2.1.1. Các loại hình ảnh so sánh
Trong 236 đk của Luật tục Êđê (Nxb Chính trị Quốc gia, 1996) có tất cả là 306 hình ảnh dùng để so sánh, trong đó hình ảnh đồ vật: 93; động vật: 67; các loại cây cối và hoa quả: 56; cơ thể con người: 28; thiên nhiên: 23; thần linh: 8... Như vậy hình ảnh đồ vật chiếm tỉ lệ lớn nhất, tiếp đến là động vật và các loại cây cối và hoa quả, thiên nhiên.
- Hình ảnh đồ vật bao gồm: cái cồng, cái chiêng, cái thanh la, cái trống, cái cán niết, cái cán chà gạc, cái rựa, cái cuốc, cái rìu, cái đao, cái kiếm, cái gùi, cái sọt, cái gậy, cái dùi sắt, cái cối, cái chày, các loại ché (tuk, êbah, yăng, băng gri), cái nồi đồng, cái trã, cái ná, cái nỏ, cái dao ngâu, cái vòng đồng, cái lẫm, cái bẫy, cây chông, cái phản chân gùi, cái rổ, cái rá, cái thúng, cái mủng, cái bù đài, cái ống thuốc, cái ống điếu, rượu, cái nhọt, cơm, cái chăn, chiếc chiếu, cái áo quan, chiếc thuyền, hạt gạo, cây quá giang, cái giường, cái ghế, hòn núc, cái khăn, cái dải khâu, củi, bát canh, hạt muối, cái tăm, ngôi nhà, cái nơm, cần câu, cây đèn, cây đuốc, cái nong, cái nia, cái chạc, cái váy, cái bát, cây kim, dây rừng, dây thừng, cái xa kéo sợi, cái guồng, cái vại, cây sào, rầm nhà, giát sàn, nóc nhà, cái bếp, cái hàng rào, nấm mồ, cần rượu, bó củi, cái diều, cuộn chỉ, hạt lúa, cái nơm, cái chòi, cái que, đôi đũa, hạt muối, sợi guộc, cọng rơm, cái áo, cái khăn.
- Hình ảnh các loài động vật có : lợn, gà, trâu, bò, voi, tê giác, chó, mèo, ngựa, chồn, cáo, vượn, khỉ, cà tong, hươu, nai, hoẵng, mang, hổ, gấu, thỏ, trăn, rắn, nhím, rùa, kỳ nhông, mèo, các loại chim (bhí, phượng hoàng, trĩ, đại bàng, phí, két, vẹt, quạ, cú, diều hâu, chèo bẻo, nhện, mling, mlang, ngói, bói cá, cú vọ), chuột, các loại ve (tê, tiết) muỗi, ruồi, cua, các loại cá (rô, trê, kpung, kruah, lóc, sấu, cá chép, cá quả), ếch, ong, dế, giun, châu chấu, cóc, nhồng, vắt, đỉa.
- Hình ảnh cây cối và hoa quả: cây đa, cây sung, cây le, cây lau, cây lách, cây sậy, cây lồ ô, cây tre, cây nứa, cây gạo, cỏ tranh, cây xoài, cây mỗm, cây lúa, khoai môn, cây bông, cây klông, cây kpang, cây tung, cây blang, cây êjung, cây knôk, cây êya, cây êpang, cây cà chích, cây êrăng, cây juê, cây êngai, cây ktu, cây ênăm, cây kcik, cây mnung, cây mniêng, cây cây kut, cây êbla, cây tông mông, cây hrac, cây êghuih, cây êsa, cây aroh, cây săm niêng, cây kthih (cây củ ấu)... quả cà, quả ớt, quả bầu, quả dưa, quả bắp, quả cau; hoa tông mông, hoa gạo, hoa êpang; rau, nấm, măng trúc, củ mài, rễ cây
- Hình ảnh là cơ thể con người: chân, mông, miệng, đầu, môi, lưỡi, bụng, vai, mắt, cùi tay, ngón tay, gan, tim, tóc, đít, mặt, tai, lưng, tay, lông đùi, lông chân, máu, thịt, xương, răng, mật, lưỡi, hàm.
- Hình ảnh là hiện tượng thiên nhiên: lửa, sấm, rẫy, rừng, mặt trời, nước, sao, đá tảng, đá hộc, núi, sông, suối, ao, hồ, đầm, dốc, chiều, đêm, sáng, ban ngày, ban trưa, chạng vạng, vũng nước, cái lưng của tổ tiên ông bà (mặt đất Tây Nguyên không có sườn dốc mà lượn sóng giống như cái lưng con người, người Ê đê gọi mặt đất là cái lưng của tổ tiên ông bà).
- Hình ảnh về các vị thần: trong Luật tục có 58 lần xuất hiện từ Yang (thần) để chỉ thần linh một cách chung chung, ngoài ra còn nêu tên một số thế lực siêu nhiên khác như: mjaâo (phù thủy), gieâ (thầy bói, sải cây), mngun, mngaét (hồn viá), yang adieâ (trời đất/ thần linh).
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Theo Tiêu Chí Hình Thức Cấu Trúc
- Mục Đích Sử Dụng So Sánh Trong Luật Tục Êđê
- Phương Tiện Hình Ảnh Của Phương Thức So Sánh Trong Luật Tục
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 11
- Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 12
- Khả Năng So Sánh Cụ Thể Hóa Nội Dung Biểu Đạt
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
Trong số các hình ảnh dùng làm phương tiện so sánh trình bày trên có những hình ảnh mang tính đặc thù địa phương:
Đá ráp, đá mịn, đá nhám: loại đá trong tự nhiên dùng để mài dao rựa.
Mẹ: người Ê đê gọi đất là Mẹ.
Tung, blang: hai loại cây rừng thân mộc.
Ên gai, juê: hai loại chuối rừng.
Ktu: cây kò ke gỗ mềm thường dùng làm cánh cung dễ uốn.
Nén: loại củ rừng dùng để lấy bột.
mỗm: loại cây rừng thường dùng vào việc dựng nhà mồ.
Băl, blê: tên các loại rau rừng.
Mnung, mniêng: hai loại cây thân leo có mủ gây ngứa.
Êbla: cây thân mộc dễ cháy.
Tông mông: cây thần có sức mọc thần kỳ.
Săm niêng: loại cây rừng gây ngứa.
Êghuih, êsa: hai loại cây họ xoan.
Aroh: loại cây thân cói mọc ngang đầu người.
Ktông, kdjar: các loại cây cao thân mộc mọc trong rừng.
Cái lưng của tổ tiên: người Ê đê coi đất là Mẹ, mặt đất ở Tây Nguyên lượn sóng, nên họ quan niệm mặt đất là cái lưng của tổ tiên.
Kut: là cây gỗ trồng ở bốn góc hàng rào nhà mồ.
Bhi: một giống chim rừng, màu lông thay đổi theo sáng, chiều.
Mling mlang: những con chim khi hay thường hót mà đường bay của nó được coi là điềm báo trước.
Phí: loại chim thường hót vào buổi sáng.
Nhện đen: loại nhện to, màu đen bám ở các lùm cây to.
Cồng klông: một loại cồng của người Êđê.
Niếc: dụng cụ làm rẫy.
Chà gạc: loại dao rừng độc đáo của người Êđê.
Wưt: một loại sáo dọc (tiêu).
Ađu Ađiê: có nơi gọi là ông Gỗn, thần tối cao trong quan niệm hệ thống thần linh của người Êđê.
rủi.
Klao: cây cột lễ trồng ở đầu và cuối ngôi mộ.
Hđrô, bla: những giống lúa tẻ ngon cơm.
Yăng, băng gri: tên hai loại ché có giá trị.
Dao ngâu: loại dao nhỏ và ngắn có cán cong bằng gốc tre già.
H’Băn: người con gái moi đất bằng tay trong truyện cổ Êđê.
Y Tria, Y Rum: hai nhân vật nam giới lười nhác trong truyện cổ Êđê.
Bói sãi cây: bói bằng cách dùng sãi tay đo trên gậy để tính toán may
Cài rượu: cài lá trước khi đổ vào ché để chặn không cho trấu ủ rượu
nổi lên trên mặt trước khi uống.
La: một loại cồng lớn.
Vòng đồng: đồ trang sức của người Ê đê.
Voi đã xiềng, chiêng đã treo: thành ngữ ý nói lễ cưới đã được tiến hành xong rồi.
Cùi tay: đơn vị đo lường.
Lẫm: cái cót để thóc trên sàn nhà.
Phản chân gùi: phản độc mộc của người Ê đê.
Bát tổ chim chèo bẻo, âu tổ diều hâu: bát đồng và âu đồng thường được ví như cái tổ chim đẹp.
Qua các loại hình ảnh dùng làm phương tiện so sánh trong luật tục Êđê, ta rút ra một số nhận xét như sau :
a) Các hình ảnh xuất hiện làm phương tiện so sánh trong luật tục đều mang theo những đặc tính cụ thể gắn với môi trường và đặc trưng văn hoá của người Êđê ở vùng Tây Nguyên. Điều đó chứng tỏ rằng đặc điểm của môi trường tự nhiên (đất đai, địa lý, khí hậu, thời tiết, động thực
vật,...), sinh hoạt kinh tế và các yếu tố tâm lý, văn hoá dân tộc có ảnh hưởng sâu sắc và tồn tại bền lâu trong ngôn ngữ luật tục Êđê. Chẳng hạn :
- Brö` gra`n wa`ng amaâo thaâo đa`; brö` gra`n knga`n amaâo thaâo goâ, mtoâ lac` klei amaâo thaâo göt (Hắn như) cái cán niết mà không chịu để nắn thẳng, cái cán chà gạc mà không chịu để uốn cong, lời dạy hắn không chịu nghe) (đk 1, tr. 43). Các hình ảnh: Brö` gra`n wa`ng (cái cán niết), brö` gra`n knga`n (cái cán chà gạc) là công cụ lao động sản xuất nương rẫy của người Êđê xưa kia.
- C~ieâm đieât c`hi` za`ng kmo`ng; c~ieâm pro`ng c`hi` hla`m eâ’i. kđi đieât, mka` brei đieât, kđi pro`ng, mka` brei pro`ng (Thịt miếng nhỏ đựng bằng bù đài, thịt miếng lớn đựng bằng rổ, rá, (giống như) chuyện nhỏ xử nhẹ, chuyện lớn xử nặng) (đk 1, tr. 43). Các hình ảnh tham gia so sánh đã phản ánh người Êđê sống theo luật tục một cách nghiêm minh và thực hiện xử phạt công bằng, thấu tình đạt lý.
- Mdeâ c`ö` mdeâ bi c`ong, mdeâ mdro`ng mdeâ bi zuoân (Núi nào thì ngọn ấy (giống như) làng nào thì tù trưởng ấy) (đk 29, tr. 62). Mối quan hệ gần giống nhau về nghĩa giữa hai kết cấu: Núi nào thì ngọn ấy và làng nào thì tù trưởng ấy đã phản ánh ý chí độc lập của dân làng và vị trí quan trọng của người thủ lĩnh đối với dân làng.
- Leh nguoâm kô trei, ke` hjei kô tloh (Liếm sương cho đến no, cắn cái dùi cho đến gẫy (đk 44, tr. 73). Các hình ảnh so sánh trong câu tục ngữ trên phản ánh tục lệ lễ đặt tên cho trẻ sơ sinh: trong lễ đặt tên cho trẻ sơ sinh, người mẹ đưa cho đứa bé liếm giọt sương mai (giọt sương mai được quan niệm là nơi trú ngụ những linh hồn của người thân đã quá cố) rồi lần lượt đọc tên người thân trong dòng họ đã khuất để đứa bé nhận lại một cái tên nào đấy
làm tên tục của mình. Dấu hiệu đồng tình là đứa bé mỉm cười; còn không đồng tình là đứa bé quậy khóc. Cái dùi là vật để giọt sương.
Có thể nói trong luật tục có rất nhiều những hình ảnh sự vật, sự việc của tự nhiên, xã hội, sinh hoạt kinh tế được lựa chọn làm vật chuẩn để so sánh, đối chiếu với các hành vi, các tình huống trong những quan hệ xã hội phải xử lý, để từ đó đi đến nhũng kết luận phù hợp với quy luật tự nhiên và cuộc sống, không thể thay đổi.
b) Trong luật tục người ta thường dùng so sánh bằng các hình ảnh sự vật, sự việc để miêu tả, giải thích và bộc lộ cảm xúc.
Chẳng hạn:
- Việc con cái bị điên mà cha mẹ để đi lang thang là việc đã cụ thể rõ ràng, tuy nhiên để nội dung càng cụ thể rõ ràng hơn, gây ấn tượng cho người nghe, người ta sánh với việc thường ngày: ngựa đực thả rông, ngựa cái thả rông : Aseh knoâ di n`u lui tha, aseh ana di n`u lui ing, anak di n`u jing kho` mgu di n`u lui tha, maâo di n`u kaê bi hnuh he` (Ngựa đực của họhọ thả rông, ngựa cái của họ họ thả rông (giống như) con họ mắc bệnh điên mà họ để đi lang thang, họ không cột không giữ hắn lại) (đk 177, tr. 184).
- Luật tục quy định ông bà, cha mẹ phải giáo dục con cháu phải thực hiện tập tục nối dây. Đây là nội dung mang ý nghĩa trừu tượng, được đem ra so sánh với sự việc cụ thể: hễ đứt thì phải nối, hễ yếu thì phải buộc lại cho vững : Pro`ng anak n`u mtoâ, pro`ng coâ n`u lac, tloh lo` c`ueâ,eâhueâ lo` kbua` (Khi con đã lớn, họ phải dạy, khi cháu đã khôn, họ phải bảo, hễ đứt thì phải nối, hễ yếu thì phải buộc lại cho vững) (đk 229, tr. 222).
- Để miêu tả, giải thích và lên án kẻ thông dâm với nô lệ của người khác, luật tục so sánh với một số hình ảnh mang ý nghĩa phàm tục như: Mnu`ana kma roâ, mnu` knoâ kma poâng; n`u mnuih jho`ng knhoâng jing
duah tle` piu ho`ng hlu`n araêng (Con gà mái vào chuồng,con gà trốngvào bu (giống như) hắn là kẻ hư thân mất nết, ngủ với cả nô lệ gái của người ta) (đk 151, tr. 163).
Trong luật tục ta còn thấy nhiều hình ảnh mang ý nghĩa có tính biểu cảm âm tính để so sánh với kẻ có hành vi vi phạm luật tục như : Kueân` djieâ ana, kra djieâ knoâ (con vượn đã mất cái, con khỉ đã mất đực) (đk 167, tr. 176); tro`ng mdeâc`, amreâc` mdar, c`ar ku`p c`ar đang (quả cà quả ớt cứ quay đi quay lại, cứ lật sấp, lật ngửa (trong nồi lúc đang sôi) (đk 19, tr. 56); (đk 26, tr. 60); wa`ng liö`, kga` liö (con rựa sắc, cái cuốc bén ) (đk 32, tr. 64); hlang dreân` knueân` heâc`, jeâc` ai tieâ (bó tranh khô, như sợi lạt giòn) (đk 35, tr. 66); asei ti zuoân, tluoân ti eângao (người thì ở trong làng, mông thì ở ngoài làng) (đk 43, tr. 72); sueâ dhong đao kô tac (môi ở đây mà lưỡi ở kia) (đk 47, tr. 76); amaâo doâk ti`ng kô mnu`, n`u tu` ti`ng kô mja (Không đứng về gà mà đứng về phía chồn) (đk 47, tr. 76); dla`ng ti ko` mse` si kpô`ng, dla`ng ti jô`ng mse` si kyaâo (nhìn gốc hóa ra ngọn, nhìn ngọn hóa ra gốc) (đk 56, tr. 84); eh wa`k wai, pai jo`ng (con nhện giăng tơ, như con thỏ chạy trốn) (đk 59, tr. 86); đue` hiu Jô`ng mngo` ko` myu (chân ở phiá đông đầu ở phía tây) (đk 69, tr. 95) ; dho`ng đa` kga` ku (con dao cùn, như cây chà gạc quằn) (đk 69, tr. 95); Zlang eâlu`ng, eâsu`ng hluh (cây bông gạo đã thủng ruột, cái cối gạo đã thủng trôn) (đk 76, tr. 100); gieâ mnu`ng tle` bieâng, gieâ mnieâng n`u tle` brei (cái gậy mnung đánh lén, như cái gậy mniêng đánh trộm) (đk 77, tr. 100); mnieâ keâc` maâo djieâ, rueâ amaâo ana (con muỗi không đàn, như con ruồi không mẹ) (đk 89, tr.0 109); ka` ktai, dai eâyu`n, thu`n bhang n`u bi kröi` (cây sào vắt chăn mền, đung đưa qua lại) (đk 96, tr. 115); Jô`ng ti eâlan kngan ti dlieâ (chân thì ở trên giường, còn tay thì ở trong bụng) (đk 99, tr.
118); aguah nga` c`im bhi` eâkei, hrueâ nga` c`im bhi` mnieâ (sớm thì làm con chim phí trống ban ngày thì trở thành con chim phí mái) (đk 109, tr. 125); eâla n`u buc; mlam n`u brei, hrueâ sua, eâla n`u sue` (sáng trồng trưa nhổ, đêm cho ngày đòi) (đk 113, tr. 129); Ko` ksua, knga k’kuih (cái đầu con nhím, cái tai con chuột (đk 115, tr. 131); jô`ng mngo` ko` myu` (Chân thì đi về hướng đông đầu thì quay về hướng tây) (đk 130, tr. 145); du`t dui plö arieâng (con cú vọ tìm cách lừa con cua) (đk 153, tr. 165) ; kzoâc` c`im joâng, kzoâng ktraâ (miệng lưỡi con nhồng) (đk 184, tr. 190); dho`ng pro`ng ti kseh (lưỡi dao mà đòi dày hơn sống dao) (đk 188, tr. 194); blu` mgao tlao eâbeh (nói quá lời, cười quá trớn) (đk 189, tr. 194) v.v…
Trong luật tục người ta còn ý thức so sánh bằng các hình ảnh sự vật, sự việc mang ý nghĩa đẹp để miêu tả, giải thích và bộc lộ cảm xúc đối với con người có hành vi tốt. Trong thiên nhiên, cuộc sống có muôn vàn hình ảnh đẹp, sinh động và người ta đã chọn để làm đối tượng so sánh trong luật tục. Chẳng hạn như hình ảnh hoa eâpang, một loại hoa rừng rất đẹp, có sắc màu rực rỡ, cánh hoa, nhuỵ hoa toả đều, có hương thơm; hình ảnh yang hrueâ (ánh sáng mặt trời) ở Tây Nguyên vào buổi sáng khi con người vừa thức dậy, những tia sáng xuyên qua lớp sương mù làm sáng dần căn nhà; những buổi trưa khi tia nắng chói mạnh, người ta có thể nhìn xa, bao khắp núi rừng; khi buổi chiều về những tia nắng vàng rực rỡ trải dài trên những triền núi xa xa; hình ảnh C~ih braih hroh (hạt gạo mới giã) đẹp vì người ta phải bỏ ra nhiều sức để giã cho trắng... Đây là những hình ảnh đẹp có thực trong thiên nhiên và cuộc sống hằng ngày được người ta sử dụng để so sánh với vẻ đẹp của con người: c~ih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâ kei mnieâ c`ih (Những chàng trai cô gái trong trắng, trong trắng (như) hạt gạo mới giã, sáng (như) đóa hoa êpang, sáng như ánh sáng mặt trời) (đk 17, tr. 54).