Nội Dung Của Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Trên Kênh Truyền Hình Antv


của nhân dần đồng thời cảnh báo một bộ phận cán bộ ở nhiều địa phương khác đã, đang và sẽ lạm dụng công quyền đất của dân sinh.

Có thể nói, với những phóng sự điều tra kinh tế trong chương trình: Điều tra qua thư của khán giả thì mọi bức xúc của người dân về nhiều vấn đề tiêu cực đều được làm sáng tỏ và minh bạch. Những kẻ cần trừng trị cũng không thoát khỏi lưới trời lộng lộng của luật pháp. Tuy nhiên, chương trình cũng có những bất cập đáng lưu ý. Trong phỏng vấn sâu Đại úy Đặng Trí Nghiêm, phó trưởng Ban Chuyên đề, Truyền hình ANTV, phụ trách chương trình Điều tra qua thư khán giả cho biết: “Đối với truyền hình ANTV, phóng sự điều tra luôn được xem là “mảnh đất màu mỡ” để phóng viên, chiến sỹ CAND tác nghiệp. Chính từ những tác phẩm điều tra đã gây dựng được thương hiệu, bản sản riêng của Truyền hình ANTV. Không giống như những tác phẩm điều tra kinh tế của các kênh truyền hình khác, truyền hình ANTV luôn đi tận cùng của sự thật, tìm ra sự thật. Đó cũng là thế mạnh của đội ngũ làm báo của lực lượng CAND. Đối với lĩnh vực kinh tế, một lĩnh vực nhạy cảm, luôn được phóng viên say mê tìm tòi sáng tạo, từ một quyết sách chưa đúng, một góc khuất trong quá trình triển khai dự án, để vấn đề cấp sổ đỏ, buôn gia cầm lậu, thuốc thực vật giả… Những trăn trở của người dân đều được phóng viên ANTV phản ánh chân thực, có sự lôi cuốn hấp dẫn đổi với khán giả và từ phóng sự điều tra của ANTV đã nhận được sự phản của cơ quan chức năng, trong đó, có nhiều vụ việc đã khởi tố hình sự, bắt giam nhiều đối tượng sai phạm qua thông tin mà phóng sự điều tra kinh tế của ANTV phản ánh”.

* Chương trình: Thời Sự tiêu điểm

Đây cũng là một chương trình chuyên biệt với nhiều vấn đề điều tra xã hội, kinh tế nóng. Mỗi một chương trình là một phóng sự chuyên sâu. Trong đó các phóng sự điều tra kinh tế chiếm 26%. Chương trình được phát vào 20h50 tối thứ 6 và phát lại vào 13h45 ngày hôm sau.

Được sự yêu thích của 18,2% khán giả thường xuyên theo dòi Chương trình này đã đem đến khán giả các phóng sự chuyên biệt, rò ràng các vấn đề. Mỗi vấn đề trong các phóng sự điều tra ở chương trình Thời sự tiêu điểm đều đi sâu giải quyết toàn bộ mâu


thuẫn cũng như những vấn nạn nóng đang gây bức xúc trong dân chúng. Đặc biệt các vấn đề kinh tế nhức nhối như tham nhũng, hàng lậu, hàng giả…

Ví dụ: Thời sự tiêu điểm vào ngày 28/01/2015: Giải pháo nào để đấu tranh ngăn chặn thuốc lá lậu

Mở đầu phóng sự là thống kê lại tình hình thuốc lá lậu trong năm 2014: 20 triệu bao thuốc nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam khiến ngân sách nhà nước thất thu hơn 8000 nghìn tỷ đồng. Dù có nhiều biện pháp đấu tranh nhưng vẫn nhiều hạn chế, tình hình nhập lậu thuốc lá vẫn phức tạp. Dọc các tuyến biên giới giáp Cam Pu Chia, giáp Lào, hàng vạn bao thuốc lá vần thẩm lậu vào nước ta bằng nhiều thủ đoạn và nhiều con đường khác nhau. Sau khi nêu rò vấn đề, phóng sự tiếp tục đi sâu sát vào thâm nhập thực tế, cao trào là những thiếc phim quay lén nhiều cuộc tổ chức tẩu tán thuốc lá lậu từ nước ngoài vào Việt Nam, những gian khó, nguy hiểm, sự chống trả của các đối tượng cũng được phóng sự ghi lại một cách chân thực nhất. Không chỉ vậy, phóng sự cũng đã cho người xem thấy được những nỗ lực không ngừng nghỉ để phá nạn thuốc lá lậu với các chiến công, thành tích sau nhiều ngày điều tra phá án của lực lượng công an. Nhằm hạn chế phần nào đó nạn buôn lậu thuốc lá hoành hành. Song tất cả chỉ là một phần rất nhỏ trong công cuộc phòng chống nạn buôn lậu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Qua phóng sự, khán giả xem truyền hình sẽ có một cái nhìn chi tiết về nạn buôn lậu, nhập lậu thuốc lá không theo quy chuẩn từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, thấy được sự gian nan, vất vả của đội ngũ Công an trong công tác đấu tranh phòng chống nạn buôn lậu này.

Trước đó, trong chương trình Thời sự tiêu điểm ngày 23/10/2014, truyền hình Công an nhân dân cũng đã có một phóng sự chuyên sâu về nạn buôn lậu: Vấn nạn buôn lậu hoành hành – trách nhiệm thuộc về ai? Với phóng sự này, khán giả xem truyền hình sẽ được tái hiện nhiều vấn đề liên quan đến nạn buôn lậu đặc biệt là quần áo tại các chợ đầu mối lớn của Hà Nội như Đồng Xuân, Ninh Hiệp… Phóng sự cũng nêu rò nhưng nguyên nhân, thực trạng, thách thức của vấn nạn buôn lậu diễn ra ngày càng phức tạp tại các khu chợ đầu mối lớn. Bởi thủ đoạn của các đối


tượng tinh vi và có tổ chức. Tuy nhiên, chính những điều đó chính là động lực cho các cán bộ, cơ quan chức năng nêu cao tinh thần trách nhiệm trấu tranh có hiệu quả với thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn cả nước.

* Bản tin: Nhật ký an ninh và Bản tin Thời sự an ninh

Đây là 2 bản tin trực thuộc Bản Tin thời sự với thời lượng hơn 30 phút cho 1 bản tin. Nội dung của 2 bản tin này chủ yếu phản ánh các vấn đề dân sinh, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, phóng sự ngắn về điều tra, điều tra kinh tế, những gương cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ… Từ tháng 1/ 2014 đến nay 6/1 có 447 bản tin Nhật ký an ninh được phát sóng đều đặn hàng ngày vào 22h tối và phát lại vào 4h sáng hôm sau và hơn 450 bản tin Thời sự an ninh được phát sóng 18h15 phút hàng ngày. Trong đó các phóng sự điều tra kinh tế chiếm từ 25 – 30 % trong các bản tin. Còn lại là các tin về an ninh trật tự, dân sinh và xã hội. Mỗi phóng sự điều tra truyền hình trong Bản tin Nhật ký an ninh và Thời sự an ninh thường kéo dài từ 3 - 5phút với việc phản ánh những vấn nạn thường nhật có ảnh hưởng lớn tới dân sinh.

Chiếm 30,3 % tổng khán giả yêu thích xem các chương trình trên ANTV. Ngoài việc đưa ra ánh sáng những tội phạm xã hội, cảnh báo trật tự dân sinh, thì trong mỗi bản tin Nhật ký an ninh và Thời sự an ninh có nhiều phóng sự điều tra kinh tế rất thiết thực. Ví dụ như trong bản tinh Nhật Ký an ninh ngày 6/5/2015 có tới 2 phóng sự ngắn liên quan đến điều tra kinh tế: Đó là Hà Tĩnh lãng phí công trình thuỷ lợi ở huyện Can Lộc với nội dung xây kênh nhưng không đem dẫn nước, với hơn 3km kênh để không, thậm chí có những đoạn kênh hư hỏng trong khi đó, mỗi mùa vụ, người dân nơi đây lại chật vật để có được nguồn nước làm nông nghiệp. Thứ 2 là khen ngợi các cán bộ công an Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi. Không chỉ điều tra tấn công trấn áp tội phạm vùng biên giới mà những cán bộ nơi đây còn tiến hành rất nhiều cuộc hành quân, băng rừng bắt giữ nhiều đối tượng đào vàng trái phép. Hơn thế, cuối năm 2013, nhiều cán bộ huyện Ba Tơ, các đồng chí nơi đây còn có những nghĩa cử cao đẹp là cứu dân trong nước lũ, họ còn đi đầu trong công tác giúp đỡ người dân các vùng sâu vùng sa nâng cao đời sống dân sinh và kinh tế.

Trong bản tin Thời sự an ninh ngày 11/3/2015, Đài ANTV đã có những cái nhìn sâu sắc nhất về nhiệm vụ bảo vệ an ninh kinh tế. Phóng sự nhắc lại vụ tham nhũng lớn tại


Đak Nông về tội phạm kinh tế liên quan đến ngân hàng Nhà nước. Qua đó cho thấy, tội phạm kinh tế diễn biến ngày càng phức tạp. Nhất là tội phạm tiền giả. Tuy nhiên nhiều đường dây tiêu thụ tiền giả đã được cơ quan công an triệt phá, song qua đó, tội phạm tiền giả vẫn bất chấp pháp luật tái phạm tội ác và liều lĩnh với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Song việc bảo đảm an ninh kinh tế luôn là vấn đề được các cơ quan chức năng quan tâm đặc biệt để đảm bảo dân sinh xã hội.

Có thể nói, các phóng sự trong các bản tin Nhật ký an ninh, Thời sự an ninh thuộc Truyền hình ANTV tuy thời lượng mỗi phóng sự khá ngắn, chỉ từ 3 - 5phút, song số lượng lại liên tục và đều đặn. Đã góp phần rất lớn đẩy lùi nạn tội phạm kinh tế, tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước… góp phần đảm bảo dân sinh xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Nhìn chung, trong số tất cả các phóng sự điều tra trên kênh truyền hình CAND, số lượng phóng sự điều tra kinh tế chiếm 25 – 30%. Xem biểu đồ 2.5:

9%

30%


Phóng skinh tế

Ps khác


Phóng san ninh xã hi


61%


Biểu đồ 2.5

Qua khảo sát, theo công chúng, tỷ lệ phóng sự điều tra về kinh tế trên kênh truyền hình ANTV, vừa để cung cấp thông tin cho khán giả chiếm tỷ lệ 40,8%, đủ chiếm tỷ lệ 19,9%, không thường xuyên chiếm tỷ lệ 33,5%; còn thiếu chiếm tỷ lệ 5,8%. Xem biểu đồ 2.6



Biểu đồ 2 6 2 2 2 Nội dung của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền 1

Biểu đồ 2.6

2.2.2. Nội dung của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV

Như đã phân tích ở chương 1, tác giả đã chỉ ra những yêu cầu về nội dung đối với phóng sự điều tra kinh tế truyền hình nói chung và phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV nói riêng. Bám sát tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí của Bộ Công an, thời gian qua các vấn đề về kinh tế được phóng viên truyền hình CAND phản ánh đa dạng ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác dụng phòng ngừa những sai phạm tiêu cực, đồng thời vạch trần những thủ đoạn còn nằm ẩn khuất trong bóng tối đáp ứng các tiêu chí của truyền hình ANTV: Hấp dẫn, nhân văn, tin cậy, kịp thời.

Các vấn đề của kinh tế đưa phóng viên thể hiện dưới thể loại phóng sự điều tra mang đến cho khán giả một cách nhìn vừa cận cảnh, vừa toàn diện, vừa đa dạng đối với bức tranh kinh tế của cả nước, trong đó có nhiều vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.

Phóng sự điều tra kinh tế chiếm số lượng đáng kể trong các chương trình của truyền hình ANTV, bởi ưu tiên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của đất nước ta hiện nay. Nếu như phản ánh về đề tài chính trị, các phóng sự chủ yếu là nắm bắt kịp thời những sự kiện chính trị quan trọng, còn phản ánh về kinh tế dưới hình thức thể hiện là phóng sự điều tra, thì các phóng sự đã tập trung vào “tính vấn đề”, đã được đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi từ thực tế cuộc sống, đi sâu tìm hiểu những vấn đề còn khuất tất. Thông qua phóng sự điều tra kinh tế, chúng ta có thể thấy được bức tranh tổng quan về sự phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, thấy được những khó khăn đang đặt ra đối với nền kinh tế cũng như có những giải pháp để tháo gỡ


chúng, thấy được hành vi gian lận trong kinh tế của các tổ chức cá nhân, tình trạng tham nhũng, cố ý làm trái mà người dân cần phải đấu tranh để bài trừ.

Qua khảo sát cho thấy, trong tổng số các phóng sự điều tra kinh tế, nội dung phản ánh về buôn lậu, gian lận thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất (50%); điều tra các ngành kinh tế chiếm 28%; tình trạng tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ… là những đề tài “nóng” được dư luận quan tâm, song nội dung này trên sóng ANTV còn chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn (20%). Các đề tài về kinh tế vĩ mô, chiến lược phát triển kinh tế ít được đề cập. (Xem sơ đồ 2.8).


20%

2%

50%

28%


Ghi chú:

ĐIỀU TRA BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC ĐIỀU TRA CÁC THÀNH PHẦN, CÁC NGÀNH KINH TẾ

ĐIỀU TRA PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG LÃNG PHÍ

ĐIỀU TRA KHÁC


Sơ đồ 2.8


+ Đối với vấn đề nông nghiệp: Không chỉ là kênh truyền hình dành riêng cho lực lượng CAND mà truyền hình CAND đã bám sát cuộc sống, phản ánh những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Trong lĩnh vực vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, phóng viên ANTV đã đi sâu tìm hiểu những khuất tất liên quan. Tiêu biểu: “Cảnh báo tình trạng thu gom sổ đỏ đất rừng” (phát sóng ngày 11/3/2014), “Vì sao hàng ngàn hecta rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép” (phát sóng ngày 25/3/2014), “Dồn điền đổi thửa

– Hai mảng sáng tối” (phát sóng ngày 8/4/2014), “Trồng rừng rồi lại phá rừng” (phát


sóng ngày 30/9/2014), “Vỡ quy hoạch phát triển hồ tiêu, ai sẽ bị thiệt hại” (phát sóng ngày 16/5/2015)… Có thể nói, đề tài về nông nghiệp đã được phóng viên ANTV thể hiện sinh động cụ thể dưới lăng kính của những cán bộ, chiến sỹ Công an đi tìm sự thật. Những vấn đề gần gũi với mỗi người dân, được phóng viên ANTV sâu sát tại hầu hết các địa phương trong cả nước để phản ánh. Những tâm tư của người dân từ đồng bằng đến vùng cao, từ thành thị đến nông thôn, những tiếng nói, những cảm xúc của họ là nhân vật trung tâm của phóng sự. Do bám sát hơi thởi cuộc sống, bám sát tâm tư nguyện vọng của người nông dân đã tạo nên một sức sống vững bền của truyền hình ANTV đối với công chúng, mà số đông là người nông dân. Bà Nguyễn Thị Lan, người dân ở TP Hà Tĩnh trả lời phỏng vấn sâu: “Ngoài phản ánh các vấn đề trật tự xã hội, những vấn đề nóng mà dư luận quan tâm, thì điều tra về nông nghiệp đã cho khán giả như chúng tôi hiểu hơn những chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách kinh tế nông nghiệp, không nghe theo kẻ xấu, để yên tâm làm ăn phát triển kinh tế”.

+ Đối với vấn đề công nghiệp: Với nhiều nội dung liên quan về công nghiệp được phóng viên ANTV phản ánh khá đa, dạng nhiều chiều. Trong có ngành công nghiệp ô tô. Với phóng sự “Thị trường ô tô Việt Nam dưới sức nặng thuế và phí” (Chương trình Thời sự tiêu điểm, phát sóng ngày 24/9/2014) đã phản ánh đúng thực trạng về thị trường ô tô hiện nay. Phóng sự đã phân tích cụ thể: Hiện tại Việt Nam, để 1 chiếc ô tô có đủ điều kiện lưu hành thì nó phải gánh tới 14 loại cả thuế và phí. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, kéo theo sức tiêu thụ thấp, một nhân tố khiến thị trường ô tô thêm vắng lặng được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VN xác định là chính sách thuế phí thay đổi quá nhanh, mức thu quá cao. Bản thân ngành công nghiệp ô tô trong nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sức mua không được như kỳ vọng…

+ Đối với vấn đề phát triển các thành phần kinh tế: Hiện nay, vấn đề phát triển Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cùng với dòng thời sự ấy, phóng viên ANTV đã đi sâu tìm hiểu, lý giải những vấn đề liên quan. Với phóng sự điều tra “Vấn đề sắp xếp, đổi mới DNNN trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay” (phát sóng ngày 8/11/2014, chương trình Thời sự Tiêu điểm). Phóng sự có sự lý giải: dù thế nào chăng nữa, bức tranh về sự đối lập


trong quá trình đổi mới DNNN ở Việt Nam sau hơn một thập kỷ qua phần nào cho chúng ta hiểu rò hơn về nguyên nhân không thành công của nhiều DNNN, mà ở đây phần lớn là những lý do mang tính chủ quan. Hiện ở Việt Nam có khoảng gần 1300 DNNN, sử dụng 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại và 70% nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, DNNN chỉ đóng góp chưa đầy 40% tổng sản phẩm quốc nội. Đó là một nghịch lý thực sự đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, phóng viên ANTV đã khai thác khá đa dạng, nhiều chiều đối với các vấn đề về kinh tế, như “Ảnh hưởng của nợ xấu bất động sản tới nền kinh tế”, “Tồn đọng bất động sản – Khi cung cầu không gặp nhau”, “Giá vàng và những hệ lụy từ cơ chế độc quyền”, “Sửa đổi chính sách kinh doanh tạm nhập tái xuất – Muộn còn hơn không”…

+ Điều tra vấn đề hệ lụy từ triển khai dự án: Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH, với chính sách thu hút đầu tư, từ Trung ương đến địa phương, nhiều dự án được đầu tư xây dựng, mở ra một hướng đi mới, một diện mạo cho phát triển kinh tế của đất nước. Thế nhưng bên cạnh những “quả ngọt đầu mùa” từ việc đầu tư dự án, các công trình thì sự nếm trải về “trái đắng” còn xảy ra nhiều ở địa phương trong cả nước. Là vấn đề nhường đất cho dự án, người dân không có tư liệu để sản xuất và dẫu có còn bế tắc trong tìm kiếm việc làm, thì nhiều người dân vẫn trông chờ vào chính sách mở rộng thu hút đầu tư đó. Thế nhưng, tại nhiều địa phương trong cả nước tình trạng diễn ra giống nhau và khá phổ biến là dự án mới khai trương và khai tử, dự án không triển khai, hoặc triển khai “nửa chừng xuân”. Và rồi, hệ lụy đó người dân phải ghánh chịu. Đã có rất nhiều vụ việc khiếu kiện diễn ra vì liên quan đến các vấn đề trên. Đồng cảm, chia sẻ với nỗi khổ của người dân, phóng viên ANTV đã có mặt hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước để đi tìm sự thật, phản ánh tâm nguyện vọng chính đáng của nhân dân đến cơ quan, tổ chức có liên quan. Tuy không phải hầu hết tác phẩm ấy đều có câu trả lời thỏa đáng từ ngành chức năng nhưng cũng đã thu hút sự quan tâm theo dòi của công chúng vạch trần những khuất tất trong lĩnh vực kinh tế, được dư luận đồng tình ủng hộ. Đó cũng là động lực để CBCS Công an trên mặt trận văn hóa tư tưởng lại tiếp tục với những hành trình của mình. Các phóng sự như “Vì sao hàng ngàn công ty biến mất”, (phát sóng ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022