Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


3PL DWT


EDI LSP MTO NVOCC


SCM TEUs WMS

Third – party logistics Deadweight Tonnage


Electronic Data Interchange Logistics Service Provider Multimodal Transport Operator Nonvessel operating of common carrier

Supply Chain Management Twenty – foot equivalent units Warehouse Management

System

Logistics bên thứ 3

Đơn vị tính năng lực của tàu chở hàng

Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử

Nhà cung cấp dịch vụ logistics Nhà vận tải đa phương thức Quy chế của người chuyên chở không có tàu

Quản lý chuỗi cung ứng

Đơn vị tương đương 20 feet Hệ thống quản trị kho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics 5

Bảng 2: Sơ lựơc phân tích SWOT về dịch vụ logistics tại Singapore 26

Bảng 3: Một số cảng container lớn nhất thế giới và Việt Nam (2006) 33

Bảng 4: Hàng hóa thông qua các cụm cảng Việt Nam 40

Bảng 5: Tàu vận tải Container của GEMADEPT 43

Bảng 6: Dự kiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu năm 2010 74

Bảng 7: Dự kiến nhu cầu vận chuyển hàng hoá nhập khẩu năm 2010 74

Bảng 8: Lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2010 76

Bảng 9: Dự kiến tỷ trọng thị trường xuất khẩu đến năm 2010 76

Bảng 10: Dự báo thị trường hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 77


LỜI MỞ ĐẦU

I/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

Trong những năm gần đây, lộ trình hội nhập khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu đã không ngừng tăng lên, vừa đặt ra những thách thức, yêu cầu và đòi hỏi mới đối với đầu tư và khai thác dịch vụ mà các doanh nghiệp giao nhận vận tải cung ứng, vừa tạo ra những cơ hội phát triển rất thuận lợi. Kinh doanh và khai thác dịch vụ vận tải giao nhận tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải rất phong phú và đa dạng với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưa đáp ứng nhu cầu chu chuyển hàng hoá ngày càng gia tăng, có nguy cơ làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp giao nhận, ngành giao nhận. Lý do chính là các doanh nghiệp chưa chủ động, chưa có các giải pháp tối ưu trong việc liên kết, điều hành và quản lí toàn bộ dây chuyền cung ứng. Mặt khác, hiệu quả hoạt động của các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận không cao do phương thức kinh doanh chưa phù hợp. Vì vậy giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam là sự hợp tác, đầu tư và áp dụng phương thức kinh doanh mới, tiên tiến nhằm tiết kiệm tất cả các chi phí phát sinh hoặc có thể phát sinh trong giao nhận vận tải để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Logistics chính là phương thức kinh doanh tiên tiến cần được nghiên cứu để áp dụng và phát triển trong các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế đó, người viết đã chọn Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Namlàm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam, phân tích, đánh giá


tình hình thực tiễn, qua đó đề ra phương hướng và kiến nghị các giải pháp phát triển hoạt động logistics tại các DN, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác DN, tăng nguồn thu, bù đắp chi phí hoạt động và đầu tư DNGNVT trong điều cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam, trong thời gian từ khi dịch vụ logistics được triển khai tại Việt Nam ( khoảng 10 năm gần đây) đến nay và định hướng phát triển đến năm 2020 cũng như các năm tiếp theo.

IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu đề tài, khóa luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích- tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải- quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếuđể khóa luận có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.

V/ BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Chương I: Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải( DNGNVT)

Chương II: Thực trạng áp dụng hoạt động logistics tại các DNGNVT Việt Nam

Chương III: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động logistics tại các DNGNVT Việt Nam


CHƯƠNG I‌‌

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI

I/ KHÁI NIỆM VỀ LOGISTICS VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI

1/ Logistics

1.1 Khái niệm logistics

Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất - giống như từ Marketing” – từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của logistics quá rộng nên không một từ ngữ nào có thể truyền tải hết ý nghĩa của từ này.

Theo nguồn tin từ trang web Wikipedia thì từ logisticsđược bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ đại, được viết là: logos(λόγος), có nghĩa là ratio, word, reason, speech, oration. Còn thuật ngữ logisticsnguyên bản được sử dụng trong quân đội từ mấy trăm năm nay với ý nghĩa là quá trình cung cấp các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quân đội. Ở Hi Lạp cổ, đế chế Roman and Byzantine đã từng có những đơn vị quân đội mang tên logostikas, họ có trách nhiệm trong lĩnh vực cung cấp lương thực và tài chính.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, logistics đã được nghiên cứu sâu và áp dụng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất tiêu thụ, kinh doanh, giao thông vận tảiThuật ngữ logisticsđược hiểu với ý nghĩa là quản lý (Management) hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong xã hội. Mặc dù đã có rất nhiều định nghĩa về logistics được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hoạt động logistics. Mỗi khái niệm về logistics chỉ phù hợp với mỗi khía cạnh mà người ta nghiên cứu về nó. Sau đây là một số khái niệm về logistics:


Trường đại học Hàng Hải thế giới ( World Marintime University) định nghĩa như sau: Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ vì mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Theo Hội đồng quản lý dịch vụ logistics ( Council of Logistics Management CLM) quốc tế ( Hội đồng này thiết lập các nguyên tắc thể lệ, nội dung mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics các nước thường áp dụng và chịu quy chế của Hội đồng này): Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu thông các lọai hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến điểm tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Theo khái niệm của Liên hợp quốc được sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics tổ chức tại đại học Ngoại Thương Hà Nội thì: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng…”

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 ( có hiệu lực từ 1/1/2006) không đưa ra khái niệm Logisticsmà đưa ra khái niệm dịch vụ Logisticsnhư sau: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. [5].

Các định nghĩa trên đây về logistics tuy có khác nhau về ngôn ngữ và cách diễn đạt song nội hàm của tất cả các khái niệm ấy đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người


tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời.

Như vậy, logistics có thể được hiểu một cách ngắn gọn: Logistics là một chuỗi vận động của nguyên vật liệu,hàng hoá từ đầu vào, qua lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

1.2. Chức năng và mục tiêu hoạt động của logistics

Hiện nay, logistics đã được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Trong bất cứ một lĩnh vực nào, nếu đòi hỏi có sự cung ứng dịch vụ và quản lý chuỗi hoạt động thì nhiệm vụ chung của logistics là thực hiện các công việc đó. Ví dụ như các hãng sản xuất kinh doanh ứng dụng logistics từ ngay phần lập kế hoạch, mua sắm nguyên liệu để đưa vào sản xuất, trong quá trình sản xuất và đến khâu cuối là tiêu thụ sản phẩmNhưng do phạm vi hoạt động của mỗi lĩnh vực là khác nhau nên mục tiêu và chức năng đánh giá chúng cũng khác nhau:

Bảng 1: Chc năng và mục tiêu hoạt động ca hthng logistics


Loại hình


hệ thống Logistics(HTLG)


Mục tiêu


Chủ thể


Lĩnh vực hoạt động


Chức năng đánh giá


HTLG Quân sự

Bảo vệ đất nước


Quân đội

Nhiệm vụ quốc gia

Lợi ích quốc gia

HTLG trong


sản xuất kinh doanh(SXKD)


Hiệu quả SXKD

Nhà


kinh doanh, chủ hàng


Sản xuất kinh doanh


Lợi nhuận



Kinh doanh = Tối thiểu chi phí vận chuyển hàng + tối đa chi phí phụ thêm

HTLG Xã

hội

Tối ưu Xã hội

Chính phủ công dân

Hệ thống xã hội

Lợi ích Xã hội

Cơ sở hạ tầng(CSHT)chủ yếu

CSHT = CSHT phương tiện + CSHT thông tin + CSHT thể chế

Hệ thống môi trường

Môi trường xanh = Tối thiểu ô nhiễm

Nguồn: http://www.vietnamnet.vn, 18/04/2007

2/ Hoạt động logistics

Từ các định nghĩa về logistics được nêu ở trên chứng tỏ rằng logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào, qua, và ra khỏi doanh nghiệp tới khi phân phối tới tay người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của Uỷ ban kinh tế Châu Á Thái bình dương ( Economic and Social Commission for Asia and Pacific ESCAP) thì logistics đã trải ba giai đoạn phát triển, ở mỗi giai đoạn phát triển đó logistics đã tích hợp thêm các hoạt động và đã trở thành một chuỗi logistics hoàn thiện.

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất ( Physical Distribution) hay còn gọi là logistics đầu vào ( in bound logistics) bao gồm các hoạt động sau: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói, di chuyển nguyên liệu.

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics ( Logistics System) các hoạt động là sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí