Dùng Nhiều So Sánh Để Tăng Hiệu Quả Nội Dung Biểu Đạt


2.2.4. Dùng nhiều so sánh để tăng hiệu quả nội dung biểu đạt

Để tăng hiệu quả nội dung biểu đạt, người ta thường dùng liên tiếp nhiều so sánh. Trong câu không chỉ đưa ra một so sánh mà có nhiều so sánh, nghĩa là chỉ một đối tượng so sánh được nêu ra mà có nhiều cái chuẩn so sánh liên tiếp khác nhau.

Ví dụ:

- Ktraâo c`oh boh, kroh c`oh eâa, mlaâo mtih pha tlo` asei, klei boh n`u duah ma` dô`ng yang hrueâ (Chim ngói tự mổ trứng của mình, chim bói cá tự nhào xuống nước, lông đùi lông chân tự đâm vào người, thì chính anh ta đã tự gây chuyện cho mình giữa ban ngày ban mặt) (đk 134, tr. 149).

Những đối tượng nêu ra trong TTSS, như: Chim ngói tự mổ trứng của mình; chim bói cá tự nhào xuống nước; lông đùi lông chân tự đâm vào người có quan hệ gần giống với nhau, đều được dùng làm chuẩn để so sánh với hành động con người đã tự gây chuyện cho mình giữa ban ngày ban mặt. Ở đây mặc dù có nhiều đối tượng nêu ra trong TTSS, song không gây sự nhàm chán, bởi vì các hình ảnh đem ra so sánh, tuy có hoạt động gần giống nhau, mặt khác cũng có những nét khác nhau. Nhờ có nhiều hình ảnh khác nhau đưa ra để so sánh liên tiếp, đoạn văn trên đã miêu tả lật đi, lật lại nhiều lần về những đứa con ươn ngạnh không biết vâng lời mẹ cha. Cách diễn đạt bằng so sánh nhiều lần đã làm đối tượng miêu tả trong câu càng thêm rõ ràng và khắc sâu ấn tượng cho người nghe, hấp dẫn người nghe.

Ví dụ trên đây đã dùng nhiều vật chuẩn so sánh trong một cấu trúc so sánh, còn sau đây là một ví dụ dùng hai cấu trúc so sánh liên tiếp nhằm tăng hiệu quả biểu đạt nói về nội dung tục lệ nối nòi (cueâ nueâ) của người Êđê:


- Joh adrung hbiaên lo` bi hrua, joh tria hbiaên lo` hroâ, djieâ poâ anei lo` cueâ ho`ng poâ mkaên.

Tloh lo` c`ueâ eâhueâ lo` kzua`, bhiaên araêng khaêng lo` maê mdöm mô`ng đöm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Djieâ amieât lo` cueâ ho`ng amuoân, djieâ aduoân cueâ ho`ng coâ, djieâ poâ anei lo` bi mguoâp ho`ng poâ mkaên, khaê bi maâo môh tu`.

(Gãy rầm sàn thì phải thay, gãy giát sàn thì phải thế, người này chết thì phải nối bằng một người khác.

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 14

Đứt thì phải nối, yếu thì phải làm vững lại, tập tập đã có từ xưa là phải cắt đặt sẵn người nòi.

Cậu chết thì nối lại bằng cháu (cháu trai của cậu); bà chết thì nối lại bằng cháu (ba đời của bà), người này chết thì ghép người khác vào) (đk 98, tr. 116).

2.3. Tiểu kết

Chương 2 đã trình bày phương tiện hình ảnh của so sánh trong luật tục Êđê với việc liệt kê các loại hình ảnh và rút ra những nhận xét về các loại hình ảnh. Hình ảnh diễn ra phong phú, mang những đặc tính sinh động, gắn với môi trường, văn hoá, kinh tế, xã hội cổ truyền của người Êđê. Đặc điểm sử dụng hình ảnh làm phương tiện so sánh trong luật tục chứng tỏ người Êđê có sự quan sát hiện thực khách quan một cách tỉ mỉ và sự liên tưởng phong phú; các hình ảnh đi vào luật tục tạo ra hai hệ thống hình ảnh đối lập và không đối lập với quy luật tự nhiên, với cuộc sống để biểu đạt nội dung ý nghĩa luật tục, trong đó có một số lớp hình ảnh mang ý nghĩa tiêu biểu tượng trưng và ý nghĩa biểu cảm sâu sắc. Đồng thời chính nhờ vào hình ảnh làm phương tiện quan trọng của so sánh mà so sánh trong luật tục đạt đến những


mức độ khả năng biểu đạt khác nhau. Các khả năng đó là: biểu đạt phù hợp với nội dung, biểu đạt cụ thể hoá nội dung, làm cho nội dung càng sâu sắc và biểu đạt làm tăng hiệu quả nội dung. Phương tiện hình ảnh và các khả năng biểu đạt của so sánh đã làm cho nội dung ý nghĩa luật tục linh hoạt và được trình bày sáng tỏ, cụ thể, sâu sắc. Điều đó đã làm nên vẻ đẹp riêng của ngôn ngữ luật tục Êđê - một thứ ngôn ngữ vừa phản ánh đặc điểm khẩu ngữ hằng ngày vừa có tính trau chuốt của ngôn ngữ văn chương giàu hình ảnh, hình tượng để biểu đạt nội dung luật tục - một thứ luật pháp sơ khai, nhưng không kém phần phong phú.

Việc chọn lọc hình ảnh từ thực tế cuộc sống xã hội và môi trường thiên nhiên để sử dụng trong so sánh có tác dụng cụ thể hoá nội dung luật tục đã phản ánh được bản sắc văn hoá dân tộc. Qua đây chúng ta có thể sơ bộ cảm nhận mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Mối quan hệ này sẽ được tiếp tục làm rõ hơn trong luận án ở những khía cạnh khác qua các chương tiếp theo.


Chương III

TỪ PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG LUẬT TỤC ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG TINH THẦN


Mối tương quan giữa so sánh trong ngôn ngữ luật tục với đời sống tinh thần dân tộc Êđê có mối quan hệ khăng khít. Điều cần biết là từ các hình ảnh so sánh trong ngôn ngữ luật tục được chuyển thành biểu tượng trong đời sống tinh thần của người Êđê như thế nào. Để xác lập và phân tích các biểu tượng văn hóa từ phương thức so sánh trong luật tục, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ nội dung ý nghĩa của so sánh trong luật tục, chú ý đến các yếu tố ngôn từ lặp đi lặp lại trong quá trình tạo lập phương thức so sánh. Để từ đó đi đến khái quát thành một số biểu tượng cơ bản và phân tích cội nguồn sâu xa của nó.

Luật tục có chức năng điều chỉnh hành vi của các thành viên của cộng đồng, uốn nắn những việc làm sai trái, gây tác động xấu cho cộng đồng. Vì vậy trong luật tục cũng có những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng về người phạm tội. Tuy nhiên, đó không phải là hình ảnh có giá trị tích cực trong đời


sống tinh thần của người Êđê mà chỉ có những hình ảnh về cảnh tượng buôn làng, tập thể dân làng, người thủ lĩnh buôn làng có ý nghĩa tượng trưng về buôn làng mới tồn tại bền vững trong đời sống tinh thần của người Êđê. Các hình ảnh tiêu biểu tượng trưng ấy thường mang tính hiện thực sâu sắc, không cường điệu hóa, thần thánh hoá như trong một số thể loại văn học dân gian.

3.1. Từ phương thức so sánh đến các biểu tượng về buôn làng

Buôn của người Êđê là đơn vị hành chính tương đương với làng của người Việt, thường được thành lập trên những vùng chân núi, gần sông suối, đầm, hồ để tiện sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt hằng ngày. Mỗi buôn đều có bến nước ăn, có nghĩa địa và có một phạm vi đất đai canh tác chung và một phạm vi rừng già nhất định để săn bắt chung; mỗi buôn thường bao gồm trên dưới mười dòng họ và quy tụ chừng sáu mươi nóc nhà dài. Người đứng đầu buôn được gọi là Kroan` buoân, điều hành những công việc chung trong buôn. Mọi sinh hoạt từ kinh tế, văn hóa xã hội đến đời sống tín ngưỡng, lễ hội đều tuân thủ theo luật tục mang tính tự quản điều hành và có tính cộng đồng cao, gắn bó chặt chẽ với buôn.

Đối với dân tộc Êđê, buôn (làng) có ý nghĩa rất quan trọng đối với vòng đời của mỗi con người. Từ lâu buôn làng Êđê đã trở thành một biểu tượng đặc biệt về cội nguồn con người và dân tộc mà dân làng ai cũng hướng về nó như hướng về một cõi sống thiêng liêng, luôn khắc ghi một ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn con người và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Luật tục là một sản phẩm văn hóa in đậm hình ảnh buôn làng như một biểu tượng tinh thần với một số hình ảnh sự vật, sự việc rất đỗi thân quen và gần gũi với con người, nó như trở thành những hình ảnh trong tâm thức của cả cộng đồng. Trong luật tục, biểu tượng về buôn làng với các hình ảnh nói về thủ lĩnh buôn làng là những


hình ảnh tiêu biểu nhất. Ông ta được ví như người mẹ, người cha trong gia đình. Trong luật tục qua tư liệu được sử dụng có 32 lần nhắc đến hình ảnh cây đa cây sung, trong đó có 19 lượt sử dụng cấu trúc so sánh sau:

- Maâo mnu`t, nu` amaâo eâmuh mnu`t; maâo hra, nu` amaâo eâmuh hra; maâo ama ami`, nu` amaâo eâmuh ama ami`.

(Có cây đa thì phải hỏi cây đa, có cây sung thì phải hỏi cây sung, có mẹ cha thì phải hỏi mẹ cha) (đk 27, tr. 61).

Mỗi lượt sử dụng phù hợp vời từng trường hợp nội dung cụ thể của luật tục. Hình ảnh cây đa (mnu`t), cây sung (hra`) ở đầu làng trở thành hình ảnh quen thuộc đối với mọi người dân trong buôn làng; đây là nơi dừng chân nghỉ mát thường xuyên của dân làng và cũng là nơi hẹn hò của những mnieâ (con gái) và những eâkei (chàng trai) để sau đó thành vợ thành chồng.... Đồng thời cây đa ở đầu làng thì có thần cây đa ngự trị để trông coi dân làng; cây sung ở bến nước thì có thần cây sung ngự trị để bảo vệ bến nước. Thần cây đa, thần cây sung có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người Êđê. Hầu như buôn nào người ta cũng có cây đa ở đầu làng, cây sung ở đầu bến nước. Vai trò, tác dụng của cây đa, cây sung đối với dân làng là quan trọng và phổ biến như vậy, nên nó được sánh như mđuôm buôn (già làng), khoa buôn (trưởng buôn), mơ tao (tù trưởng), trách nhiệm của cha mẹ và những khoa sang (người nữ gia trưởng) đối với các thành viên trong buôn làng và gia đình. Vì thế, hình ảnh cây đa, cây sung trở thành biểu tượng đẹp đẽ thường trực trong tâm hồn đời sống văn hóa tinh thần người Êđê và khi nói đến buôn làng là người Êđê thường nghĩ ngay đến hình ảnh cây đa, cây sung - hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho thủ lĩnh buôn làng hoặc mẹ cha, ông bà, tổ tiên.


Bên cạnh hình ảnh cây đa, cây sung lặp đi lặp lại thường xuyên, hình ảnh cái chiêng (c`ing), cái cồng (c`ar) cũng hiện lên trong luật tục 29 lần. Bởi vì, trong vòng đời của con người thì từ khi sinh ra, tiếng cồng, tiếng chiêng đã vang lên để làm lễ mở mắt, đến khi trưởng thành, cưới chồng hay cưới vợ, tiếng cồng tiếng chiêng cũng vang lên trong lễ cưới và đến khi con người mất đi về với đất và tổ tiên ông bà thì cồng chiêng cũng có mặt trong lễ tang, lễ bỏ mả. Theo quan niệm của người Êđê, cồng chiêng là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh. Cồng chiêng cũng có hồn, có yang như nhiều sự vật khác, được gọi là yang c`ing (thần chiêng). Con người có quý mến, tôn trọng thần cồng chiêng, cất giữ chiêng cẩn thận trong nhà, thường cúng cho thần thì thần mới cho tiếng (âm) hay, trong trẻo và có sức vang xa, giúp đỡ con người giàu sang, hạnh phúc; còn ngược lại coi thường thần thì thần sẽ giận, sẽ làm cho tiếng cồng chiêng không còn có âm hay nữa và tìm cách ám hại con người. Những bộ cồng chiêng cổ được coi là linh hồn của ông bà tổ tiên luôn phù hộ cho con cháu, ai bán chiêng cổ là bán linh hồn của ông bà tổ tiên, khi linh hồn ông bà tổ tiên không còn ở trong nhà là không có thần phù hộ cho con cháu, con cháu làm ăn thất bại thành nghèo đói, không có thần bảo vệ, con cháu bị ma quỷ quấy phá gây ra đau ốm chết chóc.

Ngoài ra, tiếng cồng chiêng còn là tín hiệu thông tin giữa con người với con người. Nghe tiếng cồng chiêng đồng bào Êđê trong buôn có thể biết được người chủ có việc vui hay buồn, để chung vui hoặc chia buồn, một chủ cồng chiêng khác có thể đáp lại bằng tiếng cồng chiêng.

Vì thế, luật tục Êđê khuyên răn giáo dục con người phải biết quý trọng thần cồng chiêng, không được có hành vi xúc phạm. Nếu ai vi phạm thì sẽ bị phạt nặng . Người ăn cắp cồng chiêng là có tội lớn phải đền bù gấp ba lần và làm lễ cúng xin thần cồng chiêng xoá tội. Trong gia đình, cồng chiêng


là tài sản quý, con người phải coi quý cái cồng cái chiêng và tôn trọng thần cồng chiêng như tôn trọng thần đất, thần rừng, thần núi, thần sông, thần suối ở nơi mà con người đang sống. Luật tục đã quy định về việc giữ gìn bảo vệ các loại tài sản và cồng chiêng:

Ceh tuk hrah, eâbah M’noâng, koâng mngan jaêk, praêk mah, ngaên sah mdro`ng, aêk ih amai khua pioh.

Ao ju` ao hrah, ao mah ao gaêm, do` mnaêm thu`n bhang, c`ing c`ar, eâman hlu`n, eâmoâ kbao, u`n mnu`, aêt ih amai khua môh pioh. (Các ché tuk đỏ, các ché êbah M’nông, các vòng đeo tay, các chén bát

đẹp bằng bạc bằng vàng là những của cải qúy giá do tổ tiên xưa kia giàu có để lại, chính người chị cả là người phải giữ gìn.

Những áo đen, áo đỏ, áo gấm, áo hoa thêu chỉ vàng dùng cho những ngày hội ăn đông uống vui trong mùa khô, những chiêng cồng, đồng la, những voi và nô lệ, trâu bò và heo gà, cũng chính là do chị cả người phải giữ gìn) (đk 181, tr. 188).

Cồng chiêng là của cải quý giá của tổ tiên, ông bà để lại cho con cháu, luật tục Êđê quy định người chị cả có trách nhiệm trông coi giữ gìn quản lý cồng chiêng.

Đối với người Êđê, dù đi đâu xa, còn sống hay dù đã chết, tiếng chiêng luôn luôn là niềm tự hào và nơi gởi gắm những tâm sự giữa con người và thế giới thần linh. Trong sử thi Êđê, tiếng chiêng không chỉ có sức mạnh thiêng liêng đối với con người mà còn có sức cảm hóa kỳ diệu đối với các loài vật và hồn ma. Tiếng chiêng của Đam San, người anh hùng giàu có, đầu đội khăn kép, vai mang túi da như một cơ thể sống có tác động mãnh liệt đối tự nhiên và cuộc sống con người:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023