Phương Thức So Sánh Thể Hiện Văn Hoá Sản Xuất


có thể bổ sung cho những kết luận về quan niệm con người và thế giới trong các tài liệu khác nghiên cứu về dân tộc Êđê ở Tây Nguyên.

Việc nghiên cứu phương thức so sánh trong luật tục và quan hệ giữa các hình ảnh so sánh trong ngôn ngữ luật tục Êđê với đời sống tinh thần văn hóa của người Êđê mới chỉ là bước đầu nghiên cứu về một số biểu tượng tinh thần cơ bản. Hy vọng những nội dung trong chương này sẽ góp thêm một tiếng nói liên ngành mà lâu nay do nhiều lý do khách quan chưa được đề cập đến trong nghiên cứu luật tục Êđê.


Chương IV

PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG LUẬT TỤC THỂ HIỆN CÁC NHÂN TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI


Từ lâu các nhà ngôn ngữ học, xã hội học, nhân chủng học... trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu mối liên quan giữa văn hoá và ngôn ngữ đều


khẳng định rằng mối liên hệ đó là thực tế hiển nhiên. Bởi vậy khi bàn đến văn hoá của một dân tộc nào đó không thể không đề cập vấn đề ngôn ngữ. Ngược lại khi bàn đến ngôn ngữ mà đặt ngôn ngữ trong mối liên quan với văn hóa cũng là một điều tất yếu, bởi vì ngôn ngữ là một thành tố cơ bản và quan trọng của văn hoá, chi phối nhiều đến các thành tố khác của văn hoá, mặt khác ngôn ngữ còn là phương tiện tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hoá. Một số nhân tố văn hoá của cộng đồng dân tộc Êđê được thể hiện tương đối rõ nét trong quá trình sử dụng phương thức so sánh trong văn bản luật tục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

4.1. Phương thức so sánh thể hiện văn hoá sản xuất

Qua những biểu hiện so sánh trong luật tục ta có thể nhận biết đời sống kinh tế xưa kia của người Êđê, chủ yếu là kinh tế nương rẫy và họ làm nương rẫy theo kiểu luân canh; nghĩa là rẫy vừa phát ra từ rừng già (luật tục Êđê phản ánh là rẫy mới), sau một vài năm đất bạc mầu, họ ngừng canh tác. Trong thời gian này họ phải đi tìm một rẫy khác. Vài ba năm sau, khi rẫy cũ tốt lên, đất lại có mầu mở, họ canh tác trở lại. Rẫy khác có thể là một rẫy mới hoặc là một rẫy nào đó mà họ đã ngừng canh tác trước đó (luật tục Êđê phản ánh là rẫy cũ). Rẫy mới hay rẫy cũ là nguồn kinh tế chính để nuôi sống con người, vì thế luật tục Êđê đã so sánh công cha mẹ, ông bà đối với con cháu như sau:

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 18

"Cha mẹ như cái rẫy mới, ông bà như cái rẫy cũ"


Kinh tế nương rẫy của đồng bào dân tộc chủ yếu là trồng lúa. Lúa là nguồn thức ăn chính và quan trọng để nuôi sống con người. Trong luật tục người ta so sánh sự quan trọng của lúa với vai trò của người con gái: Anak mnieâ mdieâ mjieh (Con gái là hạt giống cây lúa) (đk 229, tr. 221). Bởi theo chế độ mẫu hệ, con gái là người nối dõi tông đường. Bên cạnh trồng lúa


trên nương rẫy, người ta sản xuất bắp, dưa, khoai và một số hoa quả, măng, rau hái lượm trong rừng đều là những thức ăn thường ngày. Luật tục đã thường ví: Maâo kmu`n, maâo ktôr k’yua maâo poâ pla, maâo anak c`oâ k’yua maâo ami` ama k’kieâng (Có dưa có bắp là có người trồng, có con có cái là do cha mẹ sinh ra) (đk 143, tr. 157). Phương thức làm rẫy của họ còn lạc lậu, chủ yếu là dùng cuốc và gậy chọc lỗ, sức người được sử dụng là chính. Vì thế trong luật tục người ta thường dùng các hình ảnh về dụng cụ lao động thô sơ để so sánh. Các hình ảnh thường gặp đó là: cái gậy chọc lỗ, cái cuốc bắn, con rựa sắc, cái dao cùn, cái chà gạc quằn, cái cán niếc không chịu để uốn thẳng v.v… Người Êđê so sánh những người con cãi lại cha mẹ, cãi lại lời thủ lĩnh buôn làng bằng các hình ảnh dụng cụ lao động sản xuất thô sơ và các đồ dùng đơn giản trong gia đình như sau: N~u wa`ng liö`, kga` liö`, n`u lo` bliö` ami` ama (Như con rựa sắc, cái cuốc bén, hắn quay lại phản cha mẹ) (đk 32, tr. 64 ) v.v…

Bên cạnh việc canh tác nương rẫy và làm ruộng, người ta còn nuôi voi, trâu, bò, lợn, gà, chó... Trong đó có nghề săn bắt voi và thuần dưỡng voi rừng trở thành nghề truyền thống của người Êđê. Voi là con vật quý trong gia đình. Người giàu có thì nuôi voi. Hình ảnh con voi và một số các con vật khác thường xuất hiện trong luật tục, trong đó, con voi đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh và sự giàu có của người Êđê. Luật tục đã so sánh việc giáo dục từ một con người xấu trở thành một con người tốt giống như việc thuần dưỡng voi rừng trở thành voi nhà như sau: N~u hđeh đru bi hria`m, eâdam mtoâ, zrah knoâ ana đru bi mjua`t (Nó khác nào như một con voi đực, một con voi cái cần được giúp đỡ thuần hóa) (đk 105, tr. 120). Hoặc so sánh việc gái trai yêu nhau muốn thành vợ chồng, tự họ đã yêu cầu mẹ cha, thủ lĩnh buôn làng làm lễ đính hôn cho họ: Eâman di n`u brei


mn`ut ko` eâa bi tling, cing bi yuoâl, bi kuoâl kaê brei knieât kpung ung moâ` di n`u (Chính họ đã yêu cầu cây đa đầu suối xiềng voi họ lại, treo chiêng họ lên, lắp cánh ná vào báng ná, cho họ được làm lễ đính hôn) (đk 109, tr. 125) v.v…

Nghề chăn nuôi của người Êđê chủ yếu để phục vụ cho việc tiến hành nghi lễ, ma chay, cưới xin và để nộp phạt khi họ bị vi phạm luật tục. Luật tục quy định người bị xử phạt phải dùng lợn gà hay trâu bò để hiến sinh thần linh: Maâo kđi đieât, đu` ngaên song, maâo kđi ro`ng, đu` ngaên ko`. Tô maâo eâbeh tô ai dlai tô asei, klei ebeh pu` amaâo đam, klam amaâo döi, u`n mnu` rih jih asei, eâmoâ kbao rih jih, asei, mnuih maâo kđi klei pro`ng tuc` asei mse` s’ai (Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một so`ng, nếu là chuyện lớn thì phạt tiền một ko`. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nỗi, vác không kham thì như lợn gà để hiến sinh ắt phải mất mạng, trâu bò hiến sinh ắt phải chịu chết, kẻ gây ra chuyện nghiêm trọng cũng phải gánh chịu) (đk 1, tr. 43).

Người Êđê còn có nghề săn bắt, hái lượm, khá phát triển. Họ thường tổ chức săn các loại thú rừng như: voi, trâu rừng, bò rừng, heo rừng, chồn, cáo, dê, hươu, sao... để làm thức ăn, họ thường hái rau trên rừng, bắt cá ven suối, ven hồ để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Gia đình nào cũng có những dụng cụ săn bắt, như cung, tên, ná, nỏ, chông, alo, câu...Săn bắt hái lượm chủ yếu là để phục vụ cho sinh hoạt ăn uống và vui chơi giải trí. Tất cả các hình ảnh con vật nêu tên ở đây đều xuất hiện nhiều lần trong luật tục, mỗi hình ảnh thường gắn liền với công việc làm cụ thể, thể hiện tương đối rõ nét nghề săn bắt và hái lượm của người Êđê cổ truyền. Luật tục so sánh kẻ có hành vi bất chấp lời khuyên của thủ lĩnh như những hành động bất chấp dấu báo hiệu có bẫy, có cây rào chắn đường, đó là những cách thức của nghề săn bắt, nên


họ đã bị sa vào bẫy: gao ku`ng, gao knoâng, asa`p kzoâng n`u gao (bất chấp dấu báo có bẫy, bất chấp có cây rào chắn đường, bất chấp lời khuyên răn của người thủ lĩnh) (đk 26, tr. 60). Hoặc một so sánh khác cũng dùng những hình ảnh của việc săn bắt, hái lượm: n~u amaâo maâo phi`, n`um đi~ kô tla`n; n`u amaâo phi`, n`u m đi~ kô ala (không có mật hắn đi lấy mật của con trăn, không có mật hắn đi lấy mật của con rắn, hắn phao tin này tin nọ về người tù trưởng nhà giàu) (đk 32, tr. 64) v.v…

Nghề thủ công của họ thường gắn liền với nông nghiệp, như: rèn dao, chà gạc, rìu, rựa, lưỡi niếc... Đây là những dụng cụ thường dùng để làm rẫy; hay chiêng, ché, kồng dùng cho sinh hoạt lễ hội. Họ cũng làm những đồ trang sức, trang phục như: vòng đồng, ngà đeo, dệt khố, dệt váy... Tất cả những vật dụng do nghề thủ công làm ra chủ yếu là phục vụ trong buôn làng cộng đồng, chứ ít khi mở rộng giao lưu trao đổi buôn bán ra bên ngoài với các dân tộc khác. Điều đó cũng được luật tục phản ánh qua việc so sánh với việc mua hoa để cắm chơi trong gia đình: nga` n`u blei c`ing deh amaâo ar, nga` n`u blei eâman deh amaâo döi, zô`k anei n`u blei mnga mngöi dja` c`hön m’in (đây đâu phải là chuyện mua chiêng mà không mua được, mua voi mà không mua được, vì đây chỉ là việc mua hoa thơm về để cắm chơi) (đk 96, tr. 115).

Đời sống của người Êđê gắn bó mật thiết với đất đai, rừng núi, với nương rẫy trên địa bàn cư trú của họ. Từ cái nhỏ cho đến những vật dụng lớn được sử dụng trong nhà đều do bàn tay họ làm ra từ những cái có sẵn trong thiên nhiên núi rừng, thuộc địa bàn mà họ đang cư trú. Người Êđê sinh ra, lớn lên và khi chết đi cùng đều gắn liền với rừng núi mà mình đang sinh sống. Núi - sông, rẫy - rừng, đất - nước là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong đời sống kinh tế của người Êđê, luật tục của họ quy định rằng, vi phạm đến


những yếu tố này là vi phạm đến thần thánh, tổ tiên, ông bà, vì đối với họ những thứ đó là do ông bà tổ tiên của họ để lại cho con cháu. Phản ánh mối quan hệ gắn bó và tôn trọng của con người đối với môi trường thiên nhiên, luật tục phản ánh như sau:

Hui` đah laên araêng duah sua, eâa plah, laên sah mdro`ng araêng duah mmiaê, duah bi knhöh; anaên amaâo döi, ara`ng maâo leh poâ doâk kia` leh zaêng, eâwa`ng dlieâ, poâ krieâ dla`ng ktô`ng kdjar ara`ng poâ.

(Sợ rằng đất đai có kẻ muốn lấn, sông suối có kẻ muốn chiếm, đất đai của người tù trưởng nhà giàu có kẻ muốn giành lấy, muốn cướp lấy, điều đó sao được. Hang người ta có người giữ, rừng núi người ta có người ta trông, người ở trông coi cây ktông, cây kjar, cũng là người của chúng ta) (đk 236, tr. 226).

Kết quả cụ thể của lối nói so sánh với một số lĩnh vực khác nhau của đời sống sản xuất của người Êđê là tạo ra một lớp từ ngữ khá phong phú trong ngôn ngữ luật tục. Tiêu biểu là những từ ngữ sau đây: Mta amaâo yo`ng hmoâ~ (đám rẫy chưa phát hết đến nơi đến chốn); lui ing (thả rông); tu` mdeâ bi đu` ma`, mdeâ moâ` mdeâ bi đu` ma` (sọt của ai người ấy đeo, gùi của ai người ấy cõng) ; đi c`ö` (leo núi ); tru`n dhoâng (tụt dốc); rah si asa`r ha`t, c`at si na m’ar (gieo như gieo hạt thuốc lá, mọc như các cây lá to vẫn mọc); gô` deâ kga` eânieâng, ksieâng hna (chà gạc chưa tra cán, như nỏ chưa có dây); ha`t amaâo kmar (cây thuốc lá không đâm chồi); mô`ng knueâ c`uh kôh kđang (đốt cho nứt ra); gra`n wa`ng n`u tah, kga` eânah n`u bi kdloh, (muốn lấy lưỡi cuốc ra khỏi cán cuốc, muốn tháo lưỡi chà gạc ra khỏi cây chà gạc); kc`ut zaêng tla`n (thọc hang trăn); kc`ut zaêng ala (thọc hang rắn); mnuih wa`ng liö`, kga` liö`, n`u mnuih amaâo


döi khö` gang (nguy hiểm như một cái cuốc bén, như một con rựa sắc); hlang dreân` knueân` heâc` (bó tranh khô, như sợi lạt giòn); dja`t eâa (gùi nước); bö eâa, maâo boh taâo kli (đắp bờ, ngăn nước); krueâ mtak amaâo ma` kdroâ (cái sa, cái guồng cán bông chạy xộc xệch); amaâo ma` kpaih c`aih mrai (bông không hái, sợi không se); anak mnieâ mdieâ mjieh (con gái như hạt giống như cây lúa); anei le`, n`u nga` si plum ke` dua nah, ktah ke` dua bi`t (thế mà bây gìơ hắn như con vắt hút cả hai miệng, con đĩa cắn cả hai đầu); dho`ng pro`ng ti kseh, hđeh gao ti khua (lưỡi dao mà đòi dày hơn sống dao con nít mà đòi cao hơn người lớn); n~u jua` si jua` plin, n`u lin si lin adra`ng; si n`u c`ia`ng (hắn giẫm lên người ta như giẫm cỏ, đạp lên người ta như đạp rơm, đạp rạ); eâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh, eâa troh bi kdaâo (nước vũng mà người ta có thể tát cạn, như một con suối mà người ta có thể nắn dòng); maâo kmu`n, maâo ktôr k’yua maâo poâ pla, maâo anak c`oâ k’yua maâo ami` ama k’kieâng (có dưa có bắp là có người trồng, có con có cái do cha mẹ sinh ra) v.v…

4.2. Phương thức so sánh thể hiện văn hóa ứng xử

Những biểu hiện từ so sánh nói riêng, trong ngôn ngữ luật tục Êđê nói chung đã thể hiện khá rõ về một bức tranh văn hóa xã hội cổ truyền của người Êđê. Đó là một xã hội mà nhận thức con người cho rằng hầu như mọi vật đều có hồn và thần linh. Đó là quan niệm vạn vật hữu linh. Với quan niệm này, luật tục Êđê đã quy định tất cả mọi vi phạm trong cuộc sống cũng đều có nghĩa là vi phạm đến thần linh và đều phải bị xử phạt. Kèm theo hành động xử phạt là lễ hiến sinh cho thần linh. Có như vậy thần linh mới xoá tội. Cuối mỗi đk của luật tục thường khẳng định hai vấn đề: xử phạt và làm lễ hiến sinh thần linh:

- Anaên kthu`l n`u, maâo kđi araêng kô n`u pro`ng.



poâ.

U`n rih jih asei; kbao rih jih asei, n`u duah boh klei, jih asei n`u


(Như vậy hắn là kẻ có tội, có việc nghiêm trọng phải đưa ra xét xử


giữa người ta với hắn.


(Như con lợn con trâu để hiến sinh thì phải chết, hắn là kẻ hay kiếm chuyện, hắn cũng sẽ mất mạng) (đk 130, tr. 146).

Trong luật tục Êđê có thần Ađu Ađiê (có nơi gọi là ông Gỗn) là thần tốt thường giúp con người, đồng thời nếu con người vi phạm làm tổn hại đến thần linh thì thần linh sẽ phạt làm cho người đó và cả cộng đồng phải chịu lấy những hậu quả: Kroâ kthih baêng eâa, eâbua hlaêm traêp (Cây củ ấu dưới suối, cây khoai môn trong đầm bị héo) và: Kiu amaâo jaêk mnga, m’oâ` mnga” (Cây xoài không còn đơm hoa được tốt, cây muỗn không còn đơm hoa được tốt) ( đk 157, tr. 167).

Vì rằng quan niệm hồn, yang phong phú như thế nên người Êđê nhìn con người, tự nhiên có tính nhân văn sâu sắc và cũng tạo ra những cảm xúc, tưởng tượng tinh tế, phong phú. Chẳng hạn, cái cồng, cái chiêng, cái la,... đều có hồn. Tiếng nó có hay, vang xa, có tốt là nhờ hồn giúp, vì thế người Êđê coi quý những dụng cụ này. Họ cũng thường cúng hồn cho nó, cầu cho tốt đẹp mãi mãi. Người ta cất giữ nó ở một vị trí sang trọng nhất trong nhà sàn của mình. Luật tục quy định ai vi phạm đến thần chiêng thì người ấy bị xử phạt. Tương tự cây to, hòn đá to, con suối, con sông, rừng đều có hồn, có yang. Hằng năm định kỳ, người ta thường phải làm lễ cúng hồn, cúng yang cho các vật này.v.v... thì nó mới giúp đỡ con người, còn không thì ngược lại, hồn, yang sẽ tìm cách ám hại con người.

Cây đa, cây sung ở đầu làng, bến nước, đất đai, rừng rẫy theo người Êđê là những vật quý hiếm của tổ tiên ông bà để lại cho con cháu, nó cũng có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023