Sự Thay Đổi Của Ngõi Böt Nguyễn Khải Từ Chính Luận Sang Triết Luận


trước : đề tài, chủ đề, nhân vật, vốn sống (…) Thật hiếm nhà văn nào mà tác phẩm lại gắn bó chặt chẽ với những chuyến đi như vậy” [69,128 ]. Còn Trần Đăng Khoa nhận ra rằng: “Nguyễn Khải có tài phù phép rất đặc biệt, hình như những chuyện gì ở dọc đường, qua con mắt ông cũng thành văn học (…) Trước khi đi thực tế, trong đầu Nguyễn Khải không có gì cả (…) Mọi tác phẩm Nguyễn Khải đều có sẵn trong đời sống (…) Nếu không có thời gian nghe ngóng, nhặt nhạnh ở thiên hạ thì lôi mình ra viết…” [ 48,118].

Tiểu thuyết với Nguyễn Khải là “cuộc tìm kiếm mãi mãi” chân lí của cuộc sống hình mẫu, con người và thời đại. Sự nghiệp văn học phong phú đa dạng là kết quả của những cuộc kiếm tìm đó. Trên lĩnh vực tôn giáo Nguyễn Khải có nhiều tác phẩm xuất sắc về đạo Thiên Chúa, Phật giáo, Cao Đài. Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chiến tranh biên giới với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Khám phá cuộc sống con người trong thời kì Đổi Mới là những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết, có cái gai góc, có cái cần nhìn lại, cần sự bao dung, có cái cần xét lại, có cái cần đấu tranh lên án và có cái cần cổ vũ ca ngời và khẳng định. Một cuộc hành trình của tiểu thuyết Nguyễn Khải xuyên thời gian đi qua những dấu mốc và thời gian lịch sử một sự phong phú, đa dạng độc đáo của tiểu thuyết Nguyễn Khải.

2.2. SỰ THAY ĐỔI CỦA NGÕI BÖT NGUYỄN KHẢI TỪ CHÍNH LUẬN SANG TRIẾT LUẬN

Cuối thế kỉ XX các nhà nghiên cứu tiểu thuyết đã nói đến tiểu thuyết triết luận với nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn trong buổi luận bàn về tiểu thuyết của Ban biên tập báo Paeze save tháng 3.1965, các nhà tiểu thuyết hiện đại người Italia là Anber tô Moorravia đã nêu ý kiến: “Tiểu thuyết đã thành một cái gì đó gần với văn tiểu luận. Chúng ta sẽ có những tiểu thuyết tiểu luận” [6,169]. Đến 1971 phát biểu trong cuộc thảo luận nói về tiểu thuyết tương lai, ông lại tiếp tục khẳng định: “Không cần phải nói thêm rằng một


tiểu luận hay có thể mang bất kì hình thức nào, nhưng được đưa lên hàng đầu hiện nay là hai biến thức tiểu thuyết: tiểu thuyết tiểu luận (roman- essai) và tiểu thuyết tư liệu (roman- documentaire) [60,30]. Ở Liên Xô (cũ) theo Hoàng Ngọc Hiến thì đã có khuynh hướng tiểu thuyết chính luận phát triển mạnh mẽ theo truyền thống Ooneskin. Nhưng tại Liên Xô (cũ) lại xuất hiện loại tiểu thuyết mà “đặc điểm quan trọng của nó là sự gia tăng và đào sâu triết lí trong tác phẩm” [55,24], người ta đặt tên là “Tiểu thuyết triết lí”, tiêu biểu như cuốn “Quy luật vĩnh cửu” của Đunbadze

Ở Việt Nam cuối thế kỉ XX đã có một số nhà tiểu thuyết sáng tác theo hai loại tiểu thuyết mà Môravia đã nêu ra: “Tiểu thuyết tiểu luận” và “Tiểu thuyết tư liệu”, nhưng cách gọi tên khác và chỉ là một vài nhà tiểu thuyết thưa thớt (đặc biệt là giai đoạn tiểu thuyết Việt Nam 1945- 1975, giai đoạn này tiểu thuyết gần như đi chung khuynh hướng của tiểu thuyết sử thi). Tiểu thuyết “Triết luận” lần đầu tiên được Nguyễn Văn Long dùng khái niệm này để định danh cho tiểu thuyết Nguyễn Khải. Đến 1985 Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận thấy có cả một xu hướng tiểu thuyết phát triển khá rầm rộ mà đặc điểm nổi bật của nó “là nội dung chính luận , triết luận chiếm một tỉ lệ đáng kể” [55,13]. Sau đó khái niệm tiểu thuyết triết luận được sử dụng rộng rãi và được nhiều nhà tiểu thuyết phát triển loại tiểu thuyết này.

Nguyễn Khải tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai thời kỳ: “Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách , từ 1978 đến nay sang tác theo một cách”. Đó là một sự tự ý thức của Nguyễn Khải trong quá trình Đổi mới nghệ thuật hướng đến sự sáng tạo cách tân tiểu thuyết theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Giai đoạn trước 1980 sáng tác của Nguyễn Khải nằm trong khuynh hướng chung văn học cách mạng. Những sáng tác của Nguyễn Khải nổi bật nguồn cảm hứng khẳng định, ngợi ca con người XHCN, cuộc sống mới, đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


nước, những người lính anh hùng. Đó là một mạch phản ứng mang tính dây truyền trong tất cả các nhà văn cùng thời. Nguyên Ngọc với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng với Đất nước đứng lên, Rừng xà nu…, Nguyễn Thi với mảnh đất Nam Bộ anh dũng của Những đứa con trong gia đình và hình ảnh cao đẹp trong mang biểu tượng thiêng liêng của Người mẹ cầm súng, Tô hoài với Tây Bắc, Anh Đức với Hòn đất, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu… Như Nguyễn Đăng Mạnh viết: Văn học phục vụ chính trị nên quá trình vận động và phát triển hoàn toàn ăn nhịp và phù hợp với bước đi của cách mạng, theo cùng nhiệm vụ chính trị của đất nước: “Ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới, cổ vũ kháng chiến, theo sát từng chiến dịch, biểu dương chiến đấu, phục vụ cải cách ruộng đất (1946- 1954); ca ngợi thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH ở Miền Bắc (hợp tác hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa XHCN), phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1954- 1964); cổ vũ cao trào đấu tranh chống Mĩ cứu nước của toàn dân tộc (1964- 1975)” [55 ]. Sáng tác của Nguyễn Khải cũng nằm trong khuynh hướng sử thi phục vụ cách mạng, cổ vũ lí tưởng đó song tính chính luận tính thời sự ở ông đậm nét hơn.

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 6

Giai đoạn sáng tác từ 1980 trở về sau , ngòi bút Nguyễn Khải có những thay đổi quan trọng. Sự thay đổi trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải nằm trong quỹ đạo của sự “Đổi mới” nghệ thuật. Các nhà văn đã được “cởi trói” để trở về với chính mình với chính thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ. Như đã trình bày ở giai đoạn trước tiểu thuyết Nguyễn Khải mang đặc điểm của tiểu thuyết chính luận - triết luận giàu tính thời sự, thì nay điều đó càng được khẳng định và càng được mở rộng biên độ của nó. Tiểu thuyết Nguyễn Khải đi vào triết luận suy lí mang tính luận đề triết lí: “Đã rõ triết luận là một đặc điểm nhất quan trong tư duy văn học của Nguyễn Khải… Nhưng cùng với thời gian màu sắc triết luận ở Nguyễn Khải mỗi năm một khác” [70,216].


Chất triết luận là sự tư duy sâu sắc của nhà văn về con người, thời gian, cuộc sống, sáng tác càng về sau chất triết luận càng thể hiện rõ rệt hơn. Bên cạnh đó Nguyễn Khải còn là một nhà văn “thích lí sự” và tranh luận nay lại có dịp nhìn lại cả một thời đau thương và huy hoàng của dân tộc. Nhìn lại những vấn đề quá khứ chưa lí giải được thì hôm nay phải lí giải. Hơn nữa phải nói đến tư duy sáng tạo và tìm hướng đi cho tiểu thuyết.

Sau 1980 tiểu thuyết Việt Nam có sự phân chia mạnh mẽ theo nhiều xu hướng khác nhau. Nguyễn Minh Châu thành công với tiểu thuyết tâm lí. Nguyễn Minh Châu khai thác con người trong chiều sâu của những mâu thuẫn nội tâm, khắc họa những bi kịch tinh thần. Ngoài ra các nhà tiểu thuyết khác như Lê Lựu, Chu Lai, Bảo Ninh… họ cũng đã khẳng định vị trí của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam trong dòng chảy của thời gian hiện đại. Nguyễn Khải với tiểu thuyết triết luận là một tiếng nói riêng độc đáo được mọi người chú ý đặc biệt trong “phòng tiểu thuyết hiện đại”. Tiểu thuyết triết luận của Nguyễn Khải không khai thác con người trong những bi kịch tinh thần hay lí tưởng hóa con người (nhân vật), ca ngợi quá khứ, hay thực dụng trong cuộc sống hàng ngày… Nguyễn Khải quan niệm: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những biến động bất ngờ mới là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” Gặp gỡ cuối năm, đó cũng là tư tưởng của tiểu thuyết. Ông đi vào đời sống hiện thực của “cái hôm nay” để phát hiện ra những vấn đề của nó. Nguyễn Khải phát hiện vấn đề trong thực tại, bàn luận với bạn đọc rồi khẳng định triết lí của mình. Đó là triết lí về thời gian và đời người trong Thời gian của người, triết lí về con người với chính trị trong Gặp gỡ cuối năm, triết luận về niềm tin, tinh thần và tôn giáo trong Cha và con và…,triết lí về sự lựa chọn sai lầm trong quá khứ và cuộc sống hiện tại với những nguy cơ phạm tội của mỗi con người trong Một cõi nhân gian bé tí


Nói vậy chúng ta không hoàn toàn phủ định tính chính luận trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980. Chỉ có điều, tính chính luận trong các tiểu thuyết sau 1980 thưa dần, nhạt dần. Yếu tố chính luận là việc vận dụng các thao tác tư duy chính luận vào trong tiểu thuyết: Đó là sự đề cập trực tiếp các vấn đề thời sự, chính trị- xã hội đang đặt ra trong cuộc sống. Nhà văn giải quyết vấn đề đó với tư cách là một nhà hoạt động xã hội. Những sáng tác sau 1980 yếu tố chính luận chỉ là phương tiện để Nguyễn Khải thực hiện việc đưa ra triết lí của mình. Vì vậy trong sáng tác sau 1980 của Nguyễn Khải hai yếu tố chính luận và triết luận vẫn tồn tại song hành nhưng vai trò của yếu tố triết luận là chủ yếu.

Thể tài “Tiểu thuyết triết luận” hay tiểu thuyết triết lí (ở Liên Xô cũ gọi là “Tiểu thuyết trí tuệ”) là cảm hứng khai thác chiều sâu triết lí của hiện thực đời sống (bao gồm tất cả những khái quát triết lí được đúc rút từ những chiêm nghiệm về mọi mặt của đời sống nhân sinh). Mặt khác là một lối tiếp cận cuộc sống hiện thực từ nhiều chiều, từ nhiều phía để đi đến một cái nhìn toàn diện mang tính tư duy triết học. Từ đó nhà văn khẳng định chân lí, triết lí của mình trước các vấn đề của hiện thực đời sống. Tiểu thuyết triết luận nghiêng về tìm hiểu, khám phá, đúc kết kinh nghiệm hơn là tái hiện, phân tích và phản ánh (tiểu thuyết tâm lí xã hội). Chính vì vậy tiểu thuyết triết luận thường có dung lượng ngắn, vừa phải đúng như J. Apđaik khẳng định “Nhu cầu nâng cao chất trí tuệ sẽ hạ thấp dung lượng các tiểu thuyết mà chúng ta đã quen biết: Thứ tiểu thuyết múp míp của thời đại Đicken sẽ rút xuống vài trăm trang” [60,7]. Đúng vậy, trong khảo sát ở bảng 1.1 của luận văn cuốn tiểu thuyết dài nhất của Nguyễn Khải mới chỉ là 448 trang Chiến sĩ và chủ yếu các tiểu thuyết sau 1980 đều chưa đến 200 trang, cuốn ngắn nhất là 131 trang. Như vậy tiểu thuyết triết luận đã chi phối mạnh mẽ yếu tố dung lượng, đó cũng là một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết triết luận. Tiểu thuyết triết


luận luôn là sự khám phá đời sống hiện thực bằng tư duy triết luận. Hiện thực cuộc sống là “mảnh đất màu mỡ” để các nhân vật hoạt động và bật lên vấn đề của nó. Mỗi vấn đề lại luôn đặt ra cách giải quyết, nhà văn cho nhân vật hoạt động, cho vấn đề lộ ra, cho bạn đọc bình luận, suy ngẫm và rồi thấy rõ hơn, hiểu hơn thấu đáo tường tận qua triết lí của nhà văn. Tiểu thuyết triết luận không phải là sự phản ánh một hiện thực rộng lớn, đa chiều, nhiều tầng bậc nhân vật và ý nghĩa. Nó không có tham vọng mổ xẻ mọi vấn đề cuộc sống, mà nó chỉ là “một góc nhìn”, một khía cạnh, một vấn đề nào đó của cuộc sống hoặc một quan niệm nào đó của tác giả. Chính vì vậy người ta gọi tiểu thuyết triết luận là sự “đơn cấu trúc” và A. Bôtsarôp chỉ rõ:

Trong tiểu thuyết trí tuệ, góc nhìn này dường như khép lại, chỉ tập trung vào một nhân vật mang quan niệm tác giả, hoặc một tư tưởng triết lí- đạo đức đang hướng dẫn và tổ chức câu chuyện. trong sự xuất hiện, tồn tại và tác động qua lại với nhau, không có lôgic nào khác, tất yếu nào khác ngoài lôgic” phát triển tư tưởng tác giả. Đó chính là sự đơn cấu trúc khác với đa cấu trúc của tiểu thuyết tâm lí - tự sự. Ở trường hợp trên là sự đầy đủ của bức tranh, ở trường hợp dưới là sự đầy đủ của luận chứng”. Từ sự phân tích ông kết luận: “Tính đơn cấu trúc (monos tructure) là một trong những đặc điểm khu biệt của văn xuôi trí tuệ” [6,200].

Tiểu thuyết triết luận Nguyễn Khải sau 1980 thường tập trung xây dựng các nhân vật tư tưởng chuyên chở quan điểm, triết lí của nhà văn. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 thường là những con người trưởng thành già dặn như vợ chồng chị Hoàng, Quý, Chương, Quân… trong Gặp gỡ cuối năm, Quân, Ba Huệ, Cha Vĩnh, Hai Riềng trong Thời gian của người, Chính, Mọ Vũ trong Một cõi nhân gian bé tí, nhân vật “Hắn” trong Thượng đế thì cười. Những con người có kinh nghiệm sống, có suy nghĩ chín chắn, có thời gian trải nghiệm, họ rất phù hợp với những tư tưởng và triết


lí mà nhà văn muốn thể hiện. Bên cạnh đó có thể nói Nguyễn Khải vốn đã ưa bàn bạc, tranh luận, triết lí nay càng có điều kiện thể hiện: “Một trong những điều thôi thúc Nguyễn Khải là nhu cầu được bàn bạc, được triết lí với độc giả” [56 ] trong các tiểu thuyết mà độ chín muồi về triết lí của nhà văn đã được chiêm nghiệm từ lâu.

Nếu ở tiểu thuyết truyền thống để nắm bắt được chủ đề tư tưởng của tác phẩm, người đọc theo dõi lôgic các biến cố sẽ là sáng tỏ tư tưởng của nhà văn (chủ đề tư tưởng tác phẩm). Nhưng trong tiểu thuyết triết lí thì cần phải nắm được lôgic tư tưởng của nhà văn. Bởi vì ở loại tiểu thuyết này các chương, các phần thường “ ghép lại theo các quy tắc phát triển tư tưởng nòng cốt chứ không theo trình tự cốt truyện và do đó kêu gọi bạn đọc phải có tư duy phân tích” [6,198 ]. Đó là sự độc đáo của tiểu thuyết triết lí thường không có cốt truyện, kết cấu độc đáo, nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết mang tính sáng tạo ( khác với tiểu thuyết truyền thống). Nhà văn với vai trò người kể chuyện có thể thêu dệt các vấn đề trong trong tính đa chiều, đa diện… ( vấn đề này chứng tôi sẽ trình bày kĩ ở chương III)

Nguyễn Khải là hai đại biểu xuất sắc cho khuynh hướng tiểu thuyết triết luận. Nguyễn Khải đã khẳng định được vị thế của mình trong lịch sử văn học Việt Nam, ông đã tạo ra được thể loại tiểu thuyết này. Đó là sự đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà một khuynh hướng tiểu thuyết mới mẻ, độc đáo, hiện đại hội nhập trong dòng chảy của tiểu thuyết hiện đại thế giới.

2.3. TRIẾT LUẬN VỀ CÁC CHỦ ĐỀ “VĨNH CỬU”

2.3.1 KHÁI NIỆM CHỦ ĐỀ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì chủ đề của tác phẩm là: “Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học” [15,61]. Khi phản ánh hiện thực nhà văn chẳng những vác định một số phạm vi hiện thực đời sống mà còn tập trung quan tâm soi rọi đến


một vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó: “Vấn đề của nghệ thuật chính là chủ đề - nói nôm na dễ hiểu là câu hỏi - câu hỏi cuộc đời”[21]. Nhà văn M. Gorki thì nhấn mạnh vai trò của chủ đề sáng tác: “Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả do cuộc sống gợi lên”

Chủ đề còn thể hiện tư duy sáng tạo, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất cuộc sống. Đó là những vấn đề khái quát vượt lên trên những đề tài cụ thể, phản ánh sâu sắc những vấn đề có nội dung xã hội, lịch sử xác định, vừa từ mảnh đất xã hội cụ thể ấy nêu lên những vấn đề chung về sự tồn tại và phát triển của nhân cách con người, về ý nghĩa cuộc sống. Về bản chất, chủ đề văn học không bao giờ là một sự đơn nhất. Trong mỗi tác phẩm có thể phân biệt ra chủ đề chính quán xuyến toàn bộ tác phẩm và chủ đề phụ, cục bộ thể hiện các nhân vật hoặc tình tiết riêng lẻ. Nó là phương tiện khách quan của nội dung tư tưởng tác phẩm. Nó cho ta thấy nhà văn nhằm tới cái gì, tác phẩm nêu vấn đề gì của hiện thực đời sống.

2.3.2. THỜI GIAN CUỘC ĐỜI MỖI NGƯỜI

Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra các sự kiện, biến cố vào khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó. Ngay từ khi loài người xuất hiện và tồn tại, thời gian tồn tại song hành cùng con người. Con người ý thức được sự tồn tại của thời gian và lí giải chúng theo nhiều cách khác nhau. Chính vì vậy chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều quan niệm về thời gian khác nhau: thời gian vật lí, thời gian lịch sử, thời gian vận động, thời gian con người, thời gian triết học, thời gian nghệ thuật.

Nhận thức về thời gian của con người trong mỗi thời kì lịch sử là khác nhau. Thời cổ đại chân lí về thời gian là dòng chảy không bao giờ lặp lại “Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông”. Hêraclit, và Khổng Tử nói

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023