện sống và các yếu tố văn hóa của người Êđê, vốn có những nét khác biệt cụ thể nhất định so với văn hoá các dân tộc khác trong cộng đồng người Việt Nam.

Ngoài ra còn có phần Phụ lục (35 trang) với 362 trường hợp so sánh được trích dẫn từ luật tục Êđê; mỗi trích dẫn đều được ghi bằng tiếng Êđê có dịch nghĩa và nêu ra các trường hợp tương đương với cách so sánh hay diễn đạt của người Kinh (Việt). Đây là dẫn liệu chính thức mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình trình bày nội dung luận án.


Chương I

CẤU TRÚC CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG VĂN BẢN LUẬT TỤC ÊĐÊ

1.1. Tổng quan về so sánh

1.1.1. Những nội dung liên quan đến so sánh

So sánh là một hoạt động để nâng cao nhận thức và tình cảm của con người. Trong sách Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2000, trang 861) giải thích về phương thức hoạt động của so sánh như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023