Từ Phương Thức So Sánh Đến Các Biểu Tượng Về Người Vi Phạm Luật Tục


Hãy trên dưới cùng bàn bạc. Chị em anh em cùng trao đổi, ai ai cũng phải được hỏi ý kiến.

Ai là người mà trông đằng trước cũng ưng, nhìn đằng sau cũng ưng, xứng đáng làm cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, xứng đáng làm kẻ trông nom những người anh em con cháu dân làng, làm cho dân làng người người phải nói ý kiến của mình, không ai được đem đôi đũa cả đi giấu; không ai được giữ kín suy nghĩ của mình về việc hệ trọng này) (đk 28, tr. 61).

Ngoài ra, thủ lĩnh buôn làng còn có có nhiệm vụ cụ thể nặng nề hơn để chăm lo chu đáo cho dân làng: Êdu`k plei krô, n`u tuh êa; tơ dah gơ` mda, n`u kti~ he` kna`t; dhê gơ` c`at hriê kơ dlông, nu` pah he` kơ gu` (Gốc bí khô thì ông ta phải tưới, nếu còn non thì ông ta phải ngắt mầm, nếu ngọn nó vươn lên cao thì ông ta phải kéo nó xuống) (đk 62, tr. 88).

Ông ta cũng phải thương yêu giúp đỡ dân làng: Djuh đru ba, êa đru bi gui (Củi ông ta phải đi hái giùm, nuớc ông ta phải đi gùi giúp) (đk 36, tr. 66).

Trong làng, thủ lĩnh buôn làng cùng với pô phat kđi (người xử kiện) có trách nhiệm giải quyết những vụ việc xảy ra trong buôn làng theo quy định luật tục. Yêu cầu xử phạt phải đúng người đúng tội, phải thấu tình đạt lý, giống như việc làm: C~iêm điêt, c`hi` za`ng kmo`ng; c`im pro`ng, c`hi` hla`m ê’i (Thịt miếng nhỏ thì đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn thì đựng bằng rổ, rá.) (đk 1, tr. 43).

Hoặc giống như: Wa`ng boh tâo êka`, kga` boh tâo êbơr, mtơl ai tiê (Đã mài cuốc thì mài bằng đá nhám, đã mài dao thì mài bằng đá mịn và phải mài cho đến cùng) (đk 44, tr. 74).

Mặt khác, người thủ lĩnh buôn làng phải là một người giàu có, biết lo cho dân, được người dân yêu quý, biết giúp đỡ để khi cần đỡ đần dân làng, có


như vậy: K’yua ana`n eâjai hdi`p c`ia`ng bi lu kpieâ, tô djieâ c`ia`ng bi lu eâsei (Khi ông ta còn sống ông ta mới có nhiều rượu, lúc ông ta chết ông ta mới có nhiều cơm) (đk 36, tr. 66).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Người thủ lĩnh buôn làng cũng phải có người nòi để nối: Brei mnuih lo` c`ueâ nueâ brei, brei n`u doâk ti knöl, göl ko` c`ô`ng (Để cho họ có một người nối nòi, để có người ngồi trên giường, người thủ lĩnh ngồi ở đầu gùi qúy) (đk 104, tr. 119).

Hình ảnh người thủ lĩnh buôn làng thể hiện qua ngôn ngữ luật tục trở thành một mẫu người lý tưởng mà dân làng ai cũng ngưỡng vọng. Hình ảnh ấy được xem là một trong những biểu tượng tinh thần và văn hoá của dân tộc. Tất cả những biểu hiện hình ảnh hình tượng trong luật tục có ý nghĩa tượng trưng về thủ lĩnh buôn làng đều có thực, nó khác với hình tượng người anh hùng trong văn học dân gian Êđê (chẳng hạn nhận vật Đăm San trong Sử thi Đam San). Người anh hùng trong văn học dân gian, trong sử thi cũng là mẫu người lý tưởng của xã hội Êđê cổ truyền, nhưng thường có pha nhiều yếu tố tưởng tượng, huyền thoại. Cả hai hình tượng tiêu biểu này đều là các biểu tượng tinh thần và văn hóa của dân tộc, có điều khác nhau là biểu tượng thủ lĩnh buôn làng trong luật tục được xây dựng trên cơ sở hiện thực, còn biểu tượng người anh hùng dân tộc trong văn học dân gian Êđê xây dựng trên cơ sở lý tưởng hoá, lãng mạn về nhân vật văn học.

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 17

3.4. Từ phương thức so sánh đến các biểu tượng về người vi phạm luật tục

a) Hình ảnh tượng trưng người vi phạm luật tục


Hình ảnh người vi phạm luật tục thường được nói nhiều nhất trong luật tục. Trong 1706 câu văn vần (klei duê) của 236 điều khoản của “ Luật tục Êđê“ ta rút ra được 146 hình ảnh đem so sánh với hành vi người phạm


tội, bao gồm hình ảnh thú vật: 65; đồ vật: 42; các loại cây cối và hoa quả: 14; thiên nhiên: 9... Như vậy hình ảnh động vật chiếm tỉ lệ lớn nhất, tiếp đến là đồ vật và các loại cây cối và hoa quả. Hầu hết những hình ảnh này đều được miêu tả bằng một số chi tiết cụ thể sinh động, gắn liền với sinh hoạt và cách nghĩ của người Êđê. Nếu so sánh với thú vật thì thường là những con vật gây hại cho con người và đôi khi cũng có loại thú vật không gây hại cho con người nhưng không được đánh giá cao; nếu là đồ vật thì thường là những vật dụng nhỏ bé trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, các hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng về người phạm tội còn có hình ảnh cây cối và hoa quả và một số hình ảnh là thần linh, hồn ma. Các hình ảnh biểu trưng cho người phạm tội khi đi vào cấu trúc so sánh thường được dùng làm vật chuẩn so sánh, để đối chiếu với các hành vi, các tình huống dẫn đền hành động sai trong những quan hệ xã hội phải xử lý, để từ đó đi đến những kết luận xử phạt không thể đảo ngược.

Tất cả các hình ảnh đem ra so sánh với kẻ phạm tội đều có điểm chung là kèm theo một vài đặc điểm, tính chất hay hoạt động nào đó tương đồng với đặc điểm hành vi người phạm tội.

b) Các loại hình ảnh so sánh với người vi phạm luật tục

Các hành vi vi phạm nêu ra trong luật tục vô cùng đa dạng và hình ảnh đem ra so sánh cũng vô cùng đa dạng. Sau đây là các loại hình ảnh tiêu biểu được dùng để sánh với các hành vi của người vi phạm luật tục

i) Hình ảnh các loài thú vật

Số lượng hình ảnh các loài thú vật được sử dụng để so sánh với hành vi người vi phạm luật tục nhiều hơn cả: 65 hình ảnh. Rất nhiều con vật có trong thế giới tự nhiên và cuộc sống con người xuất hiện trong ngôn ngữ luật


tục. Từ những con vật nhỏ nhất, gắn bó trong đời sống thường nhật như: con mối, con kiến, con nuông… cho đến những con vật to lớn trong rừng sâu, được coi như kẻ thù của con người, làm hại con người như con cọp, con gấu, con trăn… đều có thể đi vào ngôn ngữ luật tục một cách thích ứng với sự so sánh kèm theo những đặc tính và hành động xấu, tiêu biểu của nó. Điều đó chứng tỏ sự quan sát kỹ lưỡng và miêu tả tài tình của người xưa, làm cho nội dung ý nghĩa luật tục hiện ra cụ thể rõ ràng, hành động kẻ phạm tội được trình bày tường tận và cũng vì thế mà ý nghĩa biểu cảm càng thêm sâu sắc, thái độ của con người đối với kẻ tội phạm là rõ ràng dứt khoát, làm cho ngôn ngữ luật tục giàu tính tạo hình và tính biểu cảm.

Sau đây là những trường hợp so sánh bằng thú vật thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong luật tục:

- Si u`n knhaâo, si asaâo kne` (Hắn làm) như con lợn phàm ăn, con chó ăn vụng ) (đk 3, tr. 44).

- Huah si drang hdaêng (Miệng (hắn) quang quát như con chim phượng hoàng đất kêu) (đk 6, tr. 47).

- N`u keâc duah duih (Hắn (như) con muỗi tìm đốt cho được) (đk 68, tr. 95).

- N`u duah pah maê araêng si tlang mja (Hắn tìm chộp người ta như con diều con cáo) (đk 124, tr. 140).

...


ii) Hình ảnh các đồ vật

Ngoài việc dùng hình ảnh thú vật làm phương tiện so sánh với hành vi con người, luật tục còn thường dùng hình ảnh đồ vật bé mọn hoặc bình thường. Trong luật tục có 42 hình ảnh đồ vật khác nhau mà thường dùng là


các hình ảnh như: cồng klông, cái cán niếc, cái cối, lưỡi dao, con rựa, ngọn tre, hòn núc, bó tranh, sợi lạt, cái cuốc, con dao, đầu gậy, cây kim, cái nong, con dao, cây chà gạc, cái gậy, cái xa kéo sợi, cái guồng cán bông, cây sào, sợi guột, que xâu... Mỗi đồ vật khi dùng thường nêu ra đặc điểm của nó để so sánh với hành vi của người vi phạm luật tục.

- Mnuih knah hlo`ng, kto`ng đu`k ku, mnuih lu klei (Kẻ nào (như) cái cồng klông, con cà tong cụt đuôi kẻ ấy là con người hay sinh sự) (đk 1, tr. 43).

- Dho`ng pro`ng hi`n ti kseh (Lưỡi dao lại muốn dày hơn sống dao) (đk 27, tr. 61).

- N`u waêng liö`, kgaê liö`, n`u lo` liö` kô ami` ama (Hắn (như) con rựa sắc,( như) cái cuốc bén, hắn quay lại phản cha mẹ) (đk 32, tr. 64).

- N`u aleâ yur kpur pu`, yu` ngo` n`u hiu (Hắn (như) ngọn tre đung đưa trước gió, hắn (như) hòn núc di động nay đây mai đó) (đk 32, tr. 64).

- Mnuih hlang dreân` knueân` heâc (Kẻ (như) bó tranh khô, như sợi lạt giòn) (đk 35, tr. 66).

- N`u ngaê eârum eâgao tlo` tluoân (Hắn làm (như) cây kim trôn lòi ra ngoài) (đk 68, tr. 94).

- N`u baêng eâgei bai si krang, chang si lip (Hắn là kẻ miệng rộng như miệng cái nia, ngoác ra như miệng cái nong) (đk 68, tr. 94).

- Mnuih dho`ng đaê kgaê ku (Hắn (như) con dao cùn, (như) cây chà gạc quằn) (đk 69, tr. 95).

- Anaên mse` si n`u gieâ mnu`ng, tle`, gieâ mnieâng n`u tle` (Hắn làm) như vậy khác nào như cái gậy mnung đánh lén, như cái gậy mniêng đánh trộm) (đk 77, tr. 100).


- U`ng leh bi mdô`, mô` leh bi jing, cing char leh kbăk (Vợ chồng đã người ưng kẻ thuận, (như) chiêng với thanh la đã cùng treo lên, (như) dầu với sơn đã hòa làm một) (đk 121, tr. 136).

- N`u mâo mô` anăk, awak plei leh mâo (Hắn đã có vợ có con (như) đũa đã có đôi) (đk 136, tr. 151).

...


Nhỡn chung, nếu như dựng hỡnh ảnh cỏc loài thỳ vật ủể so sỏnh làm cho người cú hành vi vi phạm luật tục cú tớnh xấu gần giống với con vật, tức là phương phỏp thỳ vật húa thỡ so sỏnh bằng hỡnh ảnh cỏc ủồ vật cũng làm cho người cú hành vi vi phạm luật tục cú ủặc tớnh xấu gần như những mặt bất lợi của ủồ vật, nếu khụng thỡ cũng thể hiện một lẽ thường tỡnh, ai cũng biết, cũng thừa nhận: ô dầu với sơn ủó hoà làm một ằ. ô ủũa ủó cú ủụi ằ. Cả hai cỏch ủều làm cho hành ủộng con người hiện ra cụ thể, giỳp người ta dễ dàng hiểu nội dung luật tục. Phương tiện so sỏnh bằng hỡnh ảnh sự vật cựng với những ủặc ủiểm tớnh chất phong phỳ ủa dạng của nú khụng chỉ làm cụ thể húa vấn ủề mà cũn làm cho người nghe, người ủọc hiểu và nhớ sõu sắc nội dung luật tục.

iii) So sánh các loại cây cối hoa quả

Trong luật tục có 14 trường hợp so sánh người phạm tội bằng hình ảnh cây cỏ hoa quả. Những trường hợp tiêu biểu như:

- Bruk si đrao mcah (Miệng hắn cứ đồm độp như cây nứa nổ) (đk 6,


tr. 47).


- N`u tro`ng mdêc, amrêc mdar, car ku`p car đang (Kẻ như)


quả cà, quả ớt cứ quay đi, quay lại cứ lật sấp, lật ngửa trong nồi lúc đang sôi) (đk 19, tr. 56).


- N`u tluh kô gô` mse` si tluh kô boh msaêm, mse` si tluh kô diam mmih (Hắn thèm người ta như thèm quả chua, như thèm rau ngọt) (đk 131, tr. 147)...

...


Những thứ hoa quả được đem ra so sánh trong luật tục hầu hết đều có từ thiên nhiên, được sử dụng làm thức ăn trong bữa ăn hằng ngày. Các hình ảnh này được người ta phát hiện ra nét tương đồng nào đó với hành vi người phạm tội thì trở thành hình ảnh so sánh. Ngoài ra, nhiều hình ảnh thuộc loại này khi trở thành hình ảnh so sánh trong luật tục chúng được con người gắn cho hoạt tính để có tương đồng với hành vi vi phạm luật tục, chứ bản thân hình ảnh ấy không có nét tương đồng với hành vi con người. Chẳng hạn:

- C~ieât gao ti trang, hlang gao ti mboâ (Hắn như) ngọn cỏ mà muốn vươn cao hơn cây lau, cọng tranh mà muốn cao hơn cây sậy) (đk 6, tr. 47). Ở đây hành động muốn không phải là bản chất của ngọn cỏ, cọng tranh.

iiii) So sánh bằng hình ảnh các yếu tố tự nhiên

Các hiện tượng của tự nhiên như: sấm, sét, lửa cháy, nước chảy, v.v... cũng được sử dụng làm phương tiện so sánh với hành vi người phạm luật tục. Chẳng hạn:

- N`u đah si gaêm (Hắn gầm lên như sấm) (đk 15, tr. 52).


- Pui waêl pha, eâa waêk jông (Hắn như lửa quấn lấy đùi, nước cuốn lấy chân) (đk 17, tr. 55).

- Pui bô`ng eâgao ti troh, eâa đoh eâgao knoâng (Hắn làm như lửa cháy vượt khe, nước chảy tràn bờ) (đk 26, tr. 60).

...


Việc sử dụng các hình ảnh trong tự nhiên để so sánh làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa luật tục đã chứng tỏ người Êđê xưa kia có đời sống chủ yếu là kinh tế nương rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của tự nhiên, chưa đủ sức để chinh phục tự nhiên. Qua những hình ảnh so sánh này ta có thể thấy người Êđê sống trong môi trường tự nhiên và có sự sát nó một cách tỉ mĩ. Họ lợi dụng các đặc điểm tích cực của môi trường tự nhiên khách quan phục vụ cho lợi ích của mình, và loại bỏ các đặc điểm tiêu cực để tránh xa. Con người khao khát vươn lên để chinh phục tự nhiên, bắt giới tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.

3.5. Tiểu kết


Qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa phương thức so sánh trong luật tục Êđê với các biểu tượng trong đời sống tinh thần của người Êđê, chúng ta nhận thấy ảnh hưởng to lớn của truyền thống văn hóa dân tộc Êđê đối với luật tục cũng như có ảnh hưởng ngược lại. Các biểu tượng tinh thần trong luật tục như biểu tượng về buôn làng, biểu tượng về tập thể dân làng, biểu tượng về thủ lĩnh buôn làng và biểu tượng về người phạm tội đều có cội nguồn sâu xa từ đời sống kinh tế và và các yếu tố văn hóa truyền thống của người Êđê. Việc sử dụng những hình ảnh, hình tuợng mang các ý nghĩa tượng trưng trong đời sống tinh thần của người Êđê còn cho thấy các biểu tượng trên đã tồn tại lâu dài, bền vững trong truyền thống văn hóa của dân tộc Êđê và có ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều tác phẩm nghệ thuật ngôn từ của người Êđê.

Cách tiếp cận trong luận án còn góp phần soi sáng và khẳng định thêm cho những kết luận của các nhà sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, nghiên cứu văn học... về bản sắc dân tộc Êđê từ phương diện luật tục. Nó còn

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí