cách mạng giải phóng dân tộc đã diễn ra trong mấy chục năm qua, nay đã thắng lợi hoàn toàn. Nhìn từ bên ngoài thì tưởng như mọi chuyện thật êm thấm, song Nguyễn Khải lại quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa lớn lao của cách mạng trong nhận thức, trong tư tưởng tình cảm của mỗi con người, đặc biệt trong nhận thức của những người, của tầng lớp đã gắn bó sâu sắc với chế độ cũ. Làm sao để những con người ấy nhận thức đúng ý nghĩa nhân đạo và sự cao đẹp của cách mạng và để họ tự nguyện xác nhận, sống chung và đóng góp vào xây dựng cuộc sống mới.
Tiểu thuyếtGặp gỡ cuối năm, tiếp tục chủ đề lựa chọn trong kịch Cách mạng. Ở đây là sự lựa chọn thái độ chính trị của những người đã từng gắn bó quá sâu sắc với chế độ cũ. Có người gọi đó là cuộc đối thoại của những người trí thức. Đúng, đây là cuộc đối thoại của những người vừa thông minh vừa thạo đời, cùng hiểu biết về các vấn đề của xã hội.
Bữa tiệc đêm cuối năm, do bà Hoàng tổ chức thật thịnh soạn, mà những người khách được mời là những người rất khác nhau về lứa tuổi và khuynh hướng chính trị. Chồng chị Hoàng - một giáo sư trường quốc gia hành chính; Quý - một luật sư, viên chức Bộ ngoại giao trong chính quyền cũ; Chương - viện trưởng đại học, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, một thượng nghị sĩ; Quân- một chiến sĩ tình báo cách mạng, Việt - một nhà văn cách mạng… Đó là thời điểm năm năm sau ngày giải phóng, với những biến đổi của cả xã hội. Bà Hoàng - một người đàn bà trong dư thừa no đủ, một người quen sống trong rực rỡ và hào nhoáng của lời khen và sự tán tụng. Bây giờ, bà Hoàng phải sống trong một xã hội mới không còn sự cưng chiều. Bao nhiêu dự định không thành, người đàn bà quý phái đó đã đưa ra lời từ chối quyết liệt trước trật tự mới, tuyên bố không nói chuyện chính trị, không hợp tác với chế độ, không chấp nhận chế độ mới: “Không một ai có thể sống nổi với tâm trạng bị dồn thua mãi. Tôi đã quyết định đứng hẳn lại, đứng nguyên một chỗ không xê dịch” [26;16].
Dù những người trí thức trong chế độ cũ không muốn bàn chuyện chính trị, họ muốn quay lưng lại với chính trị với thời cuộc nhưng họ vẫn phải đối mặt với nó. Cuộc đối thoại bên bàn tiệc cuối năm, họ đã nói với nhau đủ thứ chuyện. Những câu chuyện tưởng như lan man, tản mạn ấy tưởng như không ăn nhập vào nhau nhưng chúng lại móc xích vào nhau như có một mối liên hệ ngầm xoay quanh chuyện chính trị, thái độ chính trị của từng người đối với những công việc của đất nước. Đó là câu chuyện về kẻ ở người đi, chuyện về tổ chức sản xuất, chuyện đời sống, chuyện nhưng thế lực đen tối còn chĩa mũi vào cuộc sống của họ… Nguyện vọng sâu thẳm của những người trí thức như Chương, Quý không phải họ đứng ngoài chính trị. Họ thất bại là do cách lựa chọn của mình. Trong khi tranh luận họ thừa nhận sự thất bại của mình, tâm trạng họ đứng trước sự lựa chọn của kẻ thua nên không khỏi hoang mang. Quý, vị luật sư, nhà ngoại giao của chế độ cũ đã tự nói ra điều ấy. Dường như đó cũng là tiếng nói chung của lớp trí thức thất bại như anh. Sống dưới chế độ mới phải nghĩ gì, phải làm gì họ đều có tính toán cả nhưng họ vẫn chưa thoát ra khỏi những mặc cảm, những băn khoăn và do dự. Cuộc sống mới vừa được thiết lập, từ một chế độ sống bao cấp bằng hàng viện trợ của Hoa Kì, bây giờ tự lo làm lo ăn làm sao tránh được những khó khăn thiếu thốn và cả những tiêu cực nữa. Điều đó khiến cho những người cách mạng cũng không khỏi băn khoăn do dự huống chi là những trí thức của chế độ cũ mang trong mình đầy hoài nghi. Cuộc đối thoại của Quý, Chương với Quân để làm rõ những sự thật mà các nhà chính trị, các chính khách mà vẫn bị đánh lừa. Họ làm chính trị để vụ danh chứ không vụ thực, họ đã có niềm tin ngây thơ vào chế độ mà họ phục vụ gần trọn cuộc đời… Đó là sự lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của tổ quốc, đồng tiền hay phẩm giá con người… Bình kể chuyện mình, kể chuyện người và đặc biệt là chính bản thân anh cũng đang đứng trước sự lựa chọn. Bình đã nói về một người bạn, một cán bộ khoa học đã trốn khỏi tổ quốc vì
hám danh, hám lợi. Anh nói về sự cưỡng lại yếu ớt của một ông giám đốc nọ, của một người cán bộ khoa học kia… Trước mỗi sự thật, Bình đã bộc lộ thái độ bình tĩnh tự tin và cũng có đôi chút lo âu về đất nước và xác định trách nhiệm của mình, của thế hệ mình trong giai đoạn hiện nay. Chính thái độ ấy, tinh thần ấy cảu anh thuyết phục được những người bên kia và cho họ một cái nhìn đúng đắn không bi qua, hoài nghi về thực tế chính trị hiện nay của đất nước.
Gặp gỡ cuối năm là câu chuyện chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ. trong một bữa ăn tất niên thân mật mà ở đó người đàn bà quý tộc - bà Hoàng chủ nhân của bữa tiệc dự định làm một chuyện động trời đó là từ giã cõi đời để khẳng định sự tuyệt giao với chế độ mới. Nhưng thực chất đó là một cuộc tranh luận xung quanh bàn tiệc cuối năm của những người trí thức hiểu biết về xã hội, những người tự cho mình là có trách nhiệm với đất nước. Cuộc tranh luận thẳng thắn , cởi mở và hoàn toàn tự nhiên ấy đã giúp bà Hoàng và những người cùng tâm trạng từng bước cởi bỏ những mê hoặc lầm lạc, giúp họ tự có lời giải đáp cho những thắc mắc trong lòng mình. Bà Hoàng đã thấy rõ cái thế của mình là không thể khước từ những gì đã diễn ra, và sẽ diễn ra ở ngoài dự tưởng và ước muốn. Người đàn bà ấy không thể quay trở lại với những tháng năm cũ, hay đứng yên một chỗ mà phải nhập cuộc, phải chấp nhận chế độ mới như một sự thật không thể khác được.
Nếu kịch Cách mạng, tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm là nhằm nhấn mạnh cái quyết liệt của tồn tại hôm nay thì tiểu thuyết Cha và con và… lại phản ánh cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và tôn giáo. Tuy nhiên là tiếp tục đề tài tôn giáo từ Xung đột, nhưng trong một hoàn cảnh lịch sử mới: Chủ nghĩa xã hội có chỗ đứng vững chắc ở nông thôn. Nguyễn Khải đã có cái nhìn mới về vấn đề công giáo khác hẳn ở trong Xung đột. Cuộc đấu tranh trong Cha và con và… là cuộc đấu tranh của đời sống bên trong, chủ yếu là đấu tranh tư tưởng của nhân vật chứ không nổi lên với những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt.
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 1
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 2
- Sáng Tác Nguyễn Khải Trước 1975: “Sản Phẩm Của Một Thời Lãng Mạn”
- Quan Niệm Của Nguyễn Khải Về Tiểu Thuyết
- Sự Thay Đổi Của Ngõi Böt Nguyễn Khải Từ Chính Luận Sang Triết Luận
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 7
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Cha Thư nhân vật chính trong truyện, là một tu sĩ Thiên Chúa giáo vừa rời trường dòng đến nhận chức thầy cả ở một xứ đạo với đầy đủ ý thức về sứ mệnh cao cả của một đấng chăn chiên đem đức tin thiêng liêng đến khắp mọi giáo dân làm rạng danh Thiên chúa. Vị sứ đó mới rời chủng viện này, lí tưởng tôn giáo còn khá nguyên vẹn, chính cha quản hạt già đã nhìn thấy ở cha Thư một gương mặt thánh thiện ít thấy, một linh hồn sùng kính thành thực, một ý thức trách nhiệm và tư cách thầy cả. Con người ở tòa giám tin cậy này đã không còn những mưu đồ như những kẻ đến trước từng để lại vết nhơ cho Hội thánh và sự thù hận của giáo dân. Lí tưởng hành đạo của ông ta đã được lượng định trong phạm vi tinh thần công dân. Ông ta muốn phát huy tinh thần của một thầy cả chân chính trong khuôn khổ phận sự của một công dân. Nhưng bước chân vào con đường hành đạo vị tông đồ đã gặp phải những “sự khó”. Muốn con chiên kính chúa phải lo đồ thờ tươm tất, có các cô gái hội hát đã làm cho vị linh mục trẻ tuổi thánh thiện phải một vố điếng người. Muốn ủng hộ việc xây nhà thờ phục vụ việc mở rộng nước Chúa thì gặp bọn lừa đảo móc túi giáo dân. Nhưng đấy là một loạt sự khó thông thường mà dù sao vị chăn chiên có thể có những lỗi lầm riêng của đôi ba kẻ tục trong bồn đạo. Đường hành đạo của cha Thư cũng có lúc rơi vào bế tắc, chưa tìm thấy cho mình một lối đi thích hợp, một phương hướng hành động thích hợp. Cha trở nên “lẩn thẩn”, cái lẩn thẩn của người vẫn chân thành giữ lấy đức tin nhưng chưa tìm được những tương qua thực tế. Cha phải quan sát cách sống của linh mục Quản, của cha Hòe. Thực tế cuộc sống hôm nay đã phá vỡ mọi định kiến đảo lộn những mớ giáo lí đầy tính sách vở duy tâm và phản động mà người đã truyền dạy cho cha khi còn ở Đại chủng viện. Chính cha cũng thấm thía cảnh sống tẻ nhạt vô vị thiếu tự nhiên của mình đối với người bõ già và cậu bé giúp lễ. Cha muốn an ủi mình bằng sự trong sạch và khổ hạnh của nhà thờ nhưng khốn thay chốn thiêng liêng với cái vỏ ngoài rất thánh thiện ấy lại là tấn bi
kịch đã xảy ra ở ngoài đời. Cha thư đã tìm ra chân lí cuộc sống và sống, cống hiến cho niềm tin thiêng liêng của Chúa, của dân tộc.
Trong xu hướng dân chủ cởi mở của văn học sau Đổi mới đã mở hướng cho các nhà văn quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tình cảm riêng tư, đến đời sống cá nhân con người trong cuộc sống thế sự. Nguyễn Khải đã hướng ngòi bút sang tìm hiểu cuộc đời, số phận cá nhân. Nếu ở những năm 60 Nguyễn Khải đề cập đến số phận cá nhân như Đào Mùa Lạc, Tấm Đứa con nuôi, nhưng việc xây dựng phác họa nhưng nhân vật để nhằm khẳng định sự ưu việt của chế độ mới: Hạnh phúc của cá nhân chỉ có thể tìm thấy trong sự hòa hợp với tập thể, với cộng đồng, với dân tộc. Giai đoạn này, ông quan tâm đến con người như một “tiểu vũ trụ” riêng biệt, cá thể nhỏ bé, thấy được ở họ những vất vả cực nhọc nhiều bất hạnh và đau khổ, cũng như hạnh phúc gắn liền với cuộc sống cá nhân và gia đình họ trong cuộc số thường ngày.Tiểu thuyết Một cõi nhân gian bé tícho thấy rõ điều đó.
Một cõi nhân gian bé tí là cuộc gặp gỡ của các số phận các kiếp người, của các thế hệ. Chính trong chuyến về quê, anh bắt gặp biết bao con người, mỗi con người là một cảnh đời. Mọ Vũ là bạn của giáo Học (Nguyễn Thái Học), họ cùng học trường trung học sư phạm Hà Nội thuộc Pháp. Sau đó Mọ Vũ tham gia quốc dân đảng. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, mở đầu cho cuộc đời trôi dạt của mọ Vũ. Cuộc đời chính trị của mọ Vũ hào sảng lắm, có lúc giữ cương vị chủ tịch của một đảng, có lúc tham gia chính phủ kháng chiến được cụ Hồ rất quý, lại là người được thừa lệnh Cụ kí vào bản hiệp ước sơ bộ. Thời cuộc lại run rủi mọ vào miền Nam tranh cử tổng thống Việt Nam cộng hòa với Nguyễn Văn Thiệu… Bây giờ trở về quê mọ vẫn là một người tù. Với mọ Vũ nỗi bất hạnh là “đa thọ là đa nhục”. Nỗi bất hạnh kéo theo cả gia đình mấy đời không ngóc đầu lên được.
Một cõi nhân gian bé tí dựng lên một thế giới nhân vật mà hình như nhân vật nào cũng mang tội với ai đó, đều có khả năng phạm tội với ai đó. Người
ông có tội với cháu ngoại vì để lại một di sản chính trị không tốt đẹp, người chồng có tội với vợ vì không biết tổ chức một gia đình vững chắc, người chỉ huy có tội trước cái chết của chiến sĩ vì đã lên một kế hoạch tác chiến thiếu chuẩn xác, đứa cháu có tội với bà cô vì để bà cô phải sống cô đơn khi tuổi già… đó là sự day dứt về những kiếp người trong một cõi nhân gian nhỏ hẹp.
Chủ đề sáng tác của Nguyễn Khải sau 1980 thể hiện một cái nhìn toàn diện về cuộc sống thế sự cũng như đời tư của mỗi con người. Viết về những con người gặp thời hãnh tiến hay những con người yếu đuối kém may mắn, ông vẫn giữ được sự nhiệt tình hào hứng và hóm hỉnh. Có lúc Nguyễn Khải nói đến lẽ huyền vi của tạo hóa, có lúc lại trở về lí lẽ giản dị của nhân gian, cái lí lẽ của đàn bà, thực tế và cả thực dụng nữa. Các sáng tác sau 1980 của Nguyễn Khải, người đọc thấy được có cái cao cả, cái anh hùng xen lẫn với cái tầm thường, cái tốt xen lẫn cái xấu, cái đáng căm giận phỉ nhổ. Nhưng hơn tất cả là cái thật, lòng tin vào con người và cuộc sống.
Chương 2
XU HƯỚNG TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI SAU 1980
2.1. QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN KHẢI VỀ NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU THUYẾT
2.1.1. QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN KHẢI
Ngay từ khi bắt tay vào sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Khải đã sớm ý thức về trách nhiệm của người cầm bút và sản phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nguyễn Khải là nhà văn viết một cách tự giác, có ý thức nghệ thuật rất rõ ràng. Những quan niệm của Nguyễn Khải về nghệ thuật luôn thống nhất trong mỗi trang viết và nhất quán trong các giai đoạn sáng tác. Chính những quan điểm về nghệ thuật tạo nên một dấu ấn riêng của Nguyễn Khải trong văn xuôi kháng chiến và đặc biệt là trong văn học giai đoạn Đổi mới sau này. Mỗi nhà văn có một nhãn thị riêng và nhìn đời, nhìn người, nhìn sự vật hiện tượng trong con mắt nghệ thuật đó. Với Nguyễn Khải đó là một cái nhìn theo một quan niệm nghệ thuật thống nhất, nó chi phối thế giới nghệ thuật mà người nghệ sĩ tạo ra.
Nguyễn Khải quan niệm về nghệ thuật như sau: nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người . Đó là một quan niệm nghệ thuật vừa mang tính triết học vừa thể hiện sự đặc thù của loại hình nghệ thuật văn học với các loại hình nghệ thuật khác:
“ Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: Là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người (…) sự thật chỉ có thể viết những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi ngoắt ngoéo có thực của nó, như thế mới là sự chân thực theo quan niệm của tôi (…). Hãy nói về sự thật lòng người, sự chân thật kết quả của sự nghiên cứu thận trọng, tỉ mỉ của chúng ta. Tôi tin Đảng không phản đối, quần
chúng không phản đối sự phát hiện quý giá đó, vi phạm mọi sự chân chính đều ủng hộ lí tưởng chúng ta, ủng hộ sự nghiệp chúng ta. [ 27;8,9].
Quan niệm về nghệ thuật này nhấn mạnh đến phương diện ý thức của nhà văn chức năng nhận thức của văn học. Văn học nghiên cứu thế giới tinh thần, đời sống tình cảm tâm lí, tư tưởng và toàn bộ tâm hồn con người để giúp con người nhận thức chính mình và thế giới khách quan. Nhà văn có thể phơi bày, phanh phui tất cả những thiên tính và thói tật của con người và đời sống một cách thẳng thắn, chân thật không né tránh bao biện. Nguyễn Khải luôn luôn nhập cuộc như một con người luôn suy nghĩ đi vào dòng đời dằng dặc những phức tạp để tìm đến sự chân thực: “Dưới ngòi bút nhà văn, cuộc đời hiện ra không đơn điệu, phẳng lặng, thậm chí dịu dàng êm đẹp. Ông muốn đi vào cuộc sống thực với tất cả sự phong phú, sinh động với tất cả cái mộc mạc, thô nhám, sù sì của nó. Không né tránh, ngược lại nhiều khi chủ động xông vào những hiện thực gai góc. Nguyễn Khải đào bới, phanh phui để từ đó tìm ra sự thật” [ 19]. Phản ánh hiện thực lòng người, điều mà Nguyễn Khải quan tâm trước tiên là cái đẹp, cái cao thượng trong đời sống tinh thần của con người, phải tạo ra “những nhân vật có bộ mặt hoàn toàn riêng biệt, những tình huống có chiều sâu triết học và tân lí” [64 ], để nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm, những vấn đề đời sống xã hội, chính trị. Nguyễn Khải thường tâm sự: “Một số các em quen biết thường khuyên tôi làm cái gì cho nó tầm cỡ một chút. Tôi rất cảm ơn những lời khuyên đó, nhưng thấy cứ viết từng quyển như thế này là vừa, cái tạng của mình là thế…” [ 28]. Nguyễn Khải ý thức được mình và quan niệm nghệ thuật của mình đó là thể hiện lòng người, con người, xã hội một cách chân thực. Bởi sự thật luôn là chân lí và con người luôn hướng tới cái chân lí. Đó cũng chính là mục đích cuối cùng của nghệ thuật hướng đến con người, đến các giá trị Chân - Thiện- Mĩ, hướng cuộc sống đến sự hoàn hảo, cho nên nhà văn: “không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái