Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 9


xem, được dựng trên nền nhạc tạo hiệu ứng rất hấp dẫn. Cùng với đó là kỹ xảo trong việc chuyển màu hình ảnh, tiết tấu nhanh chậm, ấn tượng cho khán giả khi mới bắt đầu theo dòi phóng sự. Theo Thiếu tá Cao Xuân Long, Trưởng phòng thời sự, Truyền hình ANTV “Viết lời dẫn cho phóng sự điều tra kinh tế, phóng viên cần sử dụng ngôn từ độc đáo, phản ánh và lột tả được bản chất của nội dung. Ngắn gọn nhưng súc tích, giàu ý nghĩa. Phóng viên có thể viết trước khi viết lời bình, hoặc sau khi hoàn thiện tác phẩm”.

Tác giả trích dẫn một vài lời dẫn của một phóng sự điều tra kinh tế của ANTV.

Những mảnh đất dự phòng… Những mảnh đất hoang hóa… những mảnh đất vô chủ… Nó vẫn là nó nếu không có dự án được đầu tư, xây dựng. Và nó sẽ vẫn là nó nếu không bị những cán bộ huyện, cán bộ xã thông đồng, câu kết, phù phép lập những hồ sơ khống thành những mảnh đất nông nghiệp, có chủ sở hữu, để thu lợi bất chính từ chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư cho những người dân tỉnh Nam Định”. (Trích phần dẫn phóng sự “Bất cập trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng”).

“Thưa quý vị và các bạn! Theo phản ánh của nhiều người nông dân tại khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thì trong khoảng gần 1 năm trở lại đây, xuất hiện tình trạng, người nông dân mua thuốc bảo vệ thực vật về để phòng chống cũng như trị bênh cho cho cây sầu riêng và cây tiêu. Nhưng không hiểu sao, cây trồng vẫn nhiễm bệnh, không khỏi, thậm chí có những khu vực cây vẫn chết hàng loạt, đẩy người nông dân vào nguy cơ mất trắng ...Cho đến giờ, vẫn chưa có một cơ quan chức năng nào tìm hiểu và chỉ ra nguyên nhân của tình trạng trên.

Để tìm ra chân tướng của sự việc, Truyền hình CAND đã điều tra làm rò về thị trường thuốc bảo vệ thực vật, nhằm giúp người nông dân có cái nhìn rò nét hơn, thận trọng hơn khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và cung cấp thêm những thông tin để lãnh đạo Bộ NN và PTNT tham khảo, khẩn trương đưa ra biện pháp cần thiết để chấn chỉnh tình trạng thật, giả lẫn lộn thuốc bảo vệ thực vật” (Phóng


sự “Thuốc bảo vệ thực vật giả tràn lan, nỗi khổ của người nông dân”, phát sóng ngày 7/8/2014).

2.2.3.2.Sử dụng chi tiết

Các phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV là câu chuyện có dòng chảy liên tục bằng hình ảnh và âm thanh. Đây là đặc trưng rất riêng biệt của phóng sự điều tra so với các thể loại báo chí truyền hình và phóng sự của các loại hình báo chí khác. Bởi, các phương tiện diễn đạt và thể hiện của phóng sự điều tra kinh tế truyền hình trên kênh ANTV là sự hội lưu lắp ghép các cảnh quay được trong dòng hình ảnh liên tục có lồng tiếng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Các phương diện diễn đạt của phóng sự điều tra truyền hình của ANTV thường có: bối cảnh, khuôn hình, cỡ cảnh, những phương pháp bỏ qua, lặp lại, những thủ pháp dựng hình, những động tác máy quay, những thủ pháp xuống đen, mờ chồng, những khoảng lặng, những lời nói, tiếng động, âm nhạc... Qua khảo sát cho thấy, trong các phóng sự điều tra thì phương tiện diễn đạt được phóng viên sử dụng tối đa và sáng tạo trong từng cảnh quay. Khả năng kể chuyện bằng dòng hình ảnh liên tục có lồng tiếng kèm âm thanh chân thực về sự kiện và vấn đề là đặc trưng của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV. Các đặc tính chủ yếu như phản ánh logíc phát triển của vấn đề bằng hình ảnh và âm thanh, những đánh giá, bình luận vấn đề phải được phối hợp sử dụng nhịp nhàng tinh tế trong các phóng sự điều tra kinh tế của ANTV. Bởi thế, đội ngũ làm phóng sự điều tra kinh tế trên kênh ANTV giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có lòng dũng cảm, say mê công việc, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Họ luôn coi việc làm rò vấn đề là trách nhiệm, lương tâm, đạo đức của nhà báo, sẵn sàng vượt qua thử thách, trở ngại trong việc “săn lùng” tư liệu, vượt qua rào cản tâm lý, dư luận xã hội, thậm chí cả sự nguy hiểm tính mạng.

Ví dụ trong phóng sự “Thuốc bảo vệ thực vật giả tràn lan – nỗi khổ của người nông dân” với những chi tiết như Phóng viên Truyền hình CAND phát hiện ít nhất 17 loại thuốc bảo vệ thực vật không rò nguồn gốc, ko nằm trong danh mục được cấp phép, được bày bán công khai như AGRI -FOSE 400, AGRI-PHOS 600, AGRIPHOTPHONATE 500, VI PHOS-K450, AGRI PHOSMAG 500....

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 9


Đây chính là những chi tiết có ý nghĩa xác định đúng thực trạng phân bán giả tràn lan. Đồng thời với đó là những chi tiết phản ánh 2500 gốc cây tiêu của anh Bồ Công Thuận ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bị chết đã gióng lên hồi chuông cảnh báo thực trạng chung của người nông dân khi sử dụng phân bón giả.

Trong phóng sự “Báo động đỏ tình trạng tham nhũng đất đai” với chi tiết lá đơn tố cáo chính quyền xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh làm sai các quy định Nhà nước trong cấp đất cho hộ nghèo và việc sử dụng quỹ đất trong xây dựng Nông thôn mới của ông Cao Xuân Đồng, đã nêu lên thực trạng đang xảy ra ở một địa phương nghèo trong cả nước và biểu dương người dân dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Cũng từ chi tiết đó, đã gợi mở nhiều vấn đề liên quan trong phóng sự, tạo được sự quan tâm, theo dòi của công chúng và cơ quan chức năng.

2.2.3.3. Hình ảnh

Hình ảnh trong các phóng sự điều tra kinh tế truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Hình ảnh trong truyền hình phản ánh không gian 3 chiều lên mặt phẳng hai chiều của truyền hình. Khác với hình ảnh tĩnh tại của các nghệ thuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý hậu kỳ, kỹ thuật dựng theo nội dung kịch bản.

Hình ảnh trong các phóng sự điều tra kinh tế truyền hình chú trọng tới tính thông tin, tính thời sự hơn là tính thẩm mỹ của hình ảnh. Nếu như ở điện ảnh người ta phải mất nhiều thời gian dàn cảnh, bố trí đạo cụ, phục trang, một cảnh quay được thực hiện nhiều lần để cho ra một khuôn hình lý tưởng về mặt thẩm mỹ, thì trong phóng sự truyền hình tính thời điểm của sự kiện lại không cho phép người ta làm như vậy. Trong phóng sự điều tra truyền hình, giá trị thông tin, tầm quan trọng của hình ảnh sự kiện được đặt lên hàng đầu. Nhiều khi những hình ảnh "nhấp nhô, láo nháo" trong phóng sự điều tra kinh tế truyền hình lại tăng tính thuyết phục, tính xác thực, nó gợi được không khí vốn có của đời sống mà tác phẩm phóng sự phản ánh. Người phóng viên khi quay phóng sự phải chạy theo


diễn biến của sự kiện, ít có điều kiện dàn dựng hiện trường. Thậm chí, nếu công chúng phát hiện ra sự dàn dựng thiếu tự nhiên thì hiệu quả của phóng sự điều tra kinh tế truyền hình sẽ giảm rất nhiều.

Cỡ cảnh chính trong phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh đều được sử dụng hết cỡ và hài hoà. Với các cỡ cảnh này, truyền hình CAND đã có thể thỏa mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra như thế nào của khán giả. Mặt khác qua các cỡ cảnh tác giả có thể bộc lộ được thái độ tâm lý của con người trong sự kiện đó.

Một số yếu tố hình ảnh rất quan trọng khác mà các tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế truyền hình kế thừa được từ điện ảnh là góc quay. Ngoài góc quay vật lý như cao thấp, chính diện, chếch, 3/4... còn có góc quay tâm lý bao gồm góc quay khách quan và góc quay chủ quan rất phù hợp với phóng sự điều truyền hình trong việc phản ánh đời sống hiện thực phong phú. Với góc quay khách quan, người xem có thể đóng vai trò người chứng kiến các hành động đang diễn ra trên màn ảnh với tư cách người ngoài cuộc, nhưng họ cũng có thể trở thành người nhập cuộc, có thể như cùng tham gia với những sự việc dang diễn ra trong phóng sự thông qua góc quay chủ quan. Do đó, những hình ảnh trong phóng sự không chỉ có tác dụng thông tin đơn thuần, mà nó còn có khả năng khêu gợi những thái độ, tình cảm nhất định của khán giả.

Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm phóng sự điều tra truyền hình của ANTV thể hiện ở chỗ cảnh quay cho xem cái gì, góc quay và động tác máy có ý nghĩa như thế nào, tác giả muốn biểu lộ ý đồ qua góc quay này. Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong phóng sự truyền hình của ANTV còn thể hiện ở mối liên hệ trong các hình ảnh. Qua phương pháp Montage, nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối hợp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổng thể. Sự sắp xếp hình ảnh trong quá trình truyền đạt thông tin giúp con người cảm nhận được tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề, số phận con người. Tư duy làm khán giả phát hiện được tính ẩn dụ của hình ảnh, của các hiện tượng lắp ráp và qua đó thể hiện được mối quan hệ của sự kiện, sự vật, sự kiện cũng được những người làm truyền hình


ANTV tận dụng triệt để. Tiết tấu trung bình, ANTV sử dụng: Toàn – trung – cận – đặc tả. Tiết tấu chậm, thì: Toàn – trung rộng – trung hẹp – cận – cận rộng – cận hẹp. Tiết tấu nhanh: Toàn – cận. Cách sắp xếp tùy theo vấn đề, ý đồ mà phóng viên ANTV sử dụng.

Cũng như các loại hình “nghệ thuật ống kính” khác (nhiếp ảnh, điện ảnh) Truyền hình ANTV cũng phải lựa chọn những hình ảnh truyền thông đắt nhất để phản ánh nét bản chất của vấn đề. Quá trình xử lý hình ảnh trong phóng sự điều tra truyền hình của ANTV đều rất phù hợp với điều kiện và môi trường giao tiếp thông tin (trong gia đình với khoảng cách gần và màn ảnh). Thông thường để hiểu được nội dung một cận cảnh, người ta cần từ 2-5 giây, để hiểu được nội dung trung cảnh, người ta cần 5-8 giây, còn toàn cảnh thời gian còn nhiều hơn nữa. Hình ảnh trong các tác phẩm của ANTV đều tuân thủ theo nguyên tắc cảm nhận như thói quen quan sát khuôn hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới quy luật hình khối xa gần cân đối, đường nét màu sắc, kích thước sự vật, đường vàng (đường chéo), đường mạnh, điểm mạch, chiều vận động của đối tượng.

Có thể nói, tất cả những hình ảnh sử dụng trong phóng sự điều tra của truyền hình ANTV đều phù hợp với vấn đề. Từ cảnh quay chân thực, đến những giấy tờ, vật chứng, nhân vật, bối cảnh…đều được sử dụng triệt để theo dòng chảy của phóng sự. Không chỉ vậy, những hình ảnh nhạy cảm, không cần công bố đều được làm được làm mờ. Còn những hình ảnh liên quan trực tiếp đến tác phẩm đều được quay ở nhiều góc độ tạo nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả xem truyền hình. Điều đó được dẫn chứng bằng những tác phẩm cụ thể như sau. Trong phóng sự điều tra “Cần có cuộc đại phẫu trong công tác bảo vệ và quản lý rừng” bằng hình ảnh toàn miêu tả cánh rừng đồng nguồn bị tàn phá đã minh chứng cụ thể nhất. Cùng với đó là cận cảnh những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị đốn hạn, nhựa cây còn mới, hiện hữu trước mắt người xem rừng xanh bị tàn sát. Ngoài những hình ảnh về cây, là hình ảnh về con người. Bằng việc theo dòi quay lén, phóng viên đã miêu tả bằng hình ảnh cảnh sinh hoạt của lâm tặc trong rừng. Những lán, những cưa, những nồi niêu… được ghi lại. Đồng thời là hình ảnh vây bắt quả tang của ngành kiểm lâm. Lúc này hình ảnh không được chỉn chu, ánh sáng không được đẹp mắt


nhưng chính sự chân thực đó là hình ảnh đắt giá nhất cho việc phản ánh việc chặt phá rừng.

Khi phỏng vấn các đối tượng, quay cận những hình ảnh đối tượng phạm tội đã khắc họa chân thực những con người đã câu kết, tàn phá rừng xanh. Đó như là lời căm phẫn của nhân dân đối với những con người khoác áo bảo vệ rừng mà không hoàn thành nhiệm vụ. Bởi tội phá rừng được cha ông liệt kê vào hàng số một “Nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá”. Cảnh nước mắt của cán bộ kiểm lâm chảy dài trên má khi bị lực lượng Công an quyết định khởi tố bắt tạm giam là lời ân hận muôn màng, làm người xem liên tưởng “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Những hình ảnh chân thực đã nêu bật được chủ đề của phóng sự. Đó chính là sự hấp dẫn của phóng điều tra kinh tế của phóng sự điều tra kinh tế của ANTV.

Hay trong phóng sự “Góc khuất của những quyết sách” phản ánh thực trạng người dân nhường đất cho việc dự án tại các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Tp Hồ Chí Minh, Thanh Hóa. Bằng việc đưa hình ảnh, nằm ngay giữa TP Thanh Hóa, nhiều hộ dân sống cảnh “đi cũng dở, ở cũng không xong”. Nhường đất cho dự án. Dự án thì đắp chiếu, người dân sống trong cảnh chưa nắng đã khô, chưa mưa đã ngập. Những giọt mưa đêm, cảnh bà già 80 tuổi bì bòm lội trong đêm, nước ngập cả giường, cả chiếu. Không lời bình. Chỉ những hình ảnh đó đã khắc họa rò nét, cuộc sống của một bộ phận người dân còn rất lam lũ khi đầu tư dự án. Hình ảnh đối lập là những mảnh vườn, cánh đồng trù phú trước đây đã có kết quả hữu ích huy nhất là cho đàn bò gặm cỏ. Trong khi công trình xây dựng như trong cảnh đổ nát, hoang tàn. Hình ảnh đó chính là những thông điệp mà phóng viên truyền hình ANTV muốn chuyển đến cơ quan chức năng.

Cùng chia sẻ với những người dân khi triển khai dự án, phóng sự “Hệ lụy từ dự án “còng” nước biển vào làm muối ở khu dân cư” phát sóng ngày 23/9/2014 đã có những hình ảnh khiến người xem xúc động, đồng cảm với người dân tỉnh Ninh Thuận. Hình ảnh cánh đồng khô khốc, làng mạc không bóng người, khi cấp trên phê duyệt dự án đưa nước biển vào làm muối, với mục tiêu đưa Ninh Thuận là vùng cung cấp muối lớn nhất cả nước. Còn thực tế nào bằng, khi nước biển ngấm sâu vào đất liền, đất mặt đất đọng lại là những hạt muối. Muối được kết tinh khi không phải dùng công nghệ hay xử


lý. Cận cảnh những ngôi nhà bị đổ do nước biển ngấm vào. Tường, trần, gạch… trở nên vụn vỡ trước vị mặn mòi của muối. Những lớp học không một bóng người. Bàn ghế, trường lớp .. những hình ảnh được đặc tả ở các cấp độ toàn – trung – cận làm người xem hình dung được nó sẽ đổ lúc nào. Bức tranh hệ lụy từ “còng” nước biển vào nước biển vào khu dân cư, chính hình ảnh đã góp phần quan trọng vào sự thành công của tác phẩm.

Đại úy Trần Vĩnh Lộc, tác giả kịch bản phóng sự hệ lụy từ “còng” nước biển vào nước biển vào khu dân cư cho biết: “khi lên kịch bản đã có sự trao đổi giữa người viết kịch bản và người quay phim. Nhưng khi đến hiện trường ngoài ý tưởng của biên tập thì đó chính là lao động sáng tạo tức thời, nhanh ý của người quay phim. Góc quay, động tác máy là ở lăng kính người quay phim. Dường như, khoác trên mình áo lính, người quay phim của có nhiều tố chất của người điều tra. Điều tra bằng hình ảnh. Vậy nên, trong những trường hợp quay lén, thu tiếng, thu hình, khi nhân vật không hợp tác, đó chính là sự sáng tạo của người quay phim. Tất cả đều diễn ra rất nhanh để có bằng chứng xác thực nhất”.

Biên tập viên Thượng úy Trần Đức Luật chia sẻ rằng: Hình ảnh hiện trường trong một tác phẩm điều tra truyền hình rất quan trọng. Từ việc ghi lại giấy tờ, đến việc ghi lại sắc thái nhân vật phỏng vấn, quá trình điều tra của phóng viên… đều cần được quay chi tiết và lột tả chân thực nhất nội dung. Hơn nữa, nếu hình ảnh quay đắt giá chính là chuẩn mực tạo nên sự thành công của một tác phẩm điều tra truyền hình.

2.2.3.4. Lời bình

Như đã phân tích ở chương 1, vai trò của lời bình có ý nghĩa quan trọng trong phóng sự điều tra truyền hình. Lời bình trong phóng sự điều tra kinh tế của ANTV đã đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra. Qua khảo sát cho thấy, người viết lời bình cho các phóng sự điều tra kinh tế của ANTV đều là người có tư duy hình ảnh tốt, lời bình trong sáng, dễ hiểu, giản dị. Mỗi một vấn đề đều có cách viết bình luận rất phù hợp, nhiều kỹ năng bình luận sử dụng như: hài hước, châm biếm hay nghiêm túc, so sánh, liên tưởng, gợi mở, hay viết lời bình dí dỏm đều được các phóng viên của đài sử dụng nhằm mang lại hiệu quả cao cho phóng sự. Ngoài ra với đặc trưng của vấn


đề điều tra kinh tế mang tính nghị luận cao, cùng với đó là chất liệu của phóng sự đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của phóng sư điều tra kinh tế trên ANTV.

Qua khảo sát cho thấy, lời bình của ANTV có những “lỗ hổng” với những “khoảng lặng”, để hình ảnh và âm thanh bổ trợ cho nó. Lời bình chứa nhiều thông tin, trong đó có nhiều thông tin được nhắc lại trong phỏng vấn. Minh chứng cho lời bình đó kết luận đúng sai. Có thể đưa ra một số dẫn chứng lời bình sau đây:

“…Hơn 10 năm qua, có cả trăm dự án, hàng nghìn ha đất bị bỏ hoang và phần lớn là chưa bị thu hồi vì rất nhiều lí do. Và các dự án "treo" để đất hoang hoá là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây khiếu kiện kéo dài và là thủ phạm tiếp tay cho nạn tham nhũng, làm giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền, với Đảng trong thời gian qua… “(Trích lời bình phóng sự “Nguy cơ nhà nước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tai công ty CP Cromit Cổ Định, Thanh Hóa”, phát sóng ngày 17/6/2014)

“… Điệp khúc trồng rồi chặt, chặt rồi lại trồng đã quá quen thuộc với người nông dân bấy lâu nay. Bài học nhãn tiền từ vải, điều, cà phê, cao su trước đây cho thấy hậu quả của việc phát triển diện tích ồ ạt không theo quy hoạch đã khiến không ít nông dân rơi vào cảnh tay trắng, nợ nần. Liệu lần này, cây tiêu có bước tiếp vào vết xe đổ đó?” (Trích lời bình phóng sự: Vì sao hàng ha tiêu bị chết hàng loạt, phát sóng ngày 9/5/2015).

Qua vụ án này chúng ta càng nhận rò công tác phòng ngừa tội phạm tại những nơi ít có điều kiện phát sinh, nhất là những cơ quan nhà nước, có những công bộc của dân. Liệu, ngoài cán bộ, Đảng viên thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và dịch vụ Hương sơn, Hạt kiểm lâm Hương sơn và một số đầu nậu trên địa bàn xã Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, ở đâu còn diễn ra tình trạng này? Không chỉ là chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”, muộn còn hơn không, đây là lời cảnh tỉnh cho chính quyền cơ sở và ngành Kiểm lâm về công tác quản lý cán bộ, những người hàng ngày được giao nhiệm bảo vệ rừng, từ đó lựa chọn những con người đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và nhiệt huyết để làm tròn nhiệm vụ.

Người ở rừng sống dựa vào rừng, phong tục tập quán đó đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của bà con miền núi Hương Sơn. Nhưng về lâu dài, người dân vùng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022