Khả Năng So Sánh Cụ Thể Hóa Nội Dung Biểu Đạt


ông ta sẽ là người dàn xếp, miễn là anh đã cho ông ta bao nhiêu đấy) (đk 67, tr. 93); Mnuih đue` hiu jô`ng mngo` ko` myu`, jô`ng mngo` ko` mga`n (Hắn bỏ ra đi, chân thì đi về hướng đông, nhưng đầu thì quay về hứơng tây, chân thì đi về hướng đông nhưng đầu thì quay lại nhìn ngang) (đk 130, tr. 145).

- Cái tay so sánh với người có hành động vụng trộm : Zu`k amaâo ja` krang, kang amaâo ja`k kpung, n`u amaâo ja`k ka`m kô u`ng kjar n`u bru` mdieâ djieâ asei (Tóc mụ ta thật không bỏ xoả, tay mụ ta không thật bưng cầm, mụ ta không thực hiện đầy đủ các cử kiêng) (đk 116, tr. 131).

...

Những ví dụ tiêu biểu về hình ảnh biểu trưng và ý nghĩa tiêu biểu tượng trưng của chúng được nêu ra trên đây chứng tỏ ngôn ngữ luật tục có tính biểu trưng cao, người Êđê có tư duy liên tưởng so sánh khá phong phú, đa dạng và điều đó thể hiện rõ nét đặc trưng văn hoá và tâm lý của dân tộc mình.

d) Hình ảnh biểu cảm trong luật tục

Bên cạnh việc tồn tại nhiều hình ảnh so sánh có ý nghĩa tiêu biểu tượng trưng, ngôn ngữ luật tục còn có một số hình ảnh so sánh mang ý nghĩa biểu cảm sâu sắc, nó tương ứng với 3 sắc thái biểu cảm: dương tính, trung tính, âm tính.

- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu cảm âm tính: thường là hình ảnh về các loài động vật có hại con người như: con cọp, con chồn, con cáo, con nhím, con chuột, v.v... và hình ảnh các đồ vật có tác dụng bình thường đối với đời sống con người, như: cán niếc, cán chà gạc, cây gậy, cái nong, cái ná,.v.v... hình ảnh các sự vật, hiện tượng thiên nhiên cây cỏ ít gắn bó với con người như: cây lau, ngọn cỏ, hòn đá,v.v... Các loại hình ảnh này kèm theo hành


động, tính chất giống với hành vi xấu của con người khi đi vào cấu trúc so sánh trong luật tục tạo ra sắc thái biểu cảm âm tính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

+ Brö` gra`n wa`ng amaâo thaâo đa`; brö` gra`n knga`n amaâo thaâo goâ; mtoâ lac` klei amaâo thaâo göt.

(Hắn như) cái cán niết mà không chịu để nắn thẳng, cái cán chà gạc mà không chịu để uốn cong, lời dạy bảo, hắn không chịu nghe (đk 1, tr. 43).

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 13

+ Blo`ng kto`ng baêng hdrah, ki dua nah, kaêm jô`ng hjaên.

(Hắn làm như) con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, một mình đứng giậm chân tại chỗ) (đk 26, tr. 60).

- Các hình ảnh mang ý nghĩa biểu cảm trung tính: thường là những hình ảnh so sánh đồ vật, sự vật, con vật, hiện tượng thiên nhiên.... gắn bó với vật dụng thường ngày của con người, chẳng hạn như: cái giường nằm, rầm nhà, sàn nhà, chiêng, cái cần rượu, con voi, v.v...

+ Joh adrung lo` hrua, ti tria lo` hroâ, djieâ poâ anei lo` cueâ ho`ng pô anăn

(Rầm nhà gãy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế, chết người này thì phải nối bằng một người khác) (đk 97, tr. 115).

+ Djaêk eâa, n`u knang ho`ng cö`; bö` eâa, maâo boh taâo kli; maâo kđi araêng, n`u knang ho`ng sah mdro`ng.

(Đi gùi nước từ suối về thì phải có chỗ tựa lưng nơi vách núi, muốn đắp bờ, ngăn nước, thì phải có những hòn đá tảng, đá hộc, nó muốn đi kiện thì phải có chỗ tựa nơi nhà giàu có đầu làng) (đk 31, tr. 63).

+ Araêng mling mn`eâ bhang, mlang mn`eâ tlam, klei eâdam eâra bi mmun`.

(Người ta chỉ là con chim mling hót mùa khô, là con chim mlang kêu buổi chiều là những chàng trai cô gái hát đối đáp nhau) (đk 67, tr. 92)


- Nếu hình ảnh so sánh là những đồ vật, con vật qúy giá, các đối tượng thiên nhiên gắn bó chặt chẽ và có tác dụng quan trọng đến đời sống con người, như hạt giống cây lúa, cây đa, cái giếng nước, con suối..., khi xuất hiện trong cấu trúc so sánh thì thường mang giá trị biểu cảm dương tính.

+ Anak mnieâ mdiê mjeh, poâ gueâc ao, poâ jao abaên, poâ roâng lip kđo`ng, knguoâr, kđo`ng, ro`ng aeâ aduoân.

(Con gái là hạt giống cây lúa, chính con gái là người khoác áo quàng chăn, là người giữ cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên ông bà) (đk 229, tr 221).

+ N`u brah knoâ ana đru bi mjiuaêh

(Nó (khác nào như) một con voi đực, một con voi cái cần được giúp đỡ thuần hóa) (đk 105, tr. 120).

+ N`u söh kô mnga toâng moâng, n`u dloâng kô myaêp, n`u hung khaêp hung ciaêng kô poâ mkaên.

(Hắn vẫn thích chùm hoa tông mông, hắn vẫn ưa cái diều có đuôi dài, hắn vẫn tha thiết với người ta) (đk 118, tr. 134).

Qua ba lớp hình ảnh ứng với 3 sắc thái biểu cảm khác nhau trong so sánh luật tục, chúng ta thấy ngôn ngữ luật tục có tính biểu cảm sâu sắc và người Êđê có cách nhìn nhận, miêu tả sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống theo đặc điểm tâm lý, văn hoá của dân tộc mình.

2.2. Khả năng biểu đạt của phương thức so sánh

Hình ảnh được thể hiện rất phong phú và đa dạng trong luật tục Êđê như đã thấy đã trở thành một phương tiện quan trọng của phương thức so sánh. Nhờ cách so sánh bằng hình ảnh mà nội dung ý nghĩa của luật tục được biểu đạt với những khả năng khác nhau như: khả năng so sánh phù hợp với nội dung biểu đạt; khả năng so sánh để cụ thể hóa nội dung biểu đạt; khả


năng so sánh để làm cho nội dung càng sâu sắc; dùng nhiều so sánh để tăng hiệu quả nội dung biểu đạt.

2.2.1. Khả năng so sánh phù hợp nội dung biểu đạt

Mặc dù nội dung ý nghĩa luật tục thường là trừu tượng khái quát, nhưng người ta đã lựa chọn hình ảnh với những đặc tính và hoạt động cụ thể của nó để tạo ra những so sánh phù hợp với nội dung biểu đạt.

Chẳng hạn, phép so sánh tương đồng sau:

- Pök zlia, hma zlung, u`ng nah anei, plei nah adih.

(Chòi đi đằng chòi rẫy đi đằng rẫy; chồng ở một nơi vợ ở một nẻo) (đk 111, tr. 127).

So sánh ở đây quả là chuẩn: chòi và rẫy gắn bó với nhau, thế mà chòi đi đằng chòi rẫy đi đằng rẫy. Các hình ảnh và sự việc ấy tương đồng với việc vợ và chồng lẽ ra phải cùng bên nhau lo việc gia đình, thế mà chồng ở một nơi vợ ở một nẻo. Sự so sánh này đã biểu đạt phù hợp nội dung về tội: người chồng đã bỏ đi, không chăm nom gì đến vợ con. Ở đây người ta đã liên tưởng tìm ra mối tương đồng dù không có thật giữa sự việc đưa ra so sánh và sự việc so sánh.

Trong luật tục còn có trường hợp so sánh chỉ có một đối tượng đưa ra so sánh mà có nhiều vật làm chuẩn so sánh giống nhau. Chẳng hạn: để so sánh kẻ thường gây chuyện với người khác thì các trường hợp so sánh sau đây có các vật chuẩn so sánh khác nhau như sau:

- Knah hlo`ng, kto`ng đut ku, mnuih lu klei (Kẻ nào) ồn ào như cáicồng klông, (như) con cà tong cụt đuôi (kẻ ấy) là con người hay sinh sự) (đk 1, tr.45).


- Aseh ruaê ro`ng, kto`ng đut ku, mnuih lu klei (Ngọ nguậy (như)con ngựa lưng bị thương, con cà tong cụt đuôi, hắn là một kẻ hay sinh chuyện) (đk 26, tr. 60).

- Ko` ksua, knga kkuih, di n`u mnieâ duah klei, eâkei duah kđi (Giống như) cái đầu con nhím, cái tai con chuột, chúng là con đàn bà, thằng đàn ông hay gây sự) (đk 115, tr. 131).

Mỗi so sánh trên đây tuy rằng các hình ảnh sự việc làm chuẩn so sánh có khác nhau, nhưng điểm giống nhau về ý nghĩa giữa chúng là sự chuyển động thường xuyên của ba đối tượng làm chuẩn so sánh. Điểm chung này được dùng làm so sánh tương đồng với hành động của kẻ thường hay gây chuyện với người khác. Mặc dù các so sánh này có hình thức khác nhau, nhưng nghĩa bóng của chúng giống nhau, phù hợp với nội dung biểu đạt của câu văn.

Ví dụ khác: cùng biểu đạt một nội dung giống nhau về các vụ việc đã giải quyết xong mà đã có các hình thức so sánh phù hợp như sau:

- Knueâ pui leh zha`t, ha`t leh djieâ, dhoâng lieâ leh tuc`... ngaê kđi leh maâo (Từ lâu lửa đã tắt điếu thuốc đã tàn, khắp thung, khắp làng đều đi qua hết... mọi điều xấu xa đen tối đã chấm dứt) (đk 5, tr. 45).

- Knueâ pô`ng tu`ng leh ruaê, pô`ng blang leh ruaê, ngaê kđi leh maâo (Chuyện hồi ấy, cây tung vì bị đóng nọc mà phải chịu đau, cây blang vì bị đóng nọc mà phải chịu đau là chuyện đã xử phải bồi thường rồi) (đk 5, tr. 45).

Tương tự biểu đạt cùng một nội dung về vụ việc đã giải quyết xong mà có kẻ lật lại, đòi giải quyết trở lại thông qua các các hình thức so sánh sau :


- Hlang kroâ lo` mtah, kpieâ djah lo` mmih, kđi jih lo` adoâk (Tranh đã khô mà đòi tươi trở lại, rượu đã nhạt mà đòi ngọt trở lại, câu chuyện đã kết thúc mà đòi được đặt lại) (đk 5, tr. 45).

- Araê anei bô`ng keâ lo` mbliö`, bông đio` lo` mbliö, kđi lo` hlö` asaêp kboâng (Miếng cơm nhai đã nhuyễn lưỡi còn đòi lật lại, miếng xôi nhai đã nhuyễn lưỡi còn đòi lật lại, hắn đòi xét lại những lời phán quyết) (đk 5, tr. 45).

v.v...

Nhìn chung, hình ảnh sử dụng trong so sánh của ngôn ngữ luật tục diễn ra rất đa dạng, phong phú và có sự linh hoạt, năng động để phù hợp với nội dung biểu đạt. Để việc so sánh phù hợp với nội dung biểu đạt, người ta đã lựa chọn, sắp xếp các hình ảnh và các đặc điểm nêu ra theo một trật tự nhất định để nhìn thấy sự tương đồng hay khác biệt trong quá trình so sánh.

2.2.2. Khả năng so sánh cụ thể hóa nội dung biểu đạt

Như chúng ta đã biết so sánh trong luật tục diễn ra theo chiều liên tưởng từ cụ thể đến trừu tượng, nhằm làm cho nội dung biểu đạt của câu văn được cụ thể hoá, làm cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ và dễ lưu truyền.

Ví dụ:

- EÂtieâng tia`p, n`u duah bi trei; eâsei eâ’a`t, n`u duah bi mđao; tieâ boh araêng blao, n`u duah ngaê bi jho`ng (Cái nhọt đã xệp xuống hắn làm cho mưng mủ lên, cơm đã nguội hắn hâm nóng lại, người ta nhát gan hắn kích lên thành một con người táo tợn) (đk 10, tr. 49).

Ở đây có hai hình ảnh về các sự việc cụ thể: cái nhọt đã xệp xuống hắn làm cho mưng mủ lên, cơm đã nguội hắn hâm nóng lại đem so sánh tương đồng với hoạt động của con người có tính khái quát trừu tượng: người ta nhát gan hắn kích lên thành một con người táo tợn. Đó là sự liên tưởng


theo chiều từ cụ thể đến trừu tượng làm cho nội dung biểu đạt của câu văn diễn ra rõ ràng cụ thể, người nghe hiểu được những kẻ có hành vi tòng phạm với bọn có tội.

- N~u nga` si keâc` amaâo maâo djieâ, si rueâ amaâo maâo ama (Hắn (làm như) con muỗi không đàn, con ruồi không mẹ) (đk 145, tr. 158).

Trong câu, hành động“ hắn làm“ mang ý nghĩa khái quát và được diễn đạt rõ ràng, cụ thể khi đem so sánh nó với hình ảnh con muỗi không đàn con ruồi không mẹ. Từ cụ thể để liên tưởng đến khái quát của so sánh này biểu đạt việc người con đã bỏ cha mẹ đi sống ở một nơi khác.

- Doâk moâ` tôl djieâ, gai kpieâ tôl sah, toâng knah tôl ara`ng ma` ti kngan (Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết, đã cầm cần rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu cạn, đã đánh cồng thì phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại) (đk 109, tr. 125).

Sự so sánh ở đây đã diễn ra từ một hành động trừu tượng không thể nhìn thấy, nhờ những hành động cụ thể có thể nhìn thấy, giúp người nghe hiểu và hình dung được nội dung biểu đạt về tính bền vững của hôn nhân.

Nhìn chung, nhờ việc sáng tạo để tìm ra quan hệ liên tưởng giữa vật chuẩn so sánh và đối tượng đưa ra so sánh trong câu mà so sánh trong luật tục Êđê đạt được khả năng cụ thể hoá nội dung biểu đạt.

2.2.3. Khả năng so sánh làm cho nội dung càng sâu sắc

Trong luật tục có nhiều trường hợp so sánh thể hiện ý nghĩa sâu sắc mà với cách diễn đạt bình thường không thể diễn tả được.

Chẳng hạn:


- Dho`ng pro`ng ti kseh, hđeh gao ti khua, mnuih gao ti ama ami` (Lưỡi dao mà đòi dày hơn sống dao, con nít mà đòi cao hơn người lớn, hắn là kẻ vượt lên trên cả mẹ cha) (đk 188, tr. 194).

Con nít không thể không hơn người lớn như là điều hiển nhiên trong cuộc sống cũng giống như lưỡi dao không thể dày hơn sống dao. Nếu kẻ nào muốn làm ngược những việc trên, tức là lưỡi dao mà đòi dày hơn sống dao, con nít mà đòi cao hơn người lớn giống như kẻ có hành động vượt lên trên cả mẹ cha. So sánh ở đây nhằm biểu đạt nội dung lên án người có tội cãi lời cha mẹ dạy bảo.

- Mnieâ piu hlu`n ana`n lir dlieâ, ktuoâp dlieâ, mdieâ kô tac, gô` mngac asei mlei gô` gô` wi`t kô jueâ eâgai, kô amai adei gô`` (Tự do như con dế trong rừng, con châu chấu trong rú, như hạt lúa phơi ngoài sân, thân phận người đó đã trở lại sáng sủa, người đó được quyền trở về nhà mình, trở về với chị em gần xa của mình) (đk 120, tr. 136).

Người nô lệ trong gia đình sau khi được trả tự do, họ trở về nhà của chị em mình. Ý nghĩa tự do ấy có tính khái quát trừu tượng, nhưng khi đem so sánh với ba hành động: tự do như con dế trong rừng, con châu chấu trong rú, như hạt lúa phơi ngoài sân thì ý nghĩa của “tự do” đã được cụ thể hóa bằng hoạt động cụ thể. Người nghe hiểu được dễ dàng ý nghĩa của khái niệm “tự do” mà không cần phải giải thích gì thêm.

- Pro`ng eâbung k’yua maâo aleâ, pro`ng pa`k keâ k’yua maâo ana kyaâo, pro`ng mnuih eâtuh eâbaâo kôyua maâo ami` ama (Có măng to là nhờ có le, có tắc kè to là nhờ có cây, con người có đông lên hàng trăm, hàng nghìn là nhờ có mẹ cha) (đk 180, tr. 185).

Thông qua so sánh hình ảnh, câu văn còn có hàm ý sâu xa nhắc nhở con cháu phải biết ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/01/2023