Hoạt Động Logistics Giúp Nâng Cao Tính Linh Hoạt Trong Hoạt Động Kinh Doanh


Hiệu quả của logistics chính là sản phẩm được giao nhận vận chuyển đến đúng thời gian, đúng địa điểm và an toàn trong điều kiện tốt nhất với giá cả thỏa thuận hợp lý nhất. Nhờ áp dụng logistics, chất lượng dịch vụ vận tải giao nhận được nâng lên rất nhiều, nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường so với các doanh nghiệp giao nhận vận tải thông thường trước đây. Cũng như các doanh nghiệp khác, yếu tố giá cả và chất lượng dịch vụ cung cấp là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận trên thương trường. Khách hàng bao giờ cũng căn cứ vào giá cả và chất lượng dịch vụ cung cấp để đi đến quyết định lựa chọn người vận tải giao nhận nào sẽ là bạn hàng của mình. Ngày nay, cùng sự phát triển của Thương Mại điện tử ( E- Commerce), sự ra đời của hệ thống quản lý mạng toàn cầu đã làm cho chất lượng dịch vụ được cung cấp của chuỗi logistics được nâng cao và hoàn chỉnh hơn.

Wal- Mart và Procter & Gamble ( P&G) là hai công ty điển hình trong việc áp dụng công nghệ thông tin để tự động hóa dòng luân chuyển của hàng hóa từ nhà sản xuất tới nhà phân phối, giúp làm giảm tối đa thời gian giao hàng và giảm tối thiểu lượng hàng tồn trong kho. Khi các sản phẩm của P&G sắp được tiêu thụ hết tại các trung tâm phân phối của Wal- Mart một hệ thống phần mềm liên kết được xây dựng sẽ tự động nhắc nhở để P&G vận chuyển thêm sản phẩm. Với kiểu hệ thống này, P&G biết rõ khi nào cần sản xuất, vận chuyển và trưng bày thêm sản phẩm tại các cửa hàng của Wal- Mart. Từ đó, P&G sẽ không phải giữ quá nhiều hàng trong kho để chờ đợi điện thoại của Wal- Mart. Việc xuất hóa đơn và thanh toán cũng được thực hiện tự động. Hệ thống này sẽ giúp P&G tiết kiệm được đáng kể thời gian, giảm thiểu hàng tồn kho và các chi phí xử lý đơn hàng, qua đó duy trì khẩu hiệu mà Wal- Mart treo trước mỗi cửa hàng kinh doanh: Low, everyday price(Giá thấp mỗi ngày).


2.2. Hoạt động logistics giúp nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh

Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các dịch vụ được cung cấp và liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi áp dụng logistics sẽ giúp các doanh nghiệp giao nhận vận tải chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình. Trước những nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng như: kho bãi để tập kết hàng, gom hàng, giấy tờ thủ tục, phương tiện vận chuyển, đại lý phân phối trả hàng, tìm kiếm thông tin thị trường, bạn hàng, nhu cầu sản phẩmDoanh nghiệp giao nhận vận tải lúc này phải là người cung cấp dịch vụ Logistics. Là người cung cấp các dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng nếu không năng động, linh hoạt trong hoạt động thì doanh nghiệp giao nhận vận tải sẽ không đạt được mục đích trong kinh doanh.

Tính năng động và linh hoạt trong kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp giao nhận vận tải nói riêng. Chính logistics đã tạo khả năng cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải hiểu biết được sản phẩm dịch vụ của mình sẽ cung cấp và yêu cầu của dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi được cung cấp để tạo nên tính linh hoạt và năng động trong kinh doanh.

2.3. Hoạt động logistics tăng doanh thu và lợi nhuận

Logistics là một công nghệ kinh doanh tiên tiến, khi ứng dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải. Logistics đã giúp các doanh nghiệp giao nhận vận tải giảm tối đa những chi phí phát sinh hay sẽ phát sinh trong quá trình giao nhận vận chuyển hàng hóa, giảm thời gian cũng như chi phí làm hàng ở các điểm vận tải, tăng nhanh thời gian giao nhận và vận chuyển hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, tăng tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, khẳng định được uy tín của mình trước khách hàng. Tất cả những lợi ích mà


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

logistics mang lại cho doanh nghiệp trên đã mở ra cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp vận tải giao nhận tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận.

Khi cung ứng dịch vụ logistics các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận sẽ cung cấp toàn bộ dịch vụ cho cả chuỗi lưu thông hàng hóa từ kho đến kho. Hàng hóa của chủ hàng sẽ được lưu trong hệ thống kho bãi của doanh nghiệp giao nhận vận tải, được vận chuyển trên các phương thức vận tải của doanh nghiệp, vận tải giao nhận theo kế hoạch được định sẵnNhư vậy phí thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Mặt khác, nếu quy mô hoạt động cũng như dịch vụ cung cấp càng lớn, càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng làm tăng lợi thế của doanh nghiệp bấy nhiêu. Chi phí giao nhận vận tải một lô hàng lớn bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều chi phí giao nhận vận tải cho từng lô hàng riêng lẻ. Việc thu gom các lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng gửi để hình thành một lô hàng lớn đã tạo cho doanh nghiệp giao nhận vận tải khai thác triệt để nguồn hàng trong vận tải giao nhận, tiết kiệm thời gian, tận dụng tối đa phương tiện vận chuyển và cuối cùng là lợi nhuận tăng.‌

Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - 4

III/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI

1/ Sự phát triển của hoạt động vận tải giao nhận

Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải là sự bùng nổ của các doanh nghiệp giao nhận vận tải và sự sôi động của hoạt động giao nhận tại các doanh nghiệp này. Khi hoạt động giao nhận vận tải phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ giao nhận phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn, đồng thời sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp giao nhận, tạo nên tính cạnh tranh gay gắt cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp nhiều dịch vụ ưu việt và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp và tăng năng lực cạnh tranh cho toàn ngành.


Các hoạt động giao nhận vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. C.Mác đã từng nhấn mạnh: Như thế là tư bản sản xuất dùng trong công nghiệp vận tải sẽ làm tăng thêm giá trị các sản phẩm được vận chuyển, một phần vì có một sự di chuyển giá trị của phương tiện vận tải sang, một phần vì có một sự bỏ thêm giá trị do lao động của ngành vận tải”. [2].

Ngày nay, hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới cũng đang diễn ra nhộn nhịp, sôi động, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu gia tăng qua từng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước mà trong đó hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở bởi các doanh nghiệp giao nhận chiếm một tỷ trọng tương đối lớn.

Thêm vào đó, sự bùng nổ của Internet và thông tin điện tử thực sự là điều kỳ diệu. Internet và công nghệ liên quan có thể làm thay đổi cách làm và phương thức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp giúp có thêm thời gian và hiệu quả chi phí. Các doanh nghiệp giao nhận vận tải cũng không nằm ngoài số đó. Với việc áp dụng Thương Mại điện tử thông qua các giao dịch như: đặt hàng online ( trực tuyến), thông quan điện tử, kiểm tra và giám sát qua hệ thống tự động của lượng hàng được lưu kho, lưu bãiđã làm tăng năng suất, giảm chi phi, tăng hiệu quả thông tin và cải thiện dịch vụ khách hàng, tiết kiệm chi phí đầu vào và các chi phi thao tác, và điều quan trọng là giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận và thích ứng với môi trường kinh tế hiện đại toàn cầu.

Các yếu tố trên là động lực thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải, là tiền đề và yếu tố cơ bản để phát triển dây chuyền logistics. Vậy, muốn hoạt động logistics phát triển các doanh nghiệp giao nhận vận tải trước tiên cần phải chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để có thể dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình cung cấp và vận hành các dịch vụ của mình.

2/ Năng lực của các doanh nghiệp giao nhận vận tải


Năng lực của các doanh nghiệp giao nhận vận tải là khả năng hoạt động của doanh nghiệp, được thể hiện trên tất cả các mặt của quá trình hoạt động kinh doanh như: vị trí, quy mô, phạm vi hoạt động, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, khả năng tài chính

2.1. Vị trí của doanh nghiệp

Khi đưa ra chính sách kinh doanh, một trong những vấn đề mà các nhà quản lý doanh nghiệp giao nhận vận tải quan tâm, đó là vị trí địa lý của doanh nghiệp. Vị trí địa lý của mỗi doanh nghiệp có ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu doanh nghiệp giao nhận được đặt tại các khu vực, tỉnh thành mà hoạt động kinh doanh ở đây kém phát triển, lại xa các cảng biển, các hàng không, không có những kho bãi rộng để tập kết hàng thì việc khai thác các dịch vụ giao nhận là không khả thi vì mục tiêu chính của các doanh nghiệp này là phát triển, khai thác và cung cấp các dịch vụ từ giao nhận đến vận tải. Nếu doanh nghiệp được đặt ở trung tâm buôn bán sầm uất, vừa gần biển, vừa gần sông, lại có hệ thống đường hàng không phát triển, các kho bãi phù hợp để khai thác triệt để các dịch vụ giao nhận vận tải thì đó là giải pháp tốt nhất cho những doanh nghiệp chuyên kinh doanh các dịch vụ vận tải giao nhận này.

Ngày nay, xu thế để trở thành nhà kinh doanh dịch vụ giao nhận trọn gói, hay còn gọi là nhà cung cấp dịch vụ logistics ( logistics service provider) đang là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp giao nhận vận tải. Việc khai thác tối ưu vị trí địa lý sẽ góp phần quan trọng cho các doanh nghiệp giao nhận đạt được mục tiêu này.

2.2. Vốn đầu tư của doanh nghiệp giao nhận

Đầu tư xây dựng, đổi mới công nghệ, trang thiết bị là một trong những điều kiện tiên quyết để cạnh tranh. Các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải luôn quan tâm tới việc hoàn thiện các dịch vụ, đổi mới công nghệ, trang thiết


bị nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho chuỗi dịch vụ được cung cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp vận tải không phải là quá lớn, chỉ khoảng trên dưới 100 nghìn USD, mặc dù đây là sự đầu tư theo một kế hoạch tổng thể từ các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị đến các ngành có liên quan như ngân hàng, bảo hiểmNhưng thực tế hiện nay cho thấy phần lớn các doanh nghiệp giao nhận vận tải của các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Philippines hay cả Trung Quốc đều chưa có sự đầu tư đúng mực cho lĩnh vực này.

Đối với các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí ( xấp xỉ 20%). Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại doanh nghiệp ít được đầu tư mới, chủ yếu là nâng cấp, cải tạo bằng vốn tái đầu tư, sửa chữa lớn tại các doanh nghiệp. Hoặc nếu có được đầu tư mới ( chủ yếu ở các cảng trọng điểm) thì năng lực làm việc và năng suất lao động đạt được vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với các cảng trong khu vực. Điều đó đã làm hạn chế khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam.


2.3. Khả năng tài chính của các doanh nghiệp giao nhận vận tải

Vốn đầu tư là vấn đề mà các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải quan tâm trong chiến lược xây dựng và phát triển. Nhu cầu vốn tại các doanh nghiệp giao nhận là không nhỏ, trong khi đó, khả năng tích lũy của các doanh nghiệp có hạn và cần nhiều thời gian.

Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư cho các hoạt động giao nhận phải hợp lý mới tạo điều kiện giảm chi phí kinh doanh, giảm giá dịch vụ. Nếu vốn đầu tư hoàn toàn do vốn vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm lợi nhuận, nguồn tích lũy của các doanh nghiệp, hạn chế khả năng kinh doanh các dịch vụ của doanh nghiệp.

Do đó xem xét hiệu quả đầu tư là một vấn đề cần quan tâm trong quản lý kinh doanh, đầu tư vào hoạt động nào, quy mô của hoạt động trước mắt và tương lai, phân kỳ đầu tư như thế nào cho hợp lý, hiệu quả và khả năng thu hồi vốn.

2.4. Nguồn nhân lực

Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận tuy đã có lịch sử phát triển từ lâu trên thế giới, song ở một số quốc gia thì hoạt động này còn khá mới mẻ, trong đó có Việt Nam. Nên để vận hành chuỗi hoạt động này đòi hỏi đội ngũ lao động nói chung và đội ngũ lao động trong kinh doanh dịch vụ vận tải nói riêng phải có kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo chuyên sâu, có các kiến thức am hiểu về logistics và cách quản lý chuỗi hoạt động này.

Như vậy, cũng như các ngành kinh doanh khác, muốn thành công trong việc kinh doanh dịch vụ tại các doanh nghiệp giao nhận phải chú trọng đến điều kiện quyết định đó là chủ thể- nhân tố con người, phải xây dựng con người đáp ứng cho việc hiện đại hóa các doanh nghiệp giao nhận.

3/ Chính sách của các doanh nghiệp giao nhận vận tải

3.1. Chính sách giá dịch vụ


Chính sách giá là một trong những biện pháp quan trọng trong chiến lược kinh doanh dịch vụ tại các doanh nghiệp giao nhận. Do việc cung ứng dịch vụ giao nhận tại các doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, nên việc đánh giá không đơn thuần mà phải dựa trên tất cả các yếu tố có liên quan và cấu thành nên dịch vụ.

Chính sách giá của hoạt động logistics là tổng thể các chi phí có liên quan từ khâu giao nhận đến vận tải, thêm chi phí kiểm tra, giám sát cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó khi xây dựng chính sách giá dịch vụ tại các doanh nghiệp cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng như: vị trí địa lý, uy tín, tính chất kinh doanh có độc quyền so với mức cạnh tranh quốc tế không.

3.2. Chính sách cạnh tranh

Khi thực hiện chính sách cạnh tranh, nội dung quan trọng là phải xác định đối thủ cạnh tranh. Cần phải nghiên cứu đặc điểm, điều kiện hoạt động kinh doanh cũng như chính sách giá dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Ngày nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng gia tăng, hoạt động logistics bùng nổ người người làm logistics, nhà nhà làm logistics, nên việc xác định và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn thành công phải có được một chính sách rõ ràng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại toàn cầu.

4/ Chính sách vĩ mô của Nhà nước

Chính sách của Nhà nước có tác động chi phối đến việc quản lý các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung và hoạt động logistics tại các doanh nghiệp này nói riêng. Sự quan tâm đúng mực, đóng góp kịp thời của Nhà nước, đồng thời có các biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối mục tiêu hoạt động, tài chính sẽ tạo môi trường thuận lợi, đảm bảo sự phát triển hoạt động logistics một cách bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022