Phân Loại Theo Tiêu Chí Hình Thức Cấu Trúc


Ngoài ra, so sánh kết hợp với thậm xưng còn có nhiều trường hợp khác. Chẳng hạn:

- N`u ngaê ho`ng adieâ, n`u hlueâ ho`ng yang (Hắn làm (như) trời, hắn giận (như) thần) (đk 204, tr. 204).

- N~u jua` si jua` plin, n`u lin si lin adra`ng; si n`u c`ia`ng, si n`u nga` (Hắn giẫm như giẫm cỏ, đạp như đạp rơm, đạp rạ, như hắn muốn làm gì thì làm) (đk 167, tr. 177).

- N~u maâo ktu dua, eâzla tlaâo, piu eâtuh eâbaâo n`u tle` (Mụ ta có củi ktu hai đống, củi êbla ba đống (giống như) tình nhân mụ ta có hàng trăm hàng nghìn người) (đk 116, tr. 132).

Nhờ vào những cách tạo nghĩa này mà nội dung ý nghĩa luật tục không chỉ được thể hiện rõ ràng, sâu sắc mà còn sinh động, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe. Với đặc tính này làm cho ngôn ngữ luật tục có tính biểu cảm sâu sắc.

1.3. Phân loại cấu trúc so sánh


Có thể có những tiêu chí khác nhau để phân loại phương thức so sánh trong bản luật tục Êđê. Luật tục Êđê là một văn bản hoàn chỉnh gồm nhiều điều khoản hợp lại mà thành và một điều khoản cũng là một văn bản con hoàn chỉnh, chính vì vậy chúng tôi đã dựa vào cấu trúc hệ thống, đưa ra hai tiêu chí để phân loại: tiêu chí về hình thức cấu trúc và tiêu chí về quan hệ giữa nghĩa các thành tố trong cấu trúc so sánh để phân loại so sánh trong văn bản luật tục Êđê.

1.3.1. Phân loại theo tiêu chí hình thức cấu trúc


Dựa theo tiêu chí hình thức cấu trúc, tức là dựa vào sự hiện diện và hoán vị của các thành tố trong cấu trúc thì so sánh trong luật tục Êđê gồm có 06 kiểu cấu trúc so sánh (CTSS) khác nhau, đó là : CTSS 1-2-3-4, CTSS 2- 3-4, CTSS 1-3-4, CTSS 1-2-4, CTSS 1-4, CTSS 4-1-2. Để xác định các


trường hợp so sánh trong luật tục thuộc kiểu so sánh nào trên đây, chúng tôi đã phân tích các yếu tố cấu thành và quan hệ giữa chúng, rồi sau đó khái quát thành mô hình của từng cấu trúc so sánh.

a) Kiểu cấu trúc so sánh (CTSS) 1-2-3-4

Đây là kiểu so sánh có đủ bốn thành tố TTĐ/BSS, TTPDSS, TTQHSS, TTSS. Ví dụ:

TTĐ/BSS

TTPDSS

TTQHSS

TTSS

N~u

nga`

si

keâc` amaâo

maâo djieâ.

Hắn

làm

như

con muỗi không có

đàng (đk 145, tr. 158).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 7


Kiểu cấu trúc thông thường có đủ 4 thành tố cũng được người Êđê sử dụng rộng rãi trong luật tục, tuy nhiên có sự linh hoạt và phát triển thêm là TTSS không phải chỉ có một đối tượng mà thường có nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn: N`u nga` si plum ke` dua nah, ktah ke` dua bi`t(Hắn làm như con vắt hút cả hai miệng, con đĩa cắn cả hai đầu) (đk 192, tr. 196). Đồng thời TTĐ/BSS kết hợp với TTPDSS có cấu tạo phức tạp gồm có nhiều đối tượng. Chẳng hạn: N~u duah c`hi` si hra anu`ng, si bu`ng ha`t; m’ma`t mlam n`u hiu c`hi` (Hắn bán người ta như bán đùm muối, như bán gùi thuốc, đem đi bán giữa đêm hôm) (đk 172, tr. 180).

Trong văn bản luật tục những loại so sánh mà có cấu trúc hiện diện đủ 4 thành tố, trong đó TTSS gồm nhiều đối tượng hoặc có cấu tạo phức tạp làm cho đối tượng đưa ra so sánh được miêu tả rõ ràng hơn, giúp ta hiểu sâu sắc hơn nội dung câu văn.

b) Kiểu CTSS 2-3-4


Đây là kiểu so sánh có ba thành tố: TTPDSS, TTQHSS, TTSS; vắng TTĐ/BSS. Ví dụ :

TTĐ/BSS

TTPDSS

TTQHSS

TTSS

(N`u)

(Nó)

gaêm

Giữ kín bưng

si

không khác nào

boâng.

cái áo quan đã bịt (đk 15, tr. 52).


Trường hợp không hiện diện TTĐ/BSS trong ví dụ trên đây, dựa vào ngữ cảnh toàn điều khoản, ta có thể phục hồi được, đó là đối tượng con người cụ thể, hiểu được là n`u (nó/hắn) như thường gặp trong so sánh luật tục. Vì vậy đối với những so sánh, sự hiện diện TTĐ/BSS trong kiểu CTSS 2-3-4 là không quan trọng, bởi người ta có thể phục hồi và ý nghĩa câu văn vẫn được hiểu đầy đủ như TTĐ/BSS vẫn tồn tại trong so sánh. So sánh trong luật tục Êđê có khá nhiều trường hợp được thể hiện theo kiểu CTSS 2-3-4. Ví dụ: Za` si za` adei, mnie si mnieâ anak (Chăm như chăm em, tắm như tắm con) (đk 15, tr. 52) ; Roâng si roâng jhöng, roâng si roâng eân`an (Giữ gìn như giữ gìn cái giường nằm, giữ gìn như giữ gìn cái ghế dài) (đk 32, tr. 63); Gaêm si boâng, gaêm si mran (Giữ kín như cái áo quan, giữ kín như con thuyền) (đk 15, tr. 52).

c) Kiểu CTSS 1-3-4

Đây là loại so sánh có 3 thành tố: TTĐ/BSS, TTQHSS, TTSS; vắng TTPDSS. Ví dụ :

TTĐ/BSS

TTPDSS

TTQHSS

TTSS

Ami`

M


si

như

ami` mja

mẹ chồn (đk 62, tr. 88)

Ama


si

ama eâmoâng



Cha


như

cha cọp (đk 62, tr. 88).

Cũng như kiểu so sánh không hiện diện TTĐ/BSS trong kiểu CTSS 2- 3-4, sự vắng mặt TTPDSS trong kiểu CTSS 1-3-4 vẫn có thể phục hồi được, ý nghĩa câu văn vẫn hiểu đầy đủ. Trong luật tục Êđê còn có nhiều trường hợp so sánh theo kiểu CTSS 1-3-4. Ví dụ: N`u si mnuih kho` mgu (Nó như con điên con dại) (đk 90, tr. 110).

d) Kiểu CTSS 1-2-4

Đây là kiểu so sánh có ba thành tố: TTĐ/BSS, TTPDSS, TTSS; vắng TTQHSS. Ví dụ:


TTĐ/BSS

C

C

TTPDSS

TTQHSS

TTSS

Ung moâ~

T

S

Vợ chồng

S

o

tu` ai mbi `t


đã kẻ ưng người thuận


knah ho`ng c`har araêng yuoâl mbi `t. chiêng với thanh la đã cùng treo lên (đk

121, tr. 136).

sánh trên vắng TTQHSS có thể phục hồi và ý nghĩa câu văn vẫn được hiểu. Cấu trúc này thường là những so sánh ngang bằng. Trong văn bản luật tục có rất nhiều trường hợp so sánh không có TTQHSS. Ví dụ : N~u nga` eâru`m eâgao tlo` tluoân (Hắn làm (như) cây kim trôn lòi ra ngoài) (đk 68, tr. 94).

đ) Kiểu CTSS 1-4

Đây là kiểu so sánh có hai thành tố: TTĐ/BSS, TTSS; vắng TTPDSS, TTQHSS. Ví dụ:

TTĐ/BSS

TTPDSS

TTQHSS

TTSS



Mnuih

Kẻ



knah hlo`ng

cái cồng klông (đk 1, tr. 43).


Cũng tương tự như những cấu trúc trên, kiểu này có thể phục hồi các thành tố vắng mặt, câu văn vẫn đảm bảo thể hiện trọn vẹn ý nghĩa. Trường hợp ví dụ trên có thể phục hồi: Kẻ (ồn ào) ( như) cái cồng klông.

e) Kiểu CTSS 4-1-2

Đây là kiểu so sánh có ba thành tố: TTSS đứng trước, TTĐ/BSS và TTPDSS đứng sau; vắng TTQHSS. Ví dụ:

TTSS

TTQHSS

TTĐ/BSS

TTPDSS

Aseh knoâ n`u hlo`ng lui tha, kbao ana lui ing,

Ngựa đực, trâu cái của họ, họ thả rông,


anak n`u


con cái của họ

jing knhoâng, n`u hlo`ng lui hi`, hbi` lui tha.


sinh hư thân mất nết, họ bỏ mặc chúng (đk 173, tr. 181).


Trong kiểu cấu trúc này, sự không hiện diện TTPDSS và TTQHSS là không quan trọng, vì nó cũng có thể phục hồi được. So sánh trong luật tục theo kiểu CTSS 4-1 thừơng làm cho câu văn thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm của con người.

1.3.2. Phân loại theo tiêu chí về quan hệ nghĩa


Dựa theo quan hệ ngữ nghĩa giữa TTĐ/BSS, TTPDSS với TTSS, tức là quan hệ ngữ nghĩa giữa vế cần so sánh và vế chuẩn so sánh thì so sánh trong luật tục Êđê cũng gồm có các loại: so sánh ngang bằng, so sánh hơn, so sánh kém, so sánh đối lập và so sánh hỗ trợ. Tuy nhiên, mỗi loại so sánh ấy trong luật tục lại mang một số đặc điểm riêng.


a) So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng là so sánh dựa trên mối quan hệ ngang bằng hoặc giống nhau giữa TTĐ/BSS, TTPDSS và TTSS. Ví dụ: Anaên n``u ngaê si mse` luc he` hlaêm dlieâ, lieâ hlaêm eâa mse` si bha he` kô muoâr hdaêm, n`u bi đaêm dih he` hlaêm krah eâlan kloâng, koâng krah n`u ba kô sah mdro`ng amaâo yo`ng tôl (Thế mà hắn làm như đã đánh mất cái nhẫn (vòng bằng đồng) trong rừng, đánh rơi cái nhẫn xuống nước, giống như đã để cho kiến cho mối tha đi mất, hắn như đã ngủ quên dọc đường, vì vậy mà cái nhẫn hắn phải đem đến cho người tù trưởng nhà giàu đã đến nơi không kịp) (đk 51, tr.80). Ở đây, đối tượng nêu ra ở TTĐ/BSS là người phạm tội được thủ lĩnh giao cho chiếc vòng đem đi, vì có việc khẩn cấp mà anh ta lần chần dọc đường. Hành động này được sánh ngang bằng hoặc giống nhau với đối tượng nêu ra trong TTSS là người có hành động bị đánh rơi cái nhẫn trong rừng và phải lần mò tìm kiếm. Để thực hiện so sánh ngang bằng, người ta sử dụng các từ và cụm từ chỉ quan hệ so sánh như: si (như), mse` (giống nhau), mse` si (giống như nhau)... Tuy nhiên trong luật tục, thường người ta lại không cần dùng những từ chỉ quan hệ so sánh này mà vẫn hiểu được nội dung ý nghĩa so sánh ngang bằng hay giống nhau giữa TTĐ/BSS, TTPDSS và TTSS. Ví dụ: N`u aleâ yur kpur pu, yu ngo n`u hiu (Hắn (như) ngọn tre đung đưa trước gió, hắn đi khắp đông tây) (đk 32, tr. 64). Ở đây tuy không có từ chỉ quan hệ so sánh, nhưng người nghe vẫn nhận ra phép so sánh ngang bằng: N`u (hắn) là TTBSS (người có tội, vì hắn đi lang thang lêu lổng khắp đông tây) đem so sánh giống nhau với hoạt động ngọn tre đung đưa trước gió làm TTSS.

Thông thường trong so sánh ngang bằng vị trí của TTĐ/BSS, TTPDSS đứng trước TTSS và không thể hoán vị cho nhau. Chẳng hạn về hai ví dụ nêu trên chúng ta không thể nói ngược lại là: Aleâ yur kpur pu, yu ngo` n`u (Ngọn tre đung đưa trước gió, giống như hắn đi khắp đông tây). Trong những trường hợp như thế không thể hoán đổi vị trí giữa các yếu tố, bởi vì TTSS


của ví dụ này (Đánh mất chiếc nhẫn trong rừng) là chuẩn chứ hắn không thể là chuẩn được, bởi vì hành động của các yếu tố so sánh có trước, còn hành động của TTĐ/BSS có sau. Các chuẩn trong những ví dụ này không thể đảo vị trí ra phía sau. Tuy vậy, sự sáng tạo trong ngôn ngữ luật tục không bị giới hạn. Khi cần nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng miêu tả, trong những trường hợp hữu hạn người ta cũng có thể thay đổi vị trí của hai yếu tố này. Nhưng nhờ ngữ cảnh người nghe vẫn hình dung và hiểu được. Ví dụ: Asao eâra, bi kblaêm he` n`u tro`ng, mnuih jho`ng bi hlah, dah blu bi kmhal he` n`u (Con chó mà háu ăn thì ném cho một quả cà nóng (giống như) con người mà táo tợn thì lấy lời khuyên bảo nếu không được thì phải trừng trị hắn) (đk 1, tr. 43). Vì ở đây TTĐ/BSS và TTSS đều được trình bày với những hình ảnh, hành động, sự việc cụ thể, vì thế chúng mới có thể hoán đổi vị trí cho nhau.

b) So sánh hơn

So sánh hơn là so sánh dựa trên mối quan hệ hơn nhau của TTĐ/BSS, TTPDSS so với TTSS và cũng thường được thể hiện bằng các từ, cụm từ so sánh như: hi`n, eâgao, eâbeh, kđlun, min nun, jih maâo (hơn, hơn hẳn). Tuy nhiên, các so sánh hơn trong luật tục thường có nhiều so sánh hơn đi liền nhau để bổ sung ý nghĩa cho nhau. Ví dụ: Dho`ng pro`ng hi`n ti ksei, hđeh pro`ng hi`n ti khua, maâo n`u eâmuh (Kẻ như lưỡi dao lại muốn dày hơn sống dao, là một trẻ nít lại muốn khôn hơn người lớn, có mẹ có cha mà không hỏi mẹ cha) (đk 27, tr. 61). Khác với so sánh ngang, trong cấu trúc so sánh hơn ta không thể hoán đổi vị trí giữa TTĐ/BSS với TTSS. Nếu hoán đổi thì ý nghĩa sẽ thay đổi ngược lại. Đồng thời so sánh hơn thường không thể vắng TTQHSS.

c) So sánh kém

So sánh kém là so sánh dựa trên quan hệ kém của TTĐ/BSS, TTPDSS so với TTSS hoặc ngược lại, cũng thường được thể hiện bằng các từ, cụm từ so sánh như: hmao dluh; kjham (thua) mda; awaêt, eâdu; adoâk; amaâo djaêp; alieâk (kém)... Ví dụ: N`u hđeh du bia, eâra deân du, jua kru ka


hmaâo araêng (Nó còn là một đứa bé chân yếu tay mềm, bước thua bước chân của người khác) (đk 105, tr. 120).

Cũng như so sánh hơn, cấu trúc so sánh kém không thể hoán đổi vị trí cho nhau giữa TTĐ/BSS với TTSS. Nếu hoán đổi cho nhau thì ý nghĩa sẽ ngược lại và thường TTQHSS cũng không thể vắng mặt.

d) So sánh đối lập

So sánh đối lập là so sánh dựa trên quan hệ đối lập về ý nghĩa giữa TTĐ/BSS, TTPDSS và TTSS nhằm làm nổi bật đối tượng miêu tả trong câu. Nhìn chung ý nghĩa các so sánh đối lập trong luật tục thường thể hiện qua các phạm trù cơ bản như: phẩm chất đạo đức; vị trí không gian, thời gian; con người và con vật, đồ vật, v.v... Trong đó, so sánh đối lập biểu hiện phạm trù phẩm chất, đạo đức chiếm phần lớn trong toàn bộ các biểu hiện so sánh của ngôn ngữ luật tục, nó thể hiện thành cặp đối lập, một bên nêu cái tốt hoặc cái đúng và một bên nêu cái xấu hoặc cái sai. Sự đối lập này góp phần soi tỏ ý nghĩa lẫn nhau, giúp người nghe tự nhận thức suy ra sự đúng - sai, tốt - xấu mà ý nghĩa luật tục thể hiện. Ví dụ:

Cih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ cih.

N`u eâmoâng soh pah, đuarh soh wieât, mdro`ng soh wieât, mdro`ng soh alieâk kđi.

(Những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng (như) hạt gạo mới giã, sáng (như) đoá hoa êpang, sáng (như) ánh sáng mặt trời. (Còn) hắn thì (như) con cọp vồ trượt mồi, (như) con hoẵng hất mõm vào chỗ trống không, (như) nhà giàu bị thua kiện) (đk 17, tr. 54).

Nội dung ý nghĩa của hai câu văn trên đối lập nhau về tính chất hành động giữa hai hạng người - một bên là con người trong trắng và một bên là con người hung bạo. Cũng như so sánh ngang bằng, so sánh đối lập trong ngôn ngữ luật tục thể hiện vô cùng phong phú. Nhiều trường hợp quan hệ đối lập ý nghĩa của chúng thể hiện khá rõ ràng, cụ thể nhưng cũng nhiều trường

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí