Hệ Thống Thông Tin Phục Vụ Cho Hoạt Động Logistics Tại Cảng Vict

- Bãi Container – CY (Container Yard): là nơi tiến hành giao nhận và bảo quản container có hàng và container rỗng.

- Kho hàng lẻ - CFS (Container Freight Station): là nơi giao nhận và phục vụ hàng lẻ chuyên chở bằng container. Tại đây, người ta tiến hành nhận hàng lẻ để đóng vào container hay dỡ hàng lẻ ra khỏi container để giao cho người nhận.

- Kho ngoại quan: là nơi chứa và bảo quản hàng hoá khi thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu chưa hoàn tất hoặc hàng hoá quá cảng, hàng tạm nhập tái xuất…

- Các loại kho khác, gồm: kho chứa hàng thông thường, kho chuyên dụng…

Dịch vụ đại lý

Hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải giao nhận Việt Nam là đại lý cho các hãng tàu, hàng vận tải giao nhận và Logistics quốc tế như Vinatrans là đại lý cho GeoLogistics, Burlington Express; Safi là đại lý cho các hãng MSAS, TWT transworld; Vosa làm đại lý cho Jet Dispatch; Vietfracht là đại lý cho SCAC…

Vận tải đa phương thức

Trong khi các doanh nghiệp Logistics điển hình đầu tư phát triển vận tải đa phương thức - cốt lõi trong chuỗi logistics thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn triển khai rất hạn chế dịch vụ này. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai vận tải đa phương thức như Vietfracht, Vietrans, Transimex, Viconship… nhưng mức độ áp dụng của các doanh nghiệp này vẫn còn thấp và mới chỉ thực hiện một công đoạn nào đó của quy trình vận tải đa phương thức như công đoạn thuê phương tiện vận tải, giao nhận hàng hoá nội địa… Các công ty chủ yếu làm đại lý cho các hãng vận tải đa phương thức nước ngoài về một số nghiệp vụ như thủ tục giao nhận hàng ở cảng, ở sân bay, giao hàng cho chủ hàng ở điểm nhận hay sử dụng vận đơn, chứng từ vận tài đa phương thức của các hãng đó để thực hiện việc gom hàng và chở hàng tới các cảng, ga trung gian… Các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ tham gia vào vận tải đa phương thức với tư cách là đại lý giao nhận hoặc thực hiện công đoạn vận chuyển nội địa hoặc chở quá cảnh cho nước láng giềng còn người trực tiếp ký kết các hợp đồng này với chủ hàng lại là hãng vận tải nước ngoài hay nhà cung cấp vận tải đa phương thức thực sự.

Dịch vụ Logistics

Một số đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam đã bắt đầu tham gia cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói như công ty cổ phần TRACO (Transport Agency Company). Hiện nay, công ty đã làm dịch vụ logistics một số mặt hàng lớn như: sắt thép, phân bón, sản phẩm hoá dầu… Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics, vận tải giao nhận của Việt Nam ở mức kém, thể hiện qua hai mặt chính là chất lượng dịch vụ logistics và giá cả dịch vụ logistics.

- Về chất lượng dịch vụ: các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ làm công đoạn riêng lẻ hay làm dịch vụ vệ tinh cho các doanh nghiệp nước ngoài. Các dịch vụ ít đa dạng và chưa tạo được sự tin cậy nơi khách hàng về chính xác thời gian, địa điểm, an toàn hàng hoá và sự thuận tiện. Ở Việt Nam, khách hàng của dịch vụ logistics thường là những công ty đa quốc gia, có xu hướng trao trọn gói cho các công ty logistics thiết ké và cung cấp toàn bộ dây chuyền cung ứng nguyên vật liệu và phân phối hàng hoá cho công ty của họ. Các công ty này đôi khi không coi trọng giá cả từng dịch vụ riêng lẻ, nếu cả dây chuyền logistics có thể làm giảm chi phí thì họ sẵn sàng chấp thuận. Các công ty này thường có thể bỏ ra nhiều tiền cho việc chuyên chở và phân phối, chấp nhận giá cước cao nhưng dịch vụ phải tốt.

- Về giá cả dịch vụ logistics: Giá của cách dịch vụ mà các công ty Việt Nam đang cung cấp thì không cao so với khu vực nhưng bị phát sinh thêm chi phí do tham nhũng, lãng phí thời gian, công sức… Giá một số dịch vụ rất cao do thuộc độc quyền của một số doanh nghiệp lớn, hoặc của Nhà nước trong một số lĩnh vực như kho bãi, phương tiện…

2.2. Các công ty liên doanh


Một số công ty liên doanh với nước ngoài với số vốn góp tối đa của phía nước ngoài là 51% như Dragon Logistics là liên doanh của Vinafco Việt Nam với đối tác Nhật, Logitem là liên doanh giữa đoàn xe 14 của Việt Nam với công ty Logistics International của Nhật, cảng VICT là liên doanh giữa Watco Việt Nam với Mitorient của Singapore… là những công ty liên doanh điển hình đang triển khai cung cấp dịch vụ logistics.

Cảng VICT

Cảng VICT là cảng Logistics đầu tiên ở Việt Nam và được đánh giá là một trong những cảng hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á, trực thuộc quản lý và khai thác của Công ty liên doanh phát triển tiếp vận số 1. Công nghệ thông tin là một thế mạnh của VICT với hệ thống MAPS và máy chủ IBM, nối các bộ phận:

Cơ sở dữ liệu tàu biển (Vessel Database)

Khai thác tàu biển (Vessel Operation)

Khai thác cổng bãi (Gate Operation)

Bãi container hàng nguyên (Yard Operation/Container Yard)

Bộ phận làm báo cáo (Report Management)

Hệ thống xuất vận đơn (Container Billing System)

Dịch vụ thông tin (Information Service)

Kho hàng lẻ (CFS)

Hệ thống MAPS cung cấp thông tin về tình trạng container, số container, số niêm phong…; tình trạng hàng hoá; giúp đảm bảo tính ổn định và lịch trình của tàu và kết nối máy chủ với bãi xếp dỡ. Theo thực tế thì hệ thống MAPS đã góp phần rút ngắn 50% thời gian tàu chờ ra vào cảng, giúp cho quá trình giao nhận, phân phối hàng hoá diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó, góp phần giảm chi phí. MAPS còn có khả năng lập sơ đồ xếp container lên tàu tối ưu, đảm bảo an toàn, và cân bằng trọng tải… Tính chính xác, truyền tải thông tin nhanh và giao dịch điện tử đã giúp tiết kiệm chi phí [49].

Sắp tới, VICT lên kế hoạch xây dựng mạng thông tin tích hợp của FLDC để kết nối các chủ thể tham gia vào chuỗi Logistics trao đổi, cập nhật thông tin và quản lý chuỗi hiệu quả, kịp thời:


Biểu đồ 1: Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động logistics tại cảng VICT




Trung tâm thông tin Cảng

Hãng tàu vận tải

Công ty vận tải đường bộ

Hải quan

Ngân hàng

Người gửi/nhận hàng

Công ty giao nhận


Nguồn: Website của Cảng container quốc tế Việt Nam (VICT)

Công ty tiếp vận tải Thăng Long (Dragon Logistics)

Công ty tiếp vận tải Thăng Long là liên doanh giữa công ty VINAFCO và Sumitomo, Suzuyo, Công ty điện tử Hanel; chủ yếu cung cấp dịch vụ logistics trong vận tải cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty đã trở thành địa chỉ cung cấp chuỗi Logistics uy tín cho các công ty nước ngoài nổi tiếng thế giới như Toyota, Ajinomoto, Nestle… Công ty đã liên tục phát triển hoàn thiện dịch vụ logistics và trở thành số ít các công ty ở Việt Nam hoạt động dịch vụ logistics hiệu quả. Năm 1998, Dragon Logistics đã đầu tư vào 2 trung tâm logistics tại Hà Nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh với tổng diện tích kho hàng lên tới 40.000 m2 và sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phần mềm quản lý kho tiên tiến [48]. Công ty cũng triển khai cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, mở rộng dịch vụ chuyển tải và quá cảnh dọch hành lang Đông –Tây, hành lang Bắc – Nam, và làm các thủ tục hải quan tại các cửa khẩu trên cả nước.

2.3. Các doanh nghiệp nước ngoài


Với thị trường tiềm năng, hứa hẹn lợi nhuận hàng tỷ đôla, dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thực tế họ đang kinh doanh khá sôi động tại Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại

nước ta và đang cung cấp dịch vụ logistics cho gần 90% khối lượng hàng xuất khẩu (từ hàng rời như phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu, quặng, than đá…) và 100% khối lượng hàng công trình. Hiện nay, đã có Maersk Logistics là công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo lộ trình thực hiện của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EU. Còn lại phần lớn là các văn phòng đại diện của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực vận tải, logistics như APL Logistics, NYK Logistics… Theo cam kết gia nhập WTO, kể từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường dịch vụ logistic, cho phép các công ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng. Do vậy, trong thời gian tới, rất nhiều công ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽ được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp logistics, vận tải giao nhận nước ngoài hiện nay chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các cảng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Các doanh nghiệp này có mạng lưới hoạt động rộng, thành lập các chi nhánh từ Bắc vào Nam. Nhưng mạng lưới của các công ty nước ngoài mới chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, chưa đủ khả năng mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài.

Bảng 13: Các doanh nghiệp logistics nước ngoài thuộc các loại hình khác nhau có hoạt động phổ biến tại Việt Nam (năm 2007)


Công ty giao nhận

Nhà cung cấp dịch vụ logistics

Nhà tích hợp dịch vụ logistics

Kuehne & Nagel Schenker Panalpina Expeditors Intl

EGL

Excel(DHL) DHL

UPS TNT

APL Logistics Maersk Logistics NYK Logistics MOL Logistics

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS) - 8

Nguồn: supplychainbrain.com


Phần lớn các công ty Logistics nước ngoài tại Việt Nam hiện chỉ đầu tư văn phòng, hệ thống thông tin và quản lý, nhân lực, các thiết bị chuyên dụng tại Việt Nam, sau đó, họ đi thuê lại các công ty Việt Nam – các doanh nghiệp vệ tinh - thực hiện các dịch vụ vận tải nội địa, kho bãi, cảng, hải quan, đóng gói, dán nhãn, kiểm đếm… Ví dụ: APL Logistics thuê kho của Vietfract, Viconship, ICD Sông Than

(Bình Dương)…; NYK Logistics thuê lại kho của Northern Freight tại Hải Phòng; APL Logistics kí các hợp đồng vận tải với các hãng tàu biển như Maersk Line, MOL, Yangming, Evergreen… hay các hãng hàng không để thực hiện khâu chuyên chở bằng đường biển hoặc đường hàng không. APL Logistics còn ký kết hợp đồng với các công ty giao nhận như Viconship để thực hiện các dịch vụ giao nhận hàng hoá, khai hải quan…; ký kết hợp đồng với cảng để thực hiện công đoạn đóng hàng, xếp dỡ, chuyển tải, kiểm đếm… Các dịch vụ của các công ty Việt Nam đều phải đạt yêu cầu chuẩn về chất lượng và được thực hiện dưới sự giám sát của các doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Bảng 14: Các loại hình dịch vụ được cung cấp bởi các công ty nước ngoài



Công ty

Logistis nội địa

Kho vận

Quản lý tồn kho

Đóng

gói - Lắp ráp

Trung

tâm phân phối

Marketing

- Dịch vụ khách hàng

Dịch

vụ tại chỗ

Trực

tiếp đến kho

Maersk

Logistics

APL

Logistics

MOL

Logistics





NYK

Logistics



Schenker

DHL/Excel

UPS


Expeditors


TNT

Logistics




Nguồn: Tổng hợp từ các trang web của các công ty


3. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về logistics


Đứng trước thực trạng yếu kém của hoạt động giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các phương thức hoạt động mới, hiện đại là một nhu cầu cấp bách. Nhận thấy được lợi ích do hoạt động logistics đem lại cho lĩnh vực vận tải giao nhận là rất lớn nên trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã dần xuất hiện loại hình dịch vụ này. Theo số liệu điều tra năm 2006, có trên 95% số doanh nghiệp giao

nhận - vận tải Việt Nam đã biết đến hoạt động logistics [53]. Theo nhận thức của các công ty này, hoạt động logistics là dịch vụ hậu cần nhằm phục vụ cho vận tải. Đó là hoạt động nhằm đưa hàng hoá từ “cửa tới cửa", tức là từ lúc nhận hàng của chủ hàng, làm các thủ tục hải quan, giao nhận, vận chuyển... nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên cũng có doanh nghiệp còn coi hoạt động logistics chỉ đơn giản là hoạt động kho vận, hay cũng có công ty đưa ra định nghĩa về hoạt động logistics gần giống như vận tải đa phương thức. Đây là những nhận thức tương đối sai lầm về logistics, tuy nhiên rất đáng mừng là số này không nhiều, chỉ chiếm gần 5% tổng số doanh nghiệp được khảo sát.

Nhìn chung, các công ty đều đánh giá cao vai trò của logistics trong hoạt động giao nhận vận tải, đặc biệt là trong vận tải biển: có 78% số doanh nghiệp cho rằng hoạt động này là rất quan trọng, số doanh nghiệp có ý kiến rằng hoạt động này ít quan trọng chỉ chiếm 11% và không có doanh nghiệp nào bác bỏ vị trí của hoạt động logistics trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải. Tại sao việc ứng dụng logistics trong vận tải, đặc biệt là vận tải đường biển lại được đánh giá quan trọng như vậy? Đó là vì những lợi ích do hoạt động này đem lại cho các doanh nghiệp là rất thiết thực và to lớn. Logistics giúp xâu chuỗi các khâu trong hoạt động vận tải giao nhận để tạo thành một quá trình liền mạch. Nó cũng giúp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải, góp phần giảm đáng kể chi phí đầu vào, có tác động lớn tới thế mạnh và danh tiếng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng diễn ra nhanh và mạnh thì hoạt động logistics càng cần được chú trọng vì nó là phần không thể thiếu trong thương mại quốc tế và đồng thời logistics giúp giảm các rủi ro thương mại như chậm giao hàng, giao hàng nhầm...

Như vậy, tình hình tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận là khá lạc quan. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp không nằm trong lĩnh vực này thì tình hình lại rất đáng lo ngại. Rất nhiều công ty không hề có khái niệm và cũng không quan tâm đến tầm quan trọng của hoạt động logistics. Không nhiều trong số các công ty quan tâm đến logistics thuê các nguồn lực bên ngoài trong lĩnh vực này. Chỉ một số ít các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài mới có nhận thức

đúng đắn về hoạt động này do họ đã có kinh nghiệm từ trước. Điều quan trọng cần được tiến hành ngay là thay đổi tư duy và đổi mới tầm nhìn của các doanh nghiệp còn lại, để nền kinh tế nước nhà có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của các quốc gia khác trong khu vực. Xét về tổng thể, ở Việt nam hiện nay có đầy đủ các yếu tố đảm bảo khả năng ứng dụng và phát triển logistics. Tuy hiện trạng áp dụng logistics của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung còn hạn chế hay có thể nói mới ở giai đoạn đầu, nhưng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nhu cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt nam chắc chắn sẽ tăng nhanh, mở ra cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận – những nhà cung cấp dịch vụ logistics trong tương lai.

II. CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC TIỂU VÙNG

Từ khi hình thành đến nay, GMS luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển hạ tầng giao thông và đây cũng là lĩnh vực hợp tác có hiệu quả nhất. Trọng tâm phát triển của GMS gồm 3 hành lang kinh tế chính là: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) sẽ hoàn thành vào năm 2010, Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Với vị trí “cửa ngõ” đi ra biển Đông của toàn bộ tiểu vùng, lại gần các tuyến đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, Việt Nam được nhìn nhận như một nhân tố của sự tăng trưởng khu vực, có vai trò chủ chốt trong việc chuyển hoá các hành lang giao thông GMS trở thành các hàng lang kinh tế.

Các hành lang kinh tế được liệt kê dưới đây chính là những hành lang phát triển logistics của Tiểu vùng nói chung và của Việt Nam nói riêng:

1. Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC)


Trải dài 1.450km, Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC) là tuyến đường bộ đầu tiên nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, chạy qua 13 tỉnh của bốn nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), gồm Việt Nam, Lào Thái Lan và Mianma.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022