Phương Thức So Sánh Thể Hiện Các Tri Thức Văn Hoá Dân Gian


hồn, có yang nên nếu ai chặt phá hay làm dơ bẫn là vi phạm đến hồn, yang. Với quan niệm về hồn yang như thế nên mọi hành vi vi phạm đến thần linh, hồn ma thường được xem như là vi phạm đến luật tục và đều bị xử phạt rất nặng.

Nói chung với quan niệm gọi là vạn vật hữu linh, người xưa thường bị thế lực thần linh và hồn ma chi phối rất nhiều trong nhận thức. Mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và các thế lực siêu nhiên khác cũng có những đặc điểm riêng biệt ở dân tộc Êđê. Chẳng hạn, trong luật tục người ta quy định mọi thành viên trong cộng đồng không được coi thường mà phải hết sức tôn trọng người thủ lĩnh đầu làng của mình, coi ông ta giống như cây đa, cây sung đầu làng. Bởi vì ông là người có trách nhiệm chăm lo cho dân làng, đồng thời dân làng cũng nghĩ rằng thủ lĩnh buôn làng là người được thần linh ban nhiều tài, hiểu biết sâu sắc để được giúp đỡ dân làng trong mọi mặt. Vì thế, có lẽ ít có dân tộc nào như người Êđê lại coi trọng, thương yêu và giúp đỡ người thủ lĩnh đầu làng như cha mẹ ruột của mình. Trong luật tục người ta so sánh vai trò của người thủ lĩnh buôn làng bằng nhiều hình ảnh sinh động như sau:

- Maâo mnu`t, amaâo nu` eâmuh mnu`t; maâo hra, amaâo nu` eâmuh hra (Có cây đa đầu làng mà không hỏi cây đa đầu làng, có cây sung đầu suối mà không hỏi cây sung đầu suối) (đk 25, tr. 60).

- Roâng si roâng jhöng, roâng si roâng eân`an kpan mdoâ~, roâng ba n`u si roâng moâ~ anak poâ (Là kẻ được thủ lĩnh đầu làng săn sóc như săn sóc cái giường nằm, giữ gìn như giữ gìn cái ghế dài ngồi đánh cồng chiêng, giữ gìn cái ghế đẩu ngồi chơi, cưu mang lo lắng như chính đối với vợ con mình) (đk 32, tr. 63).


- Djuh đru bi ba, eâa đru bi gui; tôđah hnuih pök mma, đru bi ku`m nao jik jah (Củi ông ta phải đi hái giùm, nước ông ta phải đi gùi giúp; khi thời vụ đã muộn thì phải góp sức giẫy cỏ dọn rác, phải giúp ông ta trong công việc nương rẫy) (đk 36, tr. 66).

- Nao mđuh n`u blah, mdah n`u koh, soh ka`n thaâo, ga`l ka`n thaâo (Những ai là kẻ chăm lo giường cứt chiếu đái cho chúng; đem cho chúng từ miếng trầu điếu thuốc đến hạt gạo cọng rau) (đk 44, tr. 74).

Người chủ đất hay nữ gia trưởng cũng được tôn trọng như vậy. Người Êđê sống theo chế độ mẫu hệ nên trong luật tục của họ, vai trò của người con gái, đàn bà, người mẹ trong gia đình được coi trọng hơn người đàn ông, bởi con gái là người kết nối nòi giống, thừa kế tài sản, đàn bà là người làm chủ trong gia đình điều hành mọi công việc lao động sản xuất và thay mặt gia đình quan hệ với xã hội bên ngoài, là người chủ đất có nhiệm vụ trông coi, viếng thăm đất đai, rừng rú của ông bà. Luật tục Êđê đã so sánh vai trò người chủ đất (pô lăn) như sau:

- Anak mnieâ mdieâ mjieh, poâ gueâc ao, poâ jao abaên, poâ roâng lip kđoâng, knguoâr kđo`ng, ro`ng aeâ aduoâm (Con gái như hạt giống như cây lúa, chính con gái là người khoác áo choàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, ái lưng của tổ tiên, ông bà) (đk 229, tr. 221).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Luật tục đã quy định về sở hữu đất đai bằng các so sánh trong các câu


Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 19

sau:


- Ngaê asei amaâo maâo poâ, ngaê eâmoâ amaâo maâo poâ


mgaêt deh.


Bhiaên mô`ng mu`k mô`ng kei, mô`ng aeâ aduoâm, mô`ng đöm bhiaên sônaên.



chăn.

Kjuh thu`n hmei hrieâ chön kô di ih sa blöi.

(Đất) này phải đâu như con ngựa không chủ, như con bò không người


Đó là tập quán từ xưa, từ đời bà, đời ông từ các tổ tiên xưa cũ.


Cứ bảy năm chúng tôi (người chủ đất) lại đến thăm bà con một lần)


(đk 233, tr. 224).


Trên đây là xét về phương diện văn hóa nhận thức và tình cảm, còn về phương diện văn hóa tổ chức cộng đồng buôn làng thì luật tục nêu mỗi buôn có một người đứng đầu, điều hành chung mọi công việc trong bon. Việc ấy được luật tục so sánh như sau: mdeâ c`ö` mdeâ bi c`ong, mdeâ mdro`ng mdeâ bi zuoân (núi nào thì ngọn ấy, làng nào thì tù trưởng ấy) (đk 29, tr. 62). Trong buôn còn một số người có chức vụ khác như: người xử kiện, người cúng thần, người gia trưởng... Quan hệ người giữ các chức vụ trong buôn và dân làng là quan hệ bình đẳng dân chủ, một số người giàu có thì có tôi tớ trong nhà, nhưng quan hệ giữa tôi tớ và chủ nhà cũng là quan hệ bình đẳng như những thành viên khác trong gia đình. Việc xét xử công bằng, không phân biệt kẻ trên người dưới: C~ieâm đieât, c`hi` za`ng kmo`ng; c`ieâm pro`ng, c`hi` hla`m eâ’I; kđi đieât, mka` brei đieât; kđi pro`ng, mka` brei pro`ng. Tôdah mao kđi ho`ng ayo`ng adei, klei mse` s’ai (Thịt miếng nhỏ thì đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn thì đựng bằng rổ, rá, chuyện nhỏ thỉ xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng. Nếu là chuyện giữa bà con anh em thì cũng đều xét xử như vậy) (đk 1, tr. 43).

Mỗi buôn gồm có nhiều gia đình mẫu hệ. Trong một gia đình mẫu hệ, người có trách nhiệm chính trông coi mọi việc trong gia đình là người mẹ. Qui mô gia đình mẫu hệ trong ngôi nhà thường từ 3 đến 5 gia đình nhỏ, những gia đình giàu có có khi lên tới trên dưới 10 gia đình nhỏ, khi đó


thường gọi là đại gia đình mẫu hệ. Đứng đầu đại gia đình mẫu hệ là người đàn bà cao tuổi có uy tín nhất, điều hành các hoạt động trong đại gia đình và thay mặt đại gia đình quan hệ với xã hội.

Đối với văn hóa tổ chức đời sống tinh thần thì luật tục Êđê cũng nêu lên một số nghi lễ, mặc dù không miêu tả chi tiết cụ thể như: lễ sinh đẻ, lễ cưới, lễ tang, lễ bỏ mả, lễ cúng thần đất, lễ khi làm rẫy, lễ cúng bến nước,... Một lĩnh vực văn hóa khác được thể hiện khá chi tiết trong luật tục là mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Người Êđê từ khi sinh ra và lớn lên, tất cả mọi người ai cũng sống được là nhờ vào môi trường tự nhiên, từ những cái đơn giản, bình thường nhất như cái bầu đựng nước, cây củi, cái chày, quả cà, cái cung, cái tên, cho đến đến những vật dụng lớn hơn cái cồng cái chiêng, cái nhà, cái nhà mồ..., từ cái ăn cho đến cái mặc, từ cái thú vui nhỏ như hút thuốc lá cuốn, hay thú vui đi săn... tất cả đều được người ta chắc lọc từ những cái có sẵn trong môi trường tự nhiên. Có thể nói đời sống của người Êđê cổ truyền lệ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên và người ta đã tận dụng nó một cách có chọn lọc, chính từ đó một lối sống gắn bó hài hòa và tôn trọng thiên nhiên được hình thành ở họ. Các hình ảnh sự vật trên đây không có một hình ảnh nào không xuất hiện trong trong luật tục, nó được dùng để so sánh và miêu tả, giải thích cho nội dung ý nghĩa luật tục. Luật tục đã nói về văn hóa lối sống của con người gắn bó với môi trường tự nhiên như sau:

Kôyua anaên jih adei tlang yang buoân, jih du`m amuoân adei, đru bi mđup myôr he` brei kô ana go` poâ laên tloh kjuh thu`n, đa sa böng braih, đa sa eâi mdieâ, đa sa bu`ng, đa sa kcaih mdieâ, ciaêng bi jaêk jih adei tlang yang buoân amuoân adei, ciaêng laên bi mda, eâa bi mrao, mtei kbaâo bi jaêk caêk jing, đaêm ksing k’oâng. Ka


thaâo eâlaâo eâa, ka thaâo eâlaâo aduoân eâa mô`ng đöm, aêt hbiaên sônaên.

(Vì vậy tất cả dân làng, tất cả những người cháu, người em đều phải góp phần biếu người nữ gia trưởng chủ đất này bẩy năm một lần, kẻ tô gạo rá thóc, người sọt thóc để dân làng những người cháu, người em được khoẻ mạnh, để đất đai mãi mãi tươi tốt, sông suối không ngừng chảy, chuối mía mọc xum xuê, mùa màng không bị vàng lụi) (đk 236, tr. 226).

Nhìn chung luật tục tuy chưa phải là nơi hội tụ một cách trọn vẹn, đầy đủ các yếu tố của nền văn hóa cổ truyền Êđê, nhưng từ nội dung ý nghĩa của những so sánh chúng ta cũng phần nào có thể dựng lên được một bức tranh văn hóa tổng hợp thể hiện được những nét cơ bản nhất về nền văn văn hóa xã hội cổ truyền của người Êđê.

4.3. Phương thức so sánh thể hiện các tri thức văn hoá dân gian

Tri thức văn hoá dân gian thể hiện qua ngôn ngữ luật tục mà chủ yếu là qua phương thức so sánh trong luật tục được thể hiện khá phong phú, nó đúc kết tích lũy từ thực tế cuộc sống và đã sàng lọc qua nhiều thế hệ qua một số lĩnh vực như: sản xuất, tổ chức xã hội, quan hệ cộng đồng, gia đình, quan hệ nam nữ, lễ nghi, phong tục tập quán, quản lý đất đai rừng núi v.v...Ở lĩnh vực nào các tri thức ấy hầu như đều trở thành chuẩn mực, có tác dụng giáo dục rất lớn đến mọi thành viên trong cộng đồng. Người Êđê đã tin rằng những tri thức trong luật tục là những lời hay ý đẹp của tổ tiên ông bà để lại cho con cháu. Sau đây là những tri thức văn hoá cơ bản trong luật tục Êđê, được thể hiện qua so sánh:

a) Tri thức chung về việc xử phạt


Luật tục nêu ra những quy định chung về việc xử phạt: phải nghiêm minh, khách quan để đem lại công bằng cho mọi người kể cả thần linh. Sau khi xét xử và phạt đền xong thì đôi bên đương sự cũng như mọi người xung quanh trở lại quan hệ bình thường như cũ. Người Êđê rất tự hào về luật tục của mình đã xét xử một cách thấu tình đạt lý thể qua hình thức so sánh hình ảnh sau:

- C~ieâm đieât, c`hi` za`ng kmo`ng; c`ieâm pro`ng, c`hi` hla`m eâ’i. kđi đieât, mka` brei đieât; kđi pro`ng, mka` brei pro`ng (Thịt miếng nhỏ thì đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn thì đựng bằng rổ, rá; chuyện nhỏ thỉ xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng) (đk 1, tr. 43).

Những quy định chung của luật tục Êđê thể hiện một lối sống nghiêm khắc và chuẩn mực về đạo đức, việc xử phạt rất có nhưng cũng rất có tình và việc hòa giải hay xử phạt đều phải dựa trên sự đồng thuận của thần linh. Tuy cách xử phạt theo luật tục của họ còn ảnh hưởng bởi tín ngưỡng thần linh, dẫn tới một số hạn chế, nhưng cơ bản thì đến nay luật tục vẫn còn có giá trị về mặt đạo lý và giá trị về mặt thực thi đối với cuộc sống ở các buôn làng người Êđê. Luật tục quy định như sau:

- Maâo kđi đieât, đu` ngaên so`ng; maâo kđi pro`ng, đu` ngaên ko`. Tô maâo eâbeh tô ai dlai tô asei, klei eâbeh pu` amaâo đam, klam amaâo döi, u`n mnu` rih jih esei, eâmoâ kbao rih jih asei, mnuih maâo kđi klei pro`ng tuc` asei n`u poâ (Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một so`ng, nếu là chuyện lớn thì phạt tiền bằng một ko`. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nỗi, vác không kham thì như lợn gà để hiến sinh ắt phải mất mạng, trâu bò hiến sinh ắt phải chịu chết, kẻ gây ra chuyện nghiêm trọng cũng phải gánh chịu (đk 1, tr. 43).


Việc thực hiện sống theo luật tục là bình đẳng, dân chủ có tác động rất lớn đến quá trình phát triển xã hội. Ngày nay bên cạnh việc nhận thức và phải sống theo pháp luật của Nhà nước, người Êđê vẫn còn hiểu sâu sắc về những quay định của luật tục và cũng giữ được một lối sống theo những quy định của luật tục dân tộc mình.

b) Tri thức về vai trò chức năng của người chủ làng

Luật tục đề cập tới một số quan hệ giữa người chủ làng và người dân trong cộng đồng. Theo quan hệ phạm vi xã hội thì đây là quan hệ giữa người đứng đầu làng với nhân dân, nhưng sau đó còn là quan hệ đạo đức, người ta so sánh quan hệ này bằng quan hệ tình cảm gia đình như sau:

- Maâo mnu`t, amaâo nu` eâmuh mnu`t; maâo hra, amaâo nu` eâmuh hra; maâo ami` ama, n`u amaâo ami` ama (Có cây đa đầu làng mà không hỏi cây đa đầu làng, có cây sung đầu suối mà không hỏi cây sung đầu suối, có mẹ cha mà hắn không hỏi mẹ cha) (đk 25, tr. 60).

Theo tập tục thì người đầu làng phải là người có tài, hiểu biết sâu sắc những truyền thống văn hóa của dân tộc mình, có kinh nghiệm tốt trong mọi mặt đời sống kinh tế, ứng xử tốt với môi trường tự nhiên và xã hội.v.v... Người đứng đầu của làng phải có đủ tài và đức, không thể được mặt này mà mất đi mặt khác, để trông coi mọi việc trong buôn làng. Luật tục so sánh:

- Ti be` ro`ng bi khaêp, anaêp ciaêng kô mnu`t ko` eâa, hra ko` buoân kô poâ dlaêng adei amuoân buoân sang.

Bi lac he` tô naên s’ai`, awak đaêm bi lo` mdaêp, asaêp đaêm lo` bi hgaêm.


(Ai là người mà trông đằng trước cũng ưng, nhìn đằng sau cũng ưng, xứng đáng làm cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, xứng đáng làm kẻ trông nom những người anh em con cháu dân làng.

Dân làng người người phải nói ý kiến của mình, không ai được đem đôi đũa cả đi giấu; không ai được giữ kín suy nghĩ của mình về việc hệ trọng này) (đk 28, tr. 61).

Luật tục yêu cầu người đứng đầu của làng phải có ý thức, tình cảm và trách nhiệm như là một người cha, người mẹ chung của tất cả mọi người:

- Za` si za` adei, mnie si mnieâ anak, roâng ba n`u m’ak mn`ai. Roâng si roâng jhöng, roâng si roâng eân`an, kpan mdoâ~, roâng ba n`u si roâng ba moâ~ anak poâ (Là kẻ được thủ lĩnh đầu làng chăm ẵm như chăm ẵm em, tắm rửa như tắm rửa con, chăm nom, nuôi nấng cho sung sướng, săn sóc như săn sóc cái giường nằm, giữ gìn như giữ gìn cái ghế dài ngồi đánh cồng chiêng, giữ gìn cái ghế đẩu ngồi chơi, cưu mang lo lắng như chính đối với vợ con mình) (đk 32, tr. 63).

Phong tục tập quán Êđê cũng có nhiều quy định nghiêm khắc đối với mọi thành viên trong buôn làng đối với người thủ lĩnh. Mọi người phải tôn trọng người đứng đầu của làng như cha mẹ của mình. Với cha mẹ hay người già thì phải tôn trọng, không được coi thường, con phải có trách nhiệm không được bỏ cha mẹ mà phải nuôi cho đến khi qua đời. Nhưng đối với thủ lĩnh của làng thì tuân phục những lĩnh vực nhất định chứ không phải tuyệt đối như cha mẹ, người dân thì phải nghe lời khuyên bảo của ông ta, bất tuân là phạm tội, người dân nào làm gì trái ý với người đứng đầu của làng mà gây hại cho mọi người thì mới được coi là có tội, luật tục so sánh:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023