Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 12


trong luật tục Êđê bao giờ cũng làm sống động các hình ảnh so sánh chi tiết, cụ thể, biểu đạt sâu sắc nội dung ý nghĩa luật tục.

Hầu hết hình ảnh so sánh trong luật tục đều được chi tiết hóa và chọn lọc khá kỹ càng phù hợp với đặc điểm, tính chất hành động của đối tượng miêu tả trong câu và khó có thể thay đổi bằng hình ảnh nào khác phù hợp hơn được. Chi tiết hoá hình ảnh để so sánh phù hợp với mục đích diễn đạt trong luật tục là thông qua hai nhóm hình ảnh sau:

- Nhóm hình ảnh không có sự khác biệt đối lập với tự nhiên, cuộc sống để so sánh với con người.

- Nhóm hình ảnh có sự khác biệt đối lập với tự nhiên, cuộc sống để so sánh với con người.

a) Nhóm hình ảnh không có sự khác biệt, đối lập với tự nhiên, cuộc sống để so sánh với con người

Gồm các loại chủ yếu sau :

- Hình ảnh so sánh giống nhau với người đã có vợ có chồng: N`u deâleh maâo knieât kpung ung moâ` (Hắn đã có vợ có chồng (như) cánh nỏđã tra vào thân nỏ) (đk 131, tr.146).

- Hình ảnh so sánh với con gái chưa chồng: Gô` deâ kgaê eânieâng, ksieâng hna, eâra eâtung ka maâo ung kjar (Người ta là) một gái tơ chưa chồng (như) cái lưỡi chà gạc chưa tra cán, nỏ chưa có dây) (đk 131, tr.146).

- Hình ảnh so sánh với người đàn ông có tính ham muốn tình dục: N`u tluh kô gô` mse` si tluh kô boh mnaêm, mse` si tluh kô djam mnih (Hắn thèm người ta như thèm quả chua, như thềm rau ngọt) (đk 131, tr.147).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


- Các hình ảnh so sánh với người có tính hay gây chuyện với người khác: Knah hlo`ng, kto`ng đut ku, mnuih lu klei (Hắn như) cái cồng klông,con cà tong cụt đuôi, hắn là một con người lắm chuyện) (đk 1, tr. 43).

Phương pháp so sánh trong văn bản luật tục Êđê - 12

- Hình ảnh so sánh với người hay hứa quàng, hứa hão: Zruk si đraomc`ah, huah si drang hda`ng, n`u kha`ng duah ha duah rô`ng plieâ (Miệng hắn) đồm độp như cây nứa nổ, quang quác như con chim phượnghoàng đất kêu (đk 6, tr. 47).

Các hình ảnh so sánh qua các ví dụ trên đây, như: cánh nỏ đã tra vào thân nỏ; cái lưỡi chà gạc chưa tra cán, như nỏ chưa có dây; quả chua, rau ngọt; ồn ào như cái cồng klông, luôn luôn ngọ nguậy như con cà tong cụt đuôi; đồm độp như cây nứa nổ, quang quác như con chim phượng hoàng đất kêu... là những hình ảnh diễn ra trong cuộc sống phù hợp với quy luật của tự nhiên và cuộc sống con người.

b) Nhóm hình ảnh có sự khác biệt, đối lập với tự nhiên, cuộc sống để so sánh với con người

Song song với việc sử dụng những hình ảnh có thật trong cuộc sống không có tính chất đối lập với quy luật của tự nhiên và cuộc sống con người, so sánh trong luật tục còn sử dụng nhiều hình ảnh có sự khác biệt đối lập với tự nhiên, cuộc sống để so sánh với con người, gồm các loại chủ yếu sau:

- Hình ảnh để so sánh với người không nghe lời cha mẹ, có thái độ vượt mặt người đứng đầu làng: Cieât gao ti trang, hlang gao ti mboâ,hloâ mnô`ng gao ti pum eâjung (Hắn như) ngọn cỏ mà muốn vươn caohơn cây lau, (như) cọng tranh mà muốn vươn cao hơn cây sậy, (như) con thúrừng muốn vượt qua cả lùm dây êjung) (đk 6, tr. 47).

- Hình ảnh so sánh với người có hành động xuyên tạc người tù trưởng nhà giàu: Graên waêng n`u tah, kgaê eânah n`u bi kdloh, n`u bi soh


asaêp kboâng sah mdro`ng (Hắn là kẻ) lấy lưỡi cán cuốc ra khỏi cán cuốc,muốn tháo lưỡi chà gạc ra khỏi cây chà gạc (giống như) việc hắn xuyên tạc người tù trưởng nhà giàu) (đk 39, tr. 68,69).

Tính chất của các hình ảnh trên đây, như: ngọn cỏ mà muốn vươn cao hơn cây lau, cọng tranh mà muốn vươn cao hơn cây sậy, con thú rừng muốn vượt qua cả lùm dây êjung; lấy lưỡi cán cuốc ra khỏi cán cuốc, tháo lưỡi chà gạc ra khỏi cây chà gạc..., có sự khác biệt, đối lập với tự nhiên, cuộc sống của con người.

Cả hai nhóm hình ảnh mang ý nghĩa đối lập và không đối lập với nội dung quy định của luật tục hoặc đối lập với hoạt động của tự nhiên và cuộc sống tồn tại trong ngôn ngữ luật tục, chứng tỏ người Êđê đã quan sát một cách tỉ mỉ những hình ảnh diễn ra trong cuộc sống hằng ngày và nhờ vào sự so sánh đối lập và so sánh không đối lập này người ta đã trình bày một cách linh hoạt và sáng tỏ nội dung luật tục. Cũng vì thế mà người Êđê cảm nhận ý nghĩa luật tục của dân tộc mình không theo kiểu thuần lý mà theo cách tiếp nhận từ hình ảnh cụ thể diễn ra hằng ngày để đi đến kết luận có ý nghĩa khái quát trừu tượng, đó chính là kiểu tiếp nhận bằng con đường ngôn ngữ văn học. Vì thế, từ bao đời nay ngôn ngữ của luật tục đã đi vào đời sống của người Êđê như ngôn ngữ của tác phẩm văn hoc truyền miệng một cách sâu rộng và có tác dụng mạnh mẽ đối với từng cá nhân, góp phần vào việc củng cố, ổn định, phát triển cộng đồng xã hội.

c) Hình ảnh tiêu biểu trong luật tục

Trong số những hình ảnh sử dụng làm phương tiện so sánh cũng như dùng làm cho những phương tiện nghệ thuật khác trong ngôn ngữ luật tục đã có một số hình ảnh trở thành hình ảnh tiêu biểu, mang một ý nghĩa tượng trưng nhất định nào đó mà được nhiều người biết đến. Những hình ảnh tiêu


biểu đó có thể thực hay tưởng tượng, nhưng đều là quen thuộc đối với cộng đồng. Những hình ảnh tiêu biểu đã góp phần làm cho phương tiện so sánh trong luật tục trở nên phong phú, quan hệ liên tưởng trở nên đa dạng, người nghe dễ nhận ra và có sự đồng cảm cao, góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng cho ngôn ngữ luật tục Êđê.

Các hình ảnh tiêu biểu trong luật tục hầu hết là những hình ảnh sự vật, sự việc có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần, vật chất của con người và nó thường được dùng nhiều lần trong cuộc sống cộng đồng. Trong luật tục có một số hình ảnh trở thành tiêu biểu cho văn hoá, chẳng hạn như: cây đa, cây sung, hoa êpang, ánh sánh mặt trời, hạt lúa, đôi đũa, cái chiêng, con voi,v.v... và nhiều hình ảnh tiêu biểu khác như: con cọp, con chồn, quả cà, quả ớt, con đĩa, con vắt, chim bhi, con cà tong, con lợn, con chó, con ngựa, cái cán niết,...

Các hình ảnh trên khi đi vào ngôn ngữ luật tục luôn luôn kèm theo những đặc điểm, tính chất của nó để so sánh với đặc tính con người và từ đó làm cho câu văn sinh động giàu tính hiện thực. Chẳng hạn: hình ảnh cây đa đầu làng, cây sung đầu bến nước mang ý nghĩa tượng trưng cho người đầu làng được lặp nhiều lần giống nhau hoặc gần giống nhau trong luật tục:

- Mnu`t ko` eâa phat brei eânoh (cây đa ở đầu suối sẽ luận giá) (đk 3 tr. 44)

- N`u mnu`t ko` eâa, hra ko` buoân; n`u sue` dho`ng đao kô tac (Hắn lả kẻ cây đa đầu suối, cây sung đầu làng là người trông coi dân làng. (đk 13, tr. 50).

- Maâo mnu`t, amaâo n`u eâmuh mnu`t ; maâo hra amaâo n`u eâmunh hra; maâo ama ami`, amaâo n`u eâmunh ama ami` (Hắn là kẻ có cây đa đầu suối mà không hỏi cây đa đầu suối, có cây sung đầu làng mà


không hỏi cây sung đầu làng, có mẹ cha mà không hỏi ý kiến mẹ cha) (đk 26, tr. 60), v.v...

Trong luật tục còn nhiều cách so sánh tương tự như các trường hợp nêu ra trên đây về hình ảnh cây đa, cây sung mang ý nghĩa tượng trưng cho người đầu làng. Theo thống kê của chúng tôi thì hình ảnh cây đa, cây sung tượng trưng cho người đầu làng có đến 19 lần mà luật tục đã nhắc đến ở các đk số thứ: 3, 13, 25, 26, 27, 28, 35, 58, 61, 66, 85, 93, 109, 126, 129, 165,

171, 186, 202.

Tương tự hình ảnh hoa êpang, ánh sáng mặt trời tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của con người. Trong luật tục có 02 lần so sánh như sau : C~ih braih hroh, boh eâpang yang hrueâ, eâkei mnieâ c`ih (Trắng (như) hạt gạo mới giã, sáng (như) đóa hoa êpang, sáng (như) ánh sáng mặt trời (giống như) những chàng trai cô gái trong trắng), đó là các đk số thứ: 17,

123. Trong một số tác phẩm văn học dân gian của mình, người Êđê cũng thường hay so sánh bằng những hình ảnh này. Chẳng hạn: sử thi Đam San miêu tả: Hơ Nhí liền đốt một con gà mái ấp, giết một con mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời. Rồi nấu cơm nấu thật nhanh... [56, 22] ; gạo giã cho trắng, như hoa êpang [56, 52] ; hoặc : Sao chẳng đẹp ? Thật như ánh sáng mặt trời. Thật là một bầu trời nhấp nháy đầy sao. Ngón tay bà ấy thuôn thuôn như lông nhím [56, 41].

Hình ảnh con voi và cái chiêng cũng thường xuyên lặp trong luật tục bằng nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, phổ biến bằng cấu trúc câu tục ngữ: Knueâ dih eâman leh kning, cing leh yuoâl, kđi leh kuoâl kaê (Từ lâu voi người ta đã xiềng, chiêng người ta đã treo, vụ án người ta đã khép lại rồi) (đk 5, tr.46). Trong trường hợp này hình ảnh voi đã xiềng, chiêng đã treo tượng trưng cho sự việc đã được xác định, đã phán quyết dứt khoát,


không thể thay đổi khác được. Hình ảnh con voi và cái chiêng là những hình ảnh mà ta còn thấy xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học dân gian truyền miệng của người Êđê vì đây là con vật và nhạc cụ có tác dụng quan trọng trong đời sống hằng ngày của người Êđê. Từ lâu các hình ảnh này trở thành biểu trưng văn hoá trong đời sống tinh thần người Êđê.

Ngoài ra trong luật tục Êđê còn có nhiều hình ảnh so sánh khác mang ý nghĩa tiêu biểu, cố định. Chẳng hạn:

- Hạt lúa làm giống tượng trưng cho người chị cả trong gia đình : Anak mnieâ mdieâ mjieh, poâ gueâc ao, poâ jao abaên, poâ roâng lip kđoâng, knguoâr kđo`ng, ro`ng aeâ aduoâm (Con gái như hạt giống như cây lúa, chính con gái là người khoác áo choàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, ái lưng của tổ tiên, ông bà) (đk 299, tr. 221).

- Quả cà lật sấp, lật ngửa trong nồi lúc đang sôi tượng trưng người có tính hay hứa quàng hứa hão: Tro`ng tleâ, aleâ mneâc`, n`u kha`ng duah mdeâc` mdar (Hắn như) quả cà luôn luôn biến dạng khi người ta giã, như cây le từ xa tưởng thẳng nhưng thực ra đã dập nát) (đk 6, tr. 47).

- Con cọp vồ trượt mồi, con chồn xù cái lông khi chộp mồi tượng trưng cho những người hung bạo: EÂmoâng ma` kpeâc knga, mja ma` kpeâc mlaâo, n`u kc`ut kô ara`ng amaâo maâo kđi (Như con cọp dựng cái tai lên chộp mồi, như con chồn xù lông ra khi chộp gà, hắn đã cáo giác người ta mà không có căn cứ) (đk 32, tr. 64) ; Ami` si ami` mja, ama si ama eâmoâng (Là mẹ nhưng mẹ chồn, là cha nhưng cha cọp) (đk 62, tr. 88).

- Con đỉa, con vắt cắn cả hai đầu tượng trưng cho phù thuỷ xảo quyệt: Anei le`, n`u nga` si plum ke` dua nah, ktah ke` dua bi`t; eâlan bhi`t n`u eâbat môh; eâlan zun` n`u eâbat môh (Thế mà bây giờ hắn như con


vắt hút cả hai miệng, con đĩa cắn cả hai đầu, đường mòn trong rừng hắn đi đường thênh thang ngoài bãi tranh hắn cũng đi) (đk 192, tr. 196).

- Chim bhí thay đổi màu lông theo sáng chiều tượng trưng cho người thường thay đổi ý kiến lập trường : A guah c`im bhi` eâ kei, hrueâ c`im bhi` mnieâ (Sáng sớm hắn như chim bhi trống giữa trưa hắn biến thành con chim bhi mái) (đk 6, tr. 47).

- Con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, một mình đứng giậm chân tại chỗ tượng trưng người hay gây sự với người khác: Zlo`ng kto`ng zaêng hdrah, ki dua nah, kta`m jô`ng hja`n (Hắn làm như con cà tong lúng túng trong rừng cây với đôi sừng, một mình đứng giậm chân tại chỗ) (đk 26, tr. 60).

- Hình ảnh con lợn phàm ăn, con chó hay ăn vụng tượng trưng cho người có tính hay táy máy, tham lam của cải của người khác: Ana`n n`u duah nga` si u`n knhaâo, si asaâo kne`, n`u tle` maê mnô`ng hnuaê araêng amaâo maâo kđi (Hắn làm như con lợn phàm ăn, con chó ăn vụng táy máy đánh cắp của người ta) (đk 3, tr. 44).

- Con ngựa khỏe nhưng không nhanh tượng trưng người kém hiểu biết mà hay gây chuyện với người khác : Aseh amaâo pral amaâo, mnuih amaâo thaâo lu klei (Hắn là một con ngựa khỏe nhưng không nhanh là một con người không am hiểu gì nhiều) (đk 6, tr. 47).

- Con chồn, con cáo tượng trưng cho người có tính hung hăng không thương người : Ami` si ami` mja, ama si ama eâmoâng (Ông ta là mẹ nhưng mẹ chồn, ông ta là cha nhưng cha cọp) (đk 62, tr. 88).

- Cái cán niếc khó nắn thẳng, cán chà gạc khó uốn cong tượng trưng người hư hỏng khó giáo dục: Brö` gra`n wa`ng amaâo thaâo đa`; brö` gra`n knga`n amaâo thaâo goâ; mtoâ lac` klei amaâo thaâo göt (Hắn


như cái cán niết mà không chịu để nắn thẳng như cái cán chà gạc mà không chịu để uốn cong, lời mẹ cha dạy bảo, hắn không chịu nghe) (đk 1, tr. 43).

- Đôi đũa tượng trưng sự gắn bó giữa hai vợ chồng : N~u maâo moâ~ anak, awak plei leh maâo (Hắn đã có vợ, có con như đũa đã có đôi) (đk 136, tr. 151).

Trong số những hình ảnh trong luật tục có một số hình ảnh chỉ bộ phận cơ thể con người cũng mang nghĩa biểu trưng. Chẳng hạn :

- Cái mông, cái trôn là bộ phận cơ thể con người so sánh với người có hành động xấu: Asei n`u ti zuoân, tluoân ti eângao (Hắn là kẻ chân đứng trong làng, nhưng mông để ngoài làng) (đk 11, tr. 50).

- Cái môi, cái miệng là bộ phận cơ thể con người so sánh với người ăn nói không đứng đắn : N~u mnuih kzoâc` c`im joâng, kzoâng ktraâo, n`u mnuih thaâo blu` ya`l (Miệng lưỡi họ như miệng lưỡi con nhồng) (đk 184, tr. 190) ; N~u amaâo blu`, ha sa asa`p n`u kha`p klei sa ai ana`n (Hắn không nghe cùng một tai, không nói cùng một miệng) (đk 86, tr. 107); Zruk si đrao mc`ah, huah si drang hda`ng, n`u kha`ng duah ha duah rô`ng plieâ (Miệng hắn cứ đồm độp như cây nứa nổ, quang quác như con chim phượng hoàng đất kêu) (đk 6, tr. 47); Zaêng eâ gei n`u ti c`hi` tô`ng (Môi ở đây mà lưỡi ở kia) (đk 47, tr. 76).

- Cái chân thường so sánh với người hay đi lang thang lười biếng lao động : Poâ deâ boh tih tlaih lo` djo` eâa, pha tlaih lo` djo` kn`it`; tô zuh poâ bhi`t tlaih lo` djo` ksi, kđi ara`ng kô ara`ng tlaih maâo, n`u lac` brei kđi klei ga`l kô ara`ng, kha` bi brei nga`n kô n`u đô anei (Còn anh, người đã đút lót thì chân đã rút ra được rồi anh cứ lội nước, đùi đã thoát được rồi anh cứ yên tâm nằm với vợ; nếu đầu anh bù, tóc anh rối thì nay đã thoát được rồi, anh hãy cầm lại cái lượt mà chải. Chuyện giữa anh với người ta,

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí