Phong cách thơ Anh Thơ - 6

nặng hạt và cảnh cả làng quê ngập chìm trong biển nước mênh mông tất cả đã gợi một sự xót thương, đau đớn trong lòng tác giả.

Bên cạnh hình ảnh ruộng đồng, bờ đê thì hình ảnh con đò, dòng sông cũng là hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam. Dòng sông là nơi phù sa ngưng đọng, bồi đắp, là nơi neo đậu của con đò, còn con đò từ lâu đã là phương tiện đi lại quen thuộc của người dân quê. Phải chăng vì thế mà hình ảnh bến đò trong tâm thức của người dân quê dường như đã trở thành hình ảnh của quê hương không thay đổi, luôn bền bỉ với thời gian, với nắng mưa? Do đó, trở về với làng quê, hình ảnh bến đò như là một ám ảnh trong thơ Anh Thơ. Trong tập Bức tranh quê, ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về bến đò - dòng sông như Bến đò ngày xưa, Bến đò ngày phiên chợ, Bến đò đêm trăng, Bến đò trưa hè…

Ta thấy xuất hiện hình ảnh dòng sông - con đò ngự trị một khoảng không gian rộng lớn ngay giữa làng quê:

"Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi Sông in dòng đọng nắng đứng không trôi".

(Bến đò trưa hè)

Dòng sông chìm trong sự tĩnh tại, với mây, với trời, với sông, với nắng đã tạo nên một không gian đa chiều, giàu cảm xúc. Và dòng sông kia đã được hình tượng hoá như con người "đọng nắng đứng không trôi" như đang đồng cảm với nỗi buồn của bầu trời xanh kia.

Còn trong Bến đò đêm trăng, bến đò - dòng sông: hai hình tượng lại được đặt bên nhau, có mối quan hệ gắn bó với nhau:

"Sông lặng chảy một nguồn trắng sáng tỏ Thuyền lênh đênh trong lớp khói sương mù Ngồi mơ mộng đầu thuyền cô gái nhỏ Khua trăng vàng trong nhịp hát đò đưa".

(Bến đò đêm trăng)

Khung cảnh tưởng như gợi ra một nỗi buồn man mác bởi hình ảnh của con thuyền xuôi ngược lênh đênh, còn dòng sông thì lặng lẽ trôi chảy, thế nhưng trong khung cảnh đó hình ảnh cô gái nhỏ và hình ảnh ánh trăng đã tạo cho bài thơ tràn đầy sức sống. Không phải là ánh trăng lãng mạn sầu buồn của Xuân Diệu "Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh" hay là ánh ”trăng nằm sóng soải trên cành liễu, đợi gió đông về để lả lơi" của Hàn Mạc Tử, mà đó là ánh trăng vàng sáng tỏ đang soi rõ khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, huyền ảo và giọng hát của cô gái quê đang ngân vang giữa cảnh sông nước êm đềm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Sang Bến đò ngày mưa, Anh Thơ lại miêu tả một bến đò chìm trong không gian thuận chiều của vũ trụ, bến đò như đang ẩn mình sau các động thái chuyển mình của dòng sông:

"Và dầm mưa dòng sông trôi dào dạt Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ Và hoạ hoằn một con thuyền đến chở

Phong cách thơ Anh Thơ - 6

Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa…".

Mặc cho vòng đời xuôi ngược, mặc cho những chuyển động của dòng sông, bến đò vẫn kiên trì, âm thầm đứng đó như một nơi neo đậu vững chắc cho những tâm hồn người dân quê.

Cũng viết về dòng sông - con đò, nhưng trong thơ Nguyễn Bính lại mang một biểu tượng khác. Dòng sông - con thuyền trong thơ Nguyễn Bính không chỉ gợi lên những nét thân thuộc của làng quê Bắc Bộ mà Nguyễn Bính còn tạo dựng cho nó một biểu tượng khác, cụ thể hơn đó là biểu tượng của sự gặp gỡ:

"Năm xưa chở chiếc thuyền này

Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều"

của niềm mơ ước, mơ đỗ quan trạng để "vinh quy" cùng nàng:

"Để tôi mơ mãi, mơ nhiều

Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng

Võng anh đi trước võng nàng

Cả hai chiếc võng cùng sang một đò".

song cuối cùng vẫn lỡ làng, thất bại, đành phải:

"Buông sào cho nước sông trôi"

còn dòng sông - con đò trong thơ Huy Cận lại là sự chia lìa, xa cách, đôi ngả đôi đường chỉ còn lại là nỗi buồn dằng dặc kéo dài không dứt: "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả".

Con người Việt Nam gắn bó với ruộng đồng, với làng quê. Do đó, người nông dân quanh năm suốt tháng gần gũi với thiên nhiên, với cảnh vật thôn quê, với mảnh đất nuôi sống mình nên trong cảm quan của họ, thời gian được tính đếm bằng sự thay đổi tuần hoàn của thiên nhiên của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Và bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của quê hương đất nước đã đi vào trong thơ Anh Thơ. Dưới con mắt quan sát và sự cảm nhận tinh tế của tác giả thì bốn mùa đã hiện lên thật sinh động, thật phong phú với những chi tiết, hình ảnh, màu sắc mang những đặc trưng rõ rệt của từng mùa.

Mỗi dịp xuân sang, thời tiết mùa xuân của làng quê Bắc Bộ mang một nét rất đặc trưng đó là những màn mưa bụi, mưa xuân. Những hạt mưa xuân chỉ bé li ti như bụi, như sương thôi song mát lành, trong khiết và mang lại một sức sống mới cho cây cối đâm chồi nảy lộc, mang lại sự trẻ trung ấm áp cho lòng người chính vì thế hình ảnh mưa bụi trong tiết xuân đã rất quen thuộc trong thơ ca dân tộc. Ta bắt gặp làn mưa bụi bay mờ mờ trong thơ Nguyễn Trãi: "Độ đầu xuân thảo lục như yên";

Xuân vũ thiên lai nguyệt phách thiên Dã kính hoang lương hành khách thiểu Cô chu trấn nhật các sa miên".

trong thơ Nguyễn Khuyến: "Giở giời mưa bụi còn hơi rét" hay mưa bay trong thơ Vũ Đình Liên:

"Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay".

và đến Anh Thơ, hình ảnh mưa bụi chiều xuân lại trở thành một yếu tố đặc trưng để tả cảnh mùa xuân:

"Mưa đổ bụi êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời".

(Chiều Xuân - Anh Thơ)

Cái hay, cái cuốn hút của Chiều xuân là đã đưa con người trở về gần gũi với thiên nhiên, với tạo vật. Mùa xuân đến màn mưa bụi êm êm, một bến đò nằm không tạo ra sự thanh tĩnh, mấy quán hàng mái tranh trên bến đò đứng im lìm đón khách và những cánh hoa xoan tim tím rơi rụng đầy sân… Cảnh thiên nhiên trong Chiều xuân không phải là thiên nhiên trung tính mà là thiên nhiên thân thuộc của làng quê Việt Nam. Với sự quan sát rất tinh tế, tỉ mỉ, tác giả đã lựa chọn được những hình ảnh, đường nét, màu sắc rất tiêu biểu để đưa vào trong thơ: trên đường đê có đàn sáo đen, đàn bướm, bầy trâu bò và trong đồng lúa xanh rì đàn cò trắng bay vụt ra làm giật mình cô nàng yếm thắm đang cuốc cào cỏ ruộng. Chiều xuân là bài thơ của cảnh xuân sang và đây là một trong những bài thơ đượm tình hơn cả trong Bức tranh quê hay trong bài Ngày xuân thì cảnh vật vẫn là sự tĩnh lặng, song con người lại náo nhiệt hơn, sôi động hơn bởi tiếng cầu kinh của "những bà già"; hay tiếng "tập lê giầy" của các cậu và đặc biệt là tiếng cười nói rộn ràng của những cô gái quê:

"Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói… Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình".

Những cô gái với hàm răng đen nhánh, với nụ cười toả sáng và ánh mắt long lanh như đang say trong hương xuân, trong cảnh sắc của đất trời - một khung cảnh thật đẹp, làm đắm say lòng người.

Mùa xuân không chỉ là mùa vui, mùa hội hè mà còn là mùa của tình yêu lứa đôi, mùa của các cuộc hẹn hò, chờ đợi của trai quê gái quê. Và trong Đêm xuân của Anh Thơ bên cạnh hình ảnh bầu trời rộng rãi với những ngôi sao lấp lánh, những tàu chuối, hình ảnh khóm tre già ta còn bắt gặp trong khung cảnh thơ mộng, êm đềm đó, con người cũng như say cùng cảnh vật :

"Ngoài đồng vắng - trời đêm mà che nón? Có hai người đi lẻn tới nương dâu

Và lại có cả một đôi đom đóm

Bay dập dìu như muốn phải lòng nhau".

Đom đóm có đôi, con người cũng có đôi. Cảnh sắc đêm xuân thật trữ tình, thật lôi cuốn và đưa con người không chỉ đến với cảnh thiên nhiên mà còn đến với tình yêu đôi lứa và dường như Anh Thơ cũng đang hoà mình vào men say tình của trời đất, của vạn vật và của lòng người.

Đối với các thi nhân phần lớn rất ít khi chọn mùa hè và mùa đông làm nguồn cảm hứng song trong Bức tranh quê của Anh Thơ lại rất đặc biệt, bà có cảm hứng khi viết về mùa hè. Thi sĩ đã từng bộc bạch với nhà thơ Hoàng Trung Thông: "Tôi biết nước ta mùa hạ là mùa nóng bức nhất và người lao động phải chịu đựng những sự vất vả đó, cho nên người ta vừa gọi mùa hạ, lại gọi mùa hè vì phải ra ngoài nắng cho đỡ nóng" [34, tr12]. Chính vì vậy mà Anh Thơ có cả Vào hè, Sáng hè, Trưa hè, Chiều hè, Đêm hè, Đại hạn.

Vốn là người hiểu sâu sắc cuộc sống nơi thôn quê, Anh Thơ đã đồng cảm với con người và thiên nhiên miền quê khi phải chịu đựng cái nắng gắt, cái nóng oi nồng của xứ nhiệt đới do đó thi sĩ đã miêu tả cái nắng hạ đặc trưng này rất đẹp song cũng rất chi tiết:

"Nắng! Suốt trời vàng rãi nắng

Gió theo mây không biết chốn phương nào Vườn chuối rũ héo dần trong im lặng Những rau bèo chết cạn cả trong ao".

(Đại hạn - Anh Thơ)

Cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè như đang muốn thiêu đốt cảnh vật, chỗ nào cũng thấy nắng, không có gió, không có mây chỉ có vườn chuối héo rũ và rau bèo chết cạn, nắng đang bao trùm, đang "vàng rãi" cả không gian.

Trong tiết trời oi ả của mùa hè nóng bức đó, thi sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp thoáng đạt, trong trẻo của mùa hè:

"Trời trong biếc không qua mây gợn trắng Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua…".

(Trưa hè)

Bức tranh hè đã phác hoạ một khoảng không gian cao xanh, rộng lớn với những đám mây trắng bồng bềnh, với cánh diều đang dang cánh bay trên bầu trời trong biếc và tô điểm cho bức tranh đó là màu đỏ của hoa lựu, là lũ bướm vàng đang rập rờn bay lượn. Hình ảnh hoa lựu đỏ của Anh Thơ khiến ta liên tưởng tới tiếng chim gọi hè trong thơ của Nguyễn Du:

"Dưói trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông".

(Truyện Kiều)

hay một buổi trưa hè yên tĩnh, vắng lặng, êm ả nơi làng quê:

"Trong thôn vắng tiếng gà xao xác gáy Những cụ già đưa võng hát thiu thiu Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy Bên đàn ruồi rạt nắng hết hơi kêu".

Anh Thơ hơn người chính là ở tài quan sát và bà đã từng tâm sự: "Cảnh vật nông thôn vào tôi như thế nào, tôi viết như thế ấy" [8, tr52]. Chính vì vậy bên cạnh một buổi trưa hè nắng oi ả, bà còn cảm nhận được không gian của một trưa yên tĩnh, vắng vẻ; đâu đây chỉ đôi chút có tiếng gà "xao xác gáy", hay một giọng hát ru cháu nhưng lại đang chìm dần vào giấc ngủ, chỉ còn "những đĩ con ngồi bắt chấy" tưởng rằng chúng thức đó mà lại lim dim đó - và đây không còn là trạng thái tỉnh táo nữa mà chúng đã chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết. Những quan sát, những cảm nhận của tác giả hết sức tỉ mỉ, sâu sắc và thật tinh tế.

Chúng ta cũng bắt gặp mùa hè trong thơ Đoàn Văn Cừ - song đó lại là mùa của hoa thơm trái ngọt, mùa của quả chín thơm ngon:

"Trưa hè biết vườn quê xanh tịch mịch Quả ổi vàng ăn mát ngọt như kem".

hoặc trở về làng quê vào thời gian ban đêm, bầu trời muôn ngàn vì sao và ánh trăng đang sáng toả soi rõ khung cảnh lao động hăng say, miệt mài của người dân quê:

"Đêm thanh đập lúa trăng vàng

Nến sao thắp trắng trên màn trời xanh".

Mùa thu sang mang đến cho thi nhân những cảm xúc khác nhau, mùa thu buồn và đẹp - đây là một đề tài quen thuộc của thơ ca cổ điển phương Đông. Trong phong trào Thơ mới, mùa thu đến mang nỗi buồn muôn thuở lan toả từ cảnh vật thiên nhiên đến tâm hồn con người. Ta bắt gặp một mùa thu hoang vắng, với:

"Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô"

của Lưu Trọng Lư, hay một mùa thu buồn man mác với cảnh thu nhạt nhoà, vắng vẻ qua hình ảnh của "Rặng liễu đìu hiu", "tóc buồn buông xuống" hay "nàng trăng tự ngẩn ngơ".

Thế nhưng trong thơ Anh Thơ ta không còn bắt gặp mùa thu đìu hiu của thơ cổ mà là một mùa thu sinh động đầy âm thanh, đầy sắc màu, đầy sức sống của một làng quê. Này đây là cảnh sang thu cũng có gió heo may; cũng là hình ảnh của đám trẻ mục đồng đang thả diều trên bờ đê song trong không khí thu đó, Anh Thơ đã cảm nhận, đã quan sát rất tinh tế để phát hiện ra thời khắc chuyển giao mùa:

"Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay"

(Sang thu)

Hoa mướp rụng báo hiệu hè hết, thu sang và chỉ bằng hình ảnh hoa mướp vàng, chuồn chuồn nhớ nắng, Anh Thơ đã gợi lên một không khí thu nơi làng quê Việt Nam.

Hay hình ảnh mùa thu với cơn mưa thu, đầu tiên là hiện tượng mây kéo đến đầy trời và sầm tối lại, rồi tiếng dế, tiếng ếch ộp kêu vang và cơn mưa thu đã đến:

"Mưa tầm tã dưới trời đen tựa mực Những chòm tre trĩu nước đứng im buồn"

và mưa đến khiến cho cảnh vật, con người cũng mang một cảm giác buồn:

Trong nhà tối bà già co kín chiếu Ôm cháu thơ mỏi mệt ngủ quên trời

Ngoài điếm sáng anh tuần ngừng hút điếu Nghe nơi nào tiếng trống hộ đê sôi".

(Đêm thu)

Có thể thấy thơ mùa thu của Anh Thơ không còn những hình ảnh điển hình của thơ cổ khi viết về mùa thu với sân ngô, cành bích hay sen tàn cúc nở nữa mà là những hình ảnh rất chân thực của làng quê Việt Nam và nếu như Nguyễn Bính "bằng cái nhìn tinh tế say đắm, nhà thơ nhận ra cái hồn quê sâu

Ngày đăng: 02/02/2023