Bên cạnh đó, các chính sách vĩ mô, điều kiện hiệu lực thi hành, biện pháp quản lý trực tiếp... được thể hiện thông qua hệ thống văn bản pháp quy sẽ là văn bản hướng dẫn thi hành trực tiếp từ phía Nhà nước giúp các doanh nghiệp hoàn thiện chiến lược hoạt động của mình.
IV/ KINH NGHIỆM VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
1/ Phát triển hoạt động logistics ở Trung Quốc
Từ lâu Trung quốc được đánh giá là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh ( trung bình 9,5%/năm). GDP năm 2006 là 20.940,7 tỉ NDT. Đến nay Trung Quốc đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công nghiệp hiện đại cũng như phát triển nhanh chóng, bền vững ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại. Năm 2005 Trung Quốc đã đứng thứ ba thế giới về thương mại. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc không ngừng gia tăng ( thặng dư thương mại năm 2006 là 177,5 tỉ USD), vốn đầu tư trực tiếp nước ( FDI) ngoài ồ ạt chảy vào ( FDI năm 2006 đạt 63 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2005), đồng thời dịch vụ du lịch cũng đã thu hút được một số lượng lớn du khách nước ngoài… Đóng góp vào sự tăng trưởng thương mại, xuất nhập khẩu của Trung Quốc còn có sự phát triển của hoạt động logistics.
Cũng như các nước trong cùng khu vực, hoạt động logistics còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Mặc dù xuất hiện từ trước thập niên 80, nhưng hoạt động logistics chỉ thực sự được áp dụng rộng rãi và phát triển ở Trung Quốc vào đầu những năm 2000, song do sự học hỏi các quốc gia đi trước, cùng với những nhận định đúng hướng của các nhà hoạch định chính sách đã khiến ngành logistics Trung Quốc gặt hái được những thành tựu to lớn.
Theo Hội đồng cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, trong kế hoạch năm năm lần thứ 10, logistics đã đóng góp cho xã hội 158,7 nghìn tỉ NDT tăng 1,4 lần so với kế hoạch năm năm lần thứ 9, giảm chi phí cho nền
kinh tế quốc dân từ 19,4% năm 2000 xuống 18,3% năm 2006, tổng giá trị gia tăng đạt 1,4 nghìn NDT tăng 12,7% so với năm 2005. [9].
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vận tải bằng đường biển ở đây cũng diễn ra vô cùng sôi động với tốc độ tăng trung bình 10% mỗi năm. Kéo theo sản lượng hàng hóa qua các cảng biển Trung Quốc đạt từ 4 tỉ tấn hàng năm 2004 đến 4,6 tỉ tấn năm 2005 và xấp xỉ 5 tỉ tấn trong năm 2006. Còn sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng container đạt 63,5 triệu tấn, tăng 28% so với năm 2005. [10]. Và từ khi kế hoạch đầu tư xây dựng cảng nước sâu 15 mét gần cửa sông Hồng Hà được hoàn thành, các tàu container thế hệ 5 hoặc 6 có thể cập cảng và nâng năng lực bốc xếp từ 5,61 triệu TEUs ( đơn vị tương đương Container 20 feet) năm 2000 lên 10 triệu TEUs năm 2006 và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 200 triệu TEUs mỗi năm ( riêng cảng Yangshang lớn nhất Trung Quốc ở Thượng Hải sẽ đạt mức 20 triệu TEUs/năm).
Có được thành tựu như ngày hôm nay, đó là sự nỗ lực từ chính bản thân các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cũng như sự ủng hộ từ phía Chính phủ. Ngay từ những ngày đầu mới triển khai dịch vụ logistics, Hội đồng kinh tế thương mại quốc gia Trung Quốc cùng năm bộ ngành đã thống nhất cho ra đời tài liệu hướng dẫn phát triển logistics hiện đại. Kể từ đó đến nay đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều tổ chức tham gia soạn thảo, nhiều văn bản quan trọng ra đời nhằm phát triển ngành logistics ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển của hoạt động logstics, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường vận chuyển khí ga, cảng biển, hệ thống thông tin liên lạc… đặc biệt là quy hoạch xây dựng những khu công nghiệp, các công viên và trung tâm logistics chuyên nghiệp phù hợp với logistics hiện đại của thế giới. Chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch 15 năm cho ngành giao thông: theo đó khả năng bốc xếp của cảng ở nước này sẽ đạt 6,4 tỉ tấn và 200 triệu TEUs vào năm 2020. Ngoài ra, 90% cảng biển sẽ được tự động hóa. Hệ thống
đường cao tốc đạt 3 triệu km trong đó có hệ thống đường siêu cao tốc dài 85000 km. Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn để vận chuyển hành khách và hàng hóa từ thành phố về nông thôn.
Chính phủ Trung Quốc còn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các doanh nghiệp làm logistics phát triển. Giờ đây việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới Hồng Kông sẽ được thực hiện dễ dàng hơn nhờ việc chính quyền vừa thông qua việc cấp giấy phép mới đường bộ đa biên giới thay vì cấp nhiều lọai giấy phép đơn lẻ như trước kia mà tiền chi trả cho việc cấp phép vẫn sẽ được giữ nguyên ở mức 456$ Hồng Kông/năm.
Bên cạnh sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến đào tạo con người cho ngành logistics. Trước đây mới chỉ có một trường đại học đào tạo về chương trình logistics, đến nay con số này đã tăng lên 165 trường đại học, cao đẳng, ngoài ra còn nhiều trung tâm đào tạo khác.
Olympic 2008 được tổ chức tại Trung Quốc sẽ mang đến các điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thị trường logistics khu vực. Trong vòng 7 năm tới, Bắc Kinh sẽ đầu tư 12 tỉ USD để xây dựng một vài trung tâm logistics trong thành phố và ngoại ô và điều này sẽ nâng cao đáng kể cơ sở hạ tầng logistics của thành phố này.
2/ Hoạt động logistics tại Singapore
Khác với Trung Quốc có diện tích rộng lớn đứng thứ năm trên thế giới, Singapore là một quốc gia rất nhỏ bé ở Châu Á song đây lại là nước tiên phong ở Châu Á trong lĩnh vực logistics. Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của hoạt động logistics đối với ngành hàng hải – vốn là thế mạnh của đất nước, Chính phủ Singapore đã có chiến lược phát triển rất đúng đắn đối với dịch vụ logistics. Tại Singapore có Hiệp hội Logistics Singapore là cơ quan hỗ trợ phát triển logistics. Dịch vụ logistics ở Singapore được đánh giá là phát triển nhất khu vực với hàm lượng công nghệ cao và hiện đại được ứng dụng ở hầu hết các khâu trong hệ thống logistics. Hệ thống cảng biển ở
Singapore là nơi thu hút tàu thuyền qua lại nhiều nhất của Châu Á, là nơi trung chuyển của hơn 40 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết với hơn 700 cảng của trên 130 quốc gia. [11]. Sân bay quốc gia Singapore, Changi Airport nối kết với 151 thành phố thuộc 50 quốc gia với tần suất khai thác cao. Bên cạnh đó Singapore đã có chiến lược ứng dụng công nghệ cao vào dịch vụ logistics, đưa Singapore trở thành một trung tâm logistics điện tử hàng đầu thế giới. Bảng biểu dưới đây đưa ra những phân tích tổng quát nhất về đặc trưng dịch vụ logistics tại Singapore.
Bảng 2: Sơ lựơc phân tích SWOT về dịch vụ logistics tại Singapore
Điểm yếu | |
Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt Vị trí thuận lợi kết nối các trung tâm thương mại lớn của khu vực Hầu hết các công ty logistics lớn trên thế giới đề có trụ sở hoặc văn phòng tại Singapore Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ổn định. Lực lượng lao động đã được đào tạo tốt Hệ thống pháp luật và cơ chế thuế tốt Sự hậu thuẫn của Chính phủ qua hàng loạt các chính sách kinh tế song phương và đa phương | Giá cả dịch vụ còn cao so với mặt bằng thế giới Diện tích tự nhiên và thị trường nhỏ hẹp Dịch vụ còn đứt đoạn, quy mô chưa lớn, các công ty logistics toàn cầu còn hiếm Dịch vụ khách hàng chưa hiệu quả Thiếu các chuyên gia logistics có kinh nghiệm tại các doanh nghiệp Hoạt động marketing quảng bá Singapore như một trung tâm giao thông lớn của thế giới còn yếu Hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng còn yếu |
Cơ hội | Thách thức |
Tiềm năng và triển vọng phát triển dịch vụ logistics tại Châu á là | Sự cạnh tranh của các trung tâm vận tải và phân phối lớn của khu vực |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - 2
- Những Hoạt Động Logistics Trong Quá Trình Sản Xuất
- Hoạt Động Logistics Giúp Nâng Cao Tính Linh Hoạt Trong Hoạt Động Kinh Doanh
- Cơ Cấu Thành Phần Của Các Dngnvt Vn Rất Đa Dạng
- Sản Lượng Hàng Hóa Qua Cảng Đà Nẵng 6 Tháng Đầu Năm 2007
- Nguyên Nhân Của Tình Trạng Bất Cập Này
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
như Hồng Kông và Trung Quốc Sự đầu tư và quảng bá của các nước khác trong lĩnh vực logistics cũng đang tạo ra sức cạnh tranh lớn cho dịch vụ logistics tại Singapore. ùn tắc cảng rất dễ xảy ra khi kích cỡ của các phương tiện vận tải ngày càng lớn nhờ vào sự tiến bộ cảu các phương tiện vận tải |
Nguồn: International Enterprise Singapore Report, 2006
3/ Kinh nghiệm phát triển hoạt động logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam.
Qua mô hình phát triển hoạt động logistics của Trung Quốc và Singapore - hai quốc gia ở Châu Á có nhiều điều kiện phát triển giống Việt Nam, có thể rút ra những bài học có giá trị cho mục tiêu phát triển hoạt động logistics - một loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ tại các công ty giao nhận vận tải Việt Nam như sau:
Tăng cường nhận thức của nhà nước cũng như doanh nghiệp về tầm quan trọng cũng như tác dụng của việc áp dụng và phát triển của hoạt động logistics. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển logistics và kế hoạch thực hiện chiến lược của nhà nước và doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho logistics phát triển. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển ngành kinh doanh logictics.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM
I/ TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM.
1/ Lịch sử ra đời và phát triển của ngành giao nhận vận tải Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành giao nhận đã hình thành từ lâu. Ở miền Nam, trước ngày giải phóng đã có các công ty giao nhận, phần lớn làm công việc khai thác vận tải đường bộ, nhưng manh mún nhỏ bé, một số làm đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài. Ở miền Bắc, sau giải phóng 1954, các cơ sở đầu tiên của ngành đã được xây dựng. Ngày 13/3/1957 đại lý tàu biển của Việt Nam được thành lập.Tiếp đó là Cục vận tải giao nhận ngoại thương kiêm Tổng công ty vận tải ngoại thương được thành lập ngày 3/12/1959 ( tiền thân của công ty giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans). Các hoạt động giao nhận của các ngành đường bộ, đường sắt, đường sông và sau đó là đường hàng không cũng được ra đời đảm bảo nối liền nước ta với các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ). Sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước 4/ 1975, cùng với chính sách Nhà nước độc quyền ngoại thương, các tổ chức giao nhận ngoại thương được thống nhất vào một mối từ Bắc đến Nam thành Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Trong chế độ bao cấp, phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế, những người giao nhận chủ yếu lo giao hàng xuất, nhận hàng nhập tại các cảng của nước mình. Sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986), với cơ chế đổi mới, mọi hoạt động thương mại bung ra, ngành giao nhận vận tải do đó phát triển khá nhanh. Các hoạt động giao nhận mở rộng ra quốc tế. Hệ thống giao nhận chuyên ngành cũng như không chuyên ngành đã được phát triển và từng bước hoàn thiện với
nhiều hình thức hoạt động phong phú của các doanh nghiệp thuộc ngành như: Công ty giao nhận kho vận ngoại thương ( Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.), công ty vận tải và thuê tàu ( Vietfract), các cảng bến và sân bay…, các Hiệp Hội ( Hiệp Hội cảng biển Việt Nam, Hiệp Hội chủ tàu Việt Nam…, các công ty vận tải ( biển, sông, đường sắt, đường hàng không…)….
Tuy nhiên, có thể nói nghề giao nhận vận tải của nước ta còn khá non trẻ, còn rất nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp lên ngang tầm quốc tế, đưa công tác giao nhận vào nền nếp, phục vụ tốt xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại. [1].
Theo thống kê chưa đầy đủ ngành giao nhận, nước ta hiện nay bao gồm hơn 1000 doanh nghiệp lớn nhỏ, hoạt động rộng khắp trong cả nước. Trong đó, tiêu biểu là các công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans, công ty vận tải và thuê tàu Vietfracht, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines…. Đây là những công ty có bề dày hoạt động của ngành. Các đặc điểm hoạt động của công ty cũng là của toàn ngành.
Tóm lại, nhờ chính sách mở cửa, ra đời và phát triển nhanh chóng, ngành giao nhận vận tải đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước.
2/ Đặc điểm hoạt động của các DNGNVT Việt Nam.
2.1. Nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh của các DNGNVT VN
Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ( XNK), hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tư liệu, chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh.
Nhận ủy thác các dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước, thuê các phương tiện vận tải ( tàu biển, ô tô, máy bay, sà