phải nhà văn nào cũng có phong cách. Nhà văn có phong cách phải là nhà văn để lại dấu ấn không phai mờ trên hai trục lịch đại và đồng đại. Bên cạnh đó, cố gắng làm rò mối quan hệ bên trong tạo nên tính chỉnh thể của các phương diện phong cách và thành tố cấu trúc.
2.2. Cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật Sơn Nam
Theo các nhà nghiên cứu thì cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật tác giả bao gồm nhiều yếu tố: yếu tố khách quan đó là truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước; những biến động của lịch sử và thời đại; yếu tố chủ quan gồm kinh nghiệm, vốn sống, tư tưởng, tài năng và tính cách bẩm sinh cũng như sự trau giồi, nỗ lực học hỏi, vận dụng… của tác giả và các yếu tố đó ảnh hưởng có mức độ, phương diện khác nhau đến các sáng tác của mỗi cá nhân nhà văn. Ngoài ra, sự tiếp nhận của công chúng đối với những đứa con tinh thần của nhà văn cũng là một yếu tố hình thành phong cách tác giả.
Trên cơ sở nhận thức về phong cách, chúng tôi cố gắng soi chiếu, vận dụng để tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam.
Dù ở thể loại nào truyện dài, tiểu thuyết, ký, truyện ngắn, viết trong giai đoạn nào thì văn phong của Sơn Nam cũng luôn nhất quán. Sáng tác của ông cũng là những bức tranh đa diện, nhiều màu sắc của quê hương và con người miền Tây Nam Bộ nói riêng và của miền Nam nói chung lúc con người ra sức khẩn hoang, khi họ dưới gót giày ngoại bang hay khi nước nhà đã thống nhất. Có thể khẳng định Sơn Nam là một tài năng lớn, là nhà văn có phong cách và chính phong cách đó góp phần làm đa dạng nền văn học hiện đại nước nhà. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật nhà văn chính là khẳng định một phong cách độc đáo trong những phong cách độc đáo khác. Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu phong cách nghệ thuật Sơn Nam tức là khảo sát tất cả các yếu tố hình thức, tìm ra những đặc điểm hình thức và tất cả các yếu tố nội dung - những nhân tố thuộc về chiều sâu nội dung như ý thức nghệ thuật hay cái nhìn của nhà văn… để chỉ ra đặc điểm có “tính nội dung” trong các tác phẩm văn xuôi của Sơn Nam.
Yếu tố nổi trội vừa mang tính ổn định, độc đáo vừa chi phối các yếu tố khác để làm nên thế giới nghệ thuật riêng ở Sơn Nam là cảm quan văn hóa và cảm quan hiện thực đời thường về đất và người Nam Bộ. Hai cảm quan này đã hòa quyện với nhau như định hướng cho một cái nhìn nghệ thuật của chủ thể sáng tạo, đồng thời đây cũng chính là hạt nhân của cấu trúc phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
2.2.1. Thời đại và truyền thống văn hóa
Mỗi nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sĩ tài năng qua tác phẩm tạo nên được ảnh hưởng lớn đối với đương thời cũng như hậu thế. Thời đại, hiện thực và truyền thống văn hóa dân tộc đã tác động rất lớn vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Giữa cá nhân nhà nghệ sĩ với thời đại mà họ đang sống có mối liên hệ gắn bó khắn khít với nhau. Nếu không có những mối liên hệ đó tức là những sáng tạo nghệ thuật của họ sẽ không có giá trị đích thực. Từ xưa đến nay trong lịch sử văn học thế giới, những tác phẩm được đánh giá cao vượt ra ngoài biên giới của một đất nước đều là những tác phẩm phải vừa có tính nhân văn sâu sắc, vừa nêu lên được vấn đề của thời đại. Nếu không chú ý đến thời đại thì những nhà văn khó hình thành phong cách. Cách nhìn nhận cuộc sống, tư duy nghệ thuật mỗi nhà văn đã khiến cho họ quan tâm đến những vấn đề khác nhau của cuộc sống, có khi cùng quan tâm đến một vấn đề nhưng cách khai thác của mỗi người một khác. Thời đại là cơ sở hình thành những phương diện khác nhau của phong cách nghệ thuật.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Một Số Phương Diện Thuộc Yếu Tố Mang Phong Cách Sơn Nam
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Luận Án
- Bản Chất Phong Cách Nghệ Thuật Nhà Văn
- Quan Niệm Sáng Tác Văn Chương Của Nhà Văn Sơn Nam
- Bức Tranh Thiên Nhiên Dữ Dội, Bí Ẩn Và Đầy Khắc Nghiệt
- Cảm Quan Về Con Người Nam Bộ Trong Văn Xuôi Sơn Nam
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
Truyền thống văn hóa của một dân tộc cũng là yếu tố quan trọng trong việc hình thành phong cách. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một nền văn hóa riêng, không thể lẫn lộn với nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác. Nhà văn sinh ra và lớn lên, trưởng thành trong một môi trường mà truyền thống văn hóa đã tác động rất lớn vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Môi trường văn hóa chính là nơi chắp cánh cho tài năng của nhà nghệ sĩ, một môi trường văn hóa đầy đặn, hoàn chỉnh và sống động cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sáng tác cũng như những sáng tạo nghệ thuật của họ. Nếu thiếu đi nền tảng của môi trường văn hóa của dân tộc thì nhà văn khó có những tác phẩm có giá trị cũng khó làm cho phong cách nhà văn được hình thành. Nguyễn Trần Bạt trong bài viết Chúng ta chưa có một con ngựa văn hóa để cưỡi có một nhận định rất thú vị “Nobel không phải là một giải thưởng cho một người tài đơn giản mà là một người tài cưỡi trên một con ngựa văn hóa rực rỡ”
Như vậy, trong việc hình thành phong cách nhà văn không thể thiếu yếu tố thời đại cũng như truyền thống văn hóa của một dân tộc, một vùng miền .
2.2.1.1. Dấu ấn dân tộc và cảm hứng thời đại
Sơn Nam là một nhà văn của miền đất mới. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cực Nam của tổ quốc, vùng đất hoang vu mênh mông sông nước, nơi con người tứ xứ khắp nơi đổ về để khẩn hoang lập ấp. Dấu ấn thời khẩn hoang, mở đất, chống ngoại
xâm cùng với truyền thống văn hóa dân tộc góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
Truyền thống văn hóa bốn ngàn năm của dân tộc là nền móng vững chắc cho sự phát triển của phong cách nghệ thuật Sơn Nam. Ngược dòng lịch sử, dân tộc Việt Nam có một truyền thống đấu tranh chống thiên nhiên để xây dựng đất nước và chống ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ… vô cùng anh dũng. Điều này đã tạo cho con người Việt có tính cách kiên cường tự chủ và sự chịu đựng bền bỉ.
Văn học Việt Nam phong phú và đa dạng, ngoài văn học dân gian, văn học viết chữ Hán từ thế kỷ X - XIX ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Cùng với những thăng trầm lịch sử, văn học viết có những vận hội lớn, tạo được vị trí độc lập. Ba dòng tư tưởng Nho – Phật – Lão trở thành nguồn cảm hứng cho nghệ thuật trung đại. Quan niệm nghệ thuật sống gần thiên nhiên tạo cho văn chương nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng sát sao với nhân tình. Về hình thức, thể loại, trong Văn học Việt Nam (1939) Dương Quảng Hàm đã phân chia văn học thời kỳ này chủ yếu là thơ bao gồm hai loại cổ thể và cận thể. Có thể chia chúng thành ba loại lớn: Vận văn (loại văn có vần), Biền văn (loại văn không có vần mà có đối), Tản văn hay văn xuôi (không vần cũng không đối). Các hình thức văn học hoàn toàn tôn trọng khuôn phép mẫu mực của văn học Trung Quốc.
Giữa thế kỷ XIX, văn học Việt Nam có một bước tiến theo hướng hiện đại hóa với tốc độ phát triển nhanh chóng, đạt được những thành tựu chưa từng thấy. Nền văn học Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng văn học Trung Quốc. Chữ quốc ngữ được phổ biến ngày càng rộng rãi. Những tác giả Tây học nở rộ, nhiều tác phẩm bằng chữ quốc ngữ có giá trị xuất hiện. Nhờ tiếp thu văn học Pháp mà văn học Việt Nam có những cách tân, đổi mới to lớn về thể loại, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật, xây dựng nhân vật… Nhiều trào lưu ra đời: phong trào Thơ Mới, Tự lực Văn đoàn, dòng văn học hiện thực phê phán… Chính luồng gió mới của thời đại đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của văn học Việt Nam, thay đổi cách suy nghĩ, cách viết của thế hệ cầm bút, đồng thời cũng sản sinh một lớp độc giả mới.
Tiếp nối truyền thống dân tộc, Sơn Nam luôn đi tìm cho bản thân con đường về với cội nguồn dân tộc, nhà văn “có năng khiếu và đam mê thơ văn viết lách” [169; 14], tiếp thu truyền thống văn hóa của dân tộc cùng với sự định hướng rò ràng trên đường văn nghiệp, Sơn Nam là một trong số ít nhà văn tìm được vị trí trên văn đàn miền Nam trước 1975, sau ngày nước nhà thống nhất và tiếp tục cống hiến cho đến lúc ra đi vĩnh viễn (2008).
Vào giữa thế kỷ XVIII, thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam, sau thất bại ở Đà Nẵng 1858, Pháp tiến vào miền Nam lần đánh chiếm Gia Định (1858), ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cùng với đảo Côn Lôn (1961), và hoàn tất cuộc chiếm đóng ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1967). Triều đình Huế bấy giờ đành công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinechine (Nam Kỳ). Cùng với Lào và Kampuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương. Đến năm 1872, quân Pháp đánh ra Bắc Bộ, và đến năm 1883, triều đình nhà Nguyễn phải ký với thực dân Pháp hiệp ước “Hiệp định hoà bình” tại Huế. Với hiệp ước này, toàn bộ đất nước Việt Nam đã bị đặt dưới ách thống trị của người Pháp. So với miền Bắc và miền Trung thì miền Nam đã sớm tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, chủ yếu là văn hóa Pháp sớm hơn gần hai thập kỷ. Đây là thời kỳ bi thảm trong lịch sử của mảnh đất phương Nam.
Dưới sự cai trị của nhà nước Pháp, miền Nam đã có nhiều đổi thay về mọi mặt, từ chính trị xã hội, kinh tế, giáo dục… đương nhiên nó kéo theo sự đổi mới về văn hóa, văn học. Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội và người dân miền Nam bấy giờ: phụ thuộc về chính trị, bị bóc lột về kinh tế qua những lần khai thác thuộc địa. Thực dân Pháp bắt đầu chiếm đất xây dựng những đồn điền, tiểu vương quốc, tuyển nhân công xứ thuộc địa với giá rẻ mạt... Sơn Nam viết trong Lịch sử khẩn hoang miền Nam “Thực dân Pháp gây xáo trộn toàn diện cho việc khẩn hoang ở miền Nam, mạng sống người dân không được bảo đảm, nói chi đến mùa màng, đất ruộng...” [31b; 152]. Trong không khí chộn rộn của miền Nam thời kỳ này, các cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước nổ ra liên tục từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX trên dải đất miền Nam, nhiều “Nho sĩ dùng vò lực kháng Pháp nổi danh là Thủ Khoa Huân, đáng danh chí sĩ; chiến sĩ văn hóa là ông Đồ Chiểu (…). Trương Định coi việc đồn điền (…). Nguyễn Trung Trực là nông dân” [31b; 152
-153]. Những cuộc bắt bớ, giết chóc, ban bố án tử hình cho những người yêu nước, những người bất hợp tác hay nổi dậy chống thực dân xảy ra liên tục “Vào cuối năm 1868, đô đốc Ohier ban hành quyết định số 273 ra giải thưởng cho những ai bắt nộp những lãnh tụ kháng chiến” [31b; 167]. Treo giá “1.000 quan mỗi người” cho mỗi “lãnh tụ kháng chiến gồm mười một người” trong đó có cậu Hai Quyền (con Trương Định), Hàn Lâm Phu , ấp Quyền (đội phó của Trương Định), Tổng binh Thành, Tổng binh Hinh, Tổng binh Cách, nguyên soái Thân, phó nguyên soái Dương, hai cậu Tư
và cậu Năm (con của Phan Thanh Giản)…; và “hai người với giá 500 quan” là Đề đốc Đạo, Đốc binh Sắc [31b; 167]. Tất cả điều này tác động rất lớn vào xã hội miền Nam thời kỳ này.
Mặt khác, dưới sự “cai trị” của thực dân, người miền Nam đã bắt đầu tiếp nhận những tư tưởng mới. Nền văn học Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng đã đến hồi suy tàn, mất đi vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước những ảnh hưởng to lớn và mạnh mẽ của nền văn hóa phương Tây. Khởi đầu quá trình giao lưu, đối tượng trực tiếp tiếp xúc là tầng lớp sĩ phu - những người nhạy cảm với văn hóa đương thời nên phân hóa thành ba thái độ ứng xử khác nhau, một số người chống lại văn hóa xa lạ “ngoại lai”, số người khác chấp nhận sự giao tiếp, hợp tác với Pháp, học chữ Pháp, văn hóa Pháp để làm việc với chính quyền thuộc địa. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người tích cực giao lưu với Pháp để có hướng giải phóng dân tộc. Trước những làn sóng văn hóa Âu Tây “văn học miền Nam… đào sâu vào hình ảnh con người tự do cá nhân… đồng thời đã tiếp xúc với những trường phái mới mẻ nhất của văn học Tây Âu như trường phái Tiểu thuyết mới, Phê bình mới, Hiện sinh chủ nghĩa…” [175; 1015]. Năm 1954, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền, Việt Nam lại bị cuốn vào cuốc chiến tranh mới, mỗi nhà văn đều có lựa chọn riêng của mình. Sơn Nam cũng như các nhà văn khác đã hòa mình vào dòng chảy của thời đại.
Sơn Nam từng là học sinh trường Pháp và bước chân của ông đi khắp miền Nam lục tỉnh, có thời gian ông hoạt động cách mạng với tư cách là một cán bộ văn hóa ở Rạch Giá. Ông đọc nhiều từ văn hóa Đông đến Tây phương… có điều kiện tiếp xúc với nền văn minh phương Tây trên nguyên bản, chứng kiến từng đổi thay trên vùng đất Nam Bộ. Đồng thời ông chịu khó lắng nghe, ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu… cuối cùng ông đã chọn cho mình một con đường văn nghệ riêng trong một nền văn nghệ đa dạng và phức tạp của miền Nam lúc bấy giờ. Đó là con đường về với cội nguồn quê hương Nam Bộ, cả về nội dung phản ánh cũng như cách thức diễn đạt mang phong cách riêng của ông. Qua thời gian, chúng ta biết rằng ông đã chọn đúng. Không chỉ là một nhà văn hóm hỉnh, sắc sảo, mà ông còn là một tác gia biên khảo đáng tin cậy. Với nội dung gần với đời sống người dân lao động chân chất và một văn phong, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ, tác phẩm Sơn Nam đã đi sâu và lòng bạn đọc, đặc biệt là độc giả miền Nam.
2.2.1.2. Dấu ấn văn hóa vùng miền
Nam Bộ với kho tàng văn hóa dân tộc những sản phẩm nghệ thuật vô giá,
mang đậm dấu ấn văn hóa vùng sông nước. Tuy nhiên, ở nơi đây, văn chương chưa được cày xới, đào sâu để tìm thấy giá trị đích thực của nó. Trong những thập niên gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chuyên môn và nhiều luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ đã có những đóng góp đáng kể.
Miền Nam - vùng đất mới, với lịch sử hình thành 300 năm. Đất đai được mở rộng theo bước chân đoàn người Nam tiến. Môi trường sống chỉ là sông với nước, nơi đất thấp trời cao, đất chỉ cao hơn mặt nước biển chừng một mét, tràm nguyên sinh mọc dầy đan kín, mùa mưa nước ngập, mùa nắng đất lầy, nơi hội tụ những loài động vật nguy hiểm như cọp, beo, cá sấu, heo rừng… Ngoài ra, còn với muỗi mòng, rắn, rết, vắt, đỉa… thường xuyên đe dọa. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên thời khẩn hoang, sự đối mặt với những thử thách trên đường đi mở còi đã tạo nên diện mạo tinh thần mạnh mẽ, kiên cường của người Nam Bộ mà nhà nghiên cứu Trịnh Hoài Đức mô tả “sĩ khí hiên ngang” với những con người “kiến nghĩa bất vi vô dòng giả” khi đề cập đến tính cách của con người đi “khẩn hoang, mở còi”.
Những nhà văn đặt nền móng cho văn học miền Nam, là những người vừa bước ra khỏi thể chế văn học Trung đại, tiếp xúc với nền văn học ảnh hưởng Tây Phương, nền văn học chữ quốc ngữ - một nền văn học đã làm nên một quá trình hiện đại hóa ngoạn mục ở miền Nam nói riêng, cả nước nói chung cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Nó đóng vai trò tiên phong trong vấn đề tiếp thu văn hóa phương Tây. Do sống dưới quy chế dân chủ áp dụng ở thuộc địa của thực dân Pháp, văn hóa chân Âu ngày càng đi sâu và lan rộng vào nếp sống của miền Nam. Bên cạnh đó, những đặc trưng thổ nhưỡng vùng miền cũng tạo nên nét đặc trưng của người miền Nam, họ dễ mở lòng để đón nhận cái mới và nhanh chóng ảnh hưởng cách sống, cách cảm nhận, cách nghĩ của người phương Tây. Nhờ dẫn đầu về tiếp xúc văn hóa, Nam Bộ trở thành đầu tàu cho cả nước trong đổi mới văn hóa. Cùng với sự phát triển đó, ý thức cá nhân từ phương Tây cũng du nhập và kích thích sự tìm tòi sáng tạo của người Nam Bộ “Họ là những người tiên phong, nhất là trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, thể hiện ở sự lựa chọn quyết liệt, dẫn đến những quyết định táo bạo mà con người ở những vùng đất khác không dám vượt lên” [90]. Văn học Nam Bộ trước thời của Sơn Nam không nhiều như văn học miền Bắc cùng thời nhưng cũng không thể gọi là ít, đội ngũ nhà văn Nam Bộ đi đầu trong cuộc cải cách, biết vận dụng chữ quốc ngữ tạo điều kiện cho sự canh tân đất nước trong đó có văn học.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có những tác giả tạo nên tên tuổi cho nền văn học. Những tác giả này thuộc thế hệ nhà văn Tây học cùng với chữ quốc
ngữ, xuất hiện trên văn đàn đem một luồng gió mới đến cho văn học làm thay đổi gần như hoàn toàn diện mạo văn học miền Nam vào đầu thế kỷ XX. Có thể kể đến những tác giả văn chương như Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh... đến Bình Nguyên Lộc, Huỳnh Văn Nghệ, Trang Thế Hy, Lý Văn Sâm... cũng như những tên tuổi trong lĩnh vực nghệ thuật cải lương của Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang… cùng với những tên tuổi vô danh hoặc hữu danh đóng góp nhiều trên các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa của một vùng đất mới qua một thời kỳ lịch sử gian truân của đất nước. Để lý giải về tinh thần tiếp nhận một nền văn hóa mới dễ dàng và nhanh chóng của người Nam Bộ, nhiều nhà nghiên cứu đều có chung một nhận định: Là một vùng đất mới, con người Nam Bộ từ những làn sóng di dân tứ xứ đến khai hoang lập nghiệp, sự hiện đại hoá ở đây đã diễn ra nhẹ nhàng trôi chảy hơn các miền Bắc và miền Trung là “Do di sản văn hoá quá khứ không nặng nề, tính chất quan phương chính thống, tính chất “cổ điển”, “bác học” chưa thấm sâu vào văn học viết miền Nam.”. Do vậy, văn học miền Nam có “một tâm thế luôn sẵn sàng đón nhận yếu tố mới, yếu tố “hiện đại” - mà chủ yếu có khởi nguồn từ ngoại lai” [182; 292]. Nền văn học ảnh hưởng phương Tây đã đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học miền Nam và Sơn Nam đã góp phần không nhỏ đưa văn học đến giới lao động bình dân Nam Bộ.
Như vậy, ảnh hưởng và tác động của văn hóa Nam Bộ đối với Sơn Nam xuất phát từ hai nguồn chính, một là từ nguồn văn hóa dân gian, hai là nguồn bác học qua sách vở và báo chí. Trong quá trình phát triển bao giờ cũng có sự bất cập, do những yếu tố mới được tiếp thu chưa đủ thời gian chuyển hóa vận dụng nên nhiều tác giả khó đạt đến độ chuẩn mực. “Nhà văn miệt vườn” là một trong số ít đạt được chuẩn cần thiết không chỉ ở giai đoạn đương đại mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà văn sau này.
2.2.2. Hoàn cảnh xuất thân và cá tính nhà văn
2.2.2.1.Hoàn cảnh xuất thân
Nhiều nhà nghiên cứu về phong cách đã tập trung chú ý về phương pháp tiểu sử học, nghĩa là lấy việc tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân và cơ sở hình thành tư tưởng nhà văn để tìm hiểu tác phẩm. Phương pháp này do Saint – Beuve khởi xướng. Theo Saint – Beuve, tác phẩm là “cái tôi nói năng” của nhà văn, còn cá nhân nhà văn là thế giới tâm hồn người nghệ sĩ. Ông cho rằng sử dụng tác phẩm như nguồn tư liệu để mô tả thế giới tâm hồn nhà văn chứ không phải tác phẩm văn học xuất phát từ tâm lý nhà văn. Vì vậy, nghiên cứu tiểu sử là mở ra nhiều khả năng lý giải sự hình thành phong
cách. Đây là phương pháp hữu ích trong việc nghiên cứu sáng tác của các nhà văn có cốt cách hiện thực. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là nó đồng nhất con người sáng tạo với con người tiểu sử trong khi hai con người này không phải lúc nào cũng trùng khớp. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này theo nguyên lý “từ tiểu sử đến nhà văn, từ nhà văn đến tác phẩm” không hẳn đúng với nhà văn có tài năng bẩm sinh do di truyền hay đột biến chưa từng có trong phả hệ. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu phong cách nhà văn bằng phương pháp tiểu sử đối với một số nhà văn là cần thiết vì nó lý giải được những đặc điểm của phong cách nghệ thuật.
Sơn Nam sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Gia đình của tổ tiên nhà văn ở Cù lao Ông Chưởng (An Giang). Vì điều kiện sống khó khăn, theo chủ trương khẩn đất tự do của thực dân Pháp nên ông nội nhà văn đem gia đình qua Rạch Giá đến Cù Là rồi xuống U Minh. Nhưng vùng đất nơi này là vùng đất úng, khó có thể canh tác nên khi nhà văn lên 6 tuổi, cha Sơn Nam lại tiếp tục di dân ven vịnh Thái Lan, cách Rạch Giá khoảng 15km về phía Hà Tiên, nay gọi là vùng Tứ Giác nay gọi là “Tứ giác Long Xuyên” (gồm Long Xuyên – Rạch Giá – Hà Tiên – Châu Đốc). Đây là lần di dân khẩn đất lần thứ hai của gia đình Sơn Nam. Vùng đất mới thấp, quanh năm lũ lụt, tuy “đẹp thơ mộng” nhưng “không khí u buồn”. Sơn Nam trưởng thành trong môi trường mà những con người mạnh mẽ, gân guốc, kiên cường từng ngày, từng giờ ra sức khai khẩn đất hoang, bảo vệ từng mảnh đất, từng con sông, từng cánh rừng… của thế hệ cha ông. Nhờ đó, ngay từ khi còn bé, Sơn Nam đã có lòng yêu mến trân trọng và tự hào về một lịch sử khẩn hoang hào hùng của dân tộc.
Sau khi rời ghế nhà trường, được mời làm cán bộ tuyên huấn ở chiến khu 9, chính nơi đây, Sơn Nam có một bước ngoặt về tư tưởng, chàng thanh niên còn đang bối rối trước cảnh nước mất nhà tan, tương lai mờ mịt của bản thân thì lúc này ông đã có một định hướng rò ràng cho bản thân. Sau này trên con đường sự nghiệp viết lách, ông đã chọn con đường quay về với cội nguồn và lấy đó làm cảm hứng sáng tác trong suốt cuộc đời của mình, một phần vì tấm lòng yêu mến quê hương, phần khác vì sống trên mảnh đất miền Nam bộn bề phức tạp mà ông lại là nhà văn kháng chiến cũ muốn đựợc yên bình để sinh sống và sáng tác buộc phải chọn cho mình một phương pháp sáng tác có thể tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền đương thời. Sự lựa chọn