Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 15


Tiếng chiêng vượt qua mái nhà, vang đến tận trời làm cho khỉ quên ôm chặt vào cây, cho quỷ cũng quên không làm hại mọi người, cho chuột sóc quên đào lỗ, cho rắn nằm quay đơ, cho thỏ giật mình, cho hươu nai quên ăn cỏ.” [56, 20].

Như vậy tiếng cồng, tiếng chiêng là sự giao hòa giữa con người với thế giới thần linh, con người với thiên nhiên và con người với con người. Người Êđê bao giờ cũng có một tâm thức kính trọng thần cồng chiêng, giữ gìn cồng chiêng rất cẩn thận. Từ bao đời nay tiếng cồng chiêng đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của người Êđê như một món ăn tinh thần quan trọng không thể thiếu được.

Ngoài ra, trong luật tục còn xuất hiện một số hình ảnh thần linh (Yang) mang ý nghĩa tượng trưng cho buôn làng. Người Êđê có quan niệm vạn vật hữu linh, tức là cùng tồn tại với con người trần tục còn có các thế lực thần linh, hồn ma luôn ở xung quanh con người. Con người và thần linh hồn ma cũng phải sống theo luật tục. Trong buôn, một mặt ai vi phạm luật tục đều được coi là vi phạm đến thần linh, mặt khác bất cứ ai vi phạm đến thần linh cũng đều bị xử phạt, buộc phải làm lễ hiến sinh cho thần thì thần linh sẽ xoá tội, còn không thì ngược lại, thần linh sẽ gây ra xui quẩy cho con người. Quan niệm đó đã tạo ra sự giao cảm rất tinh tế giữa con người với vạn vật, thiên nhiên, và những cảm xúc, tưởng tượng phong phú cho các sáng tạo nghệ thuật. Đối với luật tục, thần linh đã can thiệp trực tiếp vào việc xử phạt. Những đk nói về vi phạm nhỏ thì đền bù bằng hiện vật, những đk nói về vi phạm lớn thì vừa đền bù vừa phải làm lễ hiến sinh thần linh. Có như vậy thần mới xoá tội. Những loại tội nặng, luật tục yêu cầu xử phạt nghiêm minh và làm lễ hiến sinh như sau:


- Maâo kđi đieât, đu` ngaên so`ng, maâo kđi pro`ng, đu` ngaên ko`. Tô maâo eâbeh tô ai dlai tô asei, klei eâbeh pu` amaâo đam, klam amaâo döi, u`n mnu` rih jih esei, eâmoâ kbao rih jih asei, mnuih maâo kđi klei pro`ng tuc` asei n`u poâ.

(Nếu chuyện nhỏ thì xử phạt tiền một so`ng, nếu chuyện lớn thì xử phạt tiền một ko`. Nếu chuyện quá sức con người gánh không nổi, vác không kham thì như lợn gà để hiến sinh ắt phải mất mạng, trâu bò hiến sinh ắt phải chịu chết, kẻ gây ra chuyện nghiêm trọng cũng phải gánh chịu) (đk 1, tr. 43).

Trong luật tục còn nêu ra một số vị thần có chức năng cụ thể, chẳng hạn: Thần Adu, Thần Ađiê, Thần Mẹ Địu là những thần thương người, luôn tìm cách giúp đỡ con người thoát khỏi cảnh nghèo đói, tránh hoạn nạn: Zô`k Adu thieâ Adieâ hra`, yang ami` za` n`u troâk brei mô`ng ana`n (Ông Adu ông Adiê đã định sẵn thần Mẹ Địu (thần số mệnh) đã xếp đặt từ trước) (đk 166, tr. 176).

Trong luật tục Êđê cũng xuất hiện hai loại thần linh: thần linh tốt và thần linh xấu. Thần linh tốt tìm cách giúp đỡ con người, thần linh xấu tìm cách ám hại con người. Mỗi loại thần có chức năng khác nhau, tượng trưng ý nghĩa khác nhau. Thần Adu, Adieâ có nhiệm vụ chăm lo đời sống con người; thần Goãn có cái bụng tốt, thương người; thần Baêng Bdung Bdai (thần Mẹ) yêu thương giúp đỡ những con người nghèo khổ, gặp hoạn nạn, khó khăn không nơi nương tựa v.v... Đây là những biểu trưng văn hóa dân tộc chi phối rất nhiều đến đời sống tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Êđê.

Trong luật tục, vai trò của thần có quyền uy tuyệt đối để đem lại sự công bằng cho mọi người trong cộng đồng. Thần có quyền bắt kẻ phạm tội phải đền bù cho người bị thiệt và có quyền hưởng vật hiến sinh mà người vi phạm luật tục phải cúng cho Thần. Luật tục quy định đất đai là của tổ tiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


ông bà và có thần linh cai quản, hằng năm người chủ đất phải đi thăm đất và cúng thần Đất thì thần mới giúp đỡ con người. Luật tục quy định con người phải tôn trọng thần Đất (yang Tlăn) như sau:

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 15

- Lip kđo`ng, knguoâr kđo`ng, ro`ng aeâ aduoân, tir dlaêng laên bi jaêk mda, eâa araâo, mtei kbaâo bi jaêk caêt jing;

Truh kjuh thu`n sa baêng, truh bhang sa lo`, laên hbiaên krieâ. dlieâ bhiaên eânaêk.

(Cái nong, cái nia là cái lưng của tổ tiên ông bà, phải đi thăm để đất đai mãi mãi tốt tươi, sông suối không ngừng chảy, chuối mía mọc xum xuê;

Cứ bảy năm một lần, vào mùa khô mới, theo tục lệ (người chủ đất) phải đi thăm đất đai, rừng núi của mình) (đk 236, tr. 225).

Ngoài những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng như đã nêu ra và phân tích trên đây, buôn làng Êđê còn có một số hình ảnh rất đỗi thân quen, thường trực trong đời sống tình cảm của người Êđê. Đó là: sang dloâng (ngôi nhà dài), Pök (cái chòi), mya`p (cái diều), hui` (cái hàng rào), c`ö (núi), hmö` eâwa (bìa rừng), eâa zlu`ng (vũng nước), Eâa leâc (con sông), eâa troh (con suối), tra`p (đầm), Aleâ (bụi tre), awak (cái gùi), lip (cái nong), hma (rẫy), c`hia`m (tấm khăn), kön (dải khâu), krueâ (cái sa), mtak (cái guồng), ka` ktai (cây sào), mnga eâpang (hoa êpang), eÂman (con voi), yang hrueâ (mặt trời)…

Mỗi hình ảnh trên đây khi sử dụng đưa vào cấu trúc so sánh trong luật tục thường làm nổi bật một cách sinh động với một hay nhiều hoạt động, tính chất, đặc điểm của nó. Chẳng hạn:

- Sang dloâng amaâo n`u mu`t, sang đu`t hgao, sang zô`ng eâmoâ kbao n`u möc` (Ngôi nhà dài ông ta không thèm vào, túp nhà ngắn


ông ta không ghé qua, ngôi nhà ăn trâu bò ông ta cũng coi khinh) (đk 63, tr. 89).

- Eâa leâc` bo` hang, yang nga` djieâ asei (Hắn như con sông tràn bờ, như ông thần gây ra ôn dịch) (đk 26, tr. 60).

- Ñieât, duah c`ö bi dloâng; đieât kroâng, duah kroâng bi pro`ng (Đang trốn trong một hòn núi nhỏ thì hắn lo tìm một hòn núi lớn, đang trốn trong một con suối nhỏ hắn lo tìm một con sông lớn) (đk 50, tr. 79).

- N~u hmö` eâwa angi`n ti kta`m, eânai gra`m ti mnö` (Bìa rừng ven rừng có tiếng gió reo bờ hàng rào làng có tiếng sấm rền) (đk 11, tr. 50).

- EÂa zlu`ng n`u kda`t, eâa kha`t n`u kplo`ng (Gặp vũng nước là hắn nhảy qua gặp sông, gặp suối là hắn vọt qua) (đk 26, tr. 50).

- Nao kô dju`h, amaâo eâmuh ama; nao kô eâa, amaâo eâmuh kô a mi` (Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha đi suối lấy nước mà chẳng hỏi mẹ) (đk 27, tr. 61).

- Pök ara`ng gang sang bö`, mnö` hma eâ’ia`ng (Chòi người ta giữ nhà người ta ngăn rẫy người ta rào) (đk 216, tr. 213).

- N~u söh kô mnga toâng moâng, n`u dloâng kô mya`p, n`u hung kha`p hung c`ia`ng kô poâ mka`n (Nhưng nếu hắn vẫn thích chùm hoa tông mông, hắn vẫn ưa cái diều có đuôi dài, hắn vẫn tha thiết với người ta) (đk 118, tr. 134).

- Hđeh kô c`hia`m, eâda`m kô kön (Như đứa trẻ thèm có tấm khăn, như chàng trai thèm có dải khâu để bịt đầu) (đk 38, tr. 68).

- EÂman yang mya n`u duah h’ua kyaâo kc`ik, eâman yang mya n`u duah h’ua kyaâo kpang (Hắn làm như con voi của thần cá sấu


đến cọ mình vào cây kcik như con voi của thần cá sấu đến cọ mình vào cây kpang ) (đk 72, tr. 97).

- Kthu`l n`u krueâ mtak amaâo ma` kdroâ, eâmoâ kbao amaâo ma` klei (Tội của hắn như cái sa, cái guồng cán bông chạy xộc xệch, như là con bò, con trâu không chịu để xỏ dây) (đk 81, tr. 103).

- Anei le` n`u ka` ktai, dai eâyu`n, thu`n bhang n`u bi kröi (Họ cứ làm như cây sào vắt chăn mền, đung đưa qua lại) (đk 96, tr. 115).

- Ana`n aseh zô`ng rô`k bha, eâman mna`m eâa klu`n (Hắn không khác nào như con ngựa ăn cỏ phải chia cỏ, như con voi uống nước phải hút hết nước) (đk 151, tr. 163).

- Aleâ n`u duah kwak, awak n`u duah kôr (Muốn ôm lấy cả bụi tre muốn vơ vét trọn cả cái gùi) (đk 38, tr. 68).

- EÂman knoâ jih ara`ng sua, eâman ana ara`ng c`ung (Voi đực kẻ địch chiếm gần hết voi cái kẻ địch bắt đi không còn sót một con) (đk 48, tr. 77).

- Lip khö grio` amaâo n`u kđah (Cái nong xổ vành ông ta không lo cạp lại cái nia xổ vành ông ta không lo cạp lại ) (đk 66, tr. 91).

- N~u eâa eâlaâo leh bo` hang, hlang leh c`a`p (Con sông đã đầy nước từ trước bó tranh từ trước đã đóng thành bó) (đk 136, tr. 153).

- Joh adrung lo` hrua, ti~ tria lo` hroâ, djieâ poâ anei lo` c`ueâ ho`ng poâ a na`n (Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người chị thì phải nối người khác) (đk 97, tr. 115).

- Ara`ng maâo leh poâ doâk kia` leh zaêng, eâwa`ng dlieâ, poâ krieâ dla`ng ktô`ng kdjar ara`ng poâ (Hang người ta có người giữ rừng núi người ta có người ta trông) (đk 236, tr. 226).


- N~u hđeh đru bi hria`m, eâdam mtoâ, zrah knoâ ana đru bi mjua`t (Nó khác nào như một con voi đực, một con voi cái cần được giúp đỡ thuần hóa) (đk 105, tr. 120)…

Ngoài ra còn có các hình ảnh tượng trưng về buôn làng được luật tục gián tiếp trình bày, miêu tả là buôn làng có dân làng làm kinh tế nương rẫy với phương thức sản xuất chủ yếu là dùng sức người là chính và nghề săn bắt hái lượm trên nương rẫy và trong rừng. Bởi lẽ, luật tục đã sử dụng hàng loạt hình ảnh so sánh gần gũi trong đời sống thường ngày qua sinh hoạt của người dân, được lặp đi, lặp lại nhiều lần, như: rẫy mới, rẫy cũ, hạt lúa, cái kho lúa, cái gậy chọc lỗ, cái chà gạc, cái cán niếc, cái gùi, cái cuốc, cái rìu, cái chòi, quả dưa, quả bắp, cây lúa, cái nỏ, cái ná, ngọn lao, cái bẫy, cây chông v.v ... Đó là những hình ảnh tham gia làm phương tiện so sánh phản ánh khá rõ đời sống kinh tế nương rẫy của người Êđê cổ truyền.

Ví dụ 1:

- Brö` gra`n wa`ng amaâo thaâo đa`; brö` gra`n knga`n amaâo thaâo goâ; mtoâ lac` klei amaâo thaâo göt (Hắn như cái cán niết mà không chịu để nắn thẳng, như cái cán chà gạc mà không chịu để uốn cong) (đk 1, tr. 43). Cái cán niết cái cán chà gạc là những dụng cụ lao động phải được uốn cong mới có thể dùng để phạt cỏ làm rẫy. Nếu không uốn cong thì không thể dùng được. Qua hình ảnh so sánh, ta thấy luật tục phản ánh sinh hoạt kinh tế với công cụ lao động sản xuất còn thô sơ đơn giản của người Êđê.

Ví dụ 2:

- EÂkei eâmeh hui` kô kđoâng, mnieâ eâmoâng hui` kô khoâ (Thằng đàn ông đó khác nào những con tê giác sợ bẫy sập, những con đàn bà đó khác nào những con cọp sợ mang cung) (đk 67, tr. 92). Con tê giác sợ bẫy


sập con cọp sợ mang cung là những hình ảnh của công việc săn bắt thú rừng.

Trong luật tục có nhiều câu từ và cách nói khác có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt sản xuất của người Êđê cổ truyền. Chẳng hạn:

- Roâng u`n amaâo truh krioâ, roâng kbao amaâo truh knoâ, maâo kpieâ c`eh tuk c`eh eâbah amaâo yo`ng mna`m (Lợn nuôi mà không đến được tuổi thiến, trâu nuôi mà không có được trâu mộng, rượu có trong ché tuk, ché êbah mà không được uống) (đk 62, tr. 88). Câu văn trên gián tiếp phản ánh đời sống sung túc giàu có, công việc chăn nuôi phát triển, sinh hoạt ăn uống đầy đủ.

Có thể nhận thấy so sánh trong luật tục Êđê đã hiện lên một bức tranh hiện thực nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống sinh hoạt của người xưa.

Cùng với việc trình bày buôn làng có nền kinh tế nương rẫy và săn bắt hái lượm thì còn các hình ảnh tượng trưng về buôn làng trong luật tục Êđê còn hiện ra qua những cuộc tranh chấp nhau, những cuộc xung đột nhau giữa buôn làng này với những buôn làng khác. Nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh của những cuộc tranh chấp, xung đột là do các thủ lĩnh muốn mình trở nên giàu có và hùng mạnh hơn người, nên sai khiến dân làng đánh nhau để cướp của, cướp nộ lệ ở làng khác. Ví dụ:

- Ciaêng kô cing, tio` eâran; ciaêng kô eâman, tio` pah; ciaêng kô sa mdro`ng, nu` duah ngaê araêng (Muốn có chiêng, chúng xua người đi ăn cướp, muốn có voi chúng xua người đi giật lấy của người ta. Muốn trở thành người tù trưởng nhà giàu, hắn gây chuyện đánh nhau với người ta) (đk 45, tr. 75).

Các hình ảnh tượng trưng về một buôn làng có chiến tranh còn được luật tục thể hiện qua các hành vi vi phạm luật tục của những kẻ gây ra chiến


tranh như sau: tội nối tay tiếp sức cho giặc; tội vẽ đường cho địch thủ chống lại buôn mình; tội bỏ làng đi theo phía đối địch .v.v… Những kẻ phạm những trọng tội chiến tranh này được sánh bằng những hình ảnh khác nhau như:

* Luật tục nói về kẻ hung hăng độc ác đã tàn hại buôn làng người

khác:


- Ti doâk, ti joh kpô`ng; ti dô`ng, ti joh agha (Chúng đến đâu gậy gộc ở đó phải gẫy, chúng đứng ở đâu rễ cây ở đó phải nát) (đk 45, tr. 75).

* Luật tục nói về kẻ trong làng được nghe và biết sự việc trong làng chưa rõ ràng mà đã đi cung cấp tin cho kẻ địch ở ngoài làng:

- N~u hmö` amaâo thaâo doâk hmö`; n`u thaâo amaâo thaâo doâk sa thaâo (Hắn muốn nghe nhưng không biết đứng lại mà nghe, hắn muốn hiểu nhưng không biết đứng lại mà hiểu) (đk 46, tr. 75).

* Luật tục nói về kẻ bịa thêm chuyện để cung cấp cho địch thủ ở buôn làng khác:

- N~u hmö` asa`p ara`ng zia`; n`u duah bi ksua` kô dloâng; n`u hmö` kzoâng ara`ng zia`, n`u bi ksua` kô lu (Người ta nói ít hắn bịa ra nhiều, người ta nói ngắn hắn kéo dài ra) (đk 46, tr. 76).

* Luật tục nói về kẻ giúp địch đánh lại làng mình:


- N~u amaâo doâk ti`ng kô mnu`, n`u tu` ti`ng kô mja (Không đứng về gà mà đứng về phía chồn) (đk 47, tr. 76).

* Luật tục nói về kẻ ở trong làng mà làm tay chân cho kẻ địch ngoài làng để hại làng mình:

- Asei n`u ti zuoân, tluoân n`u ti eângao (Người chúng thì ở trong làng trôn chúng thì ở ngoài làng) (đk 47, tr. 76).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023