Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 11


Ngoài ra, so sánh trong luật tục còn dùng một số hình ảnh đẹp, sinh động tiêu biều khác như: Zuah mnga kn`i`zaêng hdrah, mnga hrah zaêng kwa`n (trong rừng có bông hoa vàng, trong bụi có bông hoa đỏ) (đk 99, tr. 118); ktraâo hlueâ mđiaê, ktiaê hlueâ angi`n (con chim ngói tìm theo nắng, con chim két tìm theo gió) (đk 148, tr. 161) v.v... Những hình ảnh đẹp thông thường khi tham gia vào những cấu trúc so sánh tạo ra những mối liên hệ làm cho cái đẹp của nó được nhân lên, sự sinh động của nó càng tăng thêm. Các hình ảnh đẹp tồn tại trong cấu trúc so sánh thường được miêu tả chi tiết sinh động, có hoạt động, trạng thái kèm theo làm cho người nghe dễ cảm nhận cái đẹp của đối tượng miêu tả trong câu.

Bên cạnh các hình ảnh đẹp cụ thể có thực dùng làm đối tượng so sánh, trong luật tục còn tồn tại những cái đẹp không hiện hữu mà chỉ được hình dung qua tưởng tượng. Chẳng hạn: Hlang kroâ lo` mtah, kpieâ djah lo` mmih, kđi jih lo` adoâk (Tranh đã khô mà đòi tươi trở lại, rượu đã nhạt mà đòi ngọt trở lại, câu chuyện đã qua mà đòi lật trở lại) (đk 5, tr. 46).

Trong luật tục đối tượng so sánh còn là các thần linh (yang), hình ảnh hoàn toàn tưởng tượng. Trong luật tục thần linh có khả năng đem lại sự công bằng tuyệt đối cho mọi người, bắt người phạm tội phải bồi thường thoả đáng cho người vô tội và phải làm lễ hiến sinh cho thần linh để thần linh xoá tội. Mọi người đều tin vào những điều phán xét và xử phạt của thần linh, cho đó là thấu tình đạt lý. Sự tưởng tượng về các hoạt động của thần linh diễn ra trong luật tục cùng với một số quan niệm về thần linh từ lâu đã có ảnh hưởng và chí phối đến nhiều mặt đời sống của người Êđê.

c) Người Êđê thể hiện khả năng tinh tế trong tư duy và quan sát chi tiết các hình ảnh diễn ra trong đời sống. Chẳng hạn: khi nói đến cái miệng (baêng) người Êđê ít khi dùng từ có ý nghĩa chung chung mà liên


tưởng tương đồng với một số hình ảnh cụ thể để tạo nên những kết hợp từ có ý nghĩa sinh động. Chẳng hạn :

- N`u baêng eâgai bai si krang, chang si lip, amaâo poâ lo` döi hrip kc`ing (Hắn là kẻ miệng rộng như miệng cái nơm, ngoác ra như miệngcái nong, không còn ai bảo ban được) (đk 68, tr. 276).

- Bruk si drao mcah, huah si drang hdaêng, n`u khaêng duah ha duah rông plieâ (Miệng) đồm độp như cây nứa nổ, quang quác như conchim phượng hoàng đất kêu, hắn là một con người hay hứa quàng hứa hão ) (đk 6, tr. 238).

Cùng nói về một hành vi của kẻ thường gây chuyện với người khác có tính khái quát trừu tượng, luật tục so sánh bằng nhiều cách, mỗi cách có các hình ảnh khác nhau và sự liên tưởng cũng khác nhau như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

- Mnuih knah hlo`ng, kto`ng đu`k ku, mnuih lu klei : (Người nào (như) cái cồng klông, con cà tong cụt đuôi, người ấy hay sinh sự) (đk 1, tr. 43).

- Aseh rua` ro`ng, kto`ng đu`t ku, mnuih lu klei: (Hắn) (như) con ngựa lưng bị thương, (như) con cà tong cụt đuôi, người ấy hay sinh sự) (đk 26, tr. 60).

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 11

- Mnuih dho`ng đa` kga` ku, mnuih lu klei : (Người nào (như) con dao cùn, cây chà gạc quằn, người ấy hay sinh sự) (đk 69, tr. 95).

- Ko` ksua, knga k’kuih, đi n`u mnieâ duah klei, eâkei duah kđi: (Kẻ nào có) cái đầu (giống) như ái đầu con nhím, cái tai con chuột, họ là con đàn bà gây chuyện, đàn ông hay sinh sự) (đk 115, tr. 131).

Cùng nói về một hành vi vượt mặt người thủ lĩnh mà luật tục có nhiều hình ảnh so sánh như sau:


- Pui zơ`ng êgao ti troh, êa đoh êgao knông, asăp kbông sah mdro`ng n`u êgao: (Hắn làm như) lửa cháy vượt khe nước chảy tràn bờ, hắn bất chấp những lời nói của thủ lĩnh nhà giàu) (đk 26, tr. 60).

d) Các loại hình ảnh về động vật, đồ vật, các loại cây cối và hoa quả, cơ thể con người, thiên nhiên, thần linh,... đều có thể đem so sánh với nhiều đặc điểm thuộc tính khác nhau của con người và các hoạt trong đời sống xã hội. Để so sỏnh ủạt hiệu quả, hầu hết cỏc loại hỡnh ảnh trờn ủõy ủều hướng tới cú tớnh ô ủộng ằ ủể so sỏnh với ủặc tớnh và hành ủộng của con người và hoạt ủộng trong xó hội. Chẳng hạn:

- N~u yur kpur pu`, yu` ngo` n`u hiu (Hắn (như) ngọn tre đung đưa trước gíó, hắn đã đi khắp đông tây) (đk 32, tr. 64).

- Êa lêc` bo` hang, yang nga` djiê asei (Hắn như) sông tràn bờ, thần gây ra ôn dịch) (đk 26, tr. 60).

- Êmông ma` kpêc knga, mja ma` kpêc mlâo, n`u kc`ut kơ ara`ng amâo mâo kđi (Hắn như) con cọp dựng cái tai lên (khi chộp mồi), con chồn xù lông (khi chộp gà), hắn đã cáo giác người ta mà không có căn cứ) (đk 32, tr. 64).

- Êman yang mya n`u duah h’ua kyâo kc`ik, êman yang mya n`u duah h’ua kyâo kpang (Hắn làm như) con voi của thần cá sấu nó cọ mình vào cây kcik, con voi của thần cá sấu nó đến cọ mình vào cây kpang) (đk 72, tr. 97).

2.1.2. Chi tiết hoá hình ảnh so sánh

Trong quá trình giao tiếp để diễn đạt một điều gì đó người Êđê vẫn thường sử dụng hình ảnh, nhưng những hình ảnh dùng để so sánh trong lời nói thường được nêu ra một cách chung chung mà ít khi cụ thể chi tiết, chẳng hạn người ta thường nói: ngu như bò; xấu ăn như lợn, háu ăn như chó; hung


dữ như cọp... Tương tự, trong lời văn vần luật tục người Êđê cũng thường dùng nhiều hình ảnh để so sánh một cách chung chung, chưa cụ thể hóa. Chẳng hạn:

- Ana`n n`u duah nga` si u`n knhaâo, si asaâo kne`(Đằng này hắn làm như con lợn phàm ăn,như con chó ăn vụng) (đk 3, tr. 44).

Người nghe, người đọc muốn nhận thức được nội dung ý nghĩa cần phải liên tưởng đến những nét cụ thể tương đồng giữa hình ảnh đem ra làm chuẩn so sánh với đối tượng miêu tả trong câu văn.

Nhưng khác hơn lời nói thông thường, lời văn luật tục còn thường dùng những hình ảnh so sánh được miêu tả một cách chi tiết, sinh động, chẳng hạn: dùng hình ảnh con nai thì có thêm chi tiết: nai ăn quả ; con gà thì thêm : con gà con tí tẹo; chiếc nhẫn thì thêm: nhẫn đã mòn; bà goá thì thêm bà góa lấy chồng,v.v.... Nhờ vào sự cụ thể hóa bằng các hoạt động hay tính chất của nó mà lời văn chứa cấu trúc so sánh có sức gợi hình, gợi tả và khả năng diễn đạt tinh tế, tạo ý nghĩa phong phú, dễ dàng đi vào lòng người, khắc sâu vào trí nhớ, giúp người nghe nhận thức vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Sau đây là những trường hợp so sánh bằng hình ảnh được miêu tả chi tiết mà ta thường gặp trong luật tục:

- N~u eâmoâng soh pah, đruah soh wieât, mdro`ng sah alieâk


kđi.

(Hắn (như) con cọp vồ trượt mồi, con hoẵng hất mõm vào chỗ trống


không, người nhà giàu bị thua kiện) (đk 17, tr. 54).

- N~u tro`ng mdeâc`, amreâc` mdar, c`ar ku`p c`ar đang.

(Kẻ (như) quả cà quả ớt cứ quay đi quay lại, cứ lật sấp, lật ngửa trongnồi lúc đang sôi) (đk 19, tr. 56).

- Pui zô`ng eâgao ti troh, eâa đoh eâgao knoâng.


(Hắn làm như) lửa cháy vượt khe nước chảy tràn bờ) (đk 26, tr. 60).

- Zlo`ng kto`ng zăng hdrah, ki dua nah, kta`m jơ`ng hja`n.

(Hắn làm như) con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, mộtmình đứng giậm chân tại chỗ) (đk 26, tr. 60).

- Êa lêc` bo` hang, yang nga` djiê asei.

(Hắn như) con sông tràn bờ, như ông thần gây ra ôn dịch) (đk 26, tr.


60).

- N~u yur kpur pu`, yu` ngo` n`u hiu.

(Hắn như) ngọn tre đung đưa trước gíó, hắn lang thang, lêu lổng đi


khắp đông tây) (đk 32, tr. 64).

- Êmông ma` kpêc knga, mja ma` kpêc mlâo, n`u kc`ut kơ ara`ng amâo mâo kđi.

(Như) con cọp dựng cái tai lên chộp mồi, con chồn xù lông ra khichộp gà, hắn đã cáo giác người ta mà không có căn cứ) (đk 32, tr. 64).

- Kan pat lu klang, wa`ng dlang lu la`k; zuôn sang gơ` dôk hnu`k ênang, n`u duah pru`ng.

(Hắn như) con cá nhiều xương, (như) cái cuốc nhiều chỗ mẻ, xóm làng đang đông vui thì hắn làm cho rối ren) (đk 37, tr. 67).

- Eh wa`k wai, pai jo`ng.

(Ông ta làm như) con nhện giăng tơ, (như) con thỏ chạy trốn) (đk 59,


tr. 86).


- N~u mniê kêc` mâo djiê, ruê amâo ana.

(Hắn như) con muỗi không đàng, con ruồi không mẹ) (đk 89, tr. 109).

- N~u phung miêu phung gi dôk tơ ko` ac`ơ`ng, tru`n kơ la`n


n`u zơ`ng he` mnơ`ng u`n asâo.


(Họ như) con mèo mướp, mèo đen đang ngồi trên nắp gùi qúy lại nhảy xuống đất ăn đồ ăn của lợn, của chó) (đk 120, tr. 135).

- Ktraâo c`oh boh, kroh c`oh eâa, mlaâo mtih pha tlo` asei, klei boh n`u duah ma` dô`ng yang hrueâ.

(Nếu anh ta làm như) chim ngói tự mổ trứng của mình, như con chimbói cá tự nhào xuống nước, như lông đùi lông chân lại đâm vào người, thì chính là anh đã tự gây chuyện cho mình giữa ban ngày ban mặt) (đk 134, tr. 149).

- Knu`t c`ia`ng c`ut, knhang c`ia`ng ghang, amaâo djo` yang gô` c`ia`ng brei oâh, asei poâ c`ia`ng duah zal klak ma`.

(Nếu anh làm như) cái que xâu cứ muốn xâu, như cái que xiên cứmuốn xiên, thì số phận của anh ta không phải do trời làm mà chính là do bản thân anh ta gây ra) (đk 134, tr. 149).

- Ñi n`u ktraâo hlueâ mđiaê, ktiaê hlueâ angi`n.

Họ (khác nào như) con chim ngói tìm theo nắng, con chim két tìm theo gió).

- Ana`n aseh zô`ng rô`k bha, eâman mna`m eâa klu`n.

(Người ta (không khác nào như) con ngựa ăn cỏ phải chia cỏ, như convoi uống nước phải hút hết nước) (đk 151, tr. 163).

- Du`t dui plö arieâng, mnieâ toh m’ieâng plö eâkei.

Hắn (như) con cú vọ tìm cách lừa con cua, mụ ta cởi tuột váy ra để cám dỗ người đàn ông) (đk 153, tr. 165).

- Eâa zlu`ng ara`ng duah bi hroh, eâa troh bi kdaâo; asaâoamaâo mu`t gung ara`ng klö`; grö` ak amaâo zô`ng, ara`ng wa`t mtakju đaâo; maâo klei soh ara`ng tio` nao, n`u nao he` môh.


(Hắn như) nước vũng mà người ta có thể tát cạn, một con suối màngười ta có thể nắn dòng, một con chó không muốn vào bẫỳ người ta có thểẩy nó vào, một con quạ con diều hâu không chịu ăn (thịt mà người ta cúngcho) thì người ta phóng cho những mũi lao, nhát gươm; nếu người ta sai hắn đi làm những việc xấu xa, hắn đi ngay) (đk 165, tr. 175).

- Ara`ng bi đöt n`u ho`ng jô`ng wa`k wai, kpit eâđai asaâo.

(Người ta vặn vẹo hắn (như) vặn vẹo một cái chân nhện, nắn một conchó con ) (đk 165, tr. 175).

- Anei le`, n`u nga` si plum ke` dua nah, ktah ke` dua bi`t; eâlanbhi`t n`u eâbat môh; eâlan zun` n`u eâbat môh.

(Thế mà bây gìơ hắn như con vắt hút cả hai miệng, con đĩa cắn cả haiđầu, đường mòn trong rừng hắn đi đường thênh thang ngoài bãi tranh hắncũng đi) (đk 192, tr. 196).

- Kđi ka zhi` aba`n, kđi ka` sa`n an`ueâ.

(Vụ việc vẫn còn (như) cái chăn sờn chiếu cũ chưa phải bỏ đi) (đk 15,


tr. 52).

- Lip khö grio` amaâo n`u kđah; n`u jing sah mdro`ng, amaâo


n`u lac` brei kđi kô adei tlang yang zuoân.

(Cái nong xổ vành, ông ta không lo cạp lại; cái nia xổ vành ông ta cũng không lo cạp lại (giống như) người tù trưởng nhà giàu mà ông ta không lo xét xử các vụ việc giữa dân làng) (đk 66, tr. 91).

- EÂkei eâmeh hui` kô kđoâng, mnieâ eâmoâng hui` kô khoâ.

(Thằng đàn ông đó (khác nào) những con tê giác sợ bẫy sập những con đàn bà đó (khác nào) những con cọp sợ mang cung) (đk 67, tr. 92).

- N~u nga` eâru`m eângao tlo` tluoân.

(Hắn làm (như) cây kim trôn lòi ra ngoài) (đk 68, tr. 94).


- Kthu`l n`u krueâ mtak amaâo ma` kdroâ, eâmoâ kbao amaâo ma` klei.

(Tội của hắn (như) cái sa, cái guồng cán bông chạy xộc xệch, (như) là con bò, con trâu không chịu để xỏ dây) (đk 81, tr. 103).

- Anei le` n`u ka` ktai, dai eâyu`n, thu`n bhang n`u bi kröi`.

(Đằng này nó làm (như) cây sào vắt chăn mền đung đưa qua lại) (đk 96, tr. 115).

- Gô` deâ kga` eânieâng, ksieâng hna, eâra eâtung ka maâo ung kja.

(Gái tơ chưa chồng (như) chà gạc chưa tra cán, nỏ chưa có dây) (đk 131, tr. 146).

- Ñi n`u ktraâo hlueâ mđiaê, ktiaê hlueâ angi`n, di n`u đru mi`n ai mbi`t, đi n`u đru mdaêp ho`ng anak đi n`u.

(Họ (khác nào) như con chim ngói tìm theo nắng, con chim két tìm theo gió, họ là những kẻ đồng loã với những con cái họ, họ che giấu chúng) (đk 148, tr. 161).

- N~u keâc` duah duih, mnuih duah klei, eâkei mnieâ duah asa`p; ana`n maâo kđi kô n`u.

(Nó như con muỗi luôn luôn tìm đốt, hắn gây hết chuyện nầy, chuyện nọ cho người ta) (đk 204, tr. 204).

v.v...

Trong lời nói hằng ngày, đôi khi người ta cũng dùng những hình ảnh so sánh sinh động như vậy, nhưng việc đó cũng không bắt buộc. Điều đó có thể là do những giới hạn nhất định về thời gian giao tiếp. Còn đối với câu văn luật tục, thì yêu cầu này rất thường được thực hiện. Phần lớn những câu văn

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí