Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 10

- Bồi dưỡng kỹ năng đọc

Đọc là một hình thức hoạt động của trí tuệ. Theo Richard Paul – Linda Elder “ Rèn luyện kỹ năng đọc tốt sẽ phát triển tư duy phân tích và phản biện” và “nếu có thể đọc tốt một đoạn văn, thì bạn có thể đọc tốt được cả chương sách vì chương sách là tập hợp của những đoạn văn” [15.tr.9]. Đối với HSG, chúng tôi bồi dưỡng để các em hình thành thói quen “đọc sâu” tức là khi đọc HS phải “nhập tâm một cách sâu sắc những ý nghĩa quan trọng hàm chứa trong một văn bản” [15.tr.22]. Trong quá trình học, đặc biệt là khi thực hiện nhiệm vụ học tập HS cần “đọc sâu” và nhập tâm những gì đang đọc các mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để HS có thể nhập tâm những gì đang đọc, chúng tôi hướng dẫn các em khi đọc cần: diễn đạt lại, giải thích nghĩa, phân tích, đánh giá. Quá trình bồi dưỡng tư duy đọc cho HSG được chúng tôi tiến hành bằng việc hướng dẫn các em hình thành thói quen trước khi đọc tài liệu gì đó phải căn cứ vào mục đích của việc đọc tức là trả lời câu hỏi “đọc để làm gì” từ đó HS quyết định xem mình sẽ đọc tài liệu đó như thế nào để nhập tâm một cách sâu sắc ý nghĩa hàm chứa trong tài liệu. Và để đọc tốt toàn bộ văn bản này khởi đầu bằng việc đọc tốt từng câu tức là sau khi đọc HS sẽ nói hoặc viết lại chính xác nghĩa của câu đó. Để HS đọc tốt từng câu chúng tôi hướng dẫn các em khi đọc cần tìm từ khóa và giải nghĩa từ khóa của câu đó và để đọc tốt cả văn bản HS phải kiên nhẫn đọc tốt và diễn đạt lại từng câu bởi văn bản là tập hợp của nhiều câu được kết nối lô-gích với nhau. Bên cạnh các yêu cầu trên chúng tôi cũng rèn cho HS kỹ năng đọc có cấu trúc: đọc từ nhan đề, lời dẫn nhập, lời giới thiệu, mục lục bởi nếu đọc theo cách trên học sinh sẽ định hướng xem có tiếp tục đọc tài liệu đó nữa hay không và đọc nó như thế nào…Trong quá trình đọc HS cần tìm ra những câu then chốt nghĩa là tìm những câu giữ vai trò chi phối trong các đoạn văn bản, tiếp đó HS xác định những đoạn then chốt rồi rút ngắn lại theo ý hiểu của mình bằng một số câu cốt lõi sau đó kết nối các câu cốt lõi lại với nhau xem có lô-gích không. Và như vậy cách để HS ghi nhớ được tài liệu học tập chính là đọc và

ghi nhớ những câu cốt lõi. Điều này là vô cùng quan trọng khi HS làm việc với tài liệu học tập: đọc tốt sẽ làm cho HS hiểu chính xác thông tin mình đang đọc. Đặc biệt trong các hoạt động kiểm tra, làm bài tập, thi cử tư duy đọc tốt là yếu tố quyết định để HS nhận diện chính xác, đầy đủ vấn đề cần giải quyết cũng như phương pháp để giải quyết vấn đề đó. Đây là bước khởi đầu nhưng mang tính quyết định đối với chất lượng của hoạt động học cũng như bài kiểm tra.

Với việc bồi dưỡng tư duy đọc như trên chúng tôi nhận thấy khả năng đọc hiểu của học sinh được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt phương pháp bồi dưỡng kỹ năng đọc tốt như trên rất phù hợp với hình thức kiểm tra, đánh giá hiện nay bởi đề thi hầu hết các môn học trong đó có môn Lịch sử hiện được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đối với hình thức này để có thể chọn được chính xác đáp án trả lời trước hết học sinh phải đọc và xác định đúng yêu cầu của câu hỏi và nghĩa của các phương án trả lời rồi tìm ra lô-gích quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời. Như vậy việc bồi dưỡng kỹ năng đọc tốt cho học sinh giỏi không chỉ là tiền đề giúp các em học tốt hơn mà còn giúp các em thích ứng tốt với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay và đạt kết quả học tập tốt hơn.

VD: bồi dưỡng kỹ năng đọc tốt cho HS khi học văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào,

Chúng ta phải đứng lên!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! kháng chiến thắng lợi muôn năm.

Hà Nội ngày 19/12/1946. Hồ Chí Minh”[28. tr.2]

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 10

Nhiệm vụ 1: Rút ra nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến.

Bước 1: HS xác định mục đích của việc đọc: đọc để biết nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến, phương châm của cuộc kháng chiến…

Bước 2: đọc từng câu, diễn đạt lại nghĩa của câu: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!”: thiện chí hòa bình của ta và dã tâm của thực dân Pháp.

Bước 3: phân tích nghĩa của các câu trên rút ra nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp do dã tâm cướp nước ta của thực dân Pháp.

Nhiệm vụ 2: Xác định mục đích, phương châm kháng chiến của ta Bước 1: mục đích đọc để biết phương châm của cuộc kháng chiến.

Bước 2: đọc từng câu, diễn đạt lại nghĩa: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt

máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”: mọi người Việt Nam đều phải chống Pháp cứu nước với thái độ kiên quyết.

Bước 3: thu gọn đoạn văn trên: Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên kháng chiến chống dân Pháp cứu nước đến cùng.

Bước 4: kết luận mục đích kháng chiến: cứu nước; phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

Nhiệm vụ 3: Xác định nội dung chính của văn bản: Nêu nguyên nhân, mục đích, phương châm kháng chiến và kêu gọi mọi người tham gia kháng chiến.

- Bồi dưỡng kỹ năng viết

“Viết là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người học…là chìa khóa để lĩnh hội nội dung… nếu muốn học, người học phải viết”[19.dẫn nhập]. Tuy nhiên “ việc phát triển năng lực viết… chỉ có thể đạt được khi ta có lý thuyết tốt và luyện tập thường xuyên”. Tuy nhiên để viết tốt các em cần thành thạo các kỹ năng nghe, đọc, nói, phân tích, tổng hợp. Chúng tôi đặt mục tiêu HSG phải là những HS viết tốt tức là các em viết chính xác, cô đọng mà đầy đủ. Để rèn kỹ năng viết tốt cho HS chúng tôi luyện cho các em các thói quen: xác định mục đích viết, nội dung viết, cách viết, tự phản biện điều mình viết nhằm kiểm soát những gì đang viết và điều chỉnh bài viết cho phù hợp với mục đích. HS cũng tự đánh giá tính chính xác, sự lô-gích và đặc biệt là đóng vai người đọc để cảm nhận những gì mình đang viết. Chúng tôi đặc biệt lưu ý các em khi viết ngoài những yêu cầu về ngữ pháp tiếng Việt thì HS tuyệt đối không dùng từ đa nghĩa, không dùng từ “nóng” hoặc từ địa phương. Khi viết HS phải chú ý viết tốt từng câu bởi bài viết là tập hợp lô-gích của nhiều câu nếu viết tốt từng câu các em sẽ có bài viết tốt.

VD: Nhằm bồi dưỡng kỹ năng viết cho HS chúng tôi giao bài tập: vận dụng kiến thức LS đã học trong chương trình lớp 12 để viết một đoạn văn

khoảng 15 dòng làm sáng tỏ nhận định của tổng thống Mỹ Obama “Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh”.

Để hoàn thành bài tập trên, chúng tôi yêu cầu HS:

+ Xác định mục đích viết: giúp mọi người hiểu sự tốt đẹp hòa bình và mặt xấu của chiến tranh từ đó đề cao việc bảo vệ hòa bình và ngăn ngừa chiến tranh.

+ Nội dung, phạm vi bài viết: vận dụng kiến thức LS đã học trong chương trình lớp 12 như: Cuộc chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ trong thời kì chiến tranh lạnh… . thế giới sau chiến tranh lạnh, công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh…

+ Xác định phong cách viết: ngôn ngữ khoa học kiểu bài nghị luận xã

hội.


Cụ thể:

+ Giới thiệu câu nói của ngài tổng thống Obama.

+ Giải thích ý nghĩa của câu nói đó.

+ Minh chứng LS: những tác động, hậu quả của các cuộc chiến tranh.

+ Giá trị của hòa bình: sự phát triển, phồn vinh, hạnh phúc…

+ Kết luận: rút ra bài học và khẳng định tính đúng đắn của nhận định.

- Bồi dưỡng kỹ năng làm bài

Về vấn đề bồi dưỡng kỹ năng làm bài cho học sinh giỏi chúng tôi quan

niệm học sinh giỏi là HS phải làm tốt các dạng câu hỏi, bài tập kiểm tra ở mọi cấp độ nhận thức. Vì vậy, song song với việc bồi dưỡng cho học sinh về kiến thức, phương pháp tự học, chúng tôi hướng dẫn các em kỹ năng phân biệt, trả lời các dạng câu hỏi, bài tập LS. Nhất là đối với các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi kỹ năng này được chúng tôi rèn luyện trở thành kỹ xảo: khi đọc câu hỏi là các em hình dung ra đường hướng trả lời như thế nào. Nội dung của kỹ năng đó bao gồm: đọc và hiểu đề thi( phát hiện và giải quyết vấn đề) trong đó quan trọng nhất là tìm chính xác được từ khóa của câu hỏi và bài tập kể cả bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan để biết câu hỏi bài tập đó

hỏi cái gì, dự kiến các hướng trả lời, nội dung cần trả lời, lựa chọn hướng trả lời khoa học nhất. Khi HS đọc đề bài các em phải tập trung tìm và và gạch chân những từ chỉ mệnh lệnh, nội dung yêu cầu, giới hạn về thời gian, không gian, nhân vật… những từ khóa thường gặp ở câu hỏi tự luận là:

+ Động từ chỉ mức độ yêu cầu: Nêu, trình bày, tóm tắt, giải thích, tại sao, phân tích, chứng minh, nhận xét, đánh giá…

+ Danh từ chỉ nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử: ai, cái gì…

+ Trạng từ chỉ thời gian, không gian: khi nào, ở đâu…

Việc xác định chính xác những từ khóa đó sẽ mở đường cho HS tìm ra phương hướng giải quyết bài tập hợp lí nhất, đầy đủ và chính xác nhất.

Đối với dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm việc tìm từ khóa cũng tương tự như câu hỏi tự luận bởi tìm được từ khóa tức là học sinh nhận thức được câu hỏi, bài tập hỏi cái gì và chọn đáp án nào là chính xác … . Đối với câu hỏi trắc nghiệm khó, học sinh băn khoăn chưa biết lựa chọn đáp án trả lời thì các em cần giải thích nghĩa câu hỏi, nghĩa của các phương án trả lời, tìm mối liên hệ lô-gích giữa câu hỏi và phương án trả lời, loại bỏ những phương án sai, vô lí….

Để HS hoàn thành bài tự luận với chất lượng chúng tôi bồi dưỡng để các em làm thành thục việc xây dựng đề cương trả lời. Muốn thực hiện tốt công đoạn này, học sinh được chúng tôi hình thành thói quen tư duy theo đặc trưng của từng dạng câu hỏi, bài tập:

+ Nêu, trình bày, kể tên, liệt kê: tái hiện lại sự kiện LS như yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng.

+ Giải thích, lí giải, vì sao, chứng minh…: Dùng ngôn ngữ của bản thân và sự kiện LS để làm sáng tỏ vấn đề.

+ So sánh: tìm điểm giống và khác.

+ Phân tích, đánh giá, nhận xét: Dựa vào sự kiện LS xem xét ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau từ đó đưa ra kết luận.

+ Rút ra bài học, liên hệ thực tế: căn cứ vào nguyên nhân thành công, thất bại, tìm điều phù hợp, loại bỏ những gì không phù hợp, những gì có giá trị mãi mãi, những gì chỉ phù hợp trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Sau khi định hình cách thức làm bài chúng tôi yêu cầu HS viết ra các từ khóa của câu trả lời và tiến hành phân chia các ý trả lời theo từng cấp độ: ý khái quát, ý cụ thể… tùy thuộc vào câu hỏi, bài tập và thời gian cho phép… Một điểm lưu ý chúng tôi hướng dẫn HS khi học và làm bài là mặc dù hiện nay hình thức kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm khách quan. Song đối với học sinh giỏi chúng tôi nhận thấy để các em làm tốt được cả hai hình thức kiểm tra đó thì việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài tự luận vẫn là yếu tố quyết định bởi vì khi làm bài tự luận HS phải thực hiện rất nhiều thao tác, kỹ năng phức tạp nhưng lại đòi hỏi độ chính xác cao do đó nếu làm tốt bài tập tự luận HS sẽ làm tốt bài trắc nghiệm.

Các biện pháp bồi dưỡng trên được chúng tôi cụ thể hóa thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập và các bài kiểm tra:

Với hình thức trắc nghiệm, chúng tôi kết hợp giữa việc sưu tầm đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề tự xây dựng:

Ví dụ 1: Đề kiểm tra học kì II. Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách

quan.

Câu 1. Trong đông - xuân 1953-1954, ta thực hiện nhiệm vụ chính là

A. giải phóng đất đai.

B. buộc địch phải kết thúc chiến tranh xâm lược.

C. làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava.

D. tiêu diệt địch.

Câu 2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ tổ chức quyên góp tiền gạo, áo quần, thuốc men nhằm

A. giải quyết nạn đói.

B. ủng hộ nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

C. ủng hộ nhân dân Hà Nội kháng chiến.

D. nhằm giải quyết khó khăn về tài chính.

Câu 3. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển

A. kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. đất nước theo cơ chế thị trường.

D. chính sách mở cửa với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Tháng 5/1945, thực hiện nghị quyết của Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là

A. Trung đội Cứu quốc quân III.

B. Đội du kích Bắc Sơn.

C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

D. Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 5. Hội đồng quản thác là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây?

A. Hội đồng tương trợ kinh tế.

B. Tổ chức ASEAN.

C. Liên hợp quốc.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 6. Quốc gia không tham gia Hội nghị Ianta tháng 2/1945 là

A. Anh.

B. Pháp.

C. Liên Xô.

D. Mĩ.

Câu 7. Trong giai đoạn 1936 - 1939, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta nhằm mục tiêu chủ yếu là

A. tiêu diệt lực lượng của địch.

B. đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí