Dịch Vụ Logistics Là Sự Phát Triển Tất Yếu Của Dịch Vụ Vận Tải Giao Nhận

hài hoà hoạt động của logistics với các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp cũng như với các doanh nghiệp khác và khách hàng. Điều quan trọng nhất là nhà quản trị logistics phải biết tới toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, phải bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, thị trường tiềm năng

Có thể nói mỗi quyết định của nhà quản trị logistics có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp, từ vấn đề chi phí đến lợi nhuận, từ nhà cung cấp đến khách hàng. Quản trị logistics là tâm điểm của mọi hoạt động logistics, mục tiêu của quản trị logistics là thiết lập nên các nguồn lực logistics trọn gói một cách hài hoà và thống nhất.

Ngoài bốn yếu tố chính là vận tải, marketing, phân phối và quản trị vừa nêu trên, logistics còn bao gồm các yếu tố khác như yếu tố kho bãi và nhà xưởng, yếu tố phụ tùng thay thế và sửa chữa, tài liệu kỹ thuật, thiết bị kiểm tra và hỗ trợ, nhân lực và đào tạo nhân lực. Tất cả các yếu tố này đều là các hoạt động hay các nguồn lực đầu vào cho hệ thống logistics. Các yếu tố này khi được liên kết trong một thể thống nhất và hài hoà thì sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra thành công. Còn nếu tách biệt độc lập các yếu tố thì sẽ dễ dàng khiến cho chuỗi logistics không đạt được sự tối ưu hoá như mong muốn. Như vậy nhà quản trị logistics phải nhận thức và thấy rõ những mối quan hệ ràng buộc này và hoạt động sao cho những tác động thực tế cũng như tiềm năng của mỗi yếu tố logistics trong chuỗi logistics không bị phủ nhận lẫn nhau.‌

II. Tổng quan về dịch vụ logistics

1. Khái niệm dịch vụ logistics

Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” không được định nghĩa, xem xét nhiều đến trong các văn bản tài liệu nước ngoài. Theo định nghĩa trong cuốn “The Management of Business Logistics” thì “dịch vụ logistics là một mô hình được xác định theo chuẩn quy định từ trước do các nhà vận tải cung cấp, mời gọi sử dụng và tính tiền cước giao nhận hàng

hóa”. Có thể hiểu một cách tổng quát về dịch vụ logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan tới nơi hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng.

Ở luật Thương mại Việt Nam 2005 khái niệm về logisitcs không được đề cập đến, mà chỉ đề cập đến dịch vụ logistics.

Theo Điều 233 - Luật Thương mại Việt Nam 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Định nghĩa trên của Luật Thương mại 2005 có nội dung khá rộng và chưa nêu được đặc trưng cơ bản của dịch vụ logistics, hay nói cách khác nội hàm của khái niệm chưa được làm rõ. Việc đưa ra nhiều thành phần “nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,...” có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và gây ra việc khó áp dụng trong thực tế nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa. Trên thực tế, trước khi Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài đã cung cấp toàn bộ các công việc mà Luật Thương mại 2005 nêu tại Điều 233. Do đó, khái niệm dịch vụ logistics xuất hiện và được sử dụng như hiện nay nhằm chỉ cho các doanh nghiệp nào có khả năng kết hợp lại là một đầu mối đứng ra cung cấp một chuỗi các dịch vụ liên hoàn nói trên. Xuất phát từ thực tế này, khái niệm dịch vụ logistics cần có những đặc trưng cơ bản về tính liên hoàn và công việc cơ bản. Dịch vụ logistics phải gắn với việc vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên nếu chỉ có vận chuyển hàng hoá mà đã được gọi là dịch vụ logistics thì chưa đủ. Phải làm rõ hơn nữa các công việc cơ bản của dịch vụ logistics.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nếu xét trong giao nhận vận tải, dịch vụ logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá, như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá đi các địa điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng ở trạng thái nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (Inventory level). Chính vì vậy khi nói tới logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics service provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá cũng như chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ qua hệ thống logistics nêu trên.

2. Phân loại dịch vụ logistics

Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 3

Theo Điều 4 của “Nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics” thì dịch vụ logistics có những loại sau:


Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.

- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa.

- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho,

hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

- Dịch vụ vận tải hàng hải.

- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa.

- Dịch vụ vận tải hàng không.

- Dịch vụ vận tải đường sắt.

- Dịch vụ vận tải đường bộ.

- Dịch vụ vận tải đường ống.

Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:

- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.

- Dịch vụ bưu chính.

- Dịch vụ thương mại bán buôn.

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng.

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

3. Vai trò của dịch vụ logistics

Trong xã hội mục đích của sản xuất là để phục vụ tiêu dùng. Nhưng ở thời đại hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Khoảng cách về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng xa dần và mở rộng dịch vụ logistics có tác dụng rất lớn với sản xuất, phân phối vật chất của xã hội. Vì vậy, vai trò của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế cũng như với doanh nghiệp là rất lớn.

Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10 - 13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15 - 20%. Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm. Điều này cho thấy chi phí cho logistics là rất lớn. Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Điều này góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối

Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. C. Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải”. Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10 -15% giá FOB, hay 8 - 9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông.

Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận

Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider). Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.

Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5 - 6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần sản xuất và gấp từ 1 - 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.

Dịch vụ logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế

Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu

về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế

Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.

Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (E-Logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.

4. Dịch vụ logistics là sự phát triển tất yếu của dịch vụ vận tải giao nhận

Dịch vụ logistics chính là sản phẩm của sự phát triển vận tải giao nhận ở trình độ cao. Cho đến nay, quá trình vận tải giao nhận có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Người kinh doanh vận tải giao nhận đứng ra thay mặt chủ hàng đảm nhận việc giao nhận vận chuyển hàng hoá, làm các thủ tục và tư vấn cho chủ hàng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong giao nhận và vận chuyển hàng. Ở đây người vận tải giao nhận là người đại lý của chủ hàng.

Giai đoạn 2: Người kinh doanh vận tải giao nhận đảm nhận việc giao nhận hàng hoá, làm tất cả các thủ tục có liên quan như là người đại lý của chủ hàng, nhưng người vận tải giao nhận còn đứng ra tiến hành việc gom hàng (Cargo Consolidation) với tư cách là người kinh doanh độc lập.

Giai đoạn 3: Người kinh doanh vận tải giao nhận đảm nhận việc vận chuyển hàng hoá từ điểm đầu đến điểm cuối. Họ đảm đương tất cả các dịch vụ của một số người vận tải và cung cấp dịch vụ. Người kinh doanh vận tải giao nhận cũng đảm nhận việc thông quan cho hàng hoá và thương thảo với cảng với tư cách là một người ký hợp đồng độc lập với cảng để thực hiện một số công việc cần thiết. Lúc này người kinh doanh vận tải giao nhận không còn hành động như là một người đại lý thay mặt chủ hàng nữa mà là người đứng ra cung cấp các dịch vụ cho chủ hàng. Họ đã trở thành một người chủ trong dây chuyền vận tải với tư cách là một bên chính, phát hành chứng từ vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chở cho tới khi giao hàng xong cho người nhận hàng, kể cả việc chậm giao ở nơi đến.

Giai đoạn 4: Hiện này người kinh doanh vận tải giao nhận đang tiến hành công việc của mình vượt ra ngoài khuôn khổ của vận tải đa phương thức, đó là cung cấp dịch vụ logistics và quản lý dây chuyền cung ứng.

Qua các giai đoạn phát triển của nghề kinh doanh vận tải giao nhận, những khái niệm mới, thuật ngữ mới đã ra đời để phản ánh đầy đủ và chính xác nội dung công việc của người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận. Người kinh doanh vận tải giao nhận ngày nay không còn làm những công việc

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí