Cảnh Quê, Tình Quê Trong Thơ Anh Thơ Trước Cách Mạng.

Hiện thực khốc liệt của chiến tranh dường như đã lắng đọng qua tâm hồn dịu dàng của người phụ nữ,thấm sâu vào lòng người đọc bằng những cảm nhận rưng rưng. Cái bối rối nhớ thương của một cô gái tiễn người yêu ra trận:

"Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận

Bên ấy có người ngày mai đi xa.

(Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn) hay cái ngậm ngùi chua xót khi chiến tranh tước đi những gì đời thường nhất, giản dị nhất của cuộc sống con người.

"Hoá ra rau cũng thành nỗi nhớ

Đêm nằm mơ thấy phiên chợ toàn rau Hàng bí ngô bên cạnh hàng bầu

Xanh mườn mượt màu xanh rau muống… Em sơ tán rau dền không mọc nữa

Thương mẹ già còn nhớ vị rau đay".

(Rau - Xuân Quỳnh)

và ngay cả trong bài thơ đầy tính tượng hình Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mĩ Dạ cũng mang đầy tình nữ. Chị cảm nhận về sự hy sinh không phải ở cái vĩ đại mà ở sự tinh khiết, trắng trong của tâm hồn cô gái trinh nguyên, chính điều đó đã làm nên sự cao cả: "Nhưng cái ánh sáng lung linh kia thì có lẽ phải đến thời ta mới có. Cũng phải đến thời ta và chưa biết chừng, ở đây cũng phải là một cây bút nữ mới có thể vừa nói đến cái trong trắng của tâm hồn vừa nói đến cái mềm mại, cái trắng trong của da thịt:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

"Có phải da thịt em mềm mại trắng trong Đã hoá thành những làn mây trắng"

[34, tr223 - 224]

Phong cách thơ Anh Thơ - 5

và chính cái trong trắng, thuỳ mị, dịu dàng ấy đã khiến bài thơ có một sức gợi cảm rất sâu.

Trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc của những cây bút nữ kể trên, Anh Thơ nổi lên với một phong cách độc đáo, với một nẻo đi rất khác lạ. Nếu các nhà thơ nữ khác như Vân Đài, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh… thiên về đời tư, cảm xúc nội tâm nhiều hơn là những vấn đề cuộc sống xã hội thì Anh Thơ tạo nên một sắc màu mới mẻ. Đó là vừa có cái chung của thời đại, vừa có cái riêng của bản thân mình với một giọng thơ chân thành ấm áp bởi Anh Thơ là một nhà thơ nữ chịu khó đi thực tế. Đi nhiều nơi tầm nhìn mở rộng, thơ của bà đi từ bức tranh quê đến bức tranh đất nước. Trong những năm đầu hoà bình và trong thời gian chống Mĩ hễ có điều kiện là bà lại tìm cho mình những chuyến đi đến những vùng khác nhau. Những chuyến đi vừa nâng cao sự hiểu biết, lại vừa tạo ra nguồn cảm hứng để sáng tác. Với ưu điểm luôn gần gũi đời sống, khai thác chất thơ từ đời sống mà trong chặng đường này, Anh Thơ đã có được các tập thơ in dấu ấn sáng tạo của một thời kỳ mới: Theo cánh chim câu (1960); Đảo Ngọc (1963); Hoa dứa trắng (1967); Mùa xuân màu xanh (1974); Quê chồng (1979)… Hiện thực đời sống mở rộng cảm hứng cho thơ ca. Thơ của bà phong phú và đa dạng, không chỉ trong đề tài mà trong cách cảm xúc, vẫn là một bút pháp quen thuộc tả nhiều hơn gợi, nhưng đã được phả vào đây một tâm hồn mới. Nếu như trước đây, người đọc đã từng yêu quý những câu thơ miêu tả độc đáo cảnh sắc của thiên nhiên Việt Nam như:

"Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời".

thì bây giờ chúng ta lại được nghe nhà thơ ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên đất nước bằng những câu thơ tươi sáng đầy thú vị:

"Mắt nhìn cau đứng đẹp như tranh Bò vàng lớp lớp đi bên gốc

Mây trắng ngập ngừng trên tán xanh".

Bên cạnh đó có thể kể ra những bài thơ viết về đề tài chiến tranh chống Mĩ cứu nước như Tiếng đập đỗ bà viết ở Ngọc Sơn; hay Tổ săn máy bay Minh Khôi - đây là một bài thơ dài với 140 câu thơ chặt chẽ nhưng bài thơ lại lôi cuốn người đọc từ ý nọ sang ý kia liền trong một hơi cảm xúc. Bài thơ đã tạo ra một khung cảnh chiến đấu, một lòng chung sức của tổ săn máy bay và cũng là của toàn dân, nhiều người đã đánh giá đây là một thành công mới của Anh Thơ trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Ngoài ra chúng ta còn có thể kể đến rất nhiều bài thơ đặc sắc của bà về chống Mĩ cứu nước như: Nhà trực chiến; Phép thiêng; Chúng em đan lưới… và ở mỗi một bài thơ, Anh Thơ lại xây dựng những cảm xúc, những tứ thơ khác nhau. Vì thế mà nhà thơ Hoàng Trung Thông đã từng ca ngợi: "Anh Thơ có tài quan sát, nhưng chị không chỉ quan sát bằng mắt mà quan sát từ tấm lòng, một tấm lòng kiên trinh theo Đảng, theo Cách mạng. Chị đã vượt qua bao khó khăn thuở ban đầu để làm thơ rồi chị lại lăn lộn vào cuộc chiến đấu để làm thơ. Làm được một bài thơ hay thì đã khó, trở thành một nhà thơ hay thì càng khó hơn. Nếu ai nói thơ chị là khô khan, thì thật là vô duyên. Chẳng khô tí nào cả, tình yêu trong thơ chị hồn nhiên, trong trắng và lai láng lắm. Nếu ta nói chị sáng tác dồi dào và đến bây giờ nguồn thơ vẫn chưa cạn, thì điều đó rất đúng. Nếu ta nói những bài thơ hay của chị chưa quá nhiều, song những câu thơ hay của chị không ít thì điều đó rất đúng. Nhưng đúng hơn lòng yêu cuộc sống, yêu thơ, quyết tâm theo Đảng và theo Cách mạng đến cùng làm cho tâm hồn thơ chị luôn trẻ, thơ văn của chị chân thành và dạt dào sức sống, nhất là những vần thơ của chị về Đảng, về Bác Hồ là những vần thơ đặc sắc. Chị có một vị trí xứng đáng trong làng thơ, nhất là trong làng thơ nữ" [47, tr53].


CHƯƠNG II:‌

PHONG CÁCH ANH THƠ NHÌN TỪ NỘI DUNG TRỮ TÌNH


1. Đối tượng thẩm mỹ trong thơ Anh Thơ.

1.1. Cảnh quê, tình quê trong thơ Anh Thơ trước cách mạng.

Xã hội Việt Nam cổ truyền dựa trên nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước với tổ chức xã hội là làng. Và trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, làng quê từ ngàn đời nay là nơi trú ngụ của biết bao thế hệ người dân Việt Nam, đó là nơi nuôi dưỡng đời sống và tâm hồn dân tộc, là nơi lưu giữ những nét đẹp của cảnh sắc Việt Nam, và cảnh sắc Việt Nam không phải là một đề tài mới trong văn học Việt Nam, ta từng bắt gặp hình ảnh của một chàng trai khi xa quê hương là nhớ tới những gì giản dị nhất, thân thuộc nhất đó là bát canh rau muống, là quả cà mặn… hay hình bóng ai đang lam lũ vất vả một nắng hai sương:

"Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao".

(Ca dao)

Trong văn học trung đại thì thiên nhiên và tình quê là mạch cảm hứng chủ đạo của văn chương Việt Nam. Có thể thấy mạch văn này chảy từ văn học Lý - Trần và kéo dài tới tận Nguyễn Khuyến "nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam"; Nếu ta gặp trong thơ của Trần Thánh Tông một khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình; một buổi chiều ở làng quê Việt Nam với tiếng kèn của mục đồng, từng đàn trâu thủng thỉnh nối đuôi nhau ra về và hình ảnh từng đôi cò trắng đang chao liệng dưới cánh đồng:

"Xóm trước sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không Theo hồi kèn mục trân về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".

thì trong thơ Nguyễn Khuyến ta lại bắt gặp không gian làng quê với những đặc trưng riêng: đường làng, ngõ trúc, ao chuôm, bãi chợ… Có thể "nói Nguyễn Khuyến là người đã làm phong phú không gian làng quê với những nét mới, cụ thể, chân thực, sôi động qua chùm thơ thu ba bài nổi tiếng (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm):

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng nước theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo…".

(Thu điếu)

Với làn nước trong veo, với một chiếc thuyền bé nhỏ và hình ảnh hững hờ của lá vàng rơi, và một ngõ trúc vắng vẻ, quanh co… tất cả đã tạo nên một không gian thu lành lạnh của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam và lần đầu tiên trong thơ ca cổ điển Việt Nam xuất hiện một mùa thu mang những đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, khác hẳn mùa thu trong thi ca cổ điển với lá ngô đồng rụng, sen tàn cúc nở… đã từng án ngữ bao lâu nay.

Đến phong trào Thơ mới (1932 - 1945), mặc dù đời sống xã hội Việt Nam có những biến động; mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của thơ ca Pháp song hình ảnh làng quê Việt Nam vẫn luôn là mảnh đất ngọt ngào của các thi sĩ trong phong trào Thơ mới.

Ta bắt gặp hình ảnh một con sông quê hương trong thơ của Tế Hanh với những hình ảnh thơ vừa phóng khoáng, thi vị lại vừa giản dị, chân chất song cũng đầy tự hào:


"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá".

(Quê hương - Tế Hanh)

hay ta bắt gặp một Tràng Giang trong thơ Huy Cận với cảnh sông dài trời rộng lúc chiều tà vừa mang dáng dấp cổ kính thường có trong thơ Đường lại vừa gần gũi thân thuộc đối với người Việt Nam song vẫn toát lên một vẻ đẹp riêng của con sông Tràng Giang.

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn với con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".

và đây, cảnh thôn Vĩ Dạ của Huế mộng Huế mơ trong thơ Hàn Mạc Tử hiện lên thật trẻ trung, tươi tắn:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền…".

thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp tươi tốt tràn đầy sức sống của khu vườn xanh mướt, của nắng hàng cau và đặc biệt là vẻ đẹp trẻ trung thanh xuân của khuôn mặt ai đó đang e ấp, thẹn thùng ẩn sau khóm trúc.

Có thể thấy các nhà thơ trong phong trào Thơ mới luôn dành những lời thơ thân thương, trìu mến; những tình cảm yêu thương, trân trọng đối với quê hương. Và Anh Thơ đã tiếp tục điểm tô cho làng quê Việt Nam bằng những chi tiết, những hình ảnh gợi cảm, gợi tình, gợi hồn người đất Việt đến chân thực.

Không gian làng quê được tác giả chủ yếu miêu tả bằng dáng vẻ của làng quê nông nghiệp cổ truyền, của làng quê Bắc Bộ gắn liền với hình ảnh của các mùa trong năm, hay hình ảnh của cây đa, bến nước, con đò, đồng ruộng, cảnh chợ… hay cả những gì bình dị, gần gũi với cuộc sống mà như Anh Thơ đã từng nói: "Tôi thích nhất được thoả thuê, trong không khí đầy hoa cau, hoa ngâu, hoa sói, được lũ chim gà quấn quýt bên chân, được xem chúng ăn hăm hở. Tôi thích nhất là được đi giữa cảnh rộn ràng người đi chợ… những gánh thóc tám đỏ như son, những mẹt thị thơm phức mùa hè, những trái mít to phải lồng quang gánh…" [8, tr15].

1.1.1. Cảnh sắc thiên nhiên mang đậm hương vị làng quê.

Cuộc sống nông nghiệp gắn bó với đồng ruộng đã tạo nên nhịp sống theo mùa vụ nơi làng quê. Người nông dân quanh năm suốt tháng gần gũi với thiên nhiên, với ruộng đồng nên ta bắt gặp không gian làng quê trong Bức tranh quê bắt đầu từ hình ảnh đồng ruộng, một không gian rộng lớn với gốc rơm, gốc rạ, với cây lúa:

"Trong đồng lúa vàng tươi bông lúa chín"

hay "Ngoài đồng lúa một vài cô tát nước Múc trăng lên theo tiếng hát mơ màng"

(Đêm hè)

hoặc "Ngoài đồng ruộng lúa vàng tươi cháy xác, Nắng chang chang không một bóng râm chừa".

(Đại hạn)

Có thể thấy không gian đồng ruộng hiện lên thật phong phú, đa dạng với hình ảnh những cánh đồng trải dài vô tận, những bông lúa vàng tươi chín nặng trĩu bông hương lúa thơm nồng chắt chiu từ mùi vị ngai ngái của đất, vị cay nồng của mồ hôi người dân quê và hình ảnh những cô gái quê đang tát nước trong khung cảnh thiên nhiên thật nên thơ, mang vẻ đẹp mộc mạc của làng quê,

với tiếng hát vang ngân đã tạo nên một khung cảnh thật ấm no, thật yên bình và cũng thật hạnh phúc.

Cùng với Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ cũng viết về một không gian ruộng đồng với những cảnh sắc thiên nhiên:

"Lúa trải dài như bể kén tơ Từng đôi chim sẻ đến nô đùa Mổ từng hạt một trong khi gió

Bốc nhẹ mùi hương phảng phất đưa".

Bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam còn gắn liền với hình ảnh đê làng. Con đê làng đã gắn bó biết bao kỷ niệm với tuổi thơ, cái tuổi thả diều, đá bóng, chăn trâu, mải mê: "Bỏ mặc trâu bò nằm vệ cỏ. Mắt mơ màng trong gió hiu hiu" và hình ảnh con đê làng đã được thi nhân miêu tả và cảm nhận với những nét rất cụ thể, rất chi tiết nhưng cũng rất đặc trưng của cảnh thiên nhiên Bắc Bộ Việt Nam:

"Những cô gái, với lá thuốc nhuộm răng đen nháy Trâu, bò thưa bóng trên bờ đê".

hay "Chân bờ đê trên cánh đồng lúa đỏ, Nắng mờ tránh vội áng sương lan".

(Trở rét) Còn đây là hình ảnh bờ đê vào mùa lũ:

"Đê đã vỡ một đêm mưa tầm tã Nước sông ồ ạt chảy trôi đồng Làng xóm chìm đi bao mái rạ

Bao cây vườn mất tích giữa mênh mông"

(Lụt)

Tác giả đã miêu tả rất cụ thể, như đang hiện diện trước mắt người đọc hình ảnh con đê ngăn nước cho dân làng giờ đây đã bị vỡ sau một đêm mưa

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí