Nhóm Giải Pháp Hoàn Thiện Các Văn Bản Dưới Luật Hướng Dẫn Thi Hành Luật Thương Mại Năm 2005

Thứ sáu, cần phải có sự phân định rõ ràng về phạm vi điều chỉnh và giá trị hiệu lực của các luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại: Luật Thương mại năm 2005 (cùng nghị định 35 và thông tư 09), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật chuyển giao công nghệ năm 2006, Luật Dân sự. Theo đó, cần xác định Luật Thương mại là luật chung điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại và Luật sở hữu trí tuệ là Luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cần tách Luật chuyển giao công nghệ ra khỏi nguồn luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại và xác định Luật Dân sự là luật chung điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trong trường hợp luật sở hữu trí tuệ và luật thương mại không có quy định hay quy định không rõ ràng.

2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm 2005

Như đã phân tích ở chương 2, Luật Thương mại năm 2005 chỉ là đạo luật khung, không thể bao trùm hết mọi vấn đề thuộc lĩnh vực thương mại, nên để phát huy hơn nữa tính hiệu lực của Luật Thương mại cần phải bổ sung, ban hành các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực thi Luật. Từ những phân tích ở chương 2, tác giả xin kiến nghị cần phải ban hành thêm những văn bản dưới luật sau:

Về đại diện thương nhân, trong Luật Thương mại chưa có điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên giao đại diện và bên đại diện trong trường hợp có mối quan hệ với bên thứ ba – khách hàng, và trong các văn bản dưới luật cũng chưa quy đinh rõ. Vì vậy, cần bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ này trên cơ sở nghiên cứu Luật Thương mại các nước Hoa Kỳ, Pháp, Nhật và có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn thương mại của Việt Nam.

Về đại lý cung ứng dịch vụ của thương nhân nước ngoài , cần ban hành nghị định mới bổ sung, sửa đổi nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các

hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. Nghị định này sẽ mang tên là “Nghị định quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá, đại lý cung ứng dịch vụ với nước ngoài.” Hoặc có thể ban hành một nghị định mới quy định riêng về đại lý cung ứng dịch vụ của thương nhân nước ngoài. Điều này, góp phần hoàn thiện pháp luật về thương mại, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động đại lý phát triển.

Về dịch vụ logistics:

Trong nhiều năm qua, ngành Logistics được Chính phủ bảo hộ. Tuy nhiên, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải để các doanh nghiệp thiết lập các doanh nghiệp liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 49 – 50%, để thực hiện kinh doanh các dịch vụ vận tải, giao nhận kho bãi… Ba năm sau khi gia nhập WTO (nghĩa là năm 2009), tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài sẽ tăng lên và bên nước ngoài có thể thiết lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau 5- 7 năm (2013). Trong khi đó, hoạt động logistics hiện nay chỉ được điều chỉnh bởi 8 điều trong Luật Thương mại và chỉ có duy nhất một nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stics, không đủ để điều chỉnh mọi quan hệ pháp lý phát sinh từ và do hoạt động thương mại này. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung Nghị định về kinh doanh dịch vụ Logistics và ban hành thêm các văn hướng dẫn về thực hiện pháp luật về logistics. Trong đó cần đưa vào:

1) Quy trình cấp phép chung cho các công ty Logistics thuộc mọi loại hình (ba loại hình kinh doanh dịch vụ logistics được quy định trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP). Quy trình này phải thực sự rõ ràng, dễ hiểu, và thể hiện được sự minh bạch của pháp luật.

2) Quy chế của người chuyên chở không có tàu. Trong quy chế này, cần làm rõ các khái niệm người chuyên chở không có tàu, các nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở không có tàu trong mối quan hệ với khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

và chủ tàu, điều kiện kinh doanh của người chuyên chở không có tàu và giới hạn trách nhiệm của họ.

3) Cơ chế giải quyết tranh chấp đầy đủ và xác đáng trong lĩnh vực logistics. Cần có những văn bản hướng dẫn về một cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó nêu rõ quy trình giải quyết tranh chấp, thời hạn khiếu nại, khiếu kiện, các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ của hai bên trong việc nỗ lực giải quyết tranh chấp…

Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - Những hạn chế và giải pháp khắc phục - 12

4) Công nhận nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ Logistics như dịch vụ chuyển phát nhanh.

Về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Mặc dù điều 24 Nghị định 35 đã nêu lên những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại khá cụ thể song đến nay chính phủ vẩn chưa ban hành một văn bản dưới luật nào quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực này. Điều này giảm tính hiệu lực và tính thực tiễn của văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại, vì vậy xin kiến nghị chính phủ nhanh chóng ban hành Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, góp phần đưa Luật Thương mại năm 2005 vào cuộc sống.

3. Nhóm giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho Cơ quan quản lý và các chủ thể kinh doanh thông qua tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thương mại

3.1. Đối với các cơ quan quản lý

Các cơ quan quản lý thương mại góp phần rất quan trọng trong việc đưa Luật Thương mại năm 2005 vào cuộc sống. Vì đây là cơ quan chuyên môn có hiểu biết về các vấn đề pháp lý, hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại về các quy định của Luật thương mại. Do đó, việc nâng cao nhận thức của đối tượng này về Luật Thương mại năm 2005 là hết sức cần thiết.

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục sẽ giúp cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý thương mại từ trung ương, tỉnh – thành phố đến cơ sở nắm được những nội dung cơ bản và những đỉểm mới nổi bật của Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương mại năm 1997, đồng thời liên tục cập nhật được nội dung các văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi và quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005, các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động quản lý thương mại, giúp họ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ, đồng thời tư vấn hỗ trợ về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại. Hình thức phổ biến giáo dục có thể thực hiện như sau:

- Các cơ quan quản lý thương mại nghiên cứu, tìm hiểu về Luật Thương mại năm 2005 thông qua các buổi toạ đàm, các lớp tập huấn cho cán bộ, các buổi chuyên đề, trong đó tập trung vào những điểm gây nhiều tranh cãi, chưa thống nhất giữa các đơn vị, các địa phương khác nhau.Trong đó, cần tập trung vào hai hình thức: mở lớp tập huấn và tổ chức các buổi chuyên đề.

+ Về việc mở các lớp tập huấn

Nội dung tập huấn có thể là một văn bản pháp luật thương mại quan trọng kèm theo văn bản hướng dẫn thi hành hoặc nhiều văn bản pháp luật thương mại độc lập. Những văn bản pháp luật thương mại này có thể là văn bản được tuyên truyền, phổ biến lần đầu hoặc là văn bản được tuyên truyền, phổ biến lặp lại. Học viên của lớp tập huấn là những báo cáo viên chuyên về pháp luật thương mại; những biên tập viên, phóng viên, những cán bộ thi hành pháp luật thương mại, và những cán bộ quản lý trong lĩnh vực văn bản điều chỉnh.

Ở các lớp tập huấn, giảng viên không chỉ giới thiệu về các nội dung cơ bản của văn bản mà phải đi sâu vào những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực nghiệp vụ nhất định: thẩm quyền của các chủ thể, các biện pháp quản lý, thủ tục tiến hành các công việc. Chú trọng đổi mới phương pháp tập huấn,

kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, lấy người học là trung tâm, áp dụng phương pháp tích cực, mọi người cùng tham gia, có sự trao đổi qua lại giữa học viên và giảng viên, huy động tính tích cực tham gia của học viên, giảng viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học viên vừa học lý thuyết vừa thực hành; kết hợp với các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, băng hình để buổi tập huấn sinh động, người học dễ tiếp thu, thuộc bài ngay tại lớp và biết vận dụng thành thạo trong thực tiễn.

Các lớp tập huấn cần có quy chế để việc học tập được nghiêm túc. Cũng cần tổ chức viết thu hoạch hoặc kiểm tra, tổ chức đánh giá kết quả tập huấn (qua phiếu, phỏng vấn trực tiếp…), cấp chứng chỉ để kích thích ý thức và tinh thần học tập của học viên. Về hình thức nên có trang trí, khai mạc, bế mạc để lớp học trang trọng và tăng tính hiệu quả.

+ Về tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật thương mại

Một buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật thương mại là một buổi nói về một lĩnh vực của thương mại gắn với một số quy định của pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực thương mại này. Một buổi nói chuyện chuyên đề thường không đóng khung trong phạm vi pháp luật, trong khuôn khổ một vấn đề khép kín mà mở ra nhiều lĩnh vực có liên quan, nhiều hướng suy nghĩ. Chính vì thế, các buổi nói chuyện chuyên đề thường thu hút được đông đảo báo cáo viên pháp luật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ xây dựng pháp luật, cán bộ tuyên truyền pháp luật, hòa giải viên, thành viên các Câu lạc bộ pháp luật... tham gia. Việc thu hút sâu rộng này sẽ là cơ sở để tuyên truyền phổ biến và giáo dục Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn một cách có hiệu quả cao.

- Tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết

- Kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật; Tiếp tục củng cố, kiện toàn các Phòng Tư pháp;

- Gắn nội dung phổ biến pháp luật với các loại hình đào tạo khác dành cho cán bộ, công chức;

- Chú trọng việc xã hội hội hoá, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Gắn kết việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thương mại với việc răn đe, xử lý.

- Tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005” và Hội thi " Tuyên truyền viên pháp luật giỏi".

3.2. Đối với các chủ thể hoạt động thương mại

Tính tích cực về mặt pháp luật chỉ có thể có được khi bản thân các chủ thể của các hoạt động thương mại am hiểu sâu sắc về mặt pháp lý, hoặc phải có những cố vấn pháp lý giàu kinh nghiệm và am hiểu về loại hình hoạt động thương mại mà chủ thể đang thực hiện. Thực tiễn 9 năm thi hành Luật Thương mại năm 1997 và gần ba năm thi hành Luật Thương mại năm 2005 cho thấy, ở nước ta, ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa cao trong việc chấp hành pháp luật và tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Một bộ phận không nhỏ các chủ thể kinh doanh chưa nắm bắt được đầy đủ và chưa thực hiện đúng các quy định của Luật Thương mại năm 1997 liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình. Một số chủ thể kinh doanh còn làm ăn không trung thực, cố tình vi phạm quy định pháp luật. Do đó, để thực thi có hiệu quả Luật Thương mại năm 2005, đồng thời khắc phục những tồn tại trong quá trình thực thi Luật Thương mại năm 1997, cần chú trọng công tác nâng cao tính tích cực về mặt pháp lý cho các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

Yêu cầu đối với việc nâng cao tính tích cực về mặt pháp lý cho các chủ thể kinh doanh trên thị trường: Cần chuyển tải một cách thường xuyên, liên tục các thông tin về Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi và quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005, các Luật chuyên ngành liên quan đến với nhân dân. Đảm bảo nội dung các văn bản pháp luật thương mại liên quan đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường đều được phổ biến để các chủ thể này biết, hiểu và thực hiện

Hình thức, biện pháp:

(+) Đối với các chủ thể hoạt động thương mại nói chung:

- Củng cố, tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyên viên pháp luật thương mại40 từ Trung ương, tỉnh – thành phố đến cơ sở. Xây dựng lực lượng này đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng cho cán bộ quản lý thương mại và các chủ thể hoạt động thương mại.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Pháp luật.

- Tổ chức biên tập, in ấn, phát hành tài liệu pháp luật phổ thông miễn phí xuống cơ sở.

- Bổ sung, khai thác tốt tủ sách pháp luật.

- Bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn trong việc phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh - Truyền hình, Các báo (Báo thương mại, Báo Doanh nghiệp,…); Các tập san, tạp chí chuyên ngành về pháp luật;


40 Nhiệm vụ của các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thương mại là cung cấp cho người nghe những nội dung pháp luật cụ thể về lĩnh vực thương mại; vận dụng pháp luật trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể mà người nghe đang quan tâm. Hình thức tuyên truyền này thường được sử dụng trong trường hợp người tư vấn pháp luật hướng dẫn, giải thích cho người được tư vấn; cán bộ trợ giúp pháp lý hướng dẫn, trợ giúp pháp luật cho người được trợ giúp...

(+) Đối với các doanh nghiệp

- Đối với chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Luật Thương mại nói riêng và pháp luật kinh tế nói chung.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của các công ty tư vấn pháp luật và các nhà tư vấn pháp luật chuyên nghiệp.

(+) Đối với các cá nhân hoạt động thương mại một các độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật thương mại và nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã, các trưởng thôn, xóm, khối phố, các hòa giải viên để huy động lực lượng này tham gia hoạt động phủ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân.

- Thông tin qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

4. Nhóm các giải pháp khác

4.1. Đưa Luật Thương mại vào giảng dạy trong Nhà trường

Đề Luật Thương mại năm 2005 có thể đi vào cuộc sống sâu và rộng hơn nữa, cần tích cực tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật, và một trong những biện pháp để tuyên truyền Luật Thương mại năm 2005 một cách hiệu quả là đưa Luật Thương mại năm 2005 vào chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Luật Thương mại năm 2005 cần phải được đưa vào làm một môn học bắt buộc đối với mọi chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng liên quan đến kinh tế, thương mại, và là một môn tự chọn khuyến khích đối với khối các trường, các chuyên ngành kỹ thuật.

Để đạt được hiệu quả cao trong tuyên truyền giáo dục pháp luật thương mại trong Nhà trường, việc giảng dạy Luật Thương mại trong nhà Trường cần đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất, giảng viên phải là người có hiểu biết sâu rộng về pháp luật thương mại nói chung, Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn nói riêng. Thứ hai, việc giảng dạy phải kết hợp các phương pháp đặc biệt trong giảng dạy pháp luật là phương pháp Socrat trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022