Những Hoạt Động Logistics Trong Quá Trình Sản Xuất


phẩm tới tay người tiêu dùng, và luôn luôn phải đảm bảo sự ổn định và tính liên tục của các luồng vận chuyển.

Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung ứng ( Supply Chain Management) các hoạt động của giai đoạn này là sự tiếp nối các hoạt động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với các dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như cung cấp chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra

Qua các giai đoạn phát triển, các hoạt động logistics ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ logistics chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc liên quan đến nguyên liệu đầu vào cơ bản như: làm thủ tục thông quan, vận tải, bảo quản, định mức tồn khocho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho ( Door to Door) đúng nơi đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng. Ngày nay yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra

Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn là hoạt động riêng lẻ, đơn thuần như trước mà được phát triển ở mức độ cao với việc tích hợp hàng loạt các hoạt động từ giao nhận đến vận tải hàng hóa. Các hoạt động này chính là các yếu tố nền tảng tạo nên dây chuyền logistics hoàn chỉnh và được gọi chung là các hoạt động logistics.

Để hiểu khái quát hơn, ta chia chuỗi dịch vụ logistics thành ba hoạt động chính như sau :

Xác định và quản lý các nhà cung cấp , quá trình làm thủ tục, đặt hàng và phân phối vật chất ( nguyên vật liệu hoặc dịch vụ) từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất.


Bảo quản nguyên vật liệu, quản lý hàng hóa, dịch vụ tồn kho trong suốt cũng như ngoài quá trình sản xuất.

Vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hoạt động logistics thông thường ( forward logistics - xuất phát từ đầu vào của nguyên vật liệu và kết thúc khi hàng hóa được phân phát tới người tiêu dùng cuối cùng), mà chưa phản ánh được những hoạt động logistics đảo ngược. [8] ( reverse logistics - là hoạt động lên kế hoạch và quản lý dòng hàng hóa từ phía khách hàng trả lại người bán, trở thành hàng tồn kho, hoặc hàng hóa trả lại nhà sản xuất vì bất cứ lí do gì và đòi bồi hoàn, hoặc cũng có thể là dòng hàng hóa được mang bán lại trên thị trường thứ cấp).


Các hoạt động này sẽ được minh họa qua sơ đồ 1.

Sản xuất

Quá trình sản xuất

Hỗ trợ Logistics công nghiệp

Sơ đồ 1: Những hoạt động logistics trong quá trình sản xuất


Kho hàng 1

Nơi sản xuất

Kho hàng 3

Nơi sản xuất

Kho hàng 4

Nơi sản xuất

Kho hàng 2

Nơi sản xuất

Nhà cung cấp 1




Nhà cung cấp 2




Nhà cung cấp 3




Nhà cung cấp 4



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - 3



Cung cấp vật chất

Dự đoán nhu cầu

Đặt hàng

Thủ tục

Quản lý kho hàng

Vận chuyển

Luồng thông tin


Sản xuất

Kế hoạch sản xuất

Thu mua nguyên vật liệu

Quản lý nguyên vật liệu

Quản lý kho hàng

Đóng gói/ vận chuyển

Luồng thông tin


Phân phối vật chất

Dự đoán nhu cầu

Đặt hàng

Quản lý kho hàng

Vận chuyển

Dịch vụ khách hàng

Luồng thông tin


Nguồn: Benjamin S. Blanchard (2006,sixth edition), Logistics Engineering and Management, NXB:Pearson Education International, - 5-.

3/ Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải

3.1. Doanh nghiệp giao nhận vận tải

Doanh nghiệp giao nhận vận tải ( viết tắt là DNGNVT) là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa trong xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp giao nhận chính là các dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hóa) mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò là người giao nhận.

Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận vận tải là thực hiện chức năng của một tổ chức giao nhận vận tải. Cụ thể là: nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ ủy thác có liên quan đến giao nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác ( các khách hàng) với mục tiêu là hoàn thành đúng yêu cầu của khách hàng và thu được hiệu quả cao nhất, lâu dài, bền vững.

Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, sự vận động của hàng hóa từ sản xuất đến người tiêu dùng trở nên phức tạp, nhu cầu về dịch vụ logistics ngày càng tăng và việc cung cấp các dịch vụ vận tải truyền thống chỉ với khovậnđơn thuần trở nên lạc hậu. Nhiệm vụ tất yếu của các doanh nghiệp giao nhận vận tải là phải cải tiến dịch vụ của mình hướng tới cung cấp một chuỗi dịch vụ được tổ chức, liên kết chặt chẽ với nhau trong toàn bộ quá trình lưu chuyển của hàng hóa. Nên, các doanh nghiệp giao nhận vận tải ngày càng


có xu hướng trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics ( Logistics service provider).

3.2. Điều kiện hoạt động logistics thuận lợi của các DNGNVT

Các doanh nghiệp giao nhận vận tải luôn được hội tụ các nhân tố thuận lợi để có thể phát triển hoạt động logistics. Bởi vì, vận tải giao nhận chỉ là một trong số các hoạt động của dây chuyền logistics nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của dịch vụ này ( chiếm khoảng 1/3 chi phí logistics). Muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư phương tiện, kho bãihết sức tốn kém. Trong khi đó, các doanh nghiệp giao nhận vận tải đã có sẵn cơ sở vật chất đó, nên khi chuyển sang kinh doanh dịch vụ logistics họ sẽ thuận lợi hơn các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác vì chỉ phải bỏ vốn đầu tư ban đầu ít hơn. Mặt khác các doanh nghiệp giao nhận vận tải cũng là những người đã từng thực hiện việc phân phối các hoạt động của nhiều đối tác trong chuỗi vận tải làm cho hoạt động thông suốt tại các điểm trung chuyển. Việc gom hàng cũng nằm trong chức năng của các doanh nghiệp này. Và cuối cùng, với chức năng vận tải các công ty giao nhận còn thực hiện thêm các nhiệm vụ thương mại khác như giao dịch tài khoản với khách hàng liên quan đến việc thanh toán các dịch vụ vận tải.

3.3. Nội dung hoạt động logistics tại các DNGNVT

Nội dung hoạt động logistics được triển khai tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải khá đa dạng, với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là trong lĩnh vực hàng hải ( chiếm từ 80 – 85%) và phổ biến nhất là đại lý tàu biển và đại lý vận tải biển. Ngoài ra hoạt động logistics còn hoạt động trên các lĩnh vực khác như: hàng không, đường sắt, đường ô tô tạo nên một mô hình vận tải đa dạng và phong phú trong lưu chuyển hàng hóa. Chuỗi hoạt động logistics hiện đang được áp dụng với một số loại hình dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu;


dịch vụ phân phối hàng; dịch vụ đóng gói và dán nhãn mác; dịch vụ gom hàng lẻ; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý; dịch vụ vận tải đa phương thức.

Trên thị trường thế giới ngày nay hầu hết các công ty logistics chuyên nghiệp đều hoạt động theo mô hình logistics hiện đại với rất nhiều dịch vụ được cung cấp và cho giá trị gia tăng cao. Chuỗi dịch vụ đó bao gồm:

Giao nhận hàng không ( từ cửa tới cửa) – Air Freight Forwarding ( D2D).

Giao nhận hàng hải ( từ cửa tới cửa) – Ocean Freight Forwarding ( D2D).

Quản lý hàng hoá/ nhà vận tải – Freihgt/ Carrier Management.

Gom hàng nhanh tại kho – Consolidation/ Cross docking.

Quản lý đơn hàng – PO Management.

Quản lý và theo dõi cam kết của nhà cung cấp – Vendor Management/ Compliance.

Dịch vụ kho bãi giá trị gia tăng – Value – added Warehousing.

Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển – Multi – country Consolidation.

Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá - QA and QI Programs.

Dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất kịp thời hạn – Production Compliance.

Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng – Data Management/ EDI clearing house.

Dịch vụ quét và in mã vạch – Barcode scanning and Label Production.

Dịch vụ thu kiểm và chuyển chứng từ – Documentation

Dịch vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động logistics – Global logistics Procedures.

Dịch vụ container treo ( dành cho hàng may mặc) – GOH and Hanger Pack Service.

Dịch vụ phân phối hàng – Deconsolidation.


Dịch vụ NVOCC – NVOCC Operations.

Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng thông qua mạng Internet – Systemwide Track and Trace/ Web – base Visibility

Dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu, khai báo AMS, hỗ trợ áp dụng C-TPAT ( Custom – Trade Partner against Terrorism. Đây là chương trình của Hải quan Mỹ nhằm áp dụng cho các đối tác kinh doanh chống khủng bố) – Custom Brokerage and Licensing – Import/ Export/ AMS/ C-TPAT.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ tư. Đây là mô hình dịch vụ logistics rất mới giúp cho các hãng logistics gia tăng dịch vụ giá trị gia tăng cho mình – 4PLs Service.

Thị trường thế giới ngày càng khẳng định vai trò của logistics trong việc tích lũy ngoại tệ và đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Đồng thời ghi nhận các công ty có tầm cỡ như: APL logistics, Maersk logistics, Frizt Forwardingđã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của dịch vụ logistics toàn cầu. Hoạt động logistics tại các công ty này là đại diện cho một chuỗi logistics hiện đại, một dây chuyền cung ứng hoàn chỉnh, từ điểm đầu đến điểm cuối.‌

II/ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI

1/ Vị trí của hoạt động logistics tại các DNGNVT

Phát triển các doanh nghiệp giao nhận vận tải trên cơ sở hoàn thiện chuỗi hoạt động logistics là tiền đề quan trọng để phát triển tổng thể ngành giao nhận.

Ngày nay, phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải chính là chiếc chìa khóa vàng giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của mình. Vận hành và quản lý hiệu quả dây chuyền hoạt động logistics mang lại sự tiết kiệm về thời gian và giảm đến mức thấp nhất chi


phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm ( Inventory Costs), làm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, thu lợi nhuận tối ưu. Hoạt động giao nhận vận tải trong chuỗi dịch vụ logistics sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất khẩu giữa các quốc gia, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, cân đối.

Đặc biệt đối với nước ta, có đặc điểm địa hình trải dài theo hình chữ S, nên việc bố trí vị trí địa lý của cơ sở vật chất để hoạt động logistics như các cảng biển, cảng hàng không, các kho bãi tập kết hàng có tác động quan trọng, trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của các khu vực, các khu công ghiệp, khu chế xuất, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các miền, vùng trong nước và quốc tế.

Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải mang lại nguồn thu lớn về lợi nhuận cho mỗi quốc gia và khu vực. Bởi vì bất cứ một doanh nghiệp nào khi áp dụng chuỗi logistics hoàn thiện sẽ mang lại mức lợi nhuận cao gấp 12 lần những doanh nghiệp không áp dụng hoặc áp dụng chuỗi hoạt động này ở tình trạng manh mún, lẻ tẻ. Theo cuộc thăm dò ý kiến do hãng nghiên cứu thị trường Meta Group tiến hành với sự tham gia của 63 công ty nổi tiếng trên thế giới cũng đã đưa ra những con số khá chính xác về chi phí trung bình cho hoạt động logistics hàng năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khoảng 11 triệu USD, nhưng nếu các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng logistics tổng thể và hoàn thiện thì mức chi phí này sẽ giảm được khoảng 1,2 triệu USD mỗi năm.

Như vậy, phát triển hoạt động logistcs tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải chính là phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện biện pháp quản lý, là mắt xích trọng yếu và tiền đề cho sự phát triển các doanh nghiệp giao nhận, ngành giao nhận và kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia.

2/ Vai trò của hoạt động logistics tại các DNGNVT


Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng đòi hỏi hoạt động vận tải giao nhận phải được phát triển ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Sự ra đời và áp dụng logistics chính là sự hoàn thiện của chuỗi hoạt động này. Và hoạt động logistics hiện nay đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải.

2.1. Hoạt động logistics giảm tối đa chi phí và tăng cường chất lượng dịch vụ.

Việc ứng dụng hoạt động logistics trong kinh doanh vận tải giao nhận sẽ giảm được rất nhiều chi phí. Bởi lẽ khi áp dụng logistics, người kinh doanh vận tải giao nhận đảm bảo các điều kiện về: cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, hệ thống kho bãiđặc biệt có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tất cả các điều kiện trên đã tạo thành một hoạt động khép kín, bắt đầu kể từ khi nhận hàng để chở cho tới khi hàng hóa được giao xong cho người nhận ở nơi đến. Logistics đã giúp người kinh doanh vận tải giao nhận tập hợp các kế hoạch riêng lẻ của các cung đoạn, các phần việc trong dòng lưu chuyển của hàng hóa, nguyên vật liệu thành một kế hoạch thống nhất, phối hợp tất cả các hành động riêng lẻ, phân tánthành một hành động thống nhất nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã được vạch ra trên toàn bộ hành trình của hàng hóa. Đảm bảo vận chuyển và giao hàng đúng thời gian, đúng địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.

Áp dụng logistics đã tạo ra sự thống nhất trong hành động nhằm thực hiện một kế hoạch chung đã được định sẵn cho nên tất cả chi phí trong kinh doanh vận tải giao nhận đã giảm đi rất nhiều như phí lưu kho lưu bãi ở các điểm đầu, điểm cuối của hành trình giao nhận vận chuyển đặc biệt là ở các điểm chuyển tải, hạn chế được các nhược điểm của các phương thức vận tải tham gia cũng như phát huy được những ưu điểm của chúng, giảm được thời gian giao nhận vận chuyển, tăng nhanh thời gian giao hàng.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí