20/5/2014), “Hệ lụy từ công ty ma” (27/5/2014), “Hệ lụy từ dự án “rùa” ở TP Hạ Long” (phát sóng ngày 2/9/2014), “Vì sao tuyến đường sắt Cát Linh, Hà Đông chậm tiến độ” (phát sóng ngày 2/12/2014), “Kẽ hở trong quản lý các nhà thầu” (phát sóng ngày 23/12/2014), “Đằng sau dự án mở rộng con ngò cụt” (phát sóng 12/9/2014), “Hệ lụy từ dự án “còng” nước biển vào làm muối ở khu dân cư” (phát sóng ngày 23/9/2014)… đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng. Đồng thời từ những điều tra trên đã hé lộ những mảng tối trong việc triển khai các công trình, dự án; là hồi chuông cảnh báo để các cơ quan, tổ chức, các địa phương có những giải pháp, tầm nhìn khi bắt tay triển khai các công trình, dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình đấu thầu, triển khai thực hiện các dự án, từ nhiều kênh thông tin khác nhau, phóng viên truyền hình ANTV đã khai thác hoạt động này ở khía cạnh “Chỉ định thầu hay bán thầu” (phát sóng ngày 26/8/2014), chính điều này đã hé lộ hoạt động “ngầm” trong lĩnh vực đấu thầu, cần sớm có giải pháp ngăn chặn, tránh hiện tượng bất minh hoạt hoạt động kinh tế.
+ Hoạt động tính dụng đen: Một góc khuất trong hoạt động kinh tế cũng đã được phóng viên ANTV điều tra xác thực. Đó chính là hoạt động “tín dụng đen”, “cho vay nặng lãi”, “huy động vốn”. Bản chất là tiền vay tiền, lãi sinh lãi. Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt, mà nhiều cá nhân đã không bước qua vòng xoáy đó, mà còn lôi kéo nhiều người tham gia, trong đó có người thân. Phương thức cũ, cách làm mới, chỉ có điều đó là nạn nhân mới. Không chỉ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mà còn xuất hiện nhiều ở địa bàn của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Sơn La. Chính tiếng nói của nạn nhân trước ống kính truyền hình, thực trạng từ lãi mẹ đẻ lãi con, dẫn đến tình trạng xiết nợ, đòi nợ thuê. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình ANTT. Không sợ nguy hiểm, dấn thân ở lĩnh vực khá “nhạy cảm” truyền hình ANTV đã có nhiều phóng sự điều tra về vấn đề này. Thực trạng được phơi bày trong phóng sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều tổ chức, cá nhân, là nguồn tài liệu chính xác cho cơ quan điều tra trong việc điều tra truy tố nhất là đối với hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tiêu biểu có các phóng sự: “Huy động vốn hay trò lừa đảo” (phát sóng ngày 3/6/2014), “Tín dụng đen, những hậu quả khôn lường” (phát sóng ngày 6/1/2015)…
+ Đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng: Là nội dung được phản ánh đậm nét của phóng sự điều tra kinh tế của truyền hình ANTV. Vấn đề nhạy cảm, hơn bao giờ hết, phóng viên đi tìm sự thật phải có chứng cứ xác đáng, vạch trần được hành vi phạm tội bằng hình ảnh không phải là điều dễ thực hiện. Thế nhưng với ý chí, với quyết tâm, say mê với nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, phóng viên ANTV đã đi đến tận cùng của sự thật, làm rò những sai phạm của nhiều cá nhân là những công bộc của dân. Từ những phát hiện những vụ việc có dấu hiệu sai phạm, đến những vụ việc sai phạm, đưa ra những giải pháp đối với vấn đề phản ánh đã chứng minh sức hấp dân của phóng sự điều tra kinh tế của truyền hình ANTV. Đồng thời, với thương hiệu của CAND, phóng sự điều tra kinh tế ANTV mang dấu ấn riêng, màu sắc riêng của nhà báo, chiến sĩ trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng. Phóng sự “Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn đến đâu” (phát sóng ngày 21/1/2014), “Có hay không chuyện cấp sổ đỏ “chui” ở Thái Nguyên” (phát sóng 2/6/2015), “Dấu hiệu tham nhũng và nhiều sai phạm trong thực hiện chế độ chính sách ở huyện Trực Ninh – Nam Định” (phát sóng ngày 3/12/2014)… đã chứng minh sự lao động nghiêm túc của đội ngũ phóng viên ANTV. Đó cũng là những căn cứ cụ thể, cung cấp cho cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm sáng tỏ vụ việc theo quy định. Cũng với đề tài này, việc đặt tên cho phóng sự là “Báo động đỏ tình trạng tham nhũng trên lĩnh vực đất đai” (phát sóng ngày 12/6/2014) đã cho thấy bản lĩnh cũng như khả năng điều tra của phóng viên ANTV. Bởi lẽ, họ đã điều tra đến đâu mới đủ căn cứ gọi tên “đứa con tinh thần” là: Báo động đỏ. Trong phóng sự điều tra này, nhóm phóng viên ANTV đã đi sâu tìm hiểu những sai phạm của cán bộ địa chính các xã Kỳ Hoa (huyện Kỳ Anh), xã Đức Thanh (huyện Đức Thọ) và xã Xuân Viên (huyện Nghi Xuân) thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Phóng viên đã điều tra làm rò nhiều cán bộ lập hồ sơ sai đối tượng, cấp đất sai quy định của một số công bộc của dân tại địa bàn. Tuy nhiên, một mình cán bộ địa chính không thể thực hiện trót lọt hành vi phạm tội, mà người đứng sau là Chủ tịch xã, cán bộ phòng Tài nguyên huyện và người ký là Chủ tịch huyện. Với những chứng cứ xác đáng, sau khi phóng sự nói trên phát sóng. Cơ quan điều
tra vào cuộc đã khởi tố các vụ án, ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 5 đối tượng liên quan đến đất đai. Điều đó đã đáp ứng được lòng mong mỏi và kỳ vọng của nhân dân.
+ Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả cũng là nội dung phản ánh khá nhiều của phóng sự điều tra kinh tế của Truyền hình ANTV. Từ sự vào cuộc của phóng viên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà nhiều khán giả quan tâm. Điển hình như người nông dân trồng tiêu, trồng điều ở Tây Nguyên, họ đã giành nhiều diện tích để trồng tiêu thay cho nhiều loại cây trước đó. Tuy nhiên, nhiều người nông dân ở đây cũng không hiểu vì sao loại cây này bị chết. Trong khi họ vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt sâu, diệt cỏ. Thế nhưng cây vẫn chết trong sự xót xa của người dân. Qua phân tích thời tiết, thổ nhưỡng cũng như quy trình chăm sóc cây, phóng viên đã tìm ra nguyên nhân chết của cây Tiêu của bà con vùng Tây Nguyên này chính là đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giả. Phóng sự điều tra “Thuốc bảo vệ thực vật giả và nỗi khổ của người dân” đã có nhiều hình ảnh sinh động từ thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Đắc Lắc. Nhóm phóng viên đã làm rò hơn 40 loại thuốc bảo vệ thực vật giả bán công khai trôi nổi trên thị trường. Hấp dẫn của phóng sự chính là nghịch lý của thực tiễn. Trong khi người dân khốn đốn vì tiêu chết do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giả, cơ quan quản lý về nông nghiệp của địa phương cách cửa hàng bán thuốc không xa, mà cơ quan chức năng không hề hay biết. Phóng sự phát sóng, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn vào cuộc, cho thấy ý nghĩa quan trọng của sự vào cuộc kịp thời của phóng viên ANTV. Cũng trong nội dung này, với loạt phóng sự điều tra như “Lật tẩy đường dây trà trộn rau bẩn vào siêu thị”, “Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu”, “Nóng bỏng câu chuyện Vệ sinh An toàn Thực phẩm tại Việt Nam”, “Xăng dầu lại tăng giá – cần tiến nhanh đến một cơ chế thị trường cạnh tranh đầy đủ”, “Cam go cuộc chiến với gà lậu”… cho thấy bức tranh kinh tế về buôn lậu, gian lận thương mại còn nhiều vấn đề cần đấu tranh, quyết liệt hơn nữa. Bằng quá trình lao động miệt mài, sáng tạo tác phẩm bằng sự nhiệt huyết, những căn cứ xác đáng, những hình ảnh đắt giá, cho thấy cuộc chiến với buôn lậu, gian lận thương mại vẫn đang ở mức đáng báo động, nhất là thị trường vào dịp cuối năm. Đặc biệt với việc Lật tẩy đường dây trà trộn rau bẩn vào siêu thấy cho thấy việc làm có ý nghĩa của phóng viên ANTV, cơ quan quản lý cần có những biện pháp chặt chẽ hơn nữa, tránh thiệt hại về kinh tế cũng như sức khỏe đối với người tiêu dùng….
+ Chặt phá rừng là vấn nạn nhức nhối của nhiều địa bàn trong cả nước. Nhiều câu hỏi được đặt ra, vì sao có ngành chủ quản là Kiểm lâm, có chủ rừng bảo vệ và chính quyền các cấp của các địa phương quản lý nhưng tình trạng “máu rừng” vẫn chảy. Trong khi rừng có ý nghĩa thiết thực trong đời sống nhân dân. Bức tranh về lâm tặc hoặc động công khai trong những rừng đầu nguồn, nguyên sinh có sự tiếp tay của ngành Kiểm lâm được truyền hình ANTV đấu tranh phát giác tại địa bàn xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã lộ diện sự câu kết thông đồng của một số đối tượng của ngành Kiểm lâm, của chủ rừng, đầu nậu gỗ và những người dân được thuê vào rừng chặt phá rừng. Phóng sự “Cần có cuộc đại phẫu trong công tác bảo vệ và rừng” của truyền hình ANTV đã chứng minh được hành vi sai phạm của người phá rừng, của chủ rừng, của ngành kiểm lâm và chính quyền địa phương trong buông lỏng quản lý, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Của Một Tác Phẩm Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Truyền Hình
- Thực Trạng Của Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Truyền Hình Antv
- Nội Dung Của Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Kênh Truyền Hình Antv
- Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 9
- Đánh Giá Thành Công, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Thành Công, Hạn Chế
- Thiếu Sự Chuẩn Bị Kỹ Lưỡng Về Kịch Bản
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Cụ thể, trong tác phẩm phân tích rò sau một thời gian điều tra, nhóm phóng viên ATNT đã phát hiện một số chủ đầu nậu gỗ chuyên cung cấp cho những người nông dân ở đây tiền bạc, phương tiện, máy móc hiện đại, kể cả lương thực thực phẩm đến các lán trại phục vụ cho những chuyến đi rừng dài hơi để triệt hạ rừng xanh thành đất trống đồi trọc một cách nhanh nhất; sau đó, mua lại với giá từ 1.500.000đ/m3 đến 3.000.000đ/m3 cho các loại gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 6. Chỉ trong vòng 13 tháng đã liên tiếp xảy ra 82 vụ với 380m3 gỗ bị khai thác trái phép trên lâm phần rừng phòng hộ đầu nguồn. Kết quả điều tra cũng đã xác minh được có sự thông đồng giữa chủ rừng với cơ quan kiểm lâm trong việc tiếp tay cho các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép dẫn đến việc rừng bị tàn phá nặng nề nhưng không được ngăn chặn. Để vận chuyển và hợp thức hóa số lượng gỗ đã cho lâm tặc vào khai thác, các thành viên trong BQL và cán bộ kiểm lâm các trạm, các địa bàn vẽ ra nhiều chiêu thức, thủ đoạn như: điện đàm liên lạc, tổ chức tổ chức vây bắt quả tang… Tuy nhiên, những việc này chỉ diễn ra sau khi lâm tặc đã rút êm khỏi hiện trường. Công việc còn lại của họ chỉ đưa gỗ về trụ sở. Những việc làm này đã che mắt được nhiều người và tô thêm thành tích phòng chống phá rừng cho ngành chủ quản. Tuy nhiên, sau khi đường hoàng đưa số gỗ gọi là tang vật ra khỏi rừng, số đối tượng này lập tức cho hủy toàn bộ biên bản và hồ sơ đã lập trong rừng và được
thay bằng một bộ hồ sơ xử lý vi phạm khác với một biên bản thu giữ tang vật, có số lượng ít hơn rất nhiều so với số gỗ tang vật đã được đưa về. Sau đó, các đầu nậu đến nộp tiền xử phát hành chính và đưa số gỗ còn lại không có trong hồ sơ về nhà. Nhóm phóng viên truyền hình ANTV đã đủ căn cứ kết luận: Đây là thủ đoạn hết sức thô sơ song nó được thực hiện nhiều lần trót lọt do sự thông đồng “từ đường dây vô hình” của những kẻ mang danh là bảo vệ rừng.
Theo Thiếu tá Trần Nam Chung, tác giả kịch bản chia sẻ: “Để thực hiện thành công phóng sự, phóng viên đã bám trụ địa bàn ở cánh rừng đầu nguồn hơn 1 tháng. Chuyện ngủ rừng, ăn cơm vắt là bình thường. Trong vai là những người đi mua gỗ, chúng tôi đã ghi cận cảnh chặt phá rừng, chuyện nghịch lý trong vận chuyển, thu gom gỗ tại đây. Chuyện bắt quả tang vận chuyện gỗ được lực lượng kiểm lâm “dàn cảnh”. Họ chỉ vây bắt quả tang khi lâm tặc đã rút êm khỏi hiện trường. Sau đó họ lập biên bản, “hô biến” gỗ vô chủ thành có chủ, bằng cách ghi lùi ngày trên biên bản…”
Sau khi phóng sự “Cần có cuộc đại phẫu trong công tác quản lý và bảo vệ rừng” phát sóng, cơ quan chức năng vào cuộc, trước mắt, tình trạng chặt phá rừng ở đây đã không còn tái diễn. Đồng thời, từ những thông tin điều tra phóng viên, cùng với quá trình điều tra của lực lượng Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố 12 đối tượng về các hành vi “vi phạm các quy định về bảo vệ rừng”, “Vi phạm các quy định và quản lý rừng”, “đưa và nhận hối lộ”, “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”…Phóng sự cũng là hồi chuông cảnh báo đối với các địa phương đang có những hành vi tương tự. Nếu sai phạm sẽ bị đấu tranh, phát giác, bị trừng trị theo quy định của pháp luật, dù đó là ai và đang giữ cương vị gì.
Qua sự phân tích trên cho thấy, phóng sự điều tra kinh tế của Truyền hình ANTV không chỉ nhiều về số lượng, đa dạng về nội dung phản ánh mà chất lượng được đâu tư, quan tâm đúng mực. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc khẳng định vị thế là kênh An ninh trật tự duy nhất của Việt Nam. Như Trung tướng Nguyễn Hữu Ước, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng (Bộ Công an) chia sẻ: “Chương trình chính luận vẫn được khán giả yêu thích nếu mình
làm hay. Sóng của chúng tôi là sóng sạch, chương trình hay, quảng cáo ít. Trong điều kiện như hiện nay, đó là cả một sự cố gắng lớn. Chúng tôi thật sự muốn xây dựng một kênh truyền hình sang trọng”.
Có thể nói, các phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV đã đáp ứng rất tốt mục đích đấu tranh chống lại loại tội phạm về kinh tế đang diễn biến hết sức phức tạp. Qua khảo sát ý kiến công chúng cho thấy phần lớn các phóng sự điều tra kinh tế được nhận xét là có tính chiến đấu cao, nội dung rất phù hợp với thị hiếu của khán giả xem truyền hình. Nhất là những vụ việc gây xúc bức trong dư luận ảnh hướng lớn đến đời sống nhân dân và sự phát triển chung của đất nước.
2.2.3. Hình thức của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV
2.2.3.1. Kết cấu tác phẩm
Như đã phân tích trên, phóng sự điều tra kinh tế xuất hiện ở nhiều chuyên mục, chương trình của Truyền hình ANTV, trong đó nhiều ở các chuyên mục: Điều tra qua thư khán giả, Thời sự tiêu điểm, Hành trình phá án. Trong kết câu chương trình: Thời sự an ninh, Nhật ký An ninh, Bản tin kinh tế tiêu dùng… phóng sự điều tra về kinh tế xuất hiện đồng đều trong các bản tin, đa dạng về lĩnh vực và địa bàn phản ánh. Tuy nhiên, tùy theo vào mục đích, tôn chỉ, tiêu chí của mỗi chương trình mà phóng sự điều tra kinh tế có kết cấu khác nhau và tùy thuộc rất lớn vào thời lượng của chương trình. Ví dụ ở chương trình Nhật ký An ninh, Thời sự An ninh… phóng sự điều tra kinh tế là một trong những tác phẩm cấu thành trong bản tin đó, có thời lượng từ 3 – 5 phút. Phần lớn là phóng sự nêu vấn đề về một lĩnh vực nào đó của kinh tế.
Là chuyên mục độc lập, cùng với phóng sự điều tra về các vấn đề xã hội, phóng sự điều tra về kinh tế là “xương sống” của các chuyên mục Điều tra qua thư khán giả, Thời sự tiêu điểm. Với thời lượng từ 15 đến 20 phút, các phóng sự điều tra về kinh tế ở trong các chuyên mục này thông thường là phóng sự điều tra giải quyết vấn đề. Có kết luận rò ràng những sai phạm, những khuất tất, ít khi dừng lại ở mức độ phản ánh thông tin của điều tra.
Qua khảo sát cho thấy, phóng sự điều tra kinh tế của truyền hình ANTV thường có những kết cấu như sau: kết cấu đan xen (gồm đầu đề, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề); kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính (trình bày sự
việc có đầu có đuôi, từ quá khứ đến hiện tại, tương lai); kết cấu theo phương pháp qui nạp (đưa các chứng cứ rồi rút ra kết luận); kết cấu theo phương pháp diễn dịch (đưa ra một luận đề hoặc lời khẳng định rồi lấy chứng cứ để chứng minh cho luận đề hoặc lời khẳng định đó là đúng); kết cấu đẳng lập (các chi tiết trong phóng sự có giá trị ngang nhau).
Ví dụ, trong phóng sự “Hệ lụy từ “còng” nước biển làm muối trong khu dân cư”, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng đời sống dân sinh của Ninh Thuận, sau khi thực hiện dự án dùng nước biển để làm muối thì người dân đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhiều người dân đã phải bỏ nhà, bỏ cửa để tha phương cầu thực. Bức tranh hệ lụy được làm sáng tỏ, tác giả đi phân tích nguyên nhân và những bất thường của dự án. Sau khi một số cán bộ bị cơ quan khởi tố, đặt ra những thách thức đối với chính quyền địa phương trong việc xử lý hậu quả. Hay trong phóng sự “Bất cập trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng”, nhóm tác giả ANTV đã đi từ phản ánh của người dân, không thuộc đối tượng có đất được đề bù trong giải phóng mặt bằng, nhưng vẫn có tên trong sách, nhưng số tiền đó họ không hề hay biết. Nhóm phóng viên đã đi từ thông tin của người dân, đến chính quyền xã, trực tiếp là cán bộ địa chính, sau là cán bộ huyện để làm rò nguyên nhân xảy ra tình trạng trót lọt trong việc hợp thức hóa hồ sơ để nhận tiền bồi thường giải phóng mặt ở Nam Định. Cũng với việc nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phóng sự điều tra “Góc khuất của những quyết sách”, nhóm phóng viên đã đi theo kết cấu logic của vấn đề, đó là việc các dự án khởi công nhưng đã không khả thi tại nhiều địa bàn trong cả nước Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là người dân nhường đất cho dự án, không có đất canh tác, còn dự án thì bỏ hoang, việc thực thi những quyết sách phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều lỗ hổng, người dân không có việc làm, hậu nhường đất cho dự án nảy sinh nhiều vấn đề trong đời sống của người nông dân tại các làng quê, kéo theo nhiều hệ lụy, cần có những giải pháp để để giải quyết dứt điểm vấn đề trên trên cơ sở các ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế, người đứng đầu các bộ, ban, ngành về kinh tế… Những tác phẩm tiêu biểu cho kết cấu đan xen, các tác giả đã thể hiện thành công từ việc nêu vấn đề đến giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề.
Với kết cấu đẳng lập phóng sự “Thuốc bảo vệ thực vật giả tràn lan – nỗi khổ của người nông dân” đã phân tích các nội dung dựa trên các chi tiết có giá trị ngang nhau. Gồm: Dùng thuốc chữa bệnh cho cây nhưng cây vẫn chết, doanh nghiệp ma và các đại lý cấu kết lừa người nông dân, quản lý thuốc bảo vệ thực vật - liệu có phải cưỡi ngựa xem hoa, đã điều tra cụ thể vấn đề thuốc bảo vệ thực vật giả tràn lan trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, gióng lên hồi chuông cảnh báo để Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xử lý dứt điểm tình trạng trên, tránh thiệt hại về kinh tế và những ghánh nặng cho người nông dân.
Với kết cấu quy nạp, phóng sự điều tra kinh tế trên kênh ANTV đã đi sâu phân tích chứng cứ rồi đi đến kết luận đã lôi cuốn sức hấp dẫn cho người xem. Đã chứng minh cho quá trình điều tra của phóng viên thành công. Ví dụ trong phóng sự “Cần có cuộc đại phẫu trong công tác quản lý và bảo vệ rừng”, tác giả đi sâu chứng minh những hành vi phạm tội của các đối tượng và cung cấp thông tin cho cơ quan Công an. Công an đã có thêm thông tin quan trọng để quy định các tội danh đối với các đối tượng liên quan trong vụ án chặt phá rừng đầu nguồn ở Hương Sơn.
Ngoài ra, về hình thức tác phẩm phóng sự điều tra kinh tế của truyền hình ANTV, một yếu tố cấu thành là phần mở đầu. Phần mở đầu có tác dụng gây sự chú ý của khán giả ngay từ khi mới tiếp cận tác phẩm. Đây chính cách để “giữ chân” theo dòi tác phẩm. Phần này thường được nhấn mạnh ở khía cạnh “Vì sao vấn đề đó xảy ra”, “ai là người tiếp tay và thực hiện hành vi đó”, “trách nhiệm thuộc về cơ quan, tổ chức nào”...sẽ được phản ánh trong nội dung của tác phẩm. Do vậy, khán giả sẽ nắm bắt được nội dung phản ánh trong toàn bộ phóng sự bằng hình ảnh chân thực kèm âm nhạc. Với tính chất điều tra, âm nhạc được chọn có tiết tấu nhanh, có tính chất gay cấc. Thêm vào đó, chính tiêu đề phóng sự có giá trị thông tin cao để thu hút khán giả. Từ lời giới thiệu của MC đến tít đã nêu rò chủ đề của tác phẩm. Phần đầu này bao gồm: hình ảnh, âm thanh, tiếp đó là lời dẫn MC. Điều này tăng tính tương tác rất cao đối với những khán giả xem truyền hình.
Trở lại phóng sự “Cần có cuộc đại phẫu trong công tác quản lý và bảo vệ rừng”, phần mở đầu những hình ảnh chặt phá rừng liên tiếp tạo sự tò mò cho người