ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------- ĐINH THỊ LỆ THỦY
phong cách thơ anh thơ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội – 2010
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách thơ Anh Thơ - 2
- Đôi Nét Về Các Nhà Thơ Nữ Trong Phong Trào Thơ Mới.
- Anh Thơ Và Những Chặng Đường Thơ Sau Cách Mạng.
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------- ĐINH THỊ LỆ THỦY
phong cách thơ anh thơ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lưu Khánh Thơ
Hà Nội – 2010
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 5
6. Cấu trúc luận văn 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT.6
ANH THƠ TỪ THƠ MỚI ĐẾN THƠ CÁCH MẠNG
1. Những vấn đề chung về phong cách nghệ thuật 6
2. Anh Thơ trong hành trình thơ nữ Việt Nam hiện đại 8
2.1. Tác giả Anh Thơ 8
2.2. Anh Thơ quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời 9
2.3. Anh Thơ trong phong trào Thơ mới 12
2.3.1. Khái quát về phong trào Thơ mới 12
2.3.2. Đôi nét về các nhà thơ nữ trong phong trào Thơ mới 15
3. Anh Thơ và những chặng đường thơ sau Cách mạng 22
3.1. Thơ ca kháng chiến chống Pháp và những đóng góp của Anh Thơ 22
3.2. Anh Thơ và đội ngũ thơ nữ trong giai đoạn chống Mĩ 25
CHƯƠNG II: PHONG CÁCH ANH THƠ NHÌN TỪ NỘI DUNG TRỮ TÌNH30
1. Đối tượng thẩm mĩ trong thơ Anh Thơ 30
1.1. Cảnh quê, tình quê trong thơ Anh Thơ trước Cách mạng 30
1.1.1. Cảnh sắc thiên nhiên mang đậm hương vị làng quê 33
1.1.2. Cảnh sinh hoạt lao động nơi làng quê 46
Trang
1.1.3. Những lễ hội, phong tục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc 51
1.2. Cảnh quê, tình quê trong thơ Anh Thơ sau Cách mạng tháng Tám 61
1.3. Hình ảnh con người trong thơ Anh Thơ 78
1.3.1. Hình ảnh con người trong Bức tranh quê 79
1.3.2. Hình ảnh con người trên những nẻo đường kháng chiến 85
2. Cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 92
2.1. Cái tôi trữ tình lãng mạn trong thơ Anh Thơ 92
2.2. Cái tôi trữ tình cách mạng 96
2.2.1. Từ ý thức cá nhân đến ý thức công dân 96
2.2.2. Vị thế và cách nhìn mới về người phụ nữ 98
CHƯƠNG III: PHONG CÁCH THƠ ANH THƠ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
106
1. Thể thơ 106
1.1. Thể thơ tám chữ 106
1.2. Thể thơ tự do 109
1.3. Thể thơ lục bát 111
1.4. Thể thơ bảy chữ 112
1.5. Thể thơ năm chữ 113
2. Ngôn ngữ 114
2.1. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với đời thường 115
2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu tượng 117
3. Giọng điệu 121
3.1. Giọng điệu nhẹ nhàng, mềm mại giàu nữ tính 121
3.2. Giọng điệu trữ tình, tha thiết, giàu cảm xúc 123
3.3. Giọng điệu rắn rỏi, tự tin, khúc triết 125
KẾT LUẬN128
TÀI LIỆU THAM KHẢO131
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Anh Thơ là nhà thơ sáng tác ở cả hai giai đoạn Thơ Mới và thơ Cách mạng. Mỗi giai đoạn, Anh Thơ đều có những đóng góp nhất định đối với tiến trình thơ ca dân tộc. Trong phong trào Thơ mới, cùng với Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính… Anh Thơ đã góp một phần không nhỏ vào thành tựu của dòng thơ đồng quê.
Những năm sau Cách mạng sức sáng tạo của Anh Thơ vẫn tiếp tục bền bỉ và dẻo dai. Thơ ca của bà không chỉ thể hiện tình yêu sâu đậm đối với quê hương đất nước mà còn ca ngợi nét đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến, nét đẹp của cuộc sống mới đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của người phụ nữ Việt Nam.
Đóng góp của bà đã phần nào được ghi nhận bằng những giải thưởng có giá trị như: Giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn trao cho tập Bức tranh quê (1939); giải thưởng của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ cho truyện thơ Kể chuyện Vũ Lăng (1956); giải thưởng Nhà nước đợt I về Văn học nghệ thuật năm 2001 và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2006.
Do đó việc nghiên cứu phong cách thơ Anh Thơ với những đặc trưng riêng trong cách thức tiếp cận cho phép khám phá cá tính sáng tạo và những nét độc đáo về mặt nghệ thuật của nhà thơ nhằm xác định vị trí và vai trò của nhà thơ trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề.
Cũng như hầu hết các nhà Thơ mới, cuộc đời sáng tác của Anh Thơ trải qua hai chặng đường: những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trong suốt quá trình đó, Anh Thơ đã sáng tác không ngừng nghỉ, điều đó được thể hiện qua sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ.
Ngay từ khi tập thơ Bức tranh quê xuất hiện trên thi đàn, nó đã trở thành một hiện tượng mới mẻ, đặc sắc thu hút được sự quan tâm của người đọc. Chúng tôi xin điểm lại những bài viết cơ bản về thơ Anh Thơ theo trình tự thời gian.
Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã có bài viết và nhận xét về tác giả Anh Thơ, chủ yếu là tập trung nói về Bức tranh quê của nữ sĩ. Hoài Thanh cho biết: Ông rất kính phục và ngạc nhiên trước tài thơ của Anh Thơ. Đó là một lối thơ giản dị, mộc mạc, tự nhiên nhưng rất dồi dào cảm xúc mà không phải ai cũng làm được và ông đã nhận xét về Bức tranh quê: “Tập thơ này cũng thuộc về lối thơ của người có học” [44, tr189], hay “nhiều lúc tôi tưởng người đã đi quá xa. Tranh quê có bức chỉ là bức ảnh; cái thản nhiên hàm xúc của nghệ sĩ đã nhường chỗ cho cái thản nhiên trống rỗng của nhà nghề. Theo gót thi nhân đến đó, ta thấy uất ức khó thở: Người dẫn ta vào một thế giới tù túng rồi không cho ta mơ tưởng đến một trời đất nào khác nữa.
Không, thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà cốt gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình. Cho nên mỗi lần Anh Thơ chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, là thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khoái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì: Có lẽ là hồn thi nhân” [44, tr189]. Và Hoài Thanh đã chọn những bài thơ tiêu biểu để in và Thi nhân Việt Nam như Chiều Xuân, Trưa hè, Rằm tháng bảy, Bến đò ngày xưa.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến thơ mới nói chung và thơ Anh Thơ nói riêng.
Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long là một công trình nghiên cứu khá đồ sộ về Thơ mới. Nguyễn Tấn Long đã tìm hiểu, nhận xét, thẩm định từng tác giả và đến nữ sĩ Anh Thơ, nhà nghiên cứu đã khẳng định “nữ sĩ lấy thiên nhiên làm bối cảnh, lấy nếp sống nông thôn làm người sáng tác” [33, tr1294].
Trong Thơ Mới - Bình minh thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn Quốc Túy nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc ảnh hưởng đối với phong trào Thơ Mới. Trong bài “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian ca dao, dân ca đối với Thơ Mới” và bài “Có một thế giới cổ tích trong Thơ Mới”, tác giả nhận định: Anh Thơ là một nhà thơ tiêu biểu với đề tài nông thôn, với cảnh đẹp làng quê.
Trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca của Hà Minh Đức đã tập hợp nhiều bài viết về các tác giả tiêu biểu như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận… Mặc dù chưa đề cập một cách trực tiếp về Anh Thơ nhưng đã khẳng định được sự hiện diện của “nhóm thi sỹ đồng quê” trong đó Anh Thơ là một tác giả tiêu biểu.
Trong cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca do Giáo sư Hà Minh Đức và nhà thơ Huy Cận chủ biên, cũng đã tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu. Trong bài “Về Thơ mới” Huy Cận khẳng định sự gắn bó “cội nguồn dân tộc”, “Đất nước và con người được tái hiện trong Thơ mới một cách đậm đà đằm thắm. Quê hương rõ ràng là máu thịt của hồn thơ trong “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, “Bức tranh quê” của Anh Thơ.
Phê bình bình luận văn học của Vũ Tiến Quỳnh, đề cập đến các nhà thơ nữ tiêu biểu trong đó có Anh Thơ. Công trình nghiên cứu này cho ta thấy vai trò, vị trí của Anh Thơ trong hành trình thơ nữ Việt Nam và những nét cơ bản nhất về con người, cuộc đời cũng như những tác phẩm tiêu biểu của Anh Thơ trước 1945.
Tủ sách văn học trong nhà trường của Lâm Quế Phong, tập hợp những bài viết nghiên cứu về tác giả Thơ mới: Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ. Tập sách đã cho ta một cái nhìn khái quát nhất về toàn bộ sáng tác của Anh Thơ.
Gần đây ta thấy có một số luận văn viết về Anh Thơ như “Bức tranh quê trong thơ Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ” của Nguyễn Thị Bình hay “Dấu ấn văn hóa dân gian trong thơ Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn