Thiếu Sự Chuẩn Bị Kỹ Lưỡng Về Kịch Bản


những hạn chế trong nội dung phản ánh của phóng sự điều tra về kinh tế trên truyền hình ANTV.

Về hình thức thể hiện theo một số phóng sự còn theo lối mòn, một số phóng sự lời bình còn dài dòng, kể lể, không rò đặc trưng của truyền hình, mang tính chất “vá” hình. Quy trình viết lời bình trước, dựng hình sau vẫn còn diễn ra. Cho nên, trong một số tác phẩm người xem chưa thấy rò “chất” của truyền hình, giống như bài phản ánh có hình ảnh. Có thể dẫn ví dụ sau:

Qua văn phòng thì cô nhân viên này cho biết lãnh đạo huyện đi vắng hết.

Chúng tôi đề nghị được gặp ông chánh văn phòng UBND nhưng sau một hồi trao

đổi qua điện thoại với ông Chánh văn phòng UBND huyện thì cô nhân viên này nóirằng ông Chánh văn phòng cũng đi vắng nốt. Thấy đây là cái cách thoái thác, không muốn tiếp xúc với cánh báo chí của một số quan chức địa phương mà chúng tôi thường gặp, chúng tôi quyết định lên tầng 2 để tìm hiểu thực hư và kiểm chứng lời của cô nhân viên văn phòng. Nhưng thật bất ngờ, ông Chánh văn phòng UBNDhuyện không hiểu ở đâu đã chạy ra và điệu chúng tôi vào làm việc…(Trích lời bình phóng sự: Đằng sau dự án đô thị mới thời kỳ bất động sản thừa ế).

- Hình ảnh trong một số phóng sự còn sử dụng cẩu thả. Phóng sự “Có hay không chuyện cấp sổ đỏ chui ở Thái Nguyên” cho thấy, do thiếu hình nên cảnh trao đổi giữa phóng viên và lãnh đạo xã được sử dụng nhiều lần. Kéo dài thời lượng xuất hiện cảnh phỏng vấn. “Sạn” này cũng ở mức độ bình thường. Thế nhưng phản cảm hơn cho khán giả chính là khi phỏng vấn cán bộ địa chính xã, người nghi vấn, nhân vật trung tâm trong cấp sổ đỏ trong phóng sự, cũng ở góc quay ấy, địa điểm ấy với lãnh đạo huyện, dựng hậu kỳ đã lắp ghép cảnh ngồi nghe giữa phóng viên và nhân vật nói trên. Hậu cảnh của cán bộ địa chính khác, hậu cảnh của phóng viên khác, người xem hình dung ngay là cảnh ghép. Đành rằng “kẻ nói có người nghe” nhưng trong trường hợp này không cần thiết. Bởi thực tế trong tác nghiệp điều tra nói chung, điều tra kinh tế nói riêng, việc ghi hình đối tượng “lén” là dễ gặp, đối tượng vi phạm không hợp tác là điều không thể tránh khỏi. Nội dung điều tra đang hấp dẫn người xem. Chỉ lỗi hình ảnh này đã tạo ấn tượng không tốt đối với người xem.


Ngoài ra, đối với hình ảnh phóng sự điều tra kinh tế, không phải hình ảnh vi phạm nào cũng có thể quay được, chụp được, mà nhiều khi từ kết quả điều tra, phóng viên phải dựng lại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc dựng cảnh quá lộ liễu, quay phim khá trực diện, nên khán giả nhận ra nhiều hình ảnh mang tính diễn nhiều hơn, ít giá trị thông tin trong tác phẩm phóng sự điều tra.

Một trong những lợi thế của truyền hình ANTV chính là nguồn tin cung cấp từ cơ quan điều tra, có nhiều trường hợp phóng viên còn được chính lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế các cấp đưa đến các hiện trường, các đối tượng để gặp gỡ tác nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phóng viên đã vô tình làm lộ nguồn tin thông qua việc xuất hiện hình ảnh của lực lượng Công an hoặc đối tượng phạm tội ngay ở phần đầu của tác phẩm. Điều đó làm mất giá trị của điều tra, sức hấp dẫn của sự kiện. Và người xem cảm nhận đó là công sức của lực lượng Cảnh sát kinh tế chứ không phải của đội ngũ phóng viên ANTV. Đó là một trong nguyên nhân dẫn đến thiếu tính hấp dẫn của phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

- Phỏng vấn trong một số tác phẩm, phóng viên còn để nhân vật giải thích dài, nội dung không thuyết phục. Sự xuất hiện của nhân vật trong một tác phẩm, nhiều trường hợp lên đến 3 lần gây sự nhàm chán cho người xem, trong khi giá trị thông tin không cao. Không nhấn mạnh cho lời bình trong tác phẩm.

- Âm nhạc trong phóng sự điều tra, nhất là âm nhạc dưới các tít chính và tít phụ, một số tác phẩm có sự trùng hợp nhau. Nhất là giống nhau từ kiểu chữ, cỡ chữ đến nhạc nền… tạo cho người xem một cảm giác quen thuộc và lối mòn.Bên cạnh đó, kết cấu, dựng hậu kỳ một số phóng sự có chung một mô tuýp nên chưa tạo sức hấp dẫn đối với người xem.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 11

2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế

Có thể thấy những hạn chế, thiếu sót của phóng sự điều tra về kinh tế trên truyền hình ANTV qua khảo sát cho thấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong cuộc phỏng vấn sâu với Trung úy Nguyễn Lê Hoàng, phóng viên ANTV cho biết: “Về vấn đề kinh tế vĩ mô, phóng viên ANTV khó thưc hiện hiện hơn các phóng viên truyền hình khác nhất là Đài truyền hình VTV. Khi mời chuyên gia đầu ngành về kinh tế, các chính khách, các đồng


chí đứng đầu của các Bộ, ban, ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế thì phóng viên ANTV rất vất vả trong việc thực hiện khách mời, nhiều trường hợp không thực hiện được. Ngoài ra, với tuổi đời còn trẻ, các vấn đề thuộc về chính sách kinh tế, tầm nhìn cho tương lai thì chính nội tại đội ngũ phóng viên ANTV còn hạn chế nên việc tác nghiệp về nội dung chính sách kinh tế vĩ mô còn khá khiêm tốn trên ANTV”.

Qua khảo khảo sát cho thấy, tỷ lệ khán giả theo dòi chương trình Hành trình phá án chiếm 52%. Chương trình Hành trình phá án nội dung chính là phản ánh những vụ án tiêu biểu mà lực lượng Công an trong cả nước đã điều tra khám phá. Các vụ án về giết người, cướp của mới tính chất, quy mô ngày càng tinh vi xảo quyệt được mô ta, phản ánh trong chương trình phá án được đông đảo công chúng theo dòi. Đó cũng là thế mạnh của truyền hình ANTV. Trong số các tác phẩm về đề tài của Hành trình phá, tỷ lệ phá án các vụ án kinh tế ít hơn so với trật tự xã hội. Đó cũng phản ánh thực tế của tội phạm, vi phạm pháp luật hiện nay và cũng là tín hiệu vui của bức tranh về kinh tế cả nước. Nếu khuất tất nhiều, vi phạm nhiều thì nền kinh tế nước ta phát triển chậm và có nhiều vấn đề phải làm sáng tỏ. Ngoài ra, là kênh truyền hình của ngành Công an chuyên về ANTT, việc mời các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các bộ ban ngành về kinh tế của phóng viên khó hơn rất nhiều so với Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài truyền hình khác nên còn thiếu sự hấp dẫn của phóng sự điều tra kinh tế của ANTV trong thời gian qua…

Từ sự phân tích trên cho thấy, nguyên nhân chủ quan đầu tiên và trực tiếp của những hạn chế của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV chính là trình độ và tay nghề của đội ngũ phóng viên thực hiện phóng sự điều tra kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu như mong đợi. Từ chỗ là một chuyên mục của Đài Truyền hình Việt Nam, đến nay Truyền hình Việt Nam đã thành lập một kênh riêng của ngành Công an là một tín hiệu vui của ngành và báo chí nước ta. Tuy nhiên, do phần lớn đội ngũ trẻ mới được tuyển nên trình độ tay nghề còn hạn chế.

Ngoài ra, do thiếu sự trải nghiệm, hạn chế về vốn tri thức, vốn sống, kỹ năng nghề nhất là điều tra các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế nên chất lượng của phóng sự điều tra kinh tế chưa cao. Trong cuộc phỏng vấn sâu với Thượng tá Vò Văn Tiến, điều tra viên cao cấp, Công an TP Hải Phòng cho biết: “Không riêng gì chất lượng điều


tra kinh tế phóng viên truyền hình ANTV chưa cao mà ngay cả chính đội ngũ Cảnh sát kinh tế hiện nay cũng nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê của ngành, một cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện có đến 6 tháng không khởi tố được một chuyên án nào về kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như tình hình tội phạm kinh tế ở địa bàn đó ít, trình độ điều tra của đội ngũ cán bộ hạn chế”. Từ chỗ trình độ, kinh nghiệp năng lực điều tra hạn chế nên trong quá trình điều tra một số phóng viên không chứng minh được vấn đề, kết luận vấn đề còn nặng ý kiến còn chủ quan của tác giả kịch bản.

Nguyên nhân khách quan: lĩnh vực kinh tế luôn nhạy cảm, có nhiều yếu tố. Điều tra về kinh tế không phải dễ. Nhất là các vấn đề về chính sách, kinh tế vĩ mô. Sai phạm về kinh tế có thể kéo dài, việc phát hiện sai phạm, nhất là liên quan đối tượng chức danh, địa vị phải có những căn cứ xác thực, đảm bảo các yêu cầu, quy định của pháp luật khi điều tra, phát sóng tác phẩm. Hệ lụy của một vấn đề liên quan đến kinh tế có thể nguyên nhân xảy ra từ trước đó thời gian dài, nên việc thu thập thông, tin lại liệu rất khó khăn đối với phóng viên. Và, một số lĩnh vực sai phạm về kinh tế không phải vấn đề nào cũng được điều tra. Đối với phóng viên của ngành Công an điều tra kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu: chính trị, nghiệp vụ và pháp luật. Phóng viên Công an chỉ được phép đưa thông tin trong khuôn khổ, quy định của ngành, không phải cái gì, ở đâu, tại sao… cũng có thể điều tra và phát sóng.

Nhiều vụ việc, phóng viên điều tra trùng với những vụ án mà Cơ quan điều tra đang tiến hành, do vậy, những thông tin dù có được, nhưng phóng viên cũng chưa thể phát sóng. Có những vụ việc sai phạm, nhận được đơn thư của nhân dân cung cấp, phóng viên ANTV xuống tác nghiệp thì nhận được lệnh của cấp trên “chỉ đạo” không được điều tra. Hoặc một số phóng sự điều tra đã hoàn thành hậu kỳ phải giảm bớt tình tiết, nội dung, đảm bảo yếu tố: đối ngoại. Một số cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm là “sân sau” của lãnh đạo các cấp… Sự can thiệp này đã dẫn đến một số phóng sự điều tra chất lượng phát sóng không như mong đợi.

Ngoài ra, trong tác nghiệp cụ thể phóng viên ANTV còn gặp một số vấn đề như sau: thiếu sự sự không hợp tác của đối tượng liên quan. Do vậy, phóng viên chỉ phản ánh một chiều (bị hại) không phản ánh được ý kiến, tâm tư của đối tượng liên quan (bị đơn),


nên phóng sự thiếu tính hấp dẫn. Tuy không hợp tác, nhưng khi phóng sự phát sóng, phía bị đơn lại cho rằng, phóng viên phản ánh nội dung không chân thực, không khách quan. Hoặc khi có công văn giới thiệu của cấp trên cho phóng viên tác nghiệp, thì quan, tổ chức liên quan chỉ trả lời phóng viên bằng văn bản, không hợp tác khi có máy thu hình. Đó cũng là thực tế dẫn đến thiếu tính hấp dẫn của phóng viên ANTV hiện nay.

Ngoài ra, những bất cập, thiếu hụt về trang thiết bị và chưa hợp lý về quy trình tổ chức sản xuất, đặc biệt là quy trình sáng tạo tác phẩm điều tra kinh tế, cơ chế tài chính hợp lý chưa hợp lý cùng những vấn đề khác là nguyên nhân dẫn đến hạn chế sẽ được trình bày và phân tích với những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV trong chương 3 của luận văn.


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả đã khái quát một số nét cơ bản về thực trạng sử dụng phóng sự điều tra kinh tế trong các chương trình, chuyên mục của Truyền hình ANTV. Làm rò đặc thù về nội dung, hình thức, thực trạng chất lượng của phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV, đánh giá thành công, nguyên nhân thành công, những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế, cũng như tác động của thể loại này đối với xã hội.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy ANTV là kênh Truyền hình có tần suất sử dụng phóng sự điều tra kinh tế lớn, nhất là tại Chuyên mục Điều tra qua thư khán giản, Chương trình Thời sự Tiêu điểm, Bản tin Nhật ký An ninh, Thời sự An ninh, Kinh tế tiêu dùng. Hầu như tuần nào cũng có đề tài về đề tài kinh tế được phản ánh qua phóng sự điều tra, ở dạng phóng sự điều tra nêu vấn đề và phóng sự giải quyết vấn đề.

Lợi thế đối với các phóng viên thực hiện phóng sự điều tra kinh tế của truyền hình ANTV là họ có được nguồn tin độc quyền từ Cơ quan điều tra. Điều này không phải cơ quan báo chí nào cũng có thể có được. Hơn nữa, đối với phóng viên truyền hình ANTV, ngoài được đào tạo chuyên ngành nghiệp vụ về báo chí, công tác trong ngành Công an, họ được đào tạo về nghiệp vụ Công an, trong đó có lĩnh vực điều tra.


Đây là cơ sở quan trọng để phóng viên ANTV khá thành công trong việc điều tra các khuất tất trong lĩnh vực kinh tế, được thể hiện dưới tác phẩm phóng sự điều tra.

Tác giả đã mô tả, phân tích cách sử dụng các chi tiết của các PV với những tác phẩm phóng sự điều tra cụ thể đã được đăng để làm rò về các nhận định liên quan đến thể loại. Chương 2 cũng đã hệ thống hóa được những kỹ năng trong cách tiếp cận, khai thác vấn đề và triển khai vấn đề của các PV trong mỗi tác phẩm. Đánh giá được đặc thù hình thức việc sử dụng phóng sự điều tra của truyền hình ANTV, đó cũng là thể loại “đinh” của truyền hình ANTV. Đồng thời chỉ ra được những thành công, hạn chế của phóng sự điều tra trên truyền hình ANTV. Đánh giá những thành công của các phóng sự điều tra nhìn nhận ở dư luận xã hội, từ việc sử dụng thông tin trên truyền hình đối với quá trình điều tra của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ các cấp, từ Trung ương đến địa phương. Nhiều phóng sự điều tra đã góp phần vào việc phản biện xã hội cùng hiến kế giúp Đảng, Nhà nước có những chính sách, quyết sách phù hợp với thực tế. Không ít phóng sự đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng, có dấu ấn cá nhân và góp phần đắc lực làm chuyển biến xã hội phát triển theo hướng tích cực. Nhiều vụ việc sau khi phản ánh đã nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của các Bộ, ngành và tỉnh thành vào cuộc xử lý có hiệu quả, tạo được niềm tin trong nhân dân.


Chương 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ TRÊN TRUYỀN HÌNH ANTV‌

3.1. Một số vấn đề đặt ra

3.1.1. Thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản

Phạm vi phản ánh của phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự điều tra nói riêng là toàn bộ hiện thực cuộc sống xung quanh chúng ta, nhưng không phải bất kỳ sự việc nào, đối tượng nào cũng có thể tùy tiện đưa vào phóng sự. Nơi có những sự kiện, vấn đề mới nảy sinh (trong cuộc sống hay những vấn đề còn tồn tại, còn gây nhiều tranh cãi, cần phải giải đáp ngay cho công chúng... mới có thể trở thành đề tài của phóng sự điều tra). Nói cách khác, đối tượng của phóng sự điều tra chính là những hiện tượng, bối cảnh “có vấn đề”. Thông qua tác phẩm, phóng viên trình bày diễn biến của sự kiện theo một ý đồ, tư tưởng đã xác định, trả lời được một số nội dung mà dư luận đang quan tâm bằng các bằng chứng từ những thông tin thu thập được. Chủ đề thường được xác định từ trước chuyến đi hay có thể được hình thành trong quá trình đi thực tế, hoặc có thể chủ đề đã xác định được bổ sung trước thực tế phong phú của cuộc sống. (Đề tài phù hợp với chủ trương, chính sách và nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng, là mối quan tâm của quần chúng trong từng thời điểm). Từ đề tài, chủ đề và tình hình thực tế, phóng viên xây dựng đề cương sơ lược nhất cho một phóng sự. Tác giả phải nghiên cứu qua về một đề tài, một vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, từ đó xây dựng kịch bản cần làm. Kịch bản là sợi dây nối các thành viên có cùng ý tưởng thống nhất qua các khâu: ghi hình và dựng hình hậu kỳ. Gồm: kịch bản ý đồ, kịch bản đề cương, kịch bản chi tiết. Yêu cầu đặt ra là kịch bản đó phải làm rò những vấn đề cơ bản như: Phóng sự làm về cái gì? Làm như thế nào? Tại sao làm vấn đề đó? Nhân vật chính có gì đặc biệt? Những tình huống, kịch tính, chi tiết nổi bật...

Tuy nhiên trên thực tế, một số PV khi thực hiện phóng sự điều tra kinh tế thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản. Do vậy, dẫn đến tình trạng tác phẩm còn nhiều “lỗ hổng” chất lượng nội dung đến hình thức tác phẩm.


Trước hết là vấn đề đặt tên tác phẩm: Khi xây dựng kịch bản, PV cần đặt tên cho tác phẩm của mình (tên có thể thay đổi khi tác phẩm hoàn thành). Đặt tên kịch bản sẽ giúp phóng viên một lần nữa xác định rò chủ đề của phóng sự, vạch ra đường đi và đích đến của nó. Tuy nhiên trên thực tế một số phóng viên khi thực hiện phóng sự điều tra không đặt tên tác phẩm, nên ý đồ quá trình tác nghiệp không rò ràng, lúng túng trong xử lý nội dung. Dẫn đến thực trạng, làm đến đâu về đặt tên đến đó, bị động trong thể hiện.

Ngoài ra, do không xác định thời lượng tác phẩm nên khi có đề tài là phóng viên xuống hiện trường tác nghiệp. Chủ đích không rò ràng. Nếu không thuận lợi thì làm phóng sự điều tra nêu vấn đề, nếu thuận lợi, có các nội dung thì thực hiện phóng sự giải quyết vấn đề. Chính sự không rò ràng trong tác nghiệp đã ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm.

Việc không chuẩn bị về kịch bản, PV không dự kiến được cách thể hiện của tác phẩm. Không chủ đích được đâu là hình ảnh cốt lòi, chủ chốt của tác phẩm, dự kiến nội dung phỏng vấn, nhân vật tham gia phỏng vấn và lời bình cho tác phẩm. Đối với việc dự kiến nội dung phỏng vấn có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập thông tin từ nhân vật liên quan trong vụ việc. Điều đó ảnh hưởng đến thời gian làm việc của phóng viên. Bởi đối tượng vi phạm trên lĩnh vực kinh tế hiểu biết việc mình đang, đã và sẽ làm; có trình độ. Trong đó, không ít người có chức vụ, địa vị quan trọng trong các cơ quan, tổ chức. Phóng viên không chuẩn bị nội dung trước khi phỏng vấn, dẫn đến hiện tượng nhân vật “hướng lái” nội dung phỏng vấn sang một nội dung khác. Hoặc PV phải nghe họ trình bày nhiều vấn đề không liên quan, không có tác dụng trong phóng sự điều tra. Việc chọn người tham gia phỏng vấn cũng phải được xác định từ đầu để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, tránh tình trạng chọn người thay thế, người liên quan, tính xác thực thông tin không cao.

Việc xây dựng kịch PV ghi rò địa điểm ghi hình, đặc biệt là địa điểm ghi hình các cảnh quay chủ chốt để những thành viên trong êkíp thực hiện nắm bắt được công việc và có sự chuẩn bị tốt cho chuyến đi. Dự kiến phương tiện máy móc, xe cộ, thời gian thực hiện, kinh phí, tư liệu, nhạc, tiếng động, chọn êkíp làm

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí