Đôi Nét Về Các Nhà Thơ Nữ Trong Phong Trào Thơ Mới.

với cuộc sống thơ sẽ bật ra”… hay “Cuộc sống thay đổi càng cho em nhiều vốn sống để sau này viết em ạ. Các nhà thơ lớn từ đông sang tây có ai được một cuộc sống ổn định đâu? Như cụ Nguyễn Du đấy. Biết đâu sau này thơ em lại nổi, vì cuộc sống vất vả hôm nay…” [48, tr360 - 361].

Những tâm sự chân thành của Anh Thơ dành cho Xuân Quỳnh là những kinh nghiệm được Anh Thơ đúc kết và trải nghiệm trong quá trình sáng tác, điều này đã được minh chứng qua hầu hết các tác phẩm của bà. Sau cách mạng và kháng chiến, Anh Thơ đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau như làm báo, công tác phụ nữ, cứu thương, bình dân học vụ… và bà cũng đã đi rất nhiều nơi từ Bắc vô Nam, từ miền xuôi đến miền ngược; qua bất kì vùng miền nào bà cũng ghi lại trên những trang thơ như khi ra thăm đảo Cô Tô, bà viết Đảo Ngọc; những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Anh Thơ đi thực tế ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, bà viết hai tập thơ Hoa dứa trắng Mùa xuân màu xanh; sau ngày giải phóng miền Nam, Anh Thơ đi thực tế các tỉnh phía Nam, bà viết tập thơ Quê chồng.

Có thể thấy, trong số các nữ thi sĩ của lớp trước, Anh Thơ là cây bút sung sức. Bà đi nhiều, viết nhiều nên tầm hiểu biết xã hội của Anh Thơ vượt lên rất nhiều. Điều đó thật đáng trân trọng bởi Anh Thơ đã phải rất cố gắng để từ một cô gái tỉnh lẻ, trong một gia đình phong kiến trở thành nhà thơ Cách mạng với những đóng góp to lớn cho nền thơ ca dân tộc.

2.3. Anh Thơ trong phong trào Thơ mới.

2.3.1. Khái quát về phong trào Thơ mới.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược kéo dài gần trăm năm ở nước ta. Từ 1858 đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chủ yếu có những hoạt động về quân sự và đến đầu thế kỷ XX, chúng mới thực sự tiến hành cuộc khai thác thuộc địa về kinh tế. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Từ Nam chí Bắc, nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa, hành

chính của xã hội thực dân, xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Những tầng lớp này có nhu cầu văn hóa thẩm mĩ mới, họ tạo thành một công chúng văn học ngày càng đông đảo và đòi hỏi một thứ văn chương mới, chính vì thế đã có tác động trực tiếp, không nhỏ đến đời sống của nền văn học đương thời, do đó văn học trong thời kỳ này (từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) đã có những bước chuyển biến vượt bậc.

Đặc biệt là văn học từ 1930 - 1945, chỉ trong vòng mười lăm năm, văn học Việt Nam đã phát triển với một tốc độ nhanh chóng, có sự cách tân văn học sâu sắc ở các thể loại và xuất hiện nhiều trào lưu văn học khác nhau: Văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán, văn học cách mạng. Mỗi một trào lưu văn học đều mang một đặc điểm riêng, có sự phát triển riêng song cùng song song tồn tại và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học Việt Nam.

Trào lưu văn học lãng mạn với nhân tố chính là “phong trào Thơ mới” đã có tác động đến sự phát triển của văn học lãng mạn nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) xuất hiện đã mở ra một cuộc cách tân sâu sắc và toàn diện cho thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XX: “Phong trào Thơ mới là một cuộc cách tân thi ca chưa từng có trong văn học dân tộc. Nó chẳng những đem lại những tác phẩm hay, những nhà thơ độc đáo mà đặc biệt là đem lại một phạm trù thơ hiện đại, một thi pháp mới, một kiểu trữ tình mới, phân biệt và thay thế cho thơ trữ tình cổ điển truyền thống” [41, tr11].

Đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền văn học dân tộc, do đó Thơ mới nổi bật với những nét đặc trưng không giống với thi ca của bất cứ giai đoạn nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Ra đời trong một hoàn cảnh xã hội tương đối đặc biệt với nhiều biến động về chính trị, kinh tế, văn học nên các nhà Thơ mới với một tâm hồn dễ rung động và nhạy cảm trước những biến đổi của cuộc sống đã muốn thoát ra khỏi cuộc sống thực tại, họ không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán, đơn điệu, chính vì vậy họ đã chối từ thực tại xã hội, thực tại tầm thường để mơ ước

đến một thế giới khác tươi đẹp hơn và họ đã quay trở về quá khứ để tìm thấy trong quá khứ một thế giới huyền ảo, mộng mơ; một thế giới của chốn bồng lai, tiên cảnh mà ta bắt gặp trong thơ Thế Lữ:

Phong cách thơ Anh Thơ - 3

“Bồng lai muôn thủa vườn xuân thắm Sán lạn, u huyền, trong khói hương”.

(Mưa hoa) hay đó là giấc mơ của chúa sơn lâm khi nhớ về đại ngàn, nhớ về những ngày tháng oai hùng đã qua:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Tay say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gợi, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?...”.

Là hình ảnh Chế Lan Viên thả hồn trong âm u với những tháp chàm, với sự nuối tiếc về dân Chàm vong quốc; là Nguyễn Nhược Pháp khi tìm về với truyền thuyết Phong Châu: Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh. Và ông đồ Vũ Đình Liên với nỗi lòng canh cánh hoài cổ, về những tiếng loa xưa:

Lòng ta là những hàng thành quách cũ Tự nghìn năm vẫn vẳng tiếng loa xưa”.

(Lòng ta là những hàng thành quách cũ)


cũng như:

“Những người muôn năm cũ Hồn ở đây bây giờ”.

Song chúng ta nhận thấy các nhà Thơ mới tìm về quá khứ không phải với một thái độ tiêu cực trốn tránh cuộc đời mà là tìm lại những nét đẹp xưa, đó là sự trân trọng đối với những tinh hoa của cội nguồn dân tộc.

Thơ mới ra đời đồng nghĩa với sự khẳng định cái tôi cá nhân đã chiến thắng “cái phi ngã” trong văn học theo kiểu Á Đông xưa. Thực ra không phải chỉ đến văn học giai đoạn 1930 cái tôi mới xuất hiện mà trước đó ta đã bắt gặp một cái tôi với khát vọng hạnh phúc lứa đôi trong thơ Hồ Xuân Hương; một cái tôi đầy bản lĩnh cá tính trong thơ Nguyễn Công Trứ, trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải hoặc trong thơ Tản Đà… nhưng các tác giả chưa thể bộc lộ cái tôi như một khuynh hướng, một trào lưu văn học thực sự. Và chỉ từ sau 1930, cái tôi cá nhân mới thực sự được đề cao, chính vì vậy đã xuất hiện hàng loạt “cái tôi” trong đội ngũ tác giả Thơ mới: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. [44, tr29].

Tuy nhiên Thơ mới không chỉ đề cao “cái tôi cá nhân”, sự “tự do cá nhân” mà trong mạch ngầm cảm xúc của nó còn “len lỏi một mạch tình cảm đáng quý: tâm sự yêu nước thầm kín, thiết tha” [23, tr13] và đặc biệt hơn, chúng ta còn tìm thấy ở đó sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp của phong tục, tập quán Việt Nam, những nét đẹp của văn hóa làng quê đã tồn tại hàng ngàn đời nay với những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân và Anh Thơ - nữ thi sĩ đã để lại dấu ấn đặc biệt trong phong trào Thơ mới.

2.3.2. Đôi nét về các nhà thơ nữ trong phong trào Thơ mới.

Trong phong trào Thơ mới, những cây bút nữ chiếm vị trí không nhỏ và đã có những đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền thơ ca dân tộc.

Nhìn lại văn học Việt Nam thời trung đại đã có những cây bút nữ nổi tiếng như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, song số lượng thật là hiếm hoi. Người ta cắt nghĩa hiện tượng này là do chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ không được học hành thi cử; bốn chữ vàng "công,

dung, ngôn, hạnh" đã bó buộc người phụ nữ vào bổn phận làm vợ, làm mẹ, tuyệt nhiên không tham gia vào công tác xã hội. Vì vậy, họ hiếm có điều kiện để gặp gỡ và tham gia trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nho giáo luôn "trọng nam khinh nữ" nên họ quan niệm rằng người phụ nữ học để làm gì? học biết chữ để thêm lý sự với chồng và lười nhác mà thôi.

Thế nhưng sang giai đoạn văn học 1930 - 1945, nếu như "Thơ mới là bình minh của thơ Việt Nam hiện đại" thì các nhà thơ nữ có quyền tự hào rằng từ buổi bình minh của thơ Việt Nam hiện đại họ đã có mặt. Nhà thơ Nguyễn Thị Manh Manh là một trong số những người đi tiên phong cho sự lên ngôi và thắng thế của Thơ mới. Các tên tuổi khác như Mộng Tuyết, Ngân Giang, Vân Đài, Hằng Phương, và đặc biệt là nữ sĩ Anh Thơ đã bước vào làng Thơ mới và để lại những dấu ấn riêng.

Trong Thi nhân Việt Nam, viết về Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh đã mô tả: "Khi nhà thơ Phan Khôi hăng hái như một vị tướng quân dõng dạc bước ra trận để kết án lối thơ cũ, thì lập tức nhờ có tờ Phụ nữ tân văn lời nói của ông đã được truyền bá khắp nơi…" và người ủng hộ ông đầu tiên là một bài thơ viết theo lối mới của một phụ nữ ký tên là Nguyễn Thị Manh Manh (tức Nguyễn Thị Kiêm) và Hoài Thanh đã viết tiếp: "Thơ mới đã bắt đầu có cơ sở. Trong làng Thơ mới người ta càng sốt sắng thêm. Từ hai tháng trước, hôm 26-7-1933 một nữ sĩ có tài và có gan, cô Nguyễn Thị Kiêm, đã lên diễn đàn hội khuyến học Sài Gòn hết sức tán dương Thơ mới. Hội khuyến học Sài Gòn thành lập đến bấy giờ đã 25 năm. Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng là lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe đến như thế" [44, tr22]. Và bà đã có cả một bức thư viết bằng thơ "gửi tất cả những ai ưa hay ghét bỏ lối thơ mới".

"Bây giờ tôi thử khuyên khách làm thơ Đổi lại, ai ưa thơ mới lo tìm chỗ dở

Ai ghét, rán kiếm cái hay của thơ

Vậy, chê, khen, có giá trị hoa mới sẽ nở".

(Bức thư gửi tất cả những ai ưa hay ghét bỏ lới thơ mới.

Nguyễn Thị Manh Manh). Người nữ sĩ thứ hai của phong trào Thơ mới được nhiều bạn đọc biết đến là Mộng Tuyết. Mộng Tuyết tên thật là Lâm Thái Úc - bà còn có những bút danh khác như Hà Tiên Cô, Thất Tiểu Muội, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ

sĩ…


Thơ Mộng Tuyết là tiếng lòng hồn nhiên, trong trẻo của một người con gái, người con gái ấy nhiều khi còn thẹn thùng, e ấp, trước cả vẻ đẹp của chính bản thân mình:

"Nhớ chuyện đêm qua còn thẹn thùng; Mặt hồ phẳng lặng ánh trăng trong, Trễ trùng xiêm áo em đang tắm,

Làn nước vờn da em lạnh lùng".

(Em xấu hổ)

Nếu cho rằng Thơ mới là tiếng nói của những cá nhân, của những tâm hồn với khát vọng thành thực muốn "nói rõ những điều kín nhiệm" thì tâm hồn thơ Mộng Tuyết không nằm ngoài cái biên độ đó. Người con gái thẹn thùng, e ấp trên kia cũng là người con gái không muốn giấu giếm những khát vọng trẻ trung mãnh liệt của mình: yêu và được yêu:

"Nguồn trong nước sạch mơn man, Để em xuống tắm gội làn tóc xanh. Cho anh đặt chiếc lược tình,

Món hương trinh bạch để dành từ xưa. Tâm tình mơn mởn đào tơ,

Tặng anh giữa cảnh nên thơ suối rừng".

(Hương rừng).

Vẻ đẹp của thơ Mộng Tuyết không phải là vẻ đẹp của cấu tứ và kỹ thuật mà nó có sức lay động ở sự trong trẻo trong cảm xúc và những hình ảnh có sức gợi:

"Trăng chảy ngập đường đi thuở ấy, Để người soi bóng bước song song. Rồi trăng từ đó tương tư bóng, Chảy ngập đường đi khắp nẻo lòng.

(Bóng trăng tương tư)

và cao hơn còn là vẻ đẹp của một tâm hồn không chỉ quẩn quanh trong những tình cảm riêng tư mà còn biết hướng tâm hồn đến mọi người với một tình yêu rộng lớn. Người đọc hẳn sẽ ngạc nhiên và cảm động khi thấy một người con gái chỉ luôn sống trong lầu son gác tía, tưởng như chỉ biết:

"Chiều xuân khép cảnh khuê phòng, Soi gương sửa lại má hồng vui vui".

lại cũng là một thi sĩ có trái tim không vô tình khi nghe tin:


"Nghe nói Tràng An giá gạo cao Đói cơm cửu hạn khát mưa rào".

(Giá gạo Tràng An)

Chia xẻ với những khó khăn của đồng loại, nhà thơ băn khoăn tự hỏi: "Chị nghèo biết giúp gì em nhỉ" và trước nạn đói 1945, trước những nỗi thống khổ của đồng bào mình, Mộng Tuyết đã đau đớn thốt lên:

"Ai làm non nước chia ba?"

Và nhà thơ đã kêu gọi mọi người hãy vì "tình máu mủ" mà "nhường cơm xẻ áo".

Có thể thấy tiếng thơ ấy cất lên từ một trái tim nhân hậu, từ một trái tim biết yêu thương đồng loại, nhưng nó còn có giá trị hơn khi đặt bên cạnh những tiếng thở dài não nùng của Thơ mới.

Bên cạnh Nguyễn Thị Manh Manh, Mộng Tuyết thì Hằng Phương cũng là một nữ sĩ có nhiều đóng góp cho phong trào Thơ mới.

Hằng Phương nhập cuộc làng thơ bằng bài thơ đầu tay Nhớ con nhỏ Bội Trinh (1929) đăng trên tờ Phụ nữ tân văn. Từ đó, Hằng Phương cũng có nhiều thơ đăng trên các báo Đàn bà, Tri tân, Ngày nay, Hà Nội tân văn, Phụ nữ tân văn và in chung với Anh Thơ, Mộng Tuyết, Vân Đài tập thơ Hương Xuân (1943).

Nhà thơ Xuân Diệu không phải ngẫu nhiên đã từng cho rằng chữ "Tâm" là mạch cảm xúc chính trong thơ Hằng Phương. Nét nổi bật trong thơ bà là tâm hồn đầy ắp yêu thương, là niềm khắc khoải khôn nguôi của một người con luôn gắn bó với cội nguồn:

"Mòn mỏi ngày đêm trông lại trông Cố hương xa cách mấy nghìn trùng".

(Tự cố hương)

Nếu Mộng Tuyết thường lấy nguồn cảm xúc của tâm hồn mình để phủ lên mọi vật thì Hằng Phương dường như ngược lại: cảnh vật bình dị xung quanh luôn là những đề tài mang lại cho bà nguồn cảm hứng, tứ thơ. Mỗi ban mai thức dậy, nhà thơ phát hiện ra:

"Sương đêm còn đọng trên cành

Rưng rưng hạt ngọc long lanh nhìn trời"

(Bình minh)

và Hằng Phương luôn lấy tình quê của mình làm đối tượng để giãi bày nguồn thi hứng. Những bài thơ viết về quê hương của Hằng Phương như Tự cố hương, Tiễn biệt và đặc biệt là Lòng quê là những bài thơ hay được bạn đọc chú ý.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí