Từ Phương Thức So Sánh Đến Các Biểu Tượng Về Cộng Đồng


Hoặc:


- Za`ng eâgei c`hi` tu`; kzoâng n`u ti anei (Miệng thì ở trong làng, tai thì nghe kẻ địch) (đk 47, tr. 76).


Luật tục trình bày những hành vi vi phạm dẫn đến chiến tranh, hoàn toàn không phải là những bài ca chiến trận như trong sử thi của người Êđê. Tuy nhiên, nó đã góp phần vào việc thể hiện phong phú về đề tài chiến tranh của lịch sử văn học dân tộc Êđê.

Nhìn chung biểu tượng về buôn làng được thể hiện qua những biểu hiện so sánh bằng hình ảnh hình tượng trong ngôn ngữ luật tục là những biểu tượng tinh thần, nó đã tồn tại khá sâu đậm trong đời sống tinh thần người Êđê. Buôn làng đó được ngôn ngữ luật tục trình bày, giải thích, miêu tả là buôn làng: có phong cảnh thiên nhiên với các yếu tố cây đa, cây sung, bến nước, có thần linh, có chiêng, có núi rừng, có nương rẫy và đời sống sản xuất kinh tế nương rẫy và săn bắt hái lượm, có đời sống tín ngưỡng thần linh, có lễ hội phong phú, có chiến tranh đánh nhau với các buôn làng khác.v.v… Tất cả những điều nói trên chứng tỏ cuộc sống sinh hoạt ở buôn làng được thể hiện rất đa dạng, đồng thời cũng rất bền vững, lâu đời và thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của người Êđê đối với buôn làng - quê hương của mình. Những hình ảnh hình tượng nói về buôn làng qua phương thức so sánh trong luật tục Êđê là sự biểu hiện sâu sắc về biểu tượng buôn làng trong chiều sâu văn hóa tinh thần của người Êđê.

Trong văn học dân gian Êđê thì ta có thể thấy các hình ảnh hình tượng nói về buôn làng có những nét hoa mỹ và lãng mạn hơn so với luật tục Êđê. Nếu buôn làng trong luật tục là buôn làng hiện thực thiên về phong tục tập


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

quán và đời sống tín ngưỡng thì buôn làng trong văn học dân gian thường thi vị hóa bằng sức tưởng tượng diệu kỳ và ước mơ lãng mạn của người xưa. Chẳng hạn trích một bức tranh về cuộc sống đông vui của buôn làng tràn đầy ước mơ lãng mạn của người Êđê qua một đoạn của Sử thi Đam San sau đây để so sánh:

"Họ nhìn làng cất trên một ngọn đồi lum lum như một mu rùa. Các rẫy lưng chừng trên sườn núi. Trâu bò nhi nhúc như bầy mối, bầy kiến. Đường từ bên trái qua bên phải rộng đến nỗi hai người đứng hai bên đường, một người thẳng tay đưa lên một cái lao và một người thẳng tay đưa lại một con dao dài cũng chưa chạm nhau. Dấu chân ngựa và voi trên đường làm cho đường giống như một sợi dây đánh. Tớ trai đi lại chen chúc nhau, ngực sát ngực. Tớ gái vú sát vú. Thật không có gì đẹp và nhộn nhịp như làng này. Dấu chân ngựa nhiều như dấu chân con rết. Dấu chân voi to và sâu như đáy cối. Nồi đồng nhiều như ốc sên ở trong rừng. Nhà dài như tiếng chim. Hiên nhà dài như sức bay một con chim. Trên sàn trước hiên chim vàng anh và chim sáo nhảy đi nhảy lại. Các khăn ngũ sắc phơi đầy sào." [56, 125].

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 16

Đoạn văn phác họa một bức tranh về cuộc sống sinh động mang tính chất vừa hiện thực vừa lãng mạn của buôn làng đồng bào Êđê, trong đó nổi lên khá rõ những nét tiêu biểu của cuộc sống trù phú, giàu có. Người ta so sánh hình ảnh làng cất trên một ngọn đồi lum lum như một mu rùa, vì mặt đất Tây Nguyên không bằng phẳng và cũng không dốc núi cao mà có nhiều đồi thoai thoải nối tiếp nhau; người ta cũng so sánh hình ảnh trâu bò nhi nhúc như bầy mối, bầy kiến là phản ánh việc chăn nuôi trâu bò của dân tộc Êđê rất phát triển, chúng hợp lại thành từng bầy, từng đàn, nó trở thành nghề chính trong sản xuất kinh tế của họ. Người ta còn so sánh nhà dài như tiếng chim. Hiên nhà dài như sức bay một con chim... là vì xưa kia nhiều gia đình giàu có


làm những ngôi nhà dài đến hàng trăm mét và hiên nhà cũng vì thế mà rất dài.v.v...

Trong luật tục, tuy không hoàn toàn tập trung trong một đoạn miêu tả như trong sử thi, nhưng trong một số điều khoản có một số hình ảnh so sánh có sức gợi cảm cao cũng không hiếm. Ví dụ:

- Roâng u`n amaâo truh krioâ, roâng kbao amaâo truh knoâ, maâo kpieâ c`eh tuk c`eh boâ amaâo yo`ng mna`m (Vì ông ta mà ) lợn nuôi mà không đến được tuổi thiến, trâu nuôi mà không có được trâu mộng, rượu có trong ché tuk, ché êbah mà không được uống) (đk 62, tr. 88).

- Doâk hla`m eâa amaâo eâđa`p, doâk hla`m tra`p amaâo eânang, doâk hla`m kuang eâmeh eâman amaâo thaâo m đao (Dân làng nằm dưới nước mà không thấy mát, nằm trong đầm mà không thấy yên, ở dưới bẹn voi, bẹn tê giác mà không thấy ấm) (đk 62, tr. 88).

- Hdi`p bi lu kpieâ, djieâ bi lu dôr, wôr bit klei bi đru mtoâ (Khi người ta còn sống thì ché rượu phải có người đông đến uống; khi người ta chết thì đám tang phải có đông người đến chôn. Truyền thống đó ai quên thì phải nhắc nhở giùm lại) (đk 87, tr. 108)

- Nga` n`u blei c`ing deh amaâo ar, nga` n`u blei eâman deh amaâo döi, zô`k anei n`u blei mnga mngöi dja` c`hön m’in (Đây đâu phải là chuyện mua chiêng mà không mua được, mua voi mà không mua được, vì đây chỉ là việc mua hoa thơm về để cắm chơi) (đk 96, tr. 115)

- U`ng ami` ama co`ng tlaêng kn`a ha eâmuh, eânuh leh adam adei; u`ng leh bi mdoâ`, moâ` leh bi jing, cing char leh kbaêk, laêk cai leh bi gam, adam adei du`m anaên leh jih tuoâm, s’ai, eârah eâmoâ leh bi chao, eâmoâ kbao leh bi kpih, pnu` ana agha dô`ng, u`n leh bô`ng, kpieâ leh mnaêm, ami` rai amai ring, ami` jing kkieâng leh bi kpih waêt leh s’ai (Người chồng của hắn đã được mẹ cha tốn công tìm


kiếm, anh em của hắn cũng đã khó nhọc tìm kiếm, đi hỏi. Vợ chồng đã người ưng kẻ thuận nhau, như chiêng với la đã cùng treo lên, như dầu với sơn đã hoà làm một. Hắn có bao nhiêu anh em trai thì đã đều gặp mặt, máu bò máu trâu hiến sinh thì đã đem thoa cho hai vợ chồng, của dẫn cưới đã đem nộp cho nhà hắn, lợn đã giết ăn, rượu đã đưa ra uống, cả mẹ gần, mẹ xa, chị em gần, cả mẹ đẻ của hắn đều đã được làm lễ hiến sinh hoặc lớn hoặc nhỏ) (đk 121, tr. 136, 137).

- Kđeh poâng n`u duah ba, kđeh mra n`u duah ruah (Thịt mông hắn đem cho, thịt vai hắn đêm biết) (đk 124, tr. 140).

Biểu tượng về buôn làng từ trong ngôn ngữ luật tục đến ngôn ngữ văn học dân gian đã có những bước phát triển cao hơn. Hình ảnh hình tượng về buôn làng trong luật tục như là cái nền hiện thực bao quát nhiều phương diện khác nhau của buôn làng, trong khi đó hình ảnh hình tượng về buôn làng trong văn học dân gian Êđê như là bề nổi được pha nhiều gam màu khoác lên trên hiện thực cuộc sống ấy.

3.2. Từ phương thức so sánh đến các biểu tượng về cộng đồng

Cộng đồng dân làng là một phương diện quan trọng của buôn làng. Trong xã hội Êđê truyền thống, luật tục quy định đất đai, rừng núi, sông suối gắn với buôn làng trên hết là sở hữu của các vị thần linh. Sau đó: “Rừng là của chung, đất là của chung, suối là của chung” của cộng đồng do người chủ đất là một nữ gia trưởng trông coi theo quy định của chế độ mẫu hệ. Ý thức cộng đồng và tinh thần dân chủ ấy được luật tục phản ánh qua mối quan hệ giữa người thủ lĩnh buôn làng và dân làng như trong cấu trúc so sánh với một số hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng sau đây:

- Laên ala eâa djuh, lip kđo`ng knguoâr kđo`ng, ro`ng aeâ aduoân;


Ih poâ kiaê baêng, eâwaêng dlieâ, krieâ ktô`ng kdjar.

(Đất đai, sông suối, cây rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên ông bà;

Ông bà là người giữ cái hang, trông coi rừng, trông coi cây ktô`ng, cây kdjar) (đk 231, tr. 222).

Luật tục còn phản ánh cộng đồng dân làng gồm những người lao động giỏi, làm được nhiều việc quan trọng để đời sống ngày càng phát triển, có tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động. Công việc chính của người đàn ông là làm rẫy, đan lát, rèn đúc, chặt cây, tham gia chiến đấu khi có chiến tranh; đàn bà thì giã gạo, bổ củi, nấu cơm, bắt cá, kéo sợi dệt vải,v.v... Trong đó vai trò của người đàn bà là quan trọng. Nổi bật lên trên những con người lao động giỏi là những người có sức khỏe cường tráng, lao động như thần, như: nàng Hbaêm có tài moi gừng; nàng Binh, Ving, Djaên, Dje, Koâng, Glông... là những người chăm làm như heo ủi đất. Cộng đồng dân làng có tinh thần sẵn sàng giúp nhau trong công việc nương rẫy, giúp nhau khi thiếu lúa, thiếu muối, cùng nhau đi săn, có sai trái thì bảo ban nhau, hòa giải với nhau… để buôn làng phát triển. Luật tục đã quy định dân làng có lối sống như trên như sau:

- Blu` bi sa knga, ha bi sa asaêp, khaêp sa klei anaên s’ai`.


Jih adei tlang yang buoân, jih amuoân adei du`m anei, hmö` knga, jih mnuih mô`ng anei kô adih.

(Phải nghe cùng một tai, phải nói cùng một miệng, tất cả đều phải một lòng trong nghĩa vụ đó.

Tất cả dân làng, tất cả con cháu, anh chị em, mọi người tất cả đều phải nhớ lấy điều đó) (đk 232, tr. 242).


Tinh thần đoàn kết cộng đồng đã ảnh hưởng rất lớn đến những quan hệ cha mẹ, con cái, bạn bè, anh em, vợ chồng, tình yêu, hôn nhân… Các quan hệ này được cụ thể hóa bằng những so sánh với những hình ảnh, hình tượng sinh động trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn, luật tục đã sánh tính bền vững của hôn nhân, chung thuỷ giữa vợ chồng như sau:

- Gai kpiê tơl sah, tông knah tơl ara`ng ma` ti kngan (Đã cầm cần rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu cạn, đã đánh cồng thì phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại) (đk 109, tr. 125).

Hoặc so sánh về vợ chồng đã kẻ ưng người thuận nhau: Chin char leh kbăk (Chiêng với thanh la cùng treo lên) (đk 121, tr. 136).

Đặc biệt trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình luật tục đã có quy định nối dây (c`uê nuê): chị chết thì em phải thế, chồng chết thì phải tìm người khác để nối. Tập tục này trở thành kỷ cương, quy định từ lâu không thể thay đổi khác đi được: Tloh lo` c`uê êhuê lo` kzua` (Đứt thì phải nối yếu thì phải làm lại) (đk 98, tr. 116); hoặc: Joh adrung lo` hrua, ti~ tria lo` hrô (Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế) (đk 97, tr. 115).

Nếu không thực hiện đúng tập tục nối dây thì hậu quả sẽ khôn lường, dòng họ sẽ đói, nhà cửa bị hư hỏng, hàng rào phải hư: Hui` kpur kđang, sang kruh, hui` êguh war ksue`; hui` kpur kđang, sang tla`p, asa`p blu` ênguôt (Vì sợ rằng các bếp sẽ nứt ra, cái nhà sẽ nát, cái hàng rào phải đổ, lời ăn tiếng nói sẽ buồn rầu) (đk 97, tr. 116).

Luật tục so sánh về mối quan hệ gia đình, dòng họ như sau: Pro`ng êbung k’yua mâo alê, pro`ng pa`k kê k’yua mâo ana kyâo (Có măng to là nhờ có le, có tắc kè to là nhờ có cây to) (đk 180, tr. 185). Câu văn có ý nói con cháu, dòng họ đông đúc là nhờ có cha mẹ, ông bà. Hoặc luật tục


nói về công lao của cha mẹ đối với con cái: N~u agam đa`m hla`m soâ, n`u bi zoâ had`ng anak ho`ng ami` ama (Mẹ là người cưu mang cha là người cõng địu) (đk 157, tr. 167).

Hoặc chỉ việc chăm lo nuôi dưỡng chu đáo của mẹ cha đối với con cái trong gia đình: Nao mđuh n`u blah, mdah n`u koh, soh ka`n thaâo, ga`l ka`n thaâo (Những ai là kẻ chăm lo giường cứt chiếu đái cho chúng) (đk 44, tr. 74).

Nhìn chung, các biểu tượng nói về cộng đồng dân làng được trình bày qua các cấu trúc so sánh trong ngôn ngữ luật tục mang ý nghĩa sâu sắc, nó gắn liền với đời sống văn hóa dân tộc. Các biểu tượng về cộng động phản ánh trung thành bức tranh cộng đồng dân tộc với những quan hệ xã hội tốt đẹp về lối sống, về phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc. Đến nay những tư tưởng về cộng đồng dân làng vẫn còn có tác động tích cực đến nhiều mặt trong đời sống xã hội người Êđê.

3.3. Từ phương thức so sánh đến các biểu tượng về thủ lĩnh

Thủ lĩnh buôn làng gọi là kroanh buôn. Theo luật tục, yêu cầu người đó phải có uy tín, am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của dân tộc mình, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng điều khiển công việc của buôn, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu để bảo vệ buôn làng, đặc biệt là họ có tình thương và trách nhiệm cao đối với dân làng. Thủ lĩnh đảm trách nhiều công việc, theo dõi việc giữ gìn địa giới của làng, chủ trì các nghi lễ tôn giáo và lễ hội, đôn đốc việc bảo vệ làng, hướng dẫn mùa vụ sản xuất, vận động giúp đỡ nhau trong làng, chỉ bảo cho những cuộc hôn nhân theo đúng phong tục, chủ trì những việc xét xử những vụ vi phạm luật tục, dàn xếp xích mích trong nội bộ của buôn... Người đứng đầu buôn làng quán xuyến mọi mặt đời sống của dân


làng, từ đối nội tới đối ngoại. Trong luật tục thủ lĩnh được ví như người mẹ, người cha có trách nhiệm và tình thương đối với các thành viên trong buôn làng; có lẽ vì thế có đến 32 lượt sử dụng cấu trúc so sánh để chỉ thủ lĩnh:

- Maâo mnu`t, nu` amaâo eâmuh mnu`t; maâo hra, nu` amaâo eâmuh hra; maâo ama ami`, nu` amaâo eâmuh ama ami` (Có cây đa thì phải hỏi cây đa, có cây sung thì phải hỏi cây sung, có mẹ cha thì phải hỏi mẹ cha) (đk 27, tr. 61).

Luật tục cũng giải thích, miêu tả hình thức dân chủ trong việc bầu người thủ lĩnh buôn làng và nêu lên những đặc điểm phẩm chất đạo đức của họ như sau:

- Kuc pui, hrui mnuih, ieâu jih jang adei tlang yang buoân, jih amuoân adei, jih waêt ami` na, ama nei, jih waêt aeâ aduoân araêng, jih waêt mnieâ mlaâo, mtaâo ti`, jih waêt mnuih djieâ ami` ama, doâk bi kbi`n ti krah buoân.

Kô gu` bi tro`ng, kô dloâng bi chai, bi gi`t amai chai adei, klei boh bi eâmuh.

Ti be` ro`ng bi khaêp, anaêp ciaêng kô mnu`t ko` eâa, hra ko` buoân kô poâ dlaêng adei amuoân buoân sang.

Bi lac he` tô naên s’ai`, awak đaêm bi lo` mdaêp, asaêp đaêm lo` bi hgaêm.

(Hãy nhen lửa lên, triệu tập tất cả dân làng, hãy mời tất cả những người anh em con cháu, tất cả các bà mẹ ông cha, tất cả những người ông người bà, cả những mẹ góa con côi, hãy mời tất cả về ở giữa sân làng.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí