Phong cách thơ Anh Thơ - 2

Nhược Pháp” của Lê Thị Thanh Yên hoặc “Nét đẹp văn hóa làng quê qua sáng tác của 4 nhà thơ Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, thuộc phong trào Thơ Mới Việt Nam (1930 - 1945)” của Cao Thị Hảo. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát nhất về tập Bức tranh quê trên nhiều phương diện: con người, thiên nhiên, văn hóa.

Tạp chí Sông Hương, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, số 9, năm 2009 có bài viết ca ngợi thơ tình Anh Thơ: “Anh Thơ cũng có thơ tình nhưng viết theo định hướng nào, không phải là mối tình quê của trai gái vào buổi hội hè mà chủ yếu là tâm tình của cô gái bước vào tuổi đang yêu. Chỉ có những tâm trạng và xúc động giàu nữ tính trong buổi đầu đến với tình yêu, ngượng ngùng, chờ đợi, mong ước và cũng lo lắng băn khoăn” [11, tr20]. Chùm thơ tình buổi đầu của Anh Thơ góp phần nói lên một phương diện đẹp của tình cảm Anh Thơ trong phong trào Thơ mới.

Như vậy các công trình nghiên cứu về Anh Thơ trước và sau cách mạng mới chỉ lướt qua một vài khía cạnh, có tính khái quát mà chưa có những công trình chuyên sâu nghiên cứu về phong cách thơ Anh Thơ.

Tuy nhiên những ý kiến đánh giá và nhận xét của những nhà nghiên cứu đi trước là những định hướng quan trọng, đồng thời đó cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi tham khảo đi vào tìm hiểu thơ Anh Thơ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà thơ Anh Thơ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

Tìm hiểu các tập thơ chính của Anh Thơ:

Bức tranh quê (1941), Kể chuyện Vũ Lăng (1957), Đảo Ngọc (1963), Theo cánh chim câu (1965), Hoa Dứa trắng (1967), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977), và những bài thơ lẻ khác đồng thời luận văn còn tìm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

hiểu qua những sáng tác văn xuôi của tác giả để thấy rõ được một cách đầy đủ về sự nghiệp sáng tác của Anh Thơ. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành so sánh thơ Anh Thơ với một số nhà thơ khác để làm nổi rõ hơn những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách sáng tạo của Anh Thơ.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Phong cách thơ Anh Thơ - 2

Trong quá trình tìm hiểu về phong cách thơ Anh Thơ, luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp.

4.2. Phương pháp thống kê.

4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu.

4.4. Phương pháp thi pháp học.

5. Đóng góp của luận văn.

5.1. Về lý thuyết.

Vận dụng lý thuyết phong cách học vào việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả.

5.2. Về thực tiễn.

Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo về phong cách Anh Thơ, đồng thời vận dụng vào giảng dạy Thơ mới và thơ Anh Thơ trong chương trình phổ thông.

6. Cấu trúc luận văn.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương:

Chương I: Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật. Anh Thơ từ Thơ mới đến thơ Cách mạng.

Chương II: Phong cách thơ Anh Thơ nhìn từ phương diện nội dung.

Chương III: Phong cách thơ Anh Thơ nhìn từ phương diện nghệ thuật thể hiện.


NỘI DUNG‌‌

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT. ANH THƠ TỪ THƠ MỚI ĐẾN THƠ CÁCH MẠNG


1. Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật.

Khi nói đến khái niệm phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp bởi từ trước tới nay chúng ta chưa đi tới một khái niệm phong cách thống nhất, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách.

Phong cách được hiểu là những khám phá nghệ thuật mang tính cá nhân được định hình thành những nét chủ đạo lặp đi lặp lại trong sáng tác của một tác giả nào đó. Phong cách nghệ thuật trước hết hình thành từ cá tính sáng tạo của tác giả, nhưng cá tính sáng tạo chưa phải là phong cách. Nhìn chung khái niệm phong cách thường được dùng để định vị cho những nét nghệ thuật của những tác giả có đóng góp lớn, trong khi đó bất kỳ nghệ sĩ nào hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng đòi hỏi cá tính sáng tạo riêng.

Nhà văn Pháp Bufo (Buyffông) định nghĩ: Phong cách chính là người.

Theo Phương Lựu: “Phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không phải bản thân anh ta và tất cả những thứ mà anh ta giống với người khác”. Phong cách được ông hiểu có tầm quan trọng đặc biệt. Một nhà văn không có phong cách tức là anh vẫn còn chưa định hình được ngòi bút của mình vẫn bị lẫn vào đám đông. Vì quan niệm này, cho nên nhiều người hiểu khái niệm phong cách bao gồm trong đó sự đánh giá những đóng góp lớn lao về mặt nghệ thuật.

Chẳng hạn phong cách của các tác giả lớn trong văn học Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân… Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm phong cách được hiểu nghiêng nhiều hơn về phía cá tính sáng tạo và nếu nghệ sĩ có những đóng góp nhất định về nghệ thuật đều có thể được xem là có phong cách nghệ thuật.

Thực chất của vấn đề phong cách chính là cách nhìn, cách quan niệm của nhà văn về thế giới và con người.

Nhà văn Pháp M.Proust khẳng định, thực chất của vấn đề phong cách chính là “vấn đề cái nhìn”.

Cái nhìn này tạo ra những yếu tố trội, làm nên nét riêng của nhà văn, làm anh ta nổi bật giữa những cá tính và phong cách khác. Vì vậy, nghiên cứu phong cách nghệ thuật phải chỉ ra đặc trưng văn chương của một tác giả. Nói như Đỗ Lai Thúy “trong những “bức tranh nghệ thuật” của nhà thơ thế nào cũng có một yếu tố trội bắt tất cả những yếu tố còn lại phải phục tùng nó, phải phản chiếu ánh sáng của nó”. Do đó, cần phải sử dụng phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại một cách tinh tế nhằm chỉ ra những yếu tố trội đó.

Theo Raymond Carver, một nhà văn hiện đại xuất sắc Hoa Kỳ thế kỷ XX thì: “Mỗi nhà văn vĩ đại hay thậm chí mỗi nhà văn rất giỏi đều sáng tạo nên thế giới phù hợp với chính đặc tính của anh ta”. Nói cách khác, thế giới nghệ thuật của nhà văn tương thích với phong cách nghệ thuật của nhà văn đó. Mối quan hệ qua lại này cho phép chúng ta đi từ văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để chỉ ra đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn đó… “Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn và đặc thù của nhà văn trên mọi thứ anh ta sáng tạo. Đấy là thế giới của riêng anh ta chứ không phải của bất kỳ một ai khác. Đây là một trong những điều phân biệt nhà văn này với nhà văn nọ (…) một nhà văn thì phải có cách nhìn đặc biệt nào đó về sự vật và phải in cách diễn đạt nghệ thuật lên cách nhìn đó” [13, tr356].

Theo nhà thơ Hoàng Trung Thông: Phong cách và cá tính nhà văn không phải là cái gì khó hiểu. Đó là biểu hiện của mỗi nhà văn trong khi xây dựng chủ đề, nhân vật, trong khi vận dụng hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ văn học. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải tự tạo cho mình một phong cách riêng, một điệu cảm xúc riêng [24, tr14].

Theo Nguyễn Đăng Mạnh, nói đến phong cách phải nói đến tính thống nhất của nó, tức là tính độc đáo trong việc kết hợp những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Nó bao gồm các yếu tố như cá tính của nhà văn, kiến thức, vốn sống, quan điểm sáng tác, nội dung đề tài, nội dung hình tượng, phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ… mà cụ thể ở đây là cá tính của chủ thể sáng tạo và sự tự do lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nó trong tác phẩm.

Đỗ Lai Thúy, trong Con mắt thơ, với phụ đề: Phê bình phong cách Thơ mới, trước khi đi vào phân tích từng phong cách cá nhân có lưu ý đến hoàn cảnh lịch sử - xã hội nảy sinh hiện tượng Thơ mới, khẳng định các nhà Thơ mới có “một cái nhìn thế giới” khác với các nhà thơ cổ. Điều này cho thấy, phong cách, xét cho cùng sẽ biểu hiện cụ thể nhất ở “cách nhìn” này. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nếu cái nhìn nghệ thuật chung cho cả dòng thơ như một chuẩn, một phong cách chung cho cả một thời đại thi ca thì từng cái nhìn nghệ thuật riêng của mỗi thi nhân là một lệch chuẩn. Chính sự lệch chuẩn này tạo nên phong cách cá nhân của nhà thơ. Như vậy nghiên cứu phong cách thơ Anh Thơ không thể tách rời với phong trào Thơ mới và thơ ca Cách mạng.

2. Anh Thơ trong hành trình thơ nữ Việt Nam hiện đại.

2.1. Tác giả Anh Thơ.

Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân, sinh ngày 25/01/1921 tại Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Hưng. Cha là Vương Đan Lộc đỗ tú tài khoa thi Hương cuối cùng của chế độ nhà Nguyễn. Mẹ là bà Kiều Thị Thư, con gái cụ Phó Bảng

Kiều Oánh Mậu, người đã có công lớn trong việc hiệu đính và chú giải truyện Kiều.

Cha nữ sĩ là một công chức nên thường xuyên thuyên chuyển công tác, do vậy chưa qua cấp tiểu học mà Anh Thơ đã phải thay đổi trường 3 lần (Hải Dương, Thái Bình rồi Bắc Giang).

Từ bé, chịu ảnh hưởng thơ văn yêu nước của ông ngoại, thấm đậm chất thơ dân gian trong các chuyện cổ do bà nội kể, bảy tuổi Anh Thơ đã mê thơ và giấu cha mẹ tập làm thơ và đến năm 14 tuổi bà đã có thơ đăng trên các báo Đông Phương, Tiểu thuyết thứ Năm, báo Đàn Bà…

Anh Thơ đặt chân vào lãnh địa thơ tiền chiến khoảng năm 1936, giai đoạn mà phong trào Thơ mới đang ở thời kỳ vàng son. Khi mới bước vào làng thơ, nữ sĩ lấy bút hiệu là Tuyết Anh, sau đổi thành Hồng Anh và cuối cùng lấy bút hiệu là Anh Thơ. Bà đã từng công tác trên nhiều tạp chí xuất bản tại Hà Nội từ 1938 - 1943 có thể kể đến tờ “Tiểu thuyết thứ Năm”, báo “Ngày Nay”, Hà Nội Báo”, “Phụ nữ”, “Bạn Đường”…

Riêng về thơ trước cách mạng, Anh Thơ chỉ có hai tập là Bức tranh quê Xưa. Tập Bức tranh quê được trao giải thưởng của Tự lực văn đoàn và được xuất bản lần đầu năm 1941 bởi Nhà xuất bản Đời Nay, Hà Nội. Tập “Xưa” xuất bản năm 1941 cộng tác với Bàng Bá Lân bởi Nhà xuất bản Sông Thương, Bắc Giang. Ngoài ra, Anh Thơ còn viết tiểu thuyết Răng Đen xuất bản 1943 do Nhà xuất bản Nguyễn Du.

Năm 1945, Anh Thơ tham gia Cách mạng và bà vẫn tiếp tục sáng tác. Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến khi mất bà có những tác phẩm sau: Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ 1957), Theo cánh chim câu (thơ, 1960), Đảo Ngọc (thơ, 1964), Hoa dứa trắng (thơ, 1967), Mùa xuân màu xanh (thơ, 1973), Quê chồng (thơ, 1977), và bộ hồi ký văn học: Từ bến sông Thương (1986), Tiếng chim tu hú (1995) và Bên dòng chia cắt (2002).

2.2. Anh Thơ quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời.

Trong suốt quá trình sáng tác, từ những tác phẩm đầu tiên là tập Bức tranh quê cho đến những tác phẩm cuối cùng - tập thơ Cuối mùa hoa, Anh Thơ luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi để tạo cho mình một phong cách sáng tác riêng, độc đáo.

Anh Thơ quan niệm: “Thơ phải ngắn gọn, không nên rườm rà, phải nói ít viết ít mà người đọc lại hiểu nhiều. Thơ hay phải là những gì tinh túy, vĩnh cửu nhất từ tâm hồn con người. Người làm thơ cũng đừng cầu kì câu chữ quá mà khiến cho người đọc khi đọc rồi cứ phải suy luận. Thơ là hào quang soi rọi những bước đường kháng chiến gian khổ nhất. Thơ giải phóng được cuộc đời bình lặng của lớp người con gái dưới thời phong kiến. Tôi yêu thơ như yêu một lẽ sống ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi”. Quan niệm này của Anh Thơ được thể hiện rõ nét trong hầu hết các sáng tác của bà.

Ngay từ khi làm tập thơ Bức tranh quê, Anh Thơ đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, bị cha ngăn cấm, bị cha bắt được và đánh đòn, may nhờ chị Hai và các em giúp đỡ: “Mỗi buổi trưa, chị Hai bưng quả trầu, thúng khâu lên gác, các em tôi ngồi suốt dọc cầu thang để canh. Tôi có một quyển sổ nhỏ và chiếc bút chì. Hễ có động là tôi dễ dấu” [8, tr44].

Và khi có thời gian để làm thơ, Anh Thơ cũng luôn băn khoăn, lúng túng không biết mình sẽ viết những gì trong thơ đây? Bởi nếu “Thơ tình yêu say mê như Xuân Diệu? Nhưng tôi đã được yêu và biết yêu đâu? Như Chế Lan Viên nhớ xứ Chàm nhưng có biết xứ Chàm ở đâu? … Vậy thì viết gì? Tôi lại làm thơ về phong cảnh xóm làng vậy”. [8, tr44-45]. Vậy là Anh Thơ chỉ có thể viết về cuộc sống nông thôn; xóm làng có những gì, quê hương có những gì, bà cứ miêu tả như vậy, chân chất, giản dị mà mộc mạc, dễ đi vào lòng người. Bà tả cảnh bốn mùa; cảnh mưa nắng; cảnh lụt, cảnh hạn; bà tả phiên chợ, đám cưới, đám ma, ngày Tết. Cứ nghĩ đến đâu, thích cảnh gì bà làm một bài thơ cảnh đó, cảnh và người đã thấm sâu vào máu thịt, và rồi ba mươi bài thơ đã được hoàn thành.

Và ngay cả khi tập thơ Bức tranh quê đoạt giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn (thơ không có giải nhất, giải nhì, chỉ có giải khuyến khích dành cho Anh Thơ và Tế Hanh), Anh Thơ cũng không vì thế mà tự kiêu, tự cho mình là giỏi mà ngược lại Anh Thơ đã rất khiêm tốn, chân thành. Bà đọc lại những lời nhận xét, đánh giá của ban giám khảo về những hạn chế cũng như những ưu điểm đối với tập thơ Bức tranh quê của mình.

Đối với những hạn chế của tập thơ, Anh Thơ đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần, tự rút kinh nghiệm cho bản thân, bà đã nghĩ: “Đến tập thơ thứ hai, tôi sẽ tránh được những khuyết điểm này” [8, tr56].

Bên cạnh những hạn chế thì tập thơ cũng được đánh giá rất cao. Nhất Linh (thành viên của ban giám khảo) đã nhận xét: “Những nhận xét của cô Anh Thơ rất đúng. Có khi đúng đến nỗi làm người ta phải ngạc nhiên và chịu phục (…). Trong bài “Chợ mùa hè” có hai câu tỏ rõ tài nhận xét của cô Anh Thơ đến cực điểm:

“Chó le lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng

Lợn trói nằm hồng hộc thở căng giây”. [8, tr54]

Hay Bàng Bá Lân nhận xét: “Thơ cô rất độc đáo (…) cô lại có tài quan sát, khiến tôi cũng giống Nhất Linh, là rất phục cô” [8, tr77]. Có thể thấy, Anh Thơ đã viết được như những gì bà quan niệm đó là thơ phải ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.

Những năm sau cách mạng, cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ của cả dân tộc đã giúp Anh Thơ có thêm cách nhìn mới về cuộc đời, về nghệ thuật. Đối với bà, bây giờ không phải chỉ ngồi một chỗ để nghĩ và viết ra thơ mà để sáng tác những bài thơ hay, có giá trị, người nghệ sĩ cần phải đi thâm nhập cuộc sống, phải lăn lộn với cuộc đời, để hiểu và cảm thông với sự vất vả của cả dân tộc trong giai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc” thì mới ra được những vần thơ hay.

Trong một lần Xuân Quỳnh đem sáng tác của mình đến hỏi Anh Thơ, Anh Thơ đã tâm sự: “Ai làm thơ qua tập đầu rồi đến tập thứ hai cũng phải chật vật một thời gian để có vốn sống mới, em ạ. Em nên xin đi thực tế, để lăn lộn

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí